Ka-52, tinh hoa trực thăng gunship Nga

Mỗi đợt tập kích của Ka-52 đều được mô tả là ‘chớp nhoáng và chính xác’, tận dụng lợi thế tốc độ và hệ thống cảm biến tiên tiến để tấn công mà không cho đối phương cơ hội phản ứng.

Trực thắng Ka 52.jpg
Trực thăng quân sự Kamov Ka-52 Alligator. Ảnh: united24media
Công nghệ làm nên ‘cá sấu bay’

Ka-52
là một biến thể hai chỗ ngồi của Ka-50, do Kamov Design Bureau phát triển. Trực thăng này sở hữu hàng loạt công nghệ tiên tiến.

Thiết kế hai cánh quạt quay ngược chiều đặc trưng của Kamov giúp tăng lực nâng, giảm kích thước tổng thể và tăng khả năng cơ động trong không gian hẹp.

Hệ thống radar Arbalet và cảm biến quang - hồng ngoại cho phép Ka-52 phát hiện mục tiêu cả ngày lẫn đêm, kể cả trong điều kiện thời tiết xấu.

Tên lửa chống tăng Vikhr và đạn S-8/S-13: Với tầm bắn lên đến 10km, tên lửa Vikhr có thể xuyên phá mọi loại giáp hiện đại, trong khi rocket không điều khiển giúp Ka-52 tấn công diện rộng nhanh chóng.

Hệ thống phòng vệ chủ động Vitebsk: Gồm các cảm biến cảnh báo radar, laser và tên lửa, cùng biện pháp gây nhiễu chủ động giúp tăng đáng kể khả năng sống sót trước tên lửa vác vai như Stinger hay Starstreak.

Hệ thống phóng ghế thoát hiểm K-37-800M, đây là một tính năng hiếm có ở trực thăng, cho phép phi hành đoàn thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp, tăng khả năng sống sót khi bị bắn hạ.

Trực thăng Ka 52 của Nga.jpg



Uy lực của trực thăng tấn công Ka-52M Nga trên chiến trường
[td]Máy bay trực thăng tấn công Ka-52M của quân đội Nga. (Nguồn: TASS)[/td]
Trực thăng Ka-52M, được biết đến với biệt danh “Alligator” (Cá sấu), được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại và khả năng tác chiến ban đêm, cho phép thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào mục tiêu đối phương, ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu.
Ka-52M được trang bị tổ hợp ngắm bắn quang điện tử thế hệ mới OES-52, radar chủ động V006 Rezets thế hệ mới, có thể phát hiện xe tăng địch từ khoảng cách 45km, máy bay chiến đấu từ khoảng cách 50km và máy bay trực thăng từ khoảng cách 20km.
Trực thăng có hệ thống phòng thủ được giới thiệu là đủ sức chống lại tất cả các loại tên lửa vác vai dẫn đường bằng hồng ngoại.
Ka-52M sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa và tác chiến điện tử L418 Monoblock, có khả năng tương tác với máy bay không người lái UAV bằng trí tuệ nhân tạo. Điều này cho phép máy bay có thể điều khiển các UAV trinh sát và tấn công.
“Một trong những cải tiến quan trọng đối với Ka-52 là sự tích hợp tên lửa chống tăng mới LMUR có tầm bắn khoảng 15km. Phi hành đoàn Ka-52 đã nhanh chóng tận dụng các cơ hội để phóng những vũ khí vượt xa phạm vi phòng không của Ukraine”, một báo cáo gần đây của Bộ Quốc phòng Anh nhận định. Theo đó, cải tiến này đã thể hiện một bước ngoặt đáng chú ý về khả năng chiến đấu của dòng trực thăng “Alligator”.
Cơ chế "bắn - quên" của tên lửa LMUR cho phép nó sử dụng hệ thống chỉ đường vệ tinh quán tính để tự bay tới mục tiêu mà không cần trực thăng chỉ đường trong cả hành trình. Điều này sẽ giúp trực thăng Ka-52 không phải đối mặt với rủi ro bay vào khu vực có thể bị lực lượng phòng không đối thủ tấn công.
Chủng loại vũ khí của trực thăng cũng đa dạng, gồm có tên lửa Ataka (tầm bắn 4 - 6km), Vikhr (8km), Vikhr-M (10km), LMUR (15km) và tên lửa hành trình Izdeliye 305 tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 25km mà không phải xâm nhập vào vùng tác chiến của hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn của đối phương.
 
con này đẹp, ngầu, trâu! trước bị bắn nát cánh đuôi vẫn về đc căn cứ!
con này cũng là con trực thăng duy nhất có ghế phóng cho phi công
 

Có thể bạn quan tâm

Top