Đạo lý Hướng dẫn Thiền hơi thở cơ bản

Đề mục niệm hơi thở
Giới thiệu đề mục

Quán niệm hơi thở là đề mục có trong thiền chỉ samatha và thiền quán vipassana.

- Với samatha thì hơi thở là 1 trong 40 đề mục hay 1 trong 10 đề mục tuỳ niệm

- Với vipassana thì nó thuộc thân hành niệm ( quán thân trên thân )

Nhận xét : đây là đề mục đơn giản, dễ thực hiện cho mọi căn cơ, thực hiện được mọi nơi.

Phân biệt thiền chỉ và thiền quán hơi thở:

+ Thiền chỉ thì niệm đặt ở mỗi hơi thở ra vào thôi. Dễ nhất là ở chóp mũi. Chỉ tập trung niệm và định đối với hơi thở và không quan tâm các đối tượng khác. Hay nói theo chuyen môn là cột chặt tâm vào hơi thở.

+ Thiền quán thì đặt niệm tương tự nhưng có gì đó đi qua thì thay đổi đối tượng ghi nhận ( đau lưng, tê chân, buồn ngủ, phóng dật, chán nản … ghi nhận tất cả những gì đang diễn ra tuỳ thuộc vào hiện tại cái gì diễn ra mạnh nhất thì đặt niệm ở đó). Hay nói theo chuyên môn là ghi nhận mọi chuyển động diễn ra trong thân tâm ngay hiện tại.

Chánh kinh

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Này các tỷ kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay tuệ tri thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri rằng: "Tôi quay dài"; hay khi quay ngắn, tuệ tri rằng: "Tôi quay ngắn." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

Giải thích chi tiết các câu Kinh trên : https://xamvn.icu/r/huong-dan-thien-hoi-tho-co-ban.745931/post-17725266

-----------------------------
Kinh nghiệm về hơi thở

Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên. Có người hỏi là ta nên định tâm vào hơi thở hay sự chạm xúc của hơi thở ? Câu trả lời là chỉ nên định tâm vào hơi thở. Hơi thở chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên là nơi dễ theo dõi nhất. Sự chạm xúc là một đề tài thiền quán khác biệt, thuộc về pháp môn quán danh (quán danh-sắc). Đó là pháp quán Xúc giới và các tâm sở có liên quan. Ở đây, chúng ta chỉ quán niệm vào hơi thở, hơi thở có chạm xúc, mà không quán vào sự chạm xúc. Quán niệm hơi thở nầy cần có một chánh niệm vững mạnh và tuệ giác tri.

Bây giờ ta đem tâm vào hơi thở, hơi thở vào và hơi thở ra. Nếu thiền sinh không thể chú tâm vào hơi thở sau một vài buổi thiền, thì có thể tập đếm hơi thở. Việc nầy để giúp họ phát triển định lực. Thiền sinh đếm số sau mỗi hơi thở, như sau: "thở vào ... thở ra ... một", "thở vào ... thở ra ... hai", "thở vào ... thở ra ... ba", ... cho đến "thở vào ... thở ra ... tám". Có thể đếm từ năm đến mười, rồi trở lại số một. Tuy nhiên, thiền sinh nên đếm đến số tám rồi trở lại từ đầu. Số tám là để nhắc nhở chúng ta về Con Đường Tám Chánh (Bát Chánh Đạo) mà chúng ta đang cố gắng hành trì để giác ngộ. Các bạn cần phải cương quyết không để phóng tâm, tâm lang thang chỗ nầy chỗ kia, trong khi đếm hơi thở. Chỉ chú tâm theo dõi hơi thở và đếm số, từ 1 đến 8 rồi trở lại 1 ... Qua việc chỉ chú tâm vào đếm hơi thở như thế, tâm sẽ trở nên an định hơn. Thông thường thì cần phải thực hành như thế trong một giờ để tâm được an định và vững chắc.

Sau đó, khi tâm an định, bạn có thể bỏ lối đếm hơi thở và chuyển sang giai đoạn kế. Nếu bạn thở vào một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Nếu bạn thở ra một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Tương tự, nếu bạn thở vào một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Nếu bạn thở ra một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Ở đây, dài hay ngắn là gì ? Đó là khoảng thời gian. Nếu cần một thời gian dài để thở thì đó là hơi thở dài. Nếu cần một thời gian ngắn để thở thì đó là hơi thở ngắn. Tuy nhiên, phải thở bình thường mà không cố gắng ép hơi thở. Không nên đặt tên nó là "dài" hay "ngắn". Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thở ra" mà thôi. Chỉ cần biết nó là hơi dài hay ngắn, nhưng lúc nào cũng phải chú tâm vào luồng hơi đang chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên. Không nên đem tâm đi theo luồng hơi vào trong thân thể hay chạy ra ngoài thân thể. Nếu thiền sinh để tâm theo dõi luồng vào trong thân hay ra ngoài thân thì sẽ không thể làm hoàn hão sự định tâm. Cần phải chú tâm ghi nhận hơi thở đang chạm xúc lỗ mũi hay môi trên trong một, hai, hoặc ba giờ.


Đến đây, định tướng (nimitta, ni-mít-tá) sẽ phát sinh. Nếu định tướng không phát sinh thì bạn có thể chuyển sang hành trì như sau: thiền sinh để tâm ghi nhận toàn luồng hơi liên tục từ đầu đến cuối. Bạn không nên đặt tên là: "chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối". Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thở ra" mà thôi. Trong lúc đó, nhận biết toàn luồng hơi từ đầu đến cuối, đang chạm xúc tại một nơi cố định (lỗ mũi hay môi trên), và tuyệt đối không theo dõi nó vào bên trong thân thể hay ra bên ngoài. Nếu thiền sinh hành trì như thế trong một hay hai giờ thì định tướng có thể sẽ phát sinh.

Bây giờ, cho dù định tướng có hiện ra hay không, thiền sinh tiếp tục sang giai đoạn kế. Trong giai đoạn nầy, bạn tạo một ước nguyện trong tâm: "Nguyện cho hơi thở của tôi được nhu nhuyễn". Từ từ, hơi thở sẽ tự nó trở nên dịu dàng, nhẹ nhàng, nhu nhuyễn. Bạn không nên cố tình ép hơi thở để nó nhẹ nhàng. Bởi vì nếu làm như thế thì chẳng bao lâu, bạn sẽ bị hụt hơi và tạo mệt nhọc. Khi hơi thở tự nó trở nên nhẹ nhàng và tâm an định theo nó, qua thiền lực, hầu hết các thiền sinh sẽ cảm thấy lâng lâng, như thể là họ không có đầu, không có mũi, không có thân nữa, mà cảm thấy chỉ có hơi thở vào ra nhẹ nhàng và một cái tâm đang theo dõi nó. Lúc nầy, bạn cảm thấy là không có "tôi", mà cũng không có "nó". Bây giờ, chỉ còn có một tâm đang gắn chặt vào hơi thở. Nếu tâm được an định và chăm chú vào đó trong một giờ, thì trong thời gian nầy, tâm không còn liên hệ đến các chuyện thế tục nữa. Tâm đang ở trong trạng thái thiện(kusala), và trạng thái thiện nầy rất gần đến trạng thái cận định (upacara samadhi).


Đến đây, tùy theo giới hạnh của từng cá nhân, định tướng sẽ hiện ra. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những định tướng khác nhau. Dù đang nhắm mắt, theo dõi hơi thở, dần dần thiền sinh sẽ thấy định tướng hiện ra, có khi như là một làn chỉ trắng, một luồng ánh sáng trắng, một ngôi sao, một cụm mây hoặc một nhúm bông gòn. Nó có thể rất to, trùm cả khuôn mặt, hoặc như mặt trăng, mặt trời, hoặc một viên ngọc thạch, một viên ngọc trai. Nó hiện ra trong các hình sắc khác nhau là vì nó do tưởng uẩn (saññā) tạo ra.

Lúc ban đầu, định tướng có thể giống như có màu khói xám. Dần dần, nếu giữ tâm được an định vào hơi thở, hơi thở và màu khói xám trở thành đồng nhất với nhau, không khác biệt. Sau đó, nếu tâm được an nhẹ và chỉ chú mục vào hơi thở, màu sắc đó trở thành trắng đục. Mặc dù là màu trắng, nhưng nếu bạn chỉ chú mục vào hơi thở, hơi thở sẽ trở thành định tướng và định tướng chính là hơi thở. Nếu hơi thở và định tướng là một, không khác biệt, khi bạn chú mục vào hơi thở thì bạn cũng chú mục vào định tướng, và khi bạn chú mục vào định tướng thì bạn cũng chú mục vào hơi thở. Và như thế, bạn hành thiền tốt và nghiêm túc.


Nếu định tướng trở nên vững bền và nếu bạn chỉ chú tâm vào định tướng của hơi thở (anapana nimitta), mà không chú tâm vào hơi thở nữa, tâm bạn trở nên tập trung vào định tướng lúc đó. Trong giai đoạn nầy, điều quan trọng là thiền sinh không nên tìm cách chuyển hóa định tướng. Bạn không nên tìm cách đẩy nó đi xa, hoặc làm cho nó thay đổi hình dạng. Nếu làm như thế, định lực của bạn sẽ không phát triển, và định tướng có thể sẽ biến mất.

Tuy nhiên, nếu định tướng hiện ra quá xa đối với lỗ mũi thì thiền sinh chưa có đủ lực để chuyển sang mức thiền định hơi thở (anapana jhana samadhi). Tại sao? Bởi vì đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc quán niệm hơi thở. Bản luận giải có đề cập rằng việc luyện tâm thiền định niệm hơi thở(anapanasati samadhi bhavana) chỉ hoàn tất khi nào tâm quán niệm được giữ tại nơi mà hơi thở chạm xúc với cơ thể. Khi thiền sinh chú định vào bên ngoài, xa lìa nơi chạm xúc, thì rất khó mà đạt vào tầng thiền định. Do đó, khi định tướng còn ở xa, thì thiền sinh không nên chú tâm vào nó, mà phải chú tâm vào hơi thở tại một nơi cố định. Từ từ, định tướng sẽ đến gần và hòa nhập vào hơi thở.

Khi định tướng có màu khói xám thì đó là sơ tướng (parikamma nimitta) trong trạng thái sơ định (parikamma samadhi). Nếu nó trở thành màu trắng như một nhúm bông gòn, đó là học tướng (uggaha nimitta). Đây là một trạng thái định khá cao. Nếu màu trắng nầy được vững bền, thiền sinh phải an định tâm và chú mục vào đó. Trong giai đoạn nầy, bạn không nên chú ý đến màu sắc của nó, mà chỉ chú tâm vào đó như là một loại định tướng mà thôi.


Thí dụ như một ly nước và có một hạt ngọc trai trong đó. Ta chỉ nhìn hạt trai, như thể đem tâm vào định tướng. Không nên điều tra, trạch vấn về Khổ, Vô thường, Vô ngã. Không cần biết nó nóng hay lạnh, cứng hay mềm, mà cũng không cần phân tích màu sắc của nó. Chỉ cần giữ tâm an định và chú mục vào định tướng. Làm như thế, dần dần định tướng sẽ chuyển từ màu trắng đục sang một màu chói sáng. Đây là tợ tướng (patibhaga nimitta). Nếu tâm vẫn giữ an định và chỉ chú mục vào định tướng khoảng 1 đến 2 giờ, hầu hết các thiền sinh đều có thể nhận rõ 5 thiền chi (jhananga) rất dễ dàng nếu họ phân tích chúng lúc đó. Năm thiền chi đó là:

  1. Tầm (vitakka): đem tâm hướng về định tướng,
  2. Tứ (vicara): bám sát vào định tướng,
  3. Hỷ (pity): ưa thích định tướng,
  4. Lạc (sukha): cảm giác an lạc, sung sướng khi tiếp xúc với định tướng,
  5. Nhất tâm (ekaggata): tập trung tâm về một điểm (đó là định tướng)
Cũng cần biết thêm ở đây là có khi thiền sinh không thể nhận rõ được năm thiền chi trên, là vì lúc đó, thiền sinh vẫn còn bị các triền cái (nivarana) ngăn che. Đó là:

  1. Tham dục (kamachanda)
  2. Sân hận (vyapada)
  3. Hôn trầm (thiramiddha)
  4. Trạo cữ (udhaccakukucca)
  5. Nghi ngờ (vicikiccha)
Thiền sinh phải duyệt xét từng triền cái một, để xem chúng còn vương vấn trong tâm trong lúc hành thiền hay không. Chúng cần phải được loại bỏ thì việc đắc thiền mới thành tựu.

Khi năm thiền chi đều cùng hiện diện đầy đủ, thiền sinh sẽ thấy ngay là mình đang vào tầng thiền thứ nhất (đệ nhất thiền), với tợ tướng là đề mục trong tâm, có tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Tiếp tục hành trì trong Nhất Thiền như thế khoảng 1 đến 2 giờ, rồi xuất thiền và duyệt lại năm thiền chi cho tường tận.


Trong các buổi thiền kế tiếp, thiền sinh tiếp tục ôn tập, và hành trì thuần thục trong tầng thiền thứ nhất. Có năm loại thuần thục:

  1. Thuần thục phân biệt: phải thuần thục trong việc phân biệt các thiền chi sau khi xuất thiền
  2. Thuần thục nhập định: phải thuần thục nhập thiền bất cứ lúc nào mà mình muốn
  3. Thuần thục quyết tâm: phải thuần thục giữ mức thiền trong suốt thời gian mà mình đã định trước
  4. Thuần thục xuất định: phải thuần thục xuất ra khỏi tầng thiền mỗi khi mình muốn
  5. Thuần thục xét duyệt: phải thuần thục xét duyệt các thiền chi. Tương tự như mục số 1.
Thiền sinh nên nhận thức rằng tầng thiền thứ nhất rất gần với năm triền cái - tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cữ, và nghi ngờ. Thiền sinh cũng nên nhận thức rằng các thiền chi Tầm và Tứ trong tầng thiền thứ nhất làm cho tầng thiền nầy không an định bằng tầng thiền thứ nhì. Vì thế, từ ước muốn rời bỏ hai thiền chi nầy và chỉ còn giữ thiền chi Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ nhì, vốn chỉ còn ba thiền chi: Hỷ, Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Nhị Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Sau đó, thiền sinh nhận thức rằng Hỷ cũng không đem lại an định, nên có ước muốn bỏ Hỷ, chỉ còn giữ lại Lạc và Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ ba, vốn chỉ còn hai thiền chi: Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Tam Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Sau đó, thiện sinh nhận thức rằng nếu cứ duy trì Lạc thì lại là một hình thức tham thủ vào cảm giác vui sướng. Cho nên, với ý định bỏ Lạc, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ tư. Lúc đó, hai thiền chi mới sẽ sinh ra: Xả và Niệm, thay thế Nhất Tâm. Lúc bấy giờ, thiền sinh ở trong trạng thái "xả niệm thanh tịnh", không còn câu chấp vào các cảm giác, và hơi thở trở nên nhẹ nhàng, hầu như tan biến. Tợ tướng trở nên rõ ràng, tròn sáng, quen thuộc, gần gũi, không xa lạ, và thiền sinh chú mục vào đó một cách nhẹ nhàng, bình thản. Sau khi vào được Tứ Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.


Thiền sinh nên tìm đọc bộ Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhi Magga) của Ngài Buddhaghosa, nhất là phần Niệm Hơi Thở trong chương VIII. Sau cùng, thiền sinh cũng cần nên biết rằng công phu hành thiền để đắc bốn tầng thiền như trên chỉ là một giai đoạn sơ khởi, tạo định lực bền vững, dùng đó để làm cơ sở phát triễn tuệ minh sát và tiến đến giải thoát. Trong tiến trình tu học, thiền sinh không nên dừng ở đó, mà cần phải tiếp tục nỗ lực hành trì các giai đoạn kế tiếp, như quán từ bi, quán niệm ân đức Phật, quán tứ đại, quán các sắc pháp, quán thân thể (32 bộ phận), quán các danh pháp, quán lý duyên sinh và các giai đoạn thanh lọc tâm.

Tóm tắt :

9X3kXD4.jpeg



Không có mô tả ảnh.
 
Sửa lần cuối:
Đôi khi chúng ta nghĩ: Đời này tôi đâu hại ai đâu, mà tại sao tôi lại bị hết bao nhiêu ấm ức, thất bại, khổ đau,... Sao đời lại bất công với tôi đến vậy? Tôi quá mất niềm tin vào cuộc đời. Tôi chưa đủ tốt hay sao? Còn muốn gì ở tôi nữa?... 1001 câu hỏi về sự hiện hữu và những gì của hiện tại khi mình so sánh với thiên hạ.

Không phải tới nay chúng ta mới thắc mắc, mà thời xưa người ta đã luôn tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó, đến khi đức Phật ra đời người ta đã hỏi những câu hỏi muôn thuở để được đức Phật giải đáp, và để người ta được quỳ ngưỡng trước trí tuệ của Ngài bằng cách thốt lên :
"...Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng."

Nếu thật sự trăn trở, quý vị có thể dành ít phút đọc qua 2 bài Tiểu kinh Nghiệp Phân biệt và đại kinh Nghiệp phân biệt, để nhớ rằng, cái chúng ta đang nói, cũng chỉ là ĐỜI NÀY mà thôi, còn đời xưa kiếp cũ, thì sao? Chúng ta có chắc chúng ta được tốt lành như bây giờ không?

Hãy dành thời gian suy ngẫm về điều đó, mong quý vị cũng nhớ tâm niệm câu kinh này của đức Phật để có niềm tin trong việc gieo thêm nhiều điều lành, cho tương lai tươi sáng hơn:

"Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu."

Thời đại internet, nếu quý vị có vấn đề thắc mắc hãy dùng internet tìm kiếm câu trả lời, hoặc nghe những vị giảng sư giảng những điều vô lý, thì nhớ, đó là ý của vị giảng sư, không phải ý giải của bậc trí tuệ tối thắng như đức Phật, một trí tuệ, một sức mạnh mà 1000 Putin, 1000 tổng thống Mỹ, Vua trời Đế Thích,.... tất thảy đều phải quy phục.
Nghiệp có cũ mới, cũ đã qua nhưng mới còn trong tay mình. Chúc quý vị vững lòng hướng thiện. Chúc lành, chúc an vui đến tất cả.

Link: Tiểu kinh nghiệp phân biệt: https://suttacentral.net/mn135/vi/minh_chau?lang=en...
và đại kinh nghiệp phân biệt: https://suttacentral.net/mn136/vi/minh_chau?lang=en...
Thêm kinh phân biệt này thuộc Kinh Tương ưng, thiên Nhân duyên về Nguồn gốc của luân hồi nữa: https://vdpzoom.com/trung/collected/12dk/paliv.php...

May be a graphic of text
 
NGAY CẢ KHI ĐANG LẮNG NGHE DIỆU PHÁP CŨNG KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG ĐẮC ĐẠO?
“Này các Tỳ kheo, có sáu phẩm chất, thì ngay cả khi đang lắng nghe Giáo Pháp tốt lành, một người cũng không khả năng bước vào ‘đạo lộ đã được định xong [gồm có] sự chân-chính trong những phẩm chất thiện lành’.
Sáu điều đó là gì? Khi Giáo Pháp và giới luật này đã được tuyên thuyết bởi Như Lai đang được giảng dạy,
(1) người đó không mong muốn nghe;
(2) người đó không lóng tai lắng nghe;
(3) người đó không thiết lập tâm mình để hiểu;
(4) người đó nắm bắt sai ý nghĩa;
(5) người đó vứt bỏ ý nghĩa; và
(6) người đó chọn cách-tin không phù hợp [với giáo lý].
AN6.88
 
Bằng 1 cách nào đó t đã lội hết 14 pages này để xem, tuy nó ko fai chủ đề t muốn nhưng nó lại có liên quan đến hơi thở là thứ t cần tìm
Không liên quan nhưng có cách nào m dùng hít thở để m re-balance lại cơ thể ko. T nhận thấy bản thân tại 1 số trường hợp có những lúc nỗi nóng hoặc dần mất kiểm soát khi bị đối phương trigger, hoặc bị công kích tại public (cuộc họp, đám đông) ... hay t muốn mình thật sự bình tâm trước khi ra 1 quyết định nào đó. Có thực sự có 1 phương pháp hít thở nào có thể kéo cơ thể lại điểm cân bằng ko (mà 1 cách tinh tế, ko ai nhận ra là m đang cố control body language của mình)
- Hiện t đang kết hợp mudras + các phương pháp hít thở 5-5-5, hay double inhaule, exhaule để cố kéo cơ thể lại, nhưng t nhận thấy khi thực hành qua thì nó lộ liễu vs kha khá mất thời gian
m có kinh nghiệm gì thì mong m chia sẻ
 
Bằng 1 cách nào đó t đã lội hết 14 pages này để xem, tuy nó ko fai chủ đề t muốn nhưng nó lại có liên quan đến hơi thở là thứ t cần tìm
Không liên quan nhưng có cách nào m dùng hít thở để m re-balance lại cơ thể ko. T nhận thấy bản thân tại 1 số trường hợp có những lúc nỗi nóng hoặc dần mất kiểm soát khi bị đối phương trigger, hoặc bị công kích tại public (cuộc họp, đám đông) ... hay t muốn mình thật sự bình tâm trước khi ra 1 quyết định nào đó. Có thực sự có 1 phương pháp hít thở nào có thể kéo cơ thể lại điểm cân bằng ko (mà 1 cách tinh tế, ko ai nhận ra là m đang cố control body language của mình)
- Hiện t đang kết hợp mudras + các phương pháp hít thở 5-5-5, hay double inhaule, exhaule để cố kéo cơ thể lại, nhưng t nhận thấy khi thực hành qua thì nó lộ liễu vs kha khá mất thời gian
m có kinh nghiệm gì thì mong m chia sẻ
“Không liên quan nhưng có cách nào m dùng hít thở để m re-balance lại cơ thể ko. T nhận thấy bản thân tại 1 số trường hợp có những lúc nỗi nóng hoặc dần mất kiểm soát khi bị đối phương trigger, hoặc bị công kích tại public (cuộc họp, đám đông)

Theo kinh nghiệm của t thì những lúc như vậy m nên nhận biết rõ bản thân đang ra sao. Cái đó rất quan trọng.

Vì cơn bực mình nó đến khi nhìn, nghe những thứ không vừa ý nó đến bất chợt và bản thân mình không kiểm soát được nó đến khi nào. Nhưng mình có thể kiểm soát được sẽ làm gì sau đó.

Khi m nhận ra bực mình thì có 3 cấp độ :
- Nghĩ trong đầu bực mình
- Tỏ ra thái độ, biểu hiện không đẹp
- Phun ra lời nói hoặc tin nhắn không hay

Cái đầu tiên thì có lẽ là đỡ nhất. Hai cái sau có vẻ không được hay lắm khi trước mặt người khác. Để không bộc phát thành 2 cái sau thì theo t m nên ghi nhận tâm trạng khi nghe lời khó nghe và nhìn cái khó chịu.
Trong đầu ghi nhận :” khó chịu, khó chịu, bực mình, bực mình, chỉ dừng lại ở cảm giác không đi xa hơn …”

Sau khi ghi nhận như vậy thì đồng thời lúc đó m cũng đã kiểm soát được miệng và thái độ chân tay. Không thế nào một người ghi nhận được làm như vậy là không nên nhưng vẫn vô tình phun ra được lời không hay. Đó là kinh nghiệm của t.


“... hay t muốn mình thật sự bình tâm trước khi ra 1 quyết định nào đó.

Còn trược hợp này thì t đơn thuần xem bản thân mình hít thở với tâm trạng nào và suy nghĩ như nhau :

- Khi làm điều này có lợi ích cho bản thân và ảnh hưởng người khác không
- Lường trước được kết quả và hậu quả
- Vạch ra lộ trình và bắt đầu từ bước đầu tiên.
 
“Không liên quan nhưng có cách nào m dùng hít thở để m re-balance lại cơ thể ko. T nhận thấy bản thân tại 1 số trường hợp có những lúc nỗi nóng hoặc dần mất kiểm soát khi bị đối phương trigger, hoặc bị công kích tại public (cuộc họp, đám đông)

Theo kinh nghiệm của t thì những lúc như vậy m nên nhận biết rõ bản thân đang ra sao. Cái đó rất quan trọng.

Vì cơn bực mình nó đến khi nhìn, nghe những thứ không vừa ý nó đến bất chợt và bản thân mình không kiểm soát được nó đến khi nào. Nhưng mình có thể kiểm soát được sẽ làm gì sau đó.

Khi m nhận ra bực mình thì có 3 cấp độ :
- Nghĩ trong đầu bực mình
- Tỏ ra thái độ, biểu hiện không đẹp
- Phun ra lời nói hoặc tin nhắn không hay

Cái đầu tiên thì có lẽ là đỡ nhất. Hai cái sau có vẻ không được hay lắm khi trước mặt người khác. Để không bộc phát thành 2 cái sau thì theo t m nên ghi nhận tâm trạng khi nghe lời khó nghe và nhìn cái khó chịu.
Trong đầu ghi nhận :” khó chịu, khó chịu, bực mình, bực mình, chỉ dừng lại ở cảm giác không đi xa hơn …”

Sau khi ghi nhận như vậy thì đồng thời lúc đó m cũng đã kiểm soát được miệng và thái độ chân tay. Không thế nào một người ghi nhận được làm như vậy là không nên nhưng vẫn vô tình phun ra được lời không hay. Đó là kinh nghiệm của t.


“... hay t muốn mình thật sự bình tâm trước khi ra 1 quyết định nào đó.

Còn trược hợp này thì t đơn thuần xem bản thân mình hít thở với tâm trạng nào và suy nghĩ như nhau :

- Khi làm điều này có lợi ích cho bản thân và ảnh hưởng người khác không
- Lường trước được kết quả và hậu quả
- Vạch ra lộ trình và bắt đầu từ bước đầu tiên.
t cảm ơn m vì vế tư vấn việc ra quyết định ha, việc dùng hệ quả truy ngược cũng là 1 cách tốt để sử dụng
Riêng cái vế kiểm soát cảm xúc trên, t vẫn chưa thật sự thoả trong lời hướng kia. Việc nhận thức được cảm xúc đó, rồi gọi tên cảm xúc đó ra (Gọi tên vấn đề trước khi giải quyết vấn đề) thì t nghĩ nó chính là phần chánh niệm ← phần này t nghĩ t hiểu tương đối ổn, cái chính là m đối mặt với các phản ứng cơ thể như thế nào tại trận địa ( đã bao giờ m giận rung người chưa, t chân m rung bần bật, hơi thở được đẩy dâng cao, hay thậm chí ngôn ngữ m nhanh lên rất nhiều dẫn đến nói vấp và vồ vập...) có thể cái t cần là 1 thủ thuật hay mẹo nào đó để có thể xử lý việc này ngay trực tiếp việc cơ thể phản ra các phản ứng dạng này, m biết góp ý thêm cho t
 
t cảm ơn m vì vế tư vấn việc ra quyết định ha, việc dùng hệ quả truy ngược cũng là 1 cách tốt để sử dụng
Riêng cái vế kiểm soát cảm xúc trên, t vẫn chưa thật sự thoả trong lời hướng kia. Việc nhận thức được cảm xúc đó, rồi gọi tên cảm xúc đó ra (Gọi tên vấn đề trước khi giải quyết vấn đề) thì t nghĩ nó chính là phần chánh niệm ← phần này t nghĩ t hiểu tương đối ổn, cái chính là m đối mặt với các phản ứng cơ thể như thế nào tại trận địa ( đã bao giờ m giận rung người chưa, t chân m rung bần bật, hơi thở được đẩy dâng cao, hay thậm chí ngôn ngữ m nhanh lên rất nhiều dẫn đến nói vấp và vồ vập...) có thể cái t cần là 1 thủ thuật hay mẹo nào đó để có thể xử lý việc này ngay trực tiếp việc cơ thể phản ra các phản ứng dạng này, m biết góp ý thêm cho t
Có chứ m, cũng có lúc t giận run người. Thường là t giận khi bị vu oan giá hoạ. Tất nhiên là tuỳ chuyện kiềm được, tuỳ chuyện không. Suy cho cùng giận rồi mình phun ra mấy câu khó nghe là dở rồi.
Nhưng mà nhiều khi ức quá mình có ác ý nói nặng lời, nói cho người ta đau đớn.

Còn việc nhận ra cơn giận đang có mặt thì m sẽ có thời gian quyết định làm gì tiếp theo !
Vấn đề là ở chỗ này :
- M sẽ có thời gian để cân nhắc nếu nói lên, hành động thì có hậu quả như thế nào
- Có thời gian quan sát lại người đối diện là ai.
- M sẽ có thời gian quyết định điều gì là phù hợp nhất vào thời điểm đó

Và suy cho cùng thì thật ra trên đời này không có câu nói nào đáng để mình khùng lên hết. Chỉ là câu nói thôi, mọi thứ nó đơn giản lắm chẳng qua là do mình nghĩ sâu xa.
Mà t thấy 99% những câu nói mà làm mình giận lên xuất phát từ hiểu lầm của người ta về mình và bản thân mình về câu nói.

Giận mà chửi lại người ta cũng giống như uống thuốc độc mà mong cho thằng kia chết. Còn cả 2 thằng tranh luận trong cơn giận giống như là cả 2 đang khuấy cục phân lên cho nó bốc mùi thêm. Nên là thôi, có thể nói, có thể giải quyết làm rõ vấn đề vào một thời điểm thích hợp, cả 2 đều bình tâm. Còn nếu phải nói thì không nên nói gì nặng lời lúc đó.
 
có thể TLDR 2 cuốn này ko m, t muốn thở đúng để ko dễ bị bệnh tật + luôn bơm đủ oxy để cơ thể luôn cân bằng
TLDR là gì nhỉ. Nếu đứng hít thử cũng vẫn dc, chẳng qua ngồi là tư thế phổ biến nhất.
 
TLDR là gì nhỉ. Nếu đứng hít thử cũng vẫn dc, chẳng qua ngồi là tư thế phổ biến nhất.
ah Too long, dont read, 1 dạng tóm tắt nhanh ý chính. Thường thì trước khi t đâm đầu vào đọc 1 tài liệu gì, t phải muốn biết nhanh nội dung chính của tài liệu t đang đọc hoặc ít nhất nắm mục lục thật sự (ko phải mục lục mà tác giả viết) nên t hay hỏi nhanh trước.
Vì t băn khoăn là t vẫn đang thở đây, tập là tập cái gì, và ý chính của cả cuốn sách mà tác giả muốn truyền đạt là gì trước khi t đâm đầu vào từng chi tiết
 
ah Too long, dont read, 1 dạng tóm tắt nhanh ý chính. Thường thì trước khi t đâm đầu vào đọc 1 tài liệu gì, t phải muốn biết nhanh nội dung chính của tài liệu t đang đọc hoặc ít nhất nắm mục lục thật sự (ko phải mục lục mà tác giả viết) nên t hay hỏi nhanh trước.
Vì t băn khoăn là t vẫn đang thở đây, tập là tập cái gì, và ý chính của cả cuốn sách mà tác giả muốn truyền đạt là gì trước khi t đâm đầu vào từng chi tiết
Ý chính vẫn là thực hành hơi thở.
Mục lục là từng bước và giai đoạn một cách chi tiết hơn chi tiết.

Ví dụ đứng thở thì sao, ngồi thở thì sao …hay những cách đối trị với tức giận, tham dục, buồn ngủ …
 
Ý chính vẫn là thực hành hơi thở.
Mục lục là từng bước và giai đoạn một cách chi tiết hơn chi tiết.

Ví dụ đứng thở thì sao, ngồi thở thì sao …hay những cách đối trị với tức giận, tham dục, buồn ngủ …
"Ví dụ đứng thở thì sao, ngồi thở thì sao …hay những cách đối trị với tức giận, tham dục, buồn ngủ …" nó có khác gì so với cách đối trị các loại cảm xúc như trong cuốn Hiểu về trái tim- Minh Niệm ko m
 
"Ví dụ đứng thở thì sao, ngồi thở thì sao …hay những cách đối trị với tức giận, tham dục, buồn ngủ …" nó có khác gì so với cách đối trị các loại cảm xúc như trong cuốn Hiểu về trái tim- Minh Niệm ko m
Minh Niệm t ko xem nên ko so sánh được m. Tất nhiên là thầy Minh Niệm thiên về “chữa lành” hơn là thiền đúng nghĩa.
 
t cũng quan tâm chủ đề này. Hơi thở trong thiền, cho t hỏi trường phải đạo phật zen ntn, có vẻ cug là thiền tông và được phương tây rất thích
 
t cũng quan tâm chủ đề này. Hơi thở trong thiền, cho t hỏi trường phải đạo phật zen ntn, có vẻ cug là thiền tông và được phương tây rất thích
Bên Tây chuộng 2 loại là thiền của Thiền Tông (Zen) và Thiền Vipassana.

Nhánh Vipassana thì được các học giả phương Tây chuộng và đào sâu hơn vì nó có lộ trình cụ thể, rõ ràng với những tài liệu đi kèm.

Ngoài ra thì Vipassana được xem như là Pháp Hành chính thống trong PGNT


Chi tiết thì :
https://xamvn.icu/r/thien-tong-so-voi-cac-nhanh-phat-giao-dai-thua.771370/
 
Top