Luận Tam Quốc – Truyện và Sử

Tốt nghiệp hết THCS - lớp 9 mà chuyên ngành khỉ gì. :vozvn (19): Dùng từ thiên hướng về thì còn hợp lí chút đỉnh, nhưng tôi không phải thiên hướng về triết, khẳng định như thế.
Xạo mày, cách mày nói chuyện không thể nào chỉ là lớp 9 được, khiêm tốn quá.
 
Có người nói câu này về Lưu Bang tao thấy rất chuẩn - Lưu Bang là bình dân và cũng là lưu manh. Là bình dân sẽ hiểu bình dân ntn, bình dân cần gì. Và cũng vì là lưu manh nên Lưu Bang biết cách xử sự làm sao mà thành công, kể cả bất chấp, rất thực tế, k khuôn sáo lãng mạn như cách thức của Hạng Vũ
Hạng Vũ là thành phần COCC đúng nghĩa luôn (họ Hạng là quí tộc nhiều đời), nên cách suy nghĩ + đối nhân xử thế theo kiểu bố đời và ảnh hưởng nặng Nho giáo.
 
.

Năm bé đọc cuốn Sử ký trên cái sách in màu nâu xì ấy, k nhớ ai dịch
Uk, câu chuyện ai giỏi hơn sẽ giống như kiểu so bó đũa chọn cột cờ. Thời Tam Quốc, với tao, Tháo là giỏi nhất, là cột cờ. Tất cả những người khác chỉ là bó đũa thôi
Thực ra việc xếp hạng này thì Tàu nó làm suốt, (Xam cũng bắt chước: Cho lên bảng phong thần).
Phong thần đợt đầu tiên: Đường Túc Tông lập Võ Miếu thờ Khương Tử Nha và 10 võ quan trong đó có Gia Cát Lượng: Tả ban: Bạch Khởi, Hàn Tín, Chư Cát Lượng, Lí Tịnh và Lí Tích; Hữu ban gồm Trương Lương, Điền Nhượng Thơ, Tôn Võ, Ngô Khởi, Nhạc Nghị.
Vua Đường Đức Tôn bổ sung thêm danh sách các vị danh tướng được thờ ở Võ Miếu lên thành 64 vị, lúc này Tam Quốc có thêm: Chu Du, Đặng Ngải, Quan Vũ, Trương Phi.
Càng về sau càng loạn, cuối đời Thanh thì chỉ còn Quan Vũ.
(Mấy ông như Tào Tháo, Lưu Bị thì xưng vương rồi nên không có trong danh sách)
 
Thực ra việc xếp hạng này thì Tàu nó làm suốt, (Xam cũng bắt chước: Cho lên bảng phong thần).
Phong thần đợt đầu tiên: Đường Túc Tông lập Võ Miếu thờ Khương Tử Nha và 10 võ quan trong đó có Gia Cát Lượng: Tả ban: Bạch Khởi, Hàn Tín, Chư Cát Lượng, Lí Tịnh và Lí Tích; Hữu ban gồm Trương Lương, Điền Nhượng Thơ, Tôn Võ, Ngô Khởi, Nhạc Nghị.
Vua Đường Đức Tôn bổ sung thêm danh sách các vị danh tướng được thờ ở Võ Miếu lên thành 64 vị, lúc này Tam Quốc có thêm: Chu Du, Đặng Ngải, Quan Vũ, Trương Phi.
Càng về sau càng loạn, cuối đời Thanh thì chỉ còn Quan Vũ.
(Mấy ông như Tào Tháo, Lưu Bị thì xưng vương rồi nên không có trong danh sách)
Nói thật sau này mới xếp Tháo vào bật kỳ tài, chứ trước đây ai cũng nói Tháo là trên che vua dưới đe chư hầu.
Nhưng toàn tập trung đời đầu không để ý đời sau, Tào Ngang, Tào Phi, Tào Thực, toàn nhân tài xuất chúng mà bị Tam Quốc Diễn nghĩa che mờ cả.
 
Tào Ngang thì chết trẻ (20 tuổi). K có gì để nói
Tào Phi, Tào Thực đều bình thường, k có gì quá nổi bật, thiên về thơ phú, có hoài bão (thực) nhưng k được lập, k giỏi quyền biến. Phi lại rất rất tầm thường. Duệ có tài nhưng xa hoa mà chết sớm. Đều k so được với Tháo
 
Nhà Tôn Kiên đều có tài nhưng giỏi nhất là Sách - bậc anh hùng cái thế, đội đá vá trời, người như Quyền chỉ biết bó gối ôm Giang Đông, thực k có gì nổi bật. K so với cha anh được
 
Cái dở của La Quán Trung là trong quá trình hư cấu, sáng tạo Tam Quốc Diễn Nghĩa, đã tôn vinh Khổng Minh lên cấp bậc thần nhân, có thể hô phong hoán vũ, thấu suốt tương lai. Nhiều độc giả ngày nay lại dùng con mắt hiện đại để đánh giá các nhân vật LỊCH SỬ thông qua một tác phẩm VĂN HỌC cách đây đã hơn 500 năm, dĩ nhiên sẽ khó chấp nhận những hư cấu kiểu như thế; dẫn đến việc họ chạy sang thái cực đối diện: anti những hư cấu đó, và thế là anti cả Khổng Minh lẫn nhà Thục (bên được La Quán Trung tung hô nhiều nhất)
Thực ra chính Khổng Minh lại là người thiệt thòi nhất chứ ko phải ai khác!
 
Lâu lâu được nghe câu chuẩn.
Có chuyện chép trong Tùy thư ntn - Lúc Sử Vạn Tuế đi bình định đất Thục qua mộ Gia Cát Lượng gặp 1 bia ghi mấy dòng
Vạn Tuế chi hậu, Thắng ngã giả quá thử
(Sử) Vạn Tuế đời sau, hơn ta đi qua đây.
Nghe chừng Lượng có tài chiêm tinh thì phải
Cái dở của La Quán Trung là trong quá trình hư cấu, sáng tạo Tam Quốc Diễn Nghĩa, đã tôn vinh Khổng Minh lên cấp bậc thần nhân, có thể hô phong hoán vũ, thấu suốt tương lai. Nhiều độc giả ngày nay lại dùng con mắt hiện đại để đánh giá các nhân vật LỊCH SỬ thông qua một tác phẩm VĂN HỌC cách đây đã hơn 500 năm, dĩ nhiên sẽ khó chấp nhận những hư cấu kiểu như thế; dẫn đến việc họ chạy sang thái cực đối diện: anti những hư cấu đó, và thế là anti cả Khổng Minh lẫn nhà Thục (bên được La Quán Trung tung hô nhiều nhất)
Thực ra chính Khổng Minh lại là người thiệt thòi nhất chứ ko phải ai khác!
 
Như tao bảo, đời Tùy Đường về trước, người ta so kẻ trung thần hay lắm tài với Gia Cát Lượng, so sự dũng mãnh với Quan Trương. Chắc người ta k tự nhiên so như thế
 
Như tao bảo, đời Tùy Đường về trước, người ta so kẻ trung thần hay lắm tài với Gia Cát Lượng, so sự dũng mãnh với Quan Trương. Chắc người ta k tự nhiên so như thế
So kẻ trung thần với Quan, tài giỏi với Lượng, và xấu xí như Trương.
Thật ra Trương Phi lại là danh họa và danh thư về thư pháp, hình như là 1 dòng thư pháp luôn thì phải. Chữ viết và vẽ tranh đẹp thì không thể nào lỗ mãng như Tam Quốc Diễn nghĩa phân tích được rùi.
 
Với tôi sự nghiệp lớn nhất của bậc hùng tài thao lược không phải phò chúa lập quốc. Mà sự nghiệp đó chính là làm sao an định thiên hạ nhanh chóng nhất, giảm thiểu máu xương sĩ tốt đổ xuống. Đem đến cuộc sống ổng định cho toàn thể quốc gia chứ không phục vụ riêng cho bất cứ một tham vọng cá nhân nào mưu cầu quyền lực thống trị.

Cũng như Lương nhìn thấy rõ bản chất của Lưu Bang là kẻ đại Lưu Manh, nhưng đem so sánh với tính hiếu chiến hung bạo ở Hạng Vũ => ông chọn phò Lưu Bang. Một phần vì Lưu Bang dù là tên vô lại nhưng ít nhất còn có những điểm mà khiến y sợ nhất định, và khi những điểm này bị động đến Lưu Bang biết cách lắng nghe lời khuyên của Mưu Thần, cái giỏi của Lương là lợi dụng đúng cái có thể lợi dụng để đem lại kết quả tốt đẹp nhất ở thời điểm bấy giờ. Đó là cuộc sống yên bình hậu chiến, dân chúng có thể an cư lạc nghiệp, không còn nạn binh đao.

Còn như Lượng dù đã nhìn thấy đại cục đã thất thế nhưng vì lí tưởng cá nhân, vì phục vụ tôn thờ cái gọi Trung Nghĩa chỉ nhằm không mang danh nhơ để muốn đời mà quên đi cái họa binh đao luôn chực chờ treo sẵn trên đầu bách tính cả 3 nhà. Xét ra cái lợi ích được đặt lên cao tột lúc ấy chính là lợi ích của chỉ một cá nhân hoặc MỘT NHÓM LỢI đất Thục Hán, nó chẳng đại diện cho toàn dân. Nếu Bị là người dùng nhân nghĩa để dương cao cờ nghĩa lập nên sự nghiệp, thì cái nhân nghĩa đó đã VÔ TÌNH bị chính những thứ mà nó đại diện cho làm cho sụp đổ. Đó gọi là mù quáng lao vào lửa như thiêu thân, nhưng thân này chẳng phải chỉ riêng bản thân kẻ gây ra phải chịu mà hàng vạn binh lính và bách tính vô tội phải hầu theo.

Không liên quan, nhưng tôi trích dẫn lại hình ảnh khúc cuối trong phim The Dark Knight của Christopher Nolan, khi Bat chấp nhận trở thành kẻ xấu bị săn đuổi để cho Harvey Dent trở thành hiệp sĩ trắng mà Gotham cần.

Và thêm một câu cuối: luận ANH HÙNG KHÔNG PHẢI Ở THÀNH BẠI, MÀ CỐT LÀ Ở VIỆC KẺ ĐÓ CÓ ĐEM ĐẾN VIỆC LỢI ÍCH THỰC SỰ CHO TẬP THỂ HAY KHÔNG. Còn lại, theo quan điểm Cá Nhân Của Riêng tôi => không đem đến được lợi ích cho tập thể rộng lớn cũng như CHO CHÍNH BẢN THÂN thì chưa đử chuẩn để xét làm ANH HÙNG.

Ngay từ lúc khởi nghiệp, chiêu bài của tập đoàn Tây Thục là "Trung hưng nhà Hán", từ đó tập hợp được 1 lực lượng lớn nhân sĩ còn trung thành với nhà Hán (theo truyền thống Nho giáo). Nên sống chết gì cũng phải thực hiện sứ mệnh này, chứ nếu tự lập 1 nước riêng rồi bãi binh, "tụ thủ bàng quang" thì chẳng khác nhổ vào mặt mình. Lưu Bị, hay GCL vướng mắc chính là do chiêu bài của mình dựng lên.
P/S: Còn thời loạn lạc như Tam Quốc mà nghĩ đến "thái bình, an cư lạc nghiệp" thì theo tao hơi phi thực tế. Khái niệm "Anh hùng" của mày không phù hợp với thời đại Tam Quốc.
 
Ngay từ lúc khởi nghiệp, chiêu bài của tập đoàn Tây Thục là "Trung hưng nhà Hán", từ đó tập hợp được 1 lực lượng lớn nhân sĩ còn trung thành với nhà Hán (theo truyền thống Nho giáo). Nên sống chết gì cũng phải thực hiện sứ mệnh này, chứ nếu tự lập 1 nước riêng rồi bãi binh, "tụ thủ bàng quang" thì chẳng khác nhổ vào mặt mình. Lưu Bị, hay GCL vướng mắc chính là do chiêu bài của mình dựng lên.
P/S: Còn thời loạn lạc như Tam Quốc mà nghĩ đến "thái bình, an cư lạc nghiệp" thì theo tao hơi phi thực tế. Khái niệm "Anh hùng" của mày không phù hợp với thời đại Tam Quốc.
Thực ra ở tất cả các thời kì xảy ra loạn lạc rồi quần hùng tranh thiên hạ, tất cả kẻ tranh thiên hạ đều muốn mưu cầu quyền lực riêng cho bản thân lẫn phe phái của mình thôi. Chỉ có rất rất ít những kẻ sĩ như Lương ở thời Hán, đem thực tài mà mang đến phúc cho bá tánh lương dân.

Về khái niệm Anh Hùng thì tôi đã nói rồi, đó là quan điểm riêng của cá nhân tôi.
 
So kẻ trung thần với Quan, tài giỏi với Lượng, và xấu xí như Trương.
Thật ra Trương Phi lại là danh họa và danh thư về thư pháp, hình như là 1 dòng thư pháp luôn thì phải. Chữ viết và vẽ tranh đẹp thì không thể nào lỗ mãng như Tam Quốc Diễn nghĩa phân tích được rùi.
Đính chính: "nóng tính" như Trương Phi, chứ không phải "xấu xí".
 
Thuận lưu thì bị cuốn trôi, không thể tự chủ. Nghịch lưu thì khi hết sức vẫy vùng, tức khắc chìm xuống đáy nước. Khôn khéo mà THOÁT RA KHỎI dòng sông, bước chân lên BỜ thì tự khắc đã có thể lập thành sự nghiệp.

vậy là thuận hay nghịch sớm muộn dòng sông cũng sẽ dìm chết.
nhưng hiện tại vẫn đang dưới sông dù sao vẫn có tôm, cá qua ngày.
còn bước chân lên bờ sao vẫn còn quá mông lung (phía sau vẫn còn vợ và con nhỏ), dù trong lòng lúc nào cũng muốn có sự nghiệp riêng mình
 
vậy là thuận hay nghịch sớm muộn dòng sông cũng sẽ dìm chết.
nhưng hiện tại vẫn đang dưới sông dù sao vẫn có tôm, cá qua ngày.
còn bước chân lên bờ sao vẫn còn quá mông lung (phía sau vẫn còn vợ và con nhỏ), dù trong lòng lúc nào cũng muốn có sự nghiệp riêng mình
Câu cá bắt tôm đâu nhất thiết phải dầm mình ngụp lặn nơi dòng sông. Hiểu được lẽ ấy thì còn lo gì khi chân đặt chân vào bờ không có cái ăn mà chết. Quan trọng là phải thấu xét, khi đã nắm rõ nắm chắc gốc rễ của sự việc thì tự tại như hình ảnh người đi trên đất bằng. Chúc ông bạn tìm được cái mình thật sự cần tìm.
 
@Cõi Mộng m viết nhiều mà nhiều cái t k biết tranh luận ntn cả nên nếu t k reply, thông cảm cho t
Không sao. Nói cho cùng những thứ tôi viết cũng chỉ là những ý kiến tư duy mang tính chủ quan của riêng một cá nhân thôi. Hi vọng ông sớm có thời gian rảnh, để chia sẻ với ae xam thêm nhiều kiến thức bao hàm những bài học kinh nghiệm từ lịch sử. Chúc ông thật nhiều sức khỏe. :big_smile:
 
Thế chia ba Thiên hạ
Chuyện Kinh Châu


Ở Kinh châu, sau khi Tào Tháo kiểm soát miền bắc (Nam quận và Giang Hạ quận), vị trí quan trọng nhất là nơi sông Cám ( và sông Hán đổ vào Trường Giang. Giữ được vị trí này sẽ khống chế con đường lưu thủy của toàn bộ Kinh Châu, nam có thể khống chế Hồ Nam ngày nay, Bắc có thể tấn công Trung Nguyên, tây có thể vào Ích Châu, Đông có thể uy hiếp Dương Châu. Đó là vị trí tứ bề thọ địch, nhưng cũng là bàn đạp để kinh dinh tứ phía. Bởi thế, không chỉ thời tam quốc là ngoại lệ, thời nào Trung Quốc phân liệt Giang Lăng – Tương Dương – Hạ Khẩu cũng là những chiến trường ác liệt.

Sau trận Xích Bích, Lưu Bị nhân danh Lưu Kỳ sai Vũ, Phi, Vân đánh 4 quận ở Nam Kinh Châu (Vũ Lăng, Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương – miền Hồ Nam ngày nay). Hồ Nam cận đại rất đông dân, lắm nhân tài nhưng thời đó nhân khẩu thưa thớt, rất nghèo, k có nhiều giá trị về mặt chiến lược. Trong thời điểm đó, Chu Du tiến chiếm Giang Lăng, buộc tào Nhân rút về Tương Dương.

Vị trí của Giang Lăng quá quan trọng nên Lưu Bị phải mượn Giang Lăng của Tôn Quyền (năm 209), nơi Quyền chiếm được sau 1 năm khổ chiến với Tào Nhân. Đổi lại Quyền nhận được nửa quận Giang Hạ của Bị. Bị nói là chiếm được Ích Châu sẽ trả. Thực chất Kinh châu của Triều đình nhà Hán, k phải của Bị cũng k phải của Quyền. Quyền cũng chẳng sở hữu Kinh châu để Bị mượn, chẳng qua Bị mượn là mượn thành Giang Lăng, thủ huyện của Nam Quận – quận trị của Kinh Châu. Nên mới có cái thuyết là mượn Kinh Châu. Thực chất chỉ có Giang Lăng mà thôi.
296587
Bản đồ Kinh Châu
Năm 214, Bị kiêm tính Ích Châu, lại khất chiếm được Lương Châu sẽ trả lại Giang Lăng. Quyền cay dái nên đem quân đánh Kinh Châu, chiếm 3 quân ở Tương Đông (Trường Sa, Linh Lăng Quế Dương). Bị đem quân sang đông, muốn giành lại 3 quận nhưng lúc đó Tháo chuẩn bị đánh Hán Trung, buộc Bị phải điều đình, “đổi” Nam Quận lấy 2 quận ở Tương Đông. Từ đó, đến lúc Quyền chiếm trọn Kinh châu, hình thành thế chân vạc ở Kinh châu – Tào Tháo giữ Nam Dương, bắc của 2 quận Nam Quận và Giang Hạ. Bị chiếm cứ 1 phầnNam Quận, Linh Lăng, Vũ Lăng. Quyền giữ 1 phần Giang Hạ, Trường Sa và Quế Lăng.


Được Ích châu

Dựa vào Long Trung đối của Lượng, năm 211, Bị đem quân vào Ích Châu lấy tiếng để giúp Lưu Chương – người đồng tông chống Chương Lỗ, nhưng thực chất là mưu chiếm Ích Châu. Bị dựa vào tay trong là Trương Tùng, Pháp Chính. Lực lượng Bị mang vào cũng k mạnh, chỉ có 1 vạn quân. Bị đóng quân 1 năm k tiến, cuối cùng kế hoạch bị lộ, Trương Tùng bị giết. 2 Lưu trở mặt đánh nhau.

Bị đánh chiếm Bạch Thủy rồi đem quân ra đánh Phù Thành, vây Lạc Thành (k phải Lạc Phượng). Chương sai người một mặt đánh Hà Manh, một mặt đem đại quân ra Lạc Thành phòng ngự. Phía sau đánh gấp ở Hà Manh chặn 2 đầu Lưu Bị. Sau vì quân Trương Nhiệm thiếu chuẩn bị lại bị Ngô Ý, Lý Nghiêm đầu hàng nên phải lui về giữ Lạc Thành. Quân Bị đánh mãi k được.

Hôm trước có thằng nào bảo Pháp chính lại chết ở Lạc thành, hay giỏi mà sao lại đánh mãi k thắng, thân chết ở đó. Đm, Lạc Thành là tấm khiên chắn cho Thành Đô, cùng Miên Trúc là tay phải tay trái của thủ phủ Ích Châu. Trương Nhiệm cầm 5 vạn quân ở đó, đừng nói là Lưu Bị có 1 vạn quân, dẫu có 3-4 vạn cũng chưa chắc đã làm gì nổi.
296588
Chiến dịch Ích Châu

Sau Bị phải gọi Trương Phi, Triệu Vân, Gia Cát Lượng kéo quân vào Ích Châu. Chia đường đánh 3 phía. Bị hạ được Lạc thành, hội quân vây Thành Đô. Bị lại có Mã Siêu đến hàng, đem quân vây chặt, sau Lưu Chương cùng thế, ra hàng.

Năm 215, Tháo chiếm Hán Trung, Trương Lỗ đầu hàng, Tháo lưu Trương Cáp, Hạ Hầu Uyên giữ Hán Trung còn mình rút về Bắc. Bị mang quân ra đánh chiếm Hán trung. Trận Định quân sơn, chém chết Hạ Hầu Uyên. Tháo mang quân đi lối Tà Cốc vào Xuyên giao phong, nhưng Bị nắm chắc, không ra đánh. Tháo phải bỏ về

Trận Hán Trung là đỉnh cao trong sự nghiệp của Lưu Bị và cũng là chiến thắng về mặt chiến lược của phe Thục. Đông Xuyên (Hán Trung) là nơi phên dậu chen chắn cho Tây Xuyên (Thục). Để mất đây thì bất cứ lúc nào cũng có thể bị đánh vỗ mặt. Có người quy công lao toàn bộ cho Pháp Chính, nhưng quả thật là cả Lượng và Bị đều hiểu rằng đây là vị trí bắt buộc phải lấy và giữ bằng được – là đầu mối cốt yếu cho sự tồn tại của Thục Hán.

Chiến dịch Tương Dương – Phàn Thành và Mất Kinh Châu

Chiến dịch Tương Dương – Phàn Thành là một chiến dịch quan trọng của giai đoạn Tam Quốc. Bởi vì chiến dịch này mà Thục mất hoàn toàn Kinh Châu, Ngô dành được 1 địa bàn quan trọng.
Năm 218, Bị chiếm được Hán Trung. Năm sau, Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu phát động thế công vào địa bàn phía nam của lãnh thổ Tào Ngụy, với mục tiêu là Tương Dương – Phàn Thành rồi từ đó chiếm Nam Dương, rồi đánh vào Lạc Dương – Hứa Đô.

Năm 219, Vũ đem quân đánh lên Tương Dương – Phàn thành – 2 thành cách nhau 1 dòng sông Hán thủy. Tào nhân bị vây, Tháo sai Vu Cấm, Bàng Đức dẫn quân tiếp ứng. Cấm đóng quân chỗ trũng định làm thế ỷ dốc với Nhân. Năm ấy mùa hè nước sông Hán dâng cao, 7 quân doanh của Cấm bị ngập trong nước, Vũ nhân đó đánh tan bắt sống được Cấm, giết Bàng Đức.

Tháo sai Từ Hoảng đến cứu Tương – Phàn. Đồng thời do mâu thuẫn về cả mặt cá nhân và chiến lược, Quyền sai người xin hòa với Tháo, hứa đem quân đánh mặt đông. Sau đó Tháo tiếp tục tăng quân cho mặt trận phía Nam. Hoảng dùng kế nghi binh đánh tan quân Vũ. Trước đó, Lục Tốn – Lã Mông đã ngược dòng Trường Giang đánh chiếm được 2 thành Công An và Giang Lăng. Vũ thua trận rút về nhưng k còn chỗ để về, bị quân Ngô bắt và giết chết. Lưu Bị mất hoàn toàn Kinh châu.
296590
Chiến dịch Tương - Phàn

2 năm sau (222) Bị dẫn quân đánh Kinh Châu nhằm cướp lại từ tay Đông Ngô, nhưng thua tan nát trước quân Ngô tại Hào Đình. Bị thua trận, uất ức lại thêm phát bệnh mà chết

Trận Kinh châu cho thấy tài năng của Vũ chỉ là tướng đánh trận, không phải đại tướng. Đồng thời làm những người như Lục Tốn, Từ Hoảng lưu danh sử sách. Trận đánh này cũng cho thấy sự sai lầm chiến lược của Lưu Bị khi không tăng quân tiếp viện cho Quan Vũ hay phát động thế công vào Quan Trung nhằm tạo gọng kềm như Long Trung Đối.

Trận Tương Dương – Phàn Thành kết thúc, thế chia ba chính thức được hình thành. Thục yếu nhất và không còn lực lượng để có thể tranh giành Trung Nguyên. Ngô đã chiếm được địa bàn quan trọng đủ để khống chế toàn bộ miền Nam. Và sau trận đánh này về cơ bản cho đến khi Tây Tấn thống nhất, lãnh thổ của 3 nước gần như không hề thay đổi.
 
Muốn cai trị thiên hạ, phải được ông trời giao phó "thiên mệnh", mà người nào không có đức, ông trời cũng có quyền tước đi "thiên mệnh" ấy, gọi là "cách mệnh". Nếu một bậc quân vương vô đạo, hoặc các giấu hiệu thiên nhiên chống lại ông ta (hạn hạn, mất mùa, dịch bệnh, cướp bóc, đói nghèo...) người dân có quyền nổi dậy và tước lấy thiên mệnh ấy, giao phó cho một người có đức.

Vì vậy, mọi quân vương đều phải cố gắng làm tròn trách nhiệm này bằng đạo đức hoặc ít nhất là tỏ ra như thế.

Theo lý thuyết là vậy, vì vậy nhờ Nho Giáo, bất kỳ một dân tộc nào, một sắc dân nào, nếu có Đức, có đủ khả năng nhận lãnh trách nhiệm "thiên mệnh" thì đều có thể làm chủ "thiên hạ", dù đó có là người Hán, người Mãn hay người Mông, vì thế con ông cháu cha cũng là không phải, nó lại càng xem nhẹ dòng máu, xuất xứ. Vì thế nên vùng đất này càng ngày càng phình to ra vì nó cho phép quy nạp bất kỳ sắc dân, chủng tộc, văn hóa nào vào bên trong nó chỉ với yêu cầu duy nhất: Quy phục ngôn ngữ thiên mệnh này.

It ra trên lý thuyết của Nho Giáo, sự cai trị của một bậc quân vương nó được hình thành từ đạo đức, không dòng máu, cũng không cần quan trọng sắc tộc. (Nhưng thực tế thì nhà nước nào cũng được đảm bảo bởi quân đội và bạo lực.)
 
Muốn cai trị thiên hạ, phải được ông trời giao phó "thiên mệnh", mà người nào không có đức, ông trời cũng có quyền tước đi "thiên mệnh" ấy, gọi là "cách mệnh". Nếu một bậc quân vương vô đạo, hoặc các giấu hiệu thiên nhiên chống lại ông ta (hạn hạn, mất mùa, dịch bệnh, cướp bóc, đói nghèo...) người dân có quyền nổi dậy và tước lấy thiên mệnh ấy, giao phó cho một người có đức.

Vì vậy, mọi quân vương đều phải cố gắng làm tròn trách nhiệm này bằng đạo đức hoặc ít nhất là tỏ ra như thế.

Theo lý thuyết là vậy, vì vậy nhờ Nho Giáo, bất kỳ một dân tộc nào, một sắc dân nào, nếu có Đức, có đủ khả năng nhận lãnh trách nhiệm "thiên mệnh" thì đều có thể làm chủ "thiên hạ", dù đó có là người Hán, người Mãn hay người Mông, vì thế con ông cháu cha cũng là không phải, nó lại càng xem nhẹ dòng máu, xuất xứ. Vì thế nên vùng đất này càng ngày càng phình to ra vì nó cho phép quy nạp bất kỳ sắc dân, chủng tộc, văn hóa nào vào bên trong nó chỉ với yêu cầu duy nhất: Quy phục ngôn ngữ thiên mệnh này.

It ra trên lý thuyết của Nho Giáo, sự cai trị của một bậc quân vương nó được hình thành từ đạo đức, không dòng máu, cũng không cần quan trọng sắc tộc. (Nhưng thực tế thì nhà nước nào cũng được đảm bảo bởi quân đội và bạo lực.)
Mày nói có thể không sai, nhưng chưa hiểu lắm ý của mày. Thứ nữa, mày lại k hiểu hết giai đoạn Hán - Tấn Nam Bắc Triều.
Giai đoạn này là một giai đoạn đặc biệt của lịch sử Trung Quốc. Đặc biệt ở chỗ người ta đặc biệt coi trọng môn hộ. Chơi với nhau dựa trên môn hộ, ra làm quan dựa trên gia thế. Có câu - Lên xe không ngã làm trước tác (trước tác lang), trong người có bệnh làm bí thư (bí thư lang) - để miêu tả những người trong các gia đình thế tộc, chỉ cần ra làm quan đã có thể làm quan lớn. Đó là điều mà các giai đoạn khác không bao giờ có
 
Vì người ta coi trọng môn hộ, nên nếu như những người như Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, anh em Viên Thiệu - Viên Thuật không có gia thế thì k bao giờ có bàn đạp để tranh thiên hạ cả
Mày có thể ngắn gọn ý của mày được không?
 
Top