Đạo lý Hướng dẫn Thiền hơi thở cơ bản

Đề mục niệm hơi thở
Giới thiệu đề mục

Quán niệm hơi thở là đề mục có trong thiền chỉ samatha và thiền quán vipassana.

- Với samatha thì hơi thở là 1 trong 40 đề mục hay 1 trong 10 đề mục tuỳ niệm

- Với vipassana thì nó thuộc thân hành niệm ( quán thân trên thân )

Nhận xét : đây là đề mục đơn giản, dễ thực hiện cho mọi căn cơ, thực hiện được mọi nơi.

Phân biệt thiền chỉ và thiền quán hơi thở:

+ Thiền chỉ thì niệm đặt ở mỗi hơi thở ra vào thôi. Dễ nhất là ở chóp mũi. Chỉ tập trung niệm và định đối với hơi thở và không quan tâm các đối tượng khác. Hay nói theo chuyen môn là cột chặt tâm vào hơi thở.

+ Thiền quán thì đặt niệm tương tự nhưng có gì đó đi qua thì thay đổi đối tượng ghi nhận ( đau lưng, tê chân, buồn ngủ, phóng dật, chán nản … ghi nhận tất cả những gì đang diễn ra tuỳ thuộc vào hiện tại cái gì diễn ra mạnh nhất thì đặt niệm ở đó). Hay nói theo chuyên môn là ghi nhận mọi chuyển động diễn ra trong thân tâm ngay hiện tại.

Chánh kinh

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Này các tỷ kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay tuệ tri thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri rằng: "Tôi quay dài"; hay khi quay ngắn, tuệ tri rằng: "Tôi quay ngắn." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

Giải thích chi tiết các câu Kinh trên : https://xamvn.icu/r/huong-dan-thien-hoi-tho-co-ban.745931/post-17725266

-----------------------------
Kinh nghiệm về hơi thở

Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên. Có người hỏi là ta nên định tâm vào hơi thở hay sự chạm xúc của hơi thở ? Câu trả lời là chỉ nên định tâm vào hơi thở. Hơi thở chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên là nơi dễ theo dõi nhất. Sự chạm xúc là một đề tài thiền quán khác biệt, thuộc về pháp môn quán danh (quán danh-sắc). Đó là pháp quán Xúc giới và các tâm sở có liên quan. Ở đây, chúng ta chỉ quán niệm vào hơi thở, hơi thở có chạm xúc, mà không quán vào sự chạm xúc. Quán niệm hơi thở nầy cần có một chánh niệm vững mạnh và tuệ giác tri.

Bây giờ ta đem tâm vào hơi thở, hơi thở vào và hơi thở ra. Nếu thiền sinh không thể chú tâm vào hơi thở sau một vài buổi thiền, thì có thể tập đếm hơi thở. Việc nầy để giúp họ phát triển định lực. Thiền sinh đếm số sau mỗi hơi thở, như sau: "thở vào ... thở ra ... một", "thở vào ... thở ra ... hai", "thở vào ... thở ra ... ba", ... cho đến "thở vào ... thở ra ... tám". Có thể đếm từ năm đến mười, rồi trở lại số một. Tuy nhiên, thiền sinh nên đếm đến số tám rồi trở lại từ đầu. Số tám là để nhắc nhở chúng ta về Con Đường Tám Chánh (Bát Chánh Đạo) mà chúng ta đang cố gắng hành trì để giác ngộ. Các bạn cần phải cương quyết không để phóng tâm, tâm lang thang chỗ nầy chỗ kia, trong khi đếm hơi thở. Chỉ chú tâm theo dõi hơi thở và đếm số, từ 1 đến 8 rồi trở lại 1 ... Qua việc chỉ chú tâm vào đếm hơi thở như thế, tâm sẽ trở nên an định hơn. Thông thường thì cần phải thực hành như thế trong một giờ để tâm được an định và vững chắc.

Sau đó, khi tâm an định, bạn có thể bỏ lối đếm hơi thở và chuyển sang giai đoạn kế. Nếu bạn thở vào một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Nếu bạn thở ra một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Tương tự, nếu bạn thở vào một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Nếu bạn thở ra một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Ở đây, dài hay ngắn là gì ? Đó là khoảng thời gian. Nếu cần một thời gian dài để thở thì đó là hơi thở dài. Nếu cần một thời gian ngắn để thở thì đó là hơi thở ngắn. Tuy nhiên, phải thở bình thường mà không cố gắng ép hơi thở. Không nên đặt tên nó là "dài" hay "ngắn". Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thở ra" mà thôi. Chỉ cần biết nó là hơi dài hay ngắn, nhưng lúc nào cũng phải chú tâm vào luồng hơi đang chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên. Không nên đem tâm đi theo luồng hơi vào trong thân thể hay chạy ra ngoài thân thể. Nếu thiền sinh để tâm theo dõi luồng vào trong thân hay ra ngoài thân thì sẽ không thể làm hoàn hão sự định tâm. Cần phải chú tâm ghi nhận hơi thở đang chạm xúc lỗ mũi hay môi trên trong một, hai, hoặc ba giờ.


Đến đây, định tướng (nimitta, ni-mít-tá) sẽ phát sinh. Nếu định tướng không phát sinh thì bạn có thể chuyển sang hành trì như sau: thiền sinh để tâm ghi nhận toàn luồng hơi liên tục từ đầu đến cuối. Bạn không nên đặt tên là: "chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối". Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thở ra" mà thôi. Trong lúc đó, nhận biết toàn luồng hơi từ đầu đến cuối, đang chạm xúc tại một nơi cố định (lỗ mũi hay môi trên), và tuyệt đối không theo dõi nó vào bên trong thân thể hay ra bên ngoài. Nếu thiền sinh hành trì như thế trong một hay hai giờ thì định tướng có thể sẽ phát sinh.

Bây giờ, cho dù định tướng có hiện ra hay không, thiền sinh tiếp tục sang giai đoạn kế. Trong giai đoạn nầy, bạn tạo một ước nguyện trong tâm: "Nguyện cho hơi thở của tôi được nhu nhuyễn". Từ từ, hơi thở sẽ tự nó trở nên dịu dàng, nhẹ nhàng, nhu nhuyễn. Bạn không nên cố tình ép hơi thở để nó nhẹ nhàng. Bởi vì nếu làm như thế thì chẳng bao lâu, bạn sẽ bị hụt hơi và tạo mệt nhọc. Khi hơi thở tự nó trở nên nhẹ nhàng và tâm an định theo nó, qua thiền lực, hầu hết các thiền sinh sẽ cảm thấy lâng lâng, như thể là họ không có đầu, không có mũi, không có thân nữa, mà cảm thấy chỉ có hơi thở vào ra nhẹ nhàng và một cái tâm đang theo dõi nó. Lúc nầy, bạn cảm thấy là không có "tôi", mà cũng không có "nó". Bây giờ, chỉ còn có một tâm đang gắn chặt vào hơi thở. Nếu tâm được an định và chăm chú vào đó trong một giờ, thì trong thời gian nầy, tâm không còn liên hệ đến các chuyện thế tục nữa. Tâm đang ở trong trạng thái thiện(kusala), và trạng thái thiện nầy rất gần đến trạng thái cận định (upacara samadhi).


Đến đây, tùy theo giới hạnh của từng cá nhân, định tướng sẽ hiện ra. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những định tướng khác nhau. Dù đang nhắm mắt, theo dõi hơi thở, dần dần thiền sinh sẽ thấy định tướng hiện ra, có khi như là một làn chỉ trắng, một luồng ánh sáng trắng, một ngôi sao, một cụm mây hoặc một nhúm bông gòn. Nó có thể rất to, trùm cả khuôn mặt, hoặc như mặt trăng, mặt trời, hoặc một viên ngọc thạch, một viên ngọc trai. Nó hiện ra trong các hình sắc khác nhau là vì nó do tưởng uẩn (saññā) tạo ra.

Lúc ban đầu, định tướng có thể giống như có màu khói xám. Dần dần, nếu giữ tâm được an định vào hơi thở, hơi thở và màu khói xám trở thành đồng nhất với nhau, không khác biệt. Sau đó, nếu tâm được an nhẹ và chỉ chú mục vào hơi thở, màu sắc đó trở thành trắng đục. Mặc dù là màu trắng, nhưng nếu bạn chỉ chú mục vào hơi thở, hơi thở sẽ trở thành định tướng và định tướng chính là hơi thở. Nếu hơi thở và định tướng là một, không khác biệt, khi bạn chú mục vào hơi thở thì bạn cũng chú mục vào định tướng, và khi bạn chú mục vào định tướng thì bạn cũng chú mục vào hơi thở. Và như thế, bạn hành thiền tốt và nghiêm túc.


Nếu định tướng trở nên vững bền và nếu bạn chỉ chú tâm vào định tướng của hơi thở (anapana nimitta), mà không chú tâm vào hơi thở nữa, tâm bạn trở nên tập trung vào định tướng lúc đó. Trong giai đoạn nầy, điều quan trọng là thiền sinh không nên tìm cách chuyển hóa định tướng. Bạn không nên tìm cách đẩy nó đi xa, hoặc làm cho nó thay đổi hình dạng. Nếu làm như thế, định lực của bạn sẽ không phát triển, và định tướng có thể sẽ biến mất.

Tuy nhiên, nếu định tướng hiện ra quá xa đối với lỗ mũi thì thiền sinh chưa có đủ lực để chuyển sang mức thiền định hơi thở (anapana jhana samadhi). Tại sao? Bởi vì đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc quán niệm hơi thở. Bản luận giải có đề cập rằng việc luyện tâm thiền định niệm hơi thở(anapanasati samadhi bhavana) chỉ hoàn tất khi nào tâm quán niệm được giữ tại nơi mà hơi thở chạm xúc với cơ thể. Khi thiền sinh chú định vào bên ngoài, xa lìa nơi chạm xúc, thì rất khó mà đạt vào tầng thiền định. Do đó, khi định tướng còn ở xa, thì thiền sinh không nên chú tâm vào nó, mà phải chú tâm vào hơi thở tại một nơi cố định. Từ từ, định tướng sẽ đến gần và hòa nhập vào hơi thở.

Khi định tướng có màu khói xám thì đó là sơ tướng (parikamma nimitta) trong trạng thái sơ định (parikamma samadhi). Nếu nó trở thành màu trắng như một nhúm bông gòn, đó là học tướng (uggaha nimitta). Đây là một trạng thái định khá cao. Nếu màu trắng nầy được vững bền, thiền sinh phải an định tâm và chú mục vào đó. Trong giai đoạn nầy, bạn không nên chú ý đến màu sắc của nó, mà chỉ chú tâm vào đó như là một loại định tướng mà thôi.


Thí dụ như một ly nước và có một hạt ngọc trai trong đó. Ta chỉ nhìn hạt trai, như thể đem tâm vào định tướng. Không nên điều tra, trạch vấn về Khổ, Vô thường, Vô ngã. Không cần biết nó nóng hay lạnh, cứng hay mềm, mà cũng không cần phân tích màu sắc của nó. Chỉ cần giữ tâm an định và chú mục vào định tướng. Làm như thế, dần dần định tướng sẽ chuyển từ màu trắng đục sang một màu chói sáng. Đây là tợ tướng (patibhaga nimitta). Nếu tâm vẫn giữ an định và chỉ chú mục vào định tướng khoảng 1 đến 2 giờ, hầu hết các thiền sinh đều có thể nhận rõ 5 thiền chi (jhananga) rất dễ dàng nếu họ phân tích chúng lúc đó. Năm thiền chi đó là:

  1. Tầm (vitakka): đem tâm hướng về định tướng,
  2. Tứ (vicara): bám sát vào định tướng,
  3. Hỷ (pity): ưa thích định tướng,
  4. Lạc (sukha): cảm giác an lạc, sung sướng khi tiếp xúc với định tướng,
  5. Nhất tâm (ekaggata): tập trung tâm về một điểm (đó là định tướng)
Cũng cần biết thêm ở đây là có khi thiền sinh không thể nhận rõ được năm thiền chi trên, là vì lúc đó, thiền sinh vẫn còn bị các triền cái (nivarana) ngăn che. Đó là:

  1. Tham dục (kamachanda)
  2. Sân hận (vyapada)
  3. Hôn trầm (thiramiddha)
  4. Trạo cữ (udhaccakukucca)
  5. Nghi ngờ (vicikiccha)
Thiền sinh phải duyệt xét từng triền cái một, để xem chúng còn vương vấn trong tâm trong lúc hành thiền hay không. Chúng cần phải được loại bỏ thì việc đắc thiền mới thành tựu.

Khi năm thiền chi đều cùng hiện diện đầy đủ, thiền sinh sẽ thấy ngay là mình đang vào tầng thiền thứ nhất (đệ nhất thiền), với tợ tướng là đề mục trong tâm, có tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Tiếp tục hành trì trong Nhất Thiền như thế khoảng 1 đến 2 giờ, rồi xuất thiền và duyệt lại năm thiền chi cho tường tận.


Trong các buổi thiền kế tiếp, thiền sinh tiếp tục ôn tập, và hành trì thuần thục trong tầng thiền thứ nhất. Có năm loại thuần thục:

  1. Thuần thục phân biệt: phải thuần thục trong việc phân biệt các thiền chi sau khi xuất thiền
  2. Thuần thục nhập định: phải thuần thục nhập thiền bất cứ lúc nào mà mình muốn
  3. Thuần thục quyết tâm: phải thuần thục giữ mức thiền trong suốt thời gian mà mình đã định trước
  4. Thuần thục xuất định: phải thuần thục xuất ra khỏi tầng thiền mỗi khi mình muốn
  5. Thuần thục xét duyệt: phải thuần thục xét duyệt các thiền chi. Tương tự như mục số 1.
Thiền sinh nên nhận thức rằng tầng thiền thứ nhất rất gần với năm triền cái - tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cữ, và nghi ngờ. Thiền sinh cũng nên nhận thức rằng các thiền chi Tầm và Tứ trong tầng thiền thứ nhất làm cho tầng thiền nầy không an định bằng tầng thiền thứ nhì. Vì thế, từ ước muốn rời bỏ hai thiền chi nầy và chỉ còn giữ thiền chi Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ nhì, vốn chỉ còn ba thiền chi: Hỷ, Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Nhị Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Sau đó, thiền sinh nhận thức rằng Hỷ cũng không đem lại an định, nên có ước muốn bỏ Hỷ, chỉ còn giữ lại Lạc và Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ ba, vốn chỉ còn hai thiền chi: Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Tam Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Sau đó, thiện sinh nhận thức rằng nếu cứ duy trì Lạc thì lại là một hình thức tham thủ vào cảm giác vui sướng. Cho nên, với ý định bỏ Lạc, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ tư. Lúc đó, hai thiền chi mới sẽ sinh ra: Xả và Niệm, thay thế Nhất Tâm. Lúc bấy giờ, thiền sinh ở trong trạng thái "xả niệm thanh tịnh", không còn câu chấp vào các cảm giác, và hơi thở trở nên nhẹ nhàng, hầu như tan biến. Tợ tướng trở nên rõ ràng, tròn sáng, quen thuộc, gần gũi, không xa lạ, và thiền sinh chú mục vào đó một cách nhẹ nhàng, bình thản. Sau khi vào được Tứ Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.


Thiền sinh nên tìm đọc bộ Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhi Magga) của Ngài Buddhaghosa, nhất là phần Niệm Hơi Thở trong chương VIII. Sau cùng, thiền sinh cũng cần nên biết rằng công phu hành thiền để đắc bốn tầng thiền như trên chỉ là một giai đoạn sơ khởi, tạo định lực bền vững, dùng đó để làm cơ sở phát triễn tuệ minh sát và tiến đến giải thoát. Trong tiến trình tu học, thiền sinh không nên dừng ở đó, mà cần phải tiếp tục nỗ lực hành trì các giai đoạn kế tiếp, như quán từ bi, quán niệm ân đức Phật, quán tứ đại, quán các sắc pháp, quán thân thể (32 bộ phận), quán các danh pháp, quán lý duyên sinh và các giai đoạn thanh lọc tâm.

Tóm tắt :

9X3kXD4.jpeg



Không có mô tả ảnh.
 
Sửa lần cuối:
Đắc rồi thì buông xả chả cái j quan trọng nữa, chưa đắc thì cái hành trình và con mắt nhìn đường nó quan trọng. Chưa học hành j mà h tôi cho bạn quả bom nguyên tử thì bạn có xài dc ko hay cầm vào chỉ tự hại mình và hại người thân? Cứ học tập và thực hành đi rồi sẽ đến đích ko kiếp này thì kiếp sau. Cùng 1 trường lớp cùng 1 giáo viên nhưng đâu phải học sinh nào hết năm học cũng hiểu bài hoặc mức độ hiểu như nhau? Cũng ko thể coi giáo dục như đánh xổ số dc đúng ko?
Cái lo lắng là cái ko kiếp này thì kiếp sau sẽ đến đích đấy.
 
Cái lo lắng là cái ko kiếp này thì kiếp sau sẽ đến đích đấy.
MỘT NGƯỜI KHÔNG THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ, HỌ CỨ TƯỞNG ĐI CHÙA TỤNG KINH MỚI LÀ CÔNG ĐỨC, NHƯNG RIÊNG HÀNH GIẢ TỨ NIỆM XỨ, NHỮNG HOẠT ĐỘNG VÔ DANH NHẤT CŨNG GỌI LÀ CÔNG ĐỨC VÌ TẤT CẢ ĐỀU THỰC HIỆN TRONG CHÁNH NIỆM.

Toàn bộ thế giới này chỉ có hạnh phúc và đau khổ. Hạnh phúc là có cái mình thích và đau khổ là mình phải chấp nhận những cái mình ghét. Tại sao mình thích và ghét chỉ vì 3 lý do : Tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống hiện tại. Đức Phật Ngài dạy rằng : Có bao nhiêu pháp môn đi nữa nhưng con đường duy nhất mà dẫn đến cứu cánh giải thoát chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ. Tất cả những gì Đức Phật dạy trong suốt 45 năm nội dung chỉ có một điều thôi đó là nhắm đến cứu cánh giải thoát, như nước biển chỉ có một vị là mặn. Tất cả những gì Ngài dạy về bố thí, trì giới, phục vụ, tu thiền v...v, nhưng mà cuối cùng tập trung lại ngài vẫn kêu gọi tinh thần : Giới năng sinh định, định năng sinh tuệ.

Tu tứ niệm xứ là tu từng phút, mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy nghĩ. Hành giả chỉ ghi nhận tôi đang giận, đang buồn, đang sợ, đang vui, đang ghen, đang nhớ v ..v.. Hành giả chỉ biết như vậy đó để hạn chế thích, mà hạn chế thích có nghĩa là hạn chế ghét. Thích làm cho mình tham, ghét làm cho mình sân. Trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật Ngài có nói rất rõ :
“Này các Tỳ Kheo và Tỷ Kheo, tu tập theo quán thân để diệt trừ tham ưu ở đời”.

Ở đây có ai đọc kinh Chánh Tứ Niệm Xứ không ? Tham, Ưu. Tham là thích, Ưu, nói chung là làm cái gì cho cho mình bực và mình ghét. Cho nên toàn bộ đời sống này, đi chùa bao nhiêu năm quý vị phải có tối thiểu là pháp môn Tứ Niệm Xứ, quý vị không biết pháp môn Tứ Niệm Xứ tức là quý vị không biết tinh hoa của lời Phật dạy. Đối với hành giả Tứ Niệm Xứ mỗi hơi thở vào ra đều là công đức. Khi thở ra thở vào chánh niệm đó là công đức, khi nắm tay một người già đưa qua đường đó là công đức, khi cuối xuống nhặt một miếng rác đó là công đức. Mỗi một động tác lớn nhỏ đều được thực hiện trong chánh niệm thì được gọi là công đức. Một người không thực hành Tứ Niệm Xứ họ không biết cái đó. Họ cứ tưởng đi chùa tụng kinh đó mới là công đức, nhưng riêng hành giả Tứ Niệm Xứ, những hoạt động vô danh nhất cũng được gọi là công đức vì tất cả đều được thực hiện trong chánh niệm.

Tôi nhớ trong kinh có một định nghĩa rất hay, người Phật tử mình rất thích chữ Vô Lượng. Vô lượng tâm, vô lượng phước báo, cái gì cũng vô lượng. Nói đến vô lượng mình rất thích, nhưng muốn đạt đến vô lượng đầu tiên anh phải có Tâm Vô Lượng. Vô Lượng là sao ? Là anh làm không có tâm toan tính.

Pháp môn Tứ Niệm Xứ vô cùng quan trọng. Có 3 lý do chúng ta phải tu tập Tứ Niệm Xứ, chúng ta phải giữ chánh niệm trong từng phút :

-Chúng ta không biết mình sẽ chết lúc nào.
-Chúng ta không biết mình sẽ đắc chứng lúc nào.
-Trong giây phút sắp tới chúng ta sẽ tạo nghiệp gì.
 
MỖI NIỀM VÔ MINH CỦA PHÀM PHU

⚜
Tất cả chúng ta trong cuộc đời này do tiền nghiệp, phiền não, vô minh, tham ái mà chúng ta có mặt ở đây. Vô minh là không hiểu biết Bốn Đế từ đó mới dẫn tới ái. Chính vì không hiểu Bốn Đế, Không hiểu mọi sự là khổ mới thích hưởng thụ cái này, tìm kiếm cái kia, mong tiếp tục có mặt ở nơi này nơi nọ. Chính vì do vô minh, tham ái cho nên chúng ta mới có mặt từ thân này sang thân khác, từ cõi này sang cõi khác, từ kiếp này sang kiếp khác, từ đời này sang đời khác. Vì vô minh trong Bốn Đế nên mới có tham ái trong ba cõi, 6 trần, 6 căn. Do 6 ái trong 6 trần, 6 căn ta mới có tâm đầu thai đi về các cõi. Có tham ái lại có công đức thì sanh về cõi lành, có tham ái, thiếu công đức thì về cõi khổ. Mỗi kiếp tái sanh gồm bốn giai đoạn: sanh, già, đau, chết. Nếu trong đời này ta không biết sợ sự tái sanh trong các cõi rồi tiếp tục chìm sâu đắm đuối trong 6 trần thì ta tiếp tục tái sanh. Trong thân đau khổ này ta lại đầu tư thêm thân đau khổ khác.

⚜
Khi gặp điều bất toại thì ta nghỉ đến lối thoát ngọt ngào nào đó. Khi gặp điều như ý thì ta lại đắm đuối trong đó mong nó kéo dài đừng mất. Nghĩa là trước khổ hay sướng ta đều sống bằng phiền não. Trong thân sinh tử ta lại đi tìm nhân sinh tử. Ta tìm có hai cách, một là ở một quy mô lớn, ở chiều kích lớn trong thân này ta lại tạo cái thân đầu thai khác. Nhưng thật ra đâu có đợi tắt thở chun vào quan tài mới gọi là chết, mà thật ra ta đã chết từng phút rồi quý vị. Xuân Diệu nói " Yêu là chết trong lòng một ít" . Tại sao vậy? Ông nói với ý rất đời nhưng hiểu theo Phật pháp thì câu đó rất là hay. Khi ta yêu khi ta thích một vật gì đó là ta đang quên mình, ta đang hóa thân vào một con người khác. Ta không còn là ta buổi nào nữa. Khi ta ghét cũng vậy. Khi ta thích hay ghét một cái gì đó thì ta hóa thân vào một con người mới để mà đối kháng để đắm đuối để theo đuổi hay trốn chạy vật mà ta thương ghét. Cho nên trong từng phút ta lúc thiện, lúc ác, lúc buồn, lúc vui. Nghĩa là trong từng phút ta đã sanh, đã già, đã bệnh và đã chết. Và ta không thấy được điều đó. Ta cứ tưởng rằng bệnh là phải có đau đớn thân thể, phải có uống thuốc, phải có liệu pháp chữa trị mới gọi là bệnh.

☸
Phật ra đời dạy cho chúng ta biết, con may mắn con mới được mang thân người. Nếu con mang thân người, gặp được chánh pháp mà con không tu tập thì mai này con lọt vào cảnh giới dưới sâu, dưới thấp nặng nề âm u làm sao con có dịp trở lên.

Xin xem lại điều tôi vừa nói trong Kinh Hiền Ngu, Trung Bộ Kinh. Mang thân người rất là khó.

☸
Cũng trong Kinh Hiền Ngu, Phật dùng ví dụ con rùa mù, và cũng trong bài kinh ấy Phật dạy một khi đã đọa xuống cõi thấp rồi thì cơ hội quay trở lên là ngàn trùng khó khăn. Là vì sao? Là vì, này các Tỳ Kheo trong cảnh giới thấp kém ấy, chúng sinh chỉ biết có hai việt mà thôi, đó là sợ chết và ham sống. Tìm mọi cách để được sống và tìm mọi cách để đừng có chết. Và trong cảnh giới ấy, chúng sinh không có khái niệm thiện ác, nên và không nên, tốt và xấu, không biết thị và phi.

Trong cảnh giới ấy, này các Tỳ Kheo, các loài chúng sanh trong đó lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, chỉ vậy mà thôi. Thử hỏi trong cảnh giới âm u tăm tối mù mịt ấy, làm gì có chỗ nào, cơ hội nào cho chúng ta trồi lên cõi sáng của cõi nhân thiên. Thế là chúng ta mãi hoài sống y chang như trong cái thân sinh tử lại đi tìm cái thân sinh tử. Trong từng phút giây sinh tử chúng ta lại yêu mê, chết mệt với những phút giây đau khổ trong đời của mình. Yêu từng phút giây đau khổ, yêu từng cuộc đời hoạn nạn, chúng ta cứ khổ là khổ, khóc là khóc, nhưng cứ sợ biến mất. Thà khổ thà chan nước mắt mà sống giữa đời còn hơn nghĩ đến chuyện phải kết thúc mọi sự. Đó chính là nỗi niềm vô minh của phàm phu.
 
MỘT NGƯỜI KHÔNG THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ, HỌ CỨ TƯỞNG ĐI CHÙA TỤNG KINH MỚI LÀ CÔNG ĐỨC, NHƯNG RIÊNG HÀNH GIẢ TỨ NIỆM XỨ, NHỮNG HOẠT ĐỘNG VÔ DANH NHẤT CŨNG GỌI LÀ CÔNG ĐỨC VÌ TẤT CẢ ĐỀU THỰC HIỆN TRONG CHÁNH NIỆM.

Toàn bộ thế giới này chỉ có hạnh phúc và đau khổ. Hạnh phúc là có cái mình thích và đau khổ là mình phải chấp nhận những cái mình ghét. Tại sao mình thích và ghét chỉ vì 3 lý do : Tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống hiện tại. Đức Phật Ngài dạy rằng : Có bao nhiêu pháp môn đi nữa nhưng con đường duy nhất mà dẫn đến cứu cánh giải thoát chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ. Tất cả những gì Đức Phật dạy trong suốt 45 năm nội dung chỉ có một điều thôi đó là nhắm đến cứu cánh giải thoát, như nước biển chỉ có một vị là mặn. Tất cả những gì Ngài dạy về bố thí, trì giới, phục vụ, tu thiền v...v, nhưng mà cuối cùng tập trung lại ngài vẫn kêu gọi tinh thần : Giới năng sinh định, định năng sinh tuệ.

Tu tứ niệm xứ là tu từng phút, mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy nghĩ. Hành giả chỉ ghi nhận tôi đang giận, đang buồn, đang sợ, đang vui, đang ghen, đang nhớ v ..v.. Hành giả chỉ biết như vậy đó để hạn chế thích, mà hạn chế thích có nghĩa là hạn chế ghét. Thích làm cho mình tham, ghét làm cho mình sân. Trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật Ngài có nói rất rõ :
“Này các Tỳ Kheo và Tỷ Kheo, tu tập theo quán thân để diệt trừ tham ưu ở đời”.

Ở đây có ai đọc kinh Chánh Tứ Niệm Xứ không ? Tham, Ưu. Tham là thích, Ưu, nói chung là làm cái gì cho cho mình bực và mình ghét. Cho nên toàn bộ đời sống này, đi chùa bao nhiêu năm quý vị phải có tối thiểu là pháp môn Tứ Niệm Xứ, quý vị không biết pháp môn Tứ Niệm Xứ tức là quý vị không biết tinh hoa của lời Phật dạy. Đối với hành giả Tứ Niệm Xứ mỗi hơi thở vào ra đều là công đức. Khi thở ra thở vào chánh niệm đó là công đức, khi nắm tay một người già đưa qua đường đó là công đức, khi cuối xuống nhặt một miếng rác đó là công đức. Mỗi một động tác lớn nhỏ đều được thực hiện trong chánh niệm thì được gọi là công đức. Một người không thực hành Tứ Niệm Xứ họ không biết cái đó. Họ cứ tưởng đi chùa tụng kinh đó mới là công đức, nhưng riêng hành giả Tứ Niệm Xứ, những hoạt động vô danh nhất cũng được gọi là công đức vì tất cả đều được thực hiện trong chánh niệm.

Tôi nhớ trong kinh có một định nghĩa rất hay, người Phật tử mình rất thích chữ Vô Lượng. Vô lượng tâm, vô lượng phước báo, cái gì cũng vô lượng. Nói đến vô lượng mình rất thích, nhưng muốn đạt đến vô lượng đầu tiên anh phải có Tâm Vô Lượng. Vô Lượng là sao ? Là anh làm không có tâm toan tính.

Pháp môn Tứ Niệm Xứ vô cùng quan trọng. Có 3 lý do chúng ta phải tu tập Tứ Niệm Xứ, chúng ta phải giữ chánh niệm trong từng phút :

-Chúng ta không biết mình sẽ chết lúc nào.
-Chúng ta không biết mình sẽ đắc chứng lúc nào.
-Trong giây phút sắp tới chúng ta sẽ tạo nghiệp gì.
Tôi hiểu là Tu như không tu ấy mới là tu hả lão huynh.
 
Tôi hiểu là Tu như không tu ấy mới là tu hả lão huynh.
Tu là quan sát thân - tâm của mình hiện tại. Đang ra sao, thế nào biết rõ, không thêm bớt, không trốn chạy, không suy diễn mà nhìn vào thực tế.

Tu Tứ Niệm Xứ là kiểm soát được cái mình thích và cái mình ghét. Một điều vô cùng đặc biệt mà chỉ có người tu Tứ Niệm Xứ mới hiểu: khi ta thường xuyên quan sát cái mình thích và cái mình ghét thì tự nhiên cái thích ghét nó giảm xuống.
Tức là cái phiền não nó như đứa con nít vậy. Khi mình kiểm soát nó thì nó hết quậy. Mình bỏ nó vô chõng, vô cũi, vô nôi là nó bớt quậy. Còn mà thả lỏng nó thì nó làm banh cái nhà luôn.

Đời sống của phàm phu chỉ có thích và ghét. Khi mình sống chánh niệm là mình hạn chế cái thích và ghét. Cái này quan trọng: Tu hành không phải là thêm cái gì hay bớt cái gì, mà là quan sát.

Hãy để tự nó mất đi bằng sự kiểm soát. Mình không có cái ý loại trừ cái này, quân tập cái kia. Làm vậy là sai. Nhiều người đọc kinh họ tưởng giống vậy nhưng mà không. Mình tu tập không phải là để mong ước cho thiện pháp có nhiều. Nếu mong nó nhiều thì đã đi sai rồi. Dĩ nhiên mình cũng không mong cái pháp nó giảm. Mình chỉ chú tâm đi đúng đường thôi là tự động nó tăng giảm đúng chiều.
 
Tu là quan sát thân - tâm của mình hiện tại. Đang ra sao, thế nào biết rõ, không thêm bớt, không trốn chạy, không suy diễn mà nhìn vào thực tế.

Tu Tứ Niệm Xứ là kiểm soát được cái mình thích và cái mình ghét. Một điều vô cùng đặc biệt mà chỉ có người tu Tứ Niệm Xứ mới hiểu: khi ta thường xuyên quan sát cái mình thích và cái mình ghét thì tự nhiên cái thích ghét nó giảm xuống.
Tức là cái phiền não nó như đứa con nít vậy. Khi mình kiểm soát nó thì nó hết quậy. Mình bỏ nó vô chõng, vô cũi, vô nôi là nó bớt quậy. Còn mà thả lỏng nó thì nó làm banh cái nhà luôn.

Đời sống của phàm phu chỉ có thích và ghét. Khi mình sống chánh niệm là mình hạn chế cái thích và ghét. Cái này quan trọng: Tu hành không phải là thêm cái gì hay bớt cái gì, mà là quan sát.

Hãy để tự nó mất đi bằng sự kiểm soát. Mình không có cái ý loại trừ cái này, quân tập cái kia. Làm vậy là sai. Nhiều người đọc kinh họ tưởng giống vậy nhưng mà không. Mình tu tập không phải là để mong ước cho thiện pháp có nhiều. Nếu mong nó nhiều thì đã đi sai rồi. Dĩ nhiên mình cũng không mong cái pháp nó giảm. Mình chỉ chú tâm đi đúng đường thôi là tự động nó tăng giảm đúng chiều.
Hay thế, tôi nghe giảng pháp rất nhiều nhưng thật lòng ngưỡng mộ huynh.
 
Đây là chân lý. Thực hành là cách chứng minh tốt nhất
Sợ mê lộ, thì chỉ còn cách bám chặt vào giáo lý nền tảng mà tự thực chứng thôi. Kể cả có minh sư chỉ điểm, thì họ cũng chỉ hướng dẫn mà tự thực hành, tự giải quyết những vấn đề trong đầu mình.
... tuy nhiên thì, có minh sư dẫn dắt thì vẫn là điều tốt nhất. Cái này do duyên, quá trình tu tập từ nhiều kiếp. Đức tin là kim chỉ nam cho mọi hành giả. Nhưng để kiên định vs đức tin đó, thì cũng phải là cả quá trình tu tập trong nhiều kiếp...
.... tao hồi xưa bập vào Thiền Tông đầu tiên, dù học Theravada trước. Nhưng có điều rất lạ, những trang lứa học cùng t thì mê đắm vào kinh văn Đại Thừa, còn t ko hiểu sao bản thân mình chỉ muốn học những gì đc cho là gốc rễ.... chắc do duyên nhiều đời nhiều kiếp, và cũng đc sự giúp đỡ từ Ơn Trên chỉ lối..
nếu có duyên, t có thể mách nước..
Tứ Niệm Xứ

Trong Trung bộ kinh rồi trong cả Trường bộ kinh, chúng ta có thể thấy ở đó hai bài kinh Đại Niệm Xứ mà Đức Phật đã xác định rằng: Tứ niệm xứ là cái con đường duy nhất, con đường duy nhất để dẫn đến giải thoát.

Có một điều là rất nhiều người trong chúng ta hôm nay có một cái hiểu lầm: Chúng ta phân biệt pháp học với pháp hành. Chúng ta cho là cái người đi theo pháp học không có biết pháp hành, mà người đi theo pháp hành thì không có mắc mớ gì pháp học. Đó là trong cách nghĩ của nhiều người Việt Nam.

Chứ thật ra Tứ Niệm Xứ nó là cái gì?

Tứ Niệm Xứ nó là gì? Ở đây có hai điểm mà bà con phải lưu ý: Thứ nhứt, người mà đại căn, đại duyên mà gặp được cái bậc thầy, bậc thầy lớn như là Đức Phật và các bậc Thánh tăng ấy, cái người mà đại căn, đại duyên mà gặp được các bậc thầy lớn như vậy đó, thì người ta không cần chuẩn bị gì hết. Người ta chỉ nghe thôi, chỉ nghe một câu kệ bốn dòng hay là một thời pháp thoại ngắn thì có thể ngay tại chỗ ngồi mà tu Tứ Niệm Xứ. Tu Tứ Niệm Xứ là cái gì? Là chánh niệm tỉnh giác. Họ nhìn lại thân tâm của họ là do các duyên mà có, tất cả thiện ác, buồn vui do duyên mà có, có rồi phải mất. Họ chỉ thấy bao nhiêu đó là họ thấy được bốn đế, 12 duyên khởi. Rồi họ đắc Thánh ngay tại chỗ. Đó là trường hợp một, là đại căn đại duyên mà lại được sự hướng dẫn bởi các bậc thầy lớn.

Trường hợp hai là không có được hai cái điều kiện đó; thì bắt buộc chúng ta phải lấy công làm lời. Có nghĩa là phải học giáo lý và phải tiếp xúc với nhiều bậc thầy, để mình tìm ra một cái đường lối hướng dẫn nào thích hợp với mình nhất. Rồi nhờ đến những sự hỗ trợ thí dụ như là trú xứ, điều kiện sinh hoạt, khí hậu, thời tiết, thực phẩm v.v. Thì trường hợp thứ hai đó là dành cho cái người không có được như cái trường hợp một. Nhưng mà tựu trung lại thì pháp môn Tứ Niệm Xứ vẫn là cái con đường giải thoát duy nhất. Là bởi vì thông qua cái con đường đó, chúng ta mới có thể nhận thức một cách đầy đủ và chính xác về bản thân mình. Mình sanh tử là do mình hiểu lầm về bản thân mình. Khi mình hiểu lầm về bản thân mình có nghĩa mình cũng mù tịt về người khác. Trong khi đó nếu mình hiểu mình, thì cũng có nghĩa là mình hiểu được người khác. Và cũng từ đó mình hiểu được cái gọi là vũ trụ và thế giới tất cả chỉ là do các duyên tạo nên. Mà làm sao thấy được đây?

Cái chuyện đầu tiên là anh thấy bản thân anh trước. Anh thấy là anh lúc thiện lúc ác, lúc buồn lúc vui. Anh thấy rằng đời sống của anh là một chuỗi dài tiếp nối liên tục, liên lũy giữa nhân với quả. Nhân có đó mất đó, quả có đó mất đó. Đời sống là sự tiếp nối liên tục giữa nhân và quả, cái sau nó thay thế cho cái trước, đại khái như vậy. Thì nói chung là pháp môn Tứ Niệm Xứ là con đường giải thoát duy nhất. Chúng ta thấy một người chỉ nghe một câu họ đắc cũng là pháp môn Tứ Niệm Xứ. Hoặc cái người mà lên rừng lên núi, kiêng khem khổ hạnh, thanh bần khổ tu suốt nhiều năm thì cũng là Tứ Niệm Xứ. Miễn là đi đúng cái tinh thần Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là sống chánh niệm, luôn luôn sống chánh niệm.
 
Hay thế, tôi nghe giảng pháp rất nhiều nhưng thật lòng ngưỡng mộ huynh.
Này là pháp thoại của một vị Sư tôi trích lại. Chứ type mấy cái này thì bao giờ mới hết - nói đại khái là cái gì muốn làm cũng phải có nền tảng giáo lý căn bản. Từ đó dựa vào mới biết được để thực hành. Biết ít thực hành ít, biết nhiều thực hành nhiều.

-----

Hỏi: Đề mục của Tứ Niệm Xứ là cái gì?

Đáp: Dạ thưa, đề mục của Tứ Niệm Xứ là bất cứ cái gì mà anh quan sát nó, anh ghi nhận nó, anh kiểm soát nó bằng chánh niệm, còn cái gì anh theo đuổi nó mà nó không phải bằng chánh niệm thì cái đó gọi là hướng ngoại.

Thí dụ như mình đi vệ sinh, mình biết rõ là mình đang đi vệ sinh, chuyện đó nó dơ, mất vệ sinh thiệt, nhưng đó chính là đề mục, và mình hoàn toàn có thể đắc đạo bằng đề mục mà mình đang biết rất rõ làm cái gì.

Trong khi đó, mình ngồi trước chánh điện thấy nó linh thiêng như vậy nhưng tâm lăng xăng là không tốt, khi người ta đi vệ sinh trong toilet, mà mọi sự diễn ra bằng chánh niệm thì nó tốt hơn là ngồi trong chánh điện mà thất niệm.
Câu này tôi biết nhiều người chịu không nổi, nghĩ rằng tu là phải trang nghiêm sạch sẽ mới gọi là tu, còn trong toilet nó không sạch sẽ, làm sao mà tu, nhưng thật ra không phải như vậy.

Ở đâu có niệm, có tuệ, có thiện pháp thì ở đó là đất Phật, ở đó là linh thiêng. Ở đâu mà có tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi thì ở đó là cõi sa đọa.
Trong kinh Tăng Chi Phật dạy: Ở đâu mà có từ, bi, hỷ, xả, thì ở đó là cõi Phạm cung của Phạm thiên.
Ở đâu có trí sanh diệt, quán vô ngã, thì ở đó chính là trụ xứ của thánh nhận.
Ở đâu mà có thập thiện thì ở đó là trú xứ của nhân thiên.
Ở đâu mà có tham sân si, thì ở đó là địa ngục, là cõi bàng sanh, ngạ quỷ, A-tu-la.
Ở đâu có lòng khát khao vật chất thì đó là chốn ngạ quỷ.
Ở đâu có lòng sân si, tị hiềm, mâu thuẫn, xung đột thì đó chính là cõi A-tu-la.
Ở đâu mà tham ăn, tham ngủ, u mê, không phân biệt phải quấy đó chính là cảnh giới bàng sanh.
Ở đâu mà cắm đầu trong máu lệ, đau khổ, ghen tuông, sợ hãi, không có lòng tìm ra lối thoát thì đó chính là cõi địa ngục.

Trong đạo Phật mình có hai cảnh giới:
1.Tục đế: là cảnh giới hiện tượng như con heo ở trong chuồng, con chim ở trong lồng, con cá ở dưới nước đó là cảnh giới sa đọa hiện tượng.
2. Chân đế: là cảnh giới biểu tượng là tâm tham, sân, si, ở đâu có phiền não thì ở đó có sự sa đọa.
Tâm hướng ngoại là tâm thiếu nội tĩnh, lăng xăng, tâm thích rong ruổi, muốn chuyện này, thích chuyện kia, bất mãn, xung đột, mâu thuẫn chuyện nọ, trong khi Tứ Niệm Xứ, dầu là phàm hay thánh hễ sống chánh niệm thì họ không muốn hành động, bởi vì còn có ý thích hành động có nghĩa là còn quẩn quanh trong 3 hành, vô minh duyên hành, chính vì có vô minh trong 4 Đế nó mới dẫn đến ba hành, ba hành gom gọn chỉ có hai, đó là thiện hành và ác hành, cho nên còn có ý thích trong hành động là còn tiếp tục gầy dựng dòng chảy duyên khởi.
Hành giả Tứ Niệm Xứ không thiết tha trong ác, thiện, vì họ biết ác dẫn đến sa đọa, và thiện dẫn đến nhân thiên, cái nào cũng là sanh tử, cho nên hành giả Tứ Niệm Xứ chỉ có quan sát và quan sát mà thôi.
 
Này là pháp thoại của một vị Sư tôi trích lại. Chứ type mấy cái này thì bao giờ mới hết - nói đại khái là cái gì muốn làm cũng phải có nền tảng giáo lý căn bản. Từ đó dựa vào mới biết được để thực hành. Biết ít thực hành ít, biết nhiều thực hành nhiều.
Thế cái ví dụ mà huynh đưa ra về 1 người mù chữ cũng có thể đắc quả chứng thì người đó cũng đâu có nền tảng giáo lý căn bản đâu hả huynh hay là do duyên.
 
Thế cái ví dụ mà huynh đưa ra về 1 người mù chữ cũng có thể đắc quả chứng thì người đó cũng đâu có nền tảng giáo lý căn bản đâu hả huynh hay là do duyên.
Chữ duyên nó không hề khó hiểu. Chữ duyên nghĩa là điều kiện (condition).
Ví dụ bạn uống nước. Thì điều kiện để uống nước thì bạn phải có cái ly, phải có nước trong ly, ly nước đó không là nước sôi, loại nước đó bạn phải uống được ( ví dụ người giữ giới thì không uống chất say, tiểu đường thì không uống nước có đường ...) và trong ly không đựng tạp chất .... Toàn bộ cái đó tổng hợp lại cho hành động uống nước được gọi là duyên (điều kiện)

Duyên để giác ngộ được gọi bằng một từ sang hơn nghĩa là Ba la mật.
Đó gọi là 10 pháp ba la mật (parami) của mỗi người trong quá khứ.

Cái chữ quá khứ ở đây là giây trước là quá khứ của giây sau, ngày trước là quá khứ của ngày sau, tháng trước là quá khứ của tháng sau ... cho đến đơn vị kiếp sống.
Người mà có parami thì họ nghe chữ Phật là họ tu rồi.
Còn ít hơn thì phải phân tích thấy hợp lí hơn nữa mới chịu tu.
Còn không có parami thì có nhồi sọ cách mấy cũng không tu.
Và thường người không có parami họ không chấp nhận nổi lời Phật dạy

Chung quy lại một người có khả năng tìm đến, nghe và chấp nhận lời Phật dạy thì ít nhiều cũng có parami trong đó. Nhưng là cỡ nào thì khó nói. Như tôi nói ở trên, giây trước là nền tảng của giây sau, tháng trước là nền tảng của tháng sau ... Nếu mà thực hành thì vẫn chứng đạo như thường. Đây là nói ngắn gọn và dễ hiểu. Còn phân tích thêm thì cần rất nhiều nền tảng kiến thức về pháp học.
 
Cái lo lắng là cái ko kiếp này thì kiếp sau sẽ đến đích đấy.
Ở đời ko lo việc này thì lo việc khác. Bạn tự quán sát xem cái lo đấy của bạn có giúp bạn giải quyết vde j ko? Giữa hành với ko hành thì rõ ràng là hành sẽ có xác suất thành công cao hơn chứ nhỉ, cuộc sống vốn bất toại nguyện nên thấy đường nào khả năng cao thì mình đi thôi chứ ai mà nói chắc dc.
 
Ở đời ko lo việc này thì lo việc khác. Bạn tự quán sát xem cái lo đấy của bạn có giúp bạn giải quyết vde j ko? Giữa hành với ko hành thì rõ ràng là hành sẽ có xác suất thành công cao hơn chứ nhỉ, cuộc sống vốn bất toại nguyện nên thấy đường nào khả năng cao thì mình đi thôi chứ ai mà nói chắc dc.
Đó là phiền não hoài nghi - có thể tạm đè nén bằng chánh kiến ( kiến thức giáo lý đúng thông qua việc học hành).
Ai cũng từng như vậy thôi, ngày trước tôi còn có nhiều hoài nghi hơn vậy gấp mấy chục hay cả trăm lần.
 
Ở đời ko lo việc này thì lo việc khác. Bạn tự quán sát xem cái lo đấy của bạn có giúp bạn giải quyết vde j ko? Giữa hành với ko hành thì rõ ràng là hành sẽ có xác suất thành công cao hơn chứ nhỉ, cuộc sống vốn bất toại nguyện nên thấy đường nào khả năng cao thì mình đi thôi chứ ai mà nói chắc dc.
Tôi hiểu ý fen, nhưng cái hành của cái loại mắt thịt như tôi là phải thấy kết quả hiện hữu, còn cái hành của các bậc hành giả cái đích đến nó vô hình nên tôi mới lo lắng.
 
Tôi hiểu ý fen, nhưng cái hành của cái loại mắt thịt như tôi là phải thấy kết quả hiện hữu, còn cái hành của các bậc hành giả cái đích đến nó vô hình nên tôi mới lo lắng.
Nên đọc sơ lược vê giáo lý rồi hẵn thực hành. Thậm chí chưa thực hành mà học thì cũng giúp rất nhiều.

Ví dụ như mình đọc kiến thức về các món ăn có lợi cho sức khoẻ. Thì mình chưa áp dụng kiến thức đó để nấu ăn thì ngay lúc đó mình cũng đã có nhận thức về thế nào là ăn uống có lợi, khoa hoặc và thế nào là ăn uống có hại, phản khoa học.
 
Đó là phiền não hoài nghi - có thể tạm đè nén bằng chánh kiến ( kiến thức giáo lý đúng thông qua việc học hành).
Ai cũng từng như vậy thôi, ngày trước tôi còn có nhiều hoài nghi hơn vậy gấp mấy chục hay cả trăm lần.
Vì tôi được giáo dục là đời người ta chỉ sống 1 lần cho nên cái kết quả nó hiện hữu sẽ dễ thuyết phục hơn, vì thường là nếu phải hy sinh thời gian công sức thì ngta thường sẽ chọn cái lợi trước mắt được nhiều người công nhận.
 
Nên đọc sơ lược vê giáo lý rồi hẵn thực hành. Thậm chí chưa thực hành mà học thì cũng giúp rất nhiều.

Ví dụ như mình đọc kiến thức về các món ăn có lợi cho sức khoẻ. Thì mình chưa áp dụng kiến thức đó để nấu ăn thì ngay lúc đó mình cũng đã có nhận thức về thế nào là ăn uống có lợi, khoa hoặc và thế nào là ăn uống có hại, phản khoa học.
Tôi đang đọc mà, và càng đọc càng thấy có nhiều thắc mắc nên huynh thông cảm:too_sad:
 
Thiên thì cao, địa thì đắt .....CHÁN
Tui thực hành Đạo Giáo; chứ không theo PGNT..
Nói xàm vậy thôi; huynh đừng để tâm.
Nếu thực sự có kiếp sau... Có mấy ai nhớ được kiếp này?!
Nếu thực sự có thể giải thoát... Có mấy ai có thể kể lại?!
 
Tui thực hành Đạo Giáo; chứ không theo PGNT..
Nói xàm vậy thôi; huynh đừng để tâm.
Nếu thực sự có kiếp sau... Có mấy ai nhớ được kiếp này?!
Nếu thực sự có thể giải thoát... Có mấy ai có thể kể lại?!
Cung thỉnh pháp sư @saigonvip bắt vong 🙏
 
Vì tôi được giáo dục là đời người ta chỉ sống 1 lần cho nên cái kết quả nó hiện hữu sẽ dễ thuyết phục hơn, vì thường là nếu phải hy sinh thời gian công sức thì ngta thường sẽ chọn cái lợi trước mắt được nhiều người công nhận.
Bạn nên hành thiền để khống chế thân tâm đi đã, cái lợi này thì nhiều nghiên cứu khoa học công nhận rồi. Sau đó tùy xem căn cơ thế nào, công phu ra sao mà có nguyện phát triển thêm ko. Cơm ăn từng miếng, đường đi từng bước, đạo quả thấy quá xa thì cứ nhìn xem bước tiếp theo mình đi tnao, đi vào đâu cũng tốt rồi.
 
thôi tao không comment nữa;
Với tao mỗi ngày là 1 cuộc phiêu lưu; Sống không hổ thẹn là được.
Cái chết đang chờ tao :vozvn (20): :vozvn (20): :vozvn (20):
 
Top