Luận Tam Quốc – Truyện và Sử

Thời của Trương Lương, Phạm Tăng , Hạng Vũ, Lưu Bang cũng không kém gì thời của Tào Tháo, Lưu Bị đâu tiếc là sử sách rời rạc, khó làm thành phim nên các mày không biết thôi. Tao được may mắn đọc khá đầy đủ từ thời điểm Tần gần sụp đổ đến lúc Hán cao tổ lên ngôi. Lã Hậu phải nói là tàng bạo hơn Võ Hậu x1000 lần :too_sad: nhưng phải biết câu chuyện thì mới cảm thông dc.
 
T rất đồng tình vs quan điểm cần phải có tranh luận của mày vì khi tham gia vào tranh luận thì ít nhiều mỗi người sẽ đều rút ra được 1 lượng kiến thức nhất định cho bản thân, khổ nỗi t bị ra mồ hôi tay viết nó bị nhảy chữ nên t rất ngại viết
T rất thích những bài viết về lịch sử của
Tặng mày ngàn like ủn mông mày viết tiếp
:D
 
Thời của Trương Lương, Phạm Tăng , Hạng Vũ, Lưu Bang cũng không kém gì thời của Tào Tháo, Lưu Bị đâu tiếc là sử sách rời rạc, khó làm thành phim nên các mày không biết thôi. Tao được may mắn đọc khá đầy đủ từ thời điểm Tần gần sụp đổ đến lúc Hán cao tổ lên ngôi. Lã Hậu phải nói là tàng bạo hơn Võ Hậu x1000 lần :too_sad: nhưng phải biết câu chuyện thì mới cảm thông dc.
Nếu tao viết xong Tam quốc, tao sẽ viết về chiến tranh Hán Sở. Tao thật ra thích tìm hiểu chiến tranh Hán sở hơn. Năm bé tao đọc Sử ký, giờ vẫn mê. Văn phong của Trần Thọ thua xa Tư Mã Thiên...
 
Đúng rồi, cảm thấy la quán trung viết dìm hàng rất nhiều nv chứ ko riêng gì chu du, ấn tượng nhất ở chu du là uống 3 canh rượu mà vẫn nghe ra nhạc công đánh đàn cầm sai nhịp, tài hoa văn võ phi thường.
Tao vẫn bảo ngta khen thì khen GCL quá, chê cũng chê GCL quá. Với tao Chu Du, Lỗ Túc dẫu giỏi vẫn k bằng GCL được. Tam quốc chí có nói 1 đoạn của Bùi Tùng Chi về Lượng, tao tâm đắc mãi
"Cứ như hiểu biết của Gia Cát Lượng, há chẳng tự xét rõ phận mình ư? Cao giọng ngâm nga đợi thời cơ đến, ý nguyện biểu hiện giữa ngôn từ, chí khí chất chồng, đã định rõ từ lúc ban đầu. Nếu để Lượng dạo bước Trung Hoa, như rồng bay lên, há đông đảo kẻ sỹ Trung nguyên có thể nhấn chìm Lượng được sao! Quy phục Nguỵ thị, thi triển tài năng, tin rằng chẳng phải Trần Trường Văn (Quần), Tư mã Trọng Đạt (Ý) có thể bay liệng được" và câu " tử Gia Cát năng tẩu sinh Trọng Đạt"
Lượng đầu quân sai chỗ, ủng lập nhầm người. Lại nói lúc Lượng đến với Bị thế cục ở Trung Nguyên đã qua mất rồi. Đấy là vừa đến nhầm người và đến nhầm thời. Nhưng người ta khen Vũ anh dũng mà trung nghĩa, Lượng trước sau vẫn không quên nhà Hán, biết chẳng thể thay đổi mà vẫn phò Lưu diệt Tào, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, thế thì Vũ cũng chẳng hơn.
 
Nếu tao viết xong Tam quốc, tao sẽ viết về chiến tranh Hán Sở. Tao thật ra thích tìm hiểu chiến tranh Hán sở hơn. Năm bé tao đọc Sử ký, giờ vẫn mê. Văn phong của Trần Thọ thua xa Tư Mã Thiên...
T đọc Bản dịch Sử Ký của cụ Phan Ngọc, cụ ngoài là dịch giả còn là nhà văn, nhà nghiên cứu và học chứ Hán từ nhỏ. Nên bản dịch cũng nhờ đó hay hơn. Sau có thằng cu gì dịch lại (dịch thêm các phần cụ không dịch) thấy Pr rầm rộ hơn cái này hơn cái nọ, nhưng giữa lúc Tàu đang gây hấn và giọng điệu của kẻ đi sau như thế nên t ko quan tâm. Có Hán Sở tranh hùng, Tây Sở Bá Vương cả tiểu thuyết và phim, nhưng không kinh điển bằng.
Vụ Chu Du thì sau Xích Bích (mà người đời thường bảo thắng chủ yếu do địa lợi, quân Ngô giỏi thủy chiến hơn quân Ngụy) thì cũng không có thêm trận nào ra trò, nuôi binh rồi bệnh chết sớm. Tất nhiên thắng được quân Ngụy đông hơn bằng liên hoàn kế thì giỏi thật, nhưng chết trẻ và không mở mang thêm được bờ cõi, lại bị LQT đì nên đời sau hiểu nhầm.
Cứ so sánh thì sẽ khó có hồi kết.
 
Tao vẫn bảo ngta khen thì khen GCL quá, chê cũng chê GCL quá. Với tao Chu Du, Lỗ Túc dẫu giỏi vẫn k bằng GCL được. Tam quốc chí có nói 1 đoạn của Bùi Tùng Chi về Lượng, tao tâm đắc mãi
"Cứ như hiểu biết của Gia Cát Lượng, há chẳng tự xét rõ phận mình ư? Cao giọng ngâm nga đợi thời cơ đến, ý nguyện biểu hiện giữa ngôn từ, chí khí chất chồng, đã định rõ từ lúc ban đầu. Nếu để Lượng dạo bước Trung Hoa, như rồng bay lên, há đông đảo kẻ sỹ Trung nguyên có thể nhấn chìm Lượng được sao! Quy phục Nguỵ thị, thi triển tài năng, tin rằng chẳng phải Trần Trường Văn (Quần), Tư mã Trọng Đạt (Ý) có thể bay liệng được" và câu " tử Gia Cát năng tẩu sinh Trọng Đạt"
Lượng đầu quân sai chỗ, ủng lập nhầm người. Lại nói lúc Lượng đến với Bị thế cục ở Trung Nguyên đã qua mất rồi. Đấy là vừa đến nhầm người và đến nhầm thời. Nhưng người ta khen Vũ anh dũng mà trung nghĩa, Lượng trước sau vẫn không quên nhà Hán, biết chẳng thể thay đổi mà vẫn phò Lưu diệt Tào, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, thế thì Vũ cũng chẳng hơn.
Nếu đánh giá tổng quát về mọi mặt, chính trị, ngoại giao, nội sự, trị binh, dùng binh... thì Lượng đa tài hơn, nhưng đi sâu về 1 mặt nào đó tao thấy cũng ko hơn đc Lỗ Túc, Chu Du...
Về tài dùng binh Chu Du hơn Lượng, về chính trị, ngoại giao, tầm nhìn thì Lỗ Túc cũng ngang cơ Lượng... cái thế chân vạc chia 3 thiên hạ chính Lỗ Túc cũng nhìn ra , thậm chí còn nhìn ra trước GCL cơ...
 
Nếu đánh giá tổng quát về mọi mặt, chính trị, ngoại giao, nội sự, trị binh, dùng binh... thì Lượng đa tài hơn, nhưng đi sâu về 1 mặt nào đó tao thấy cũng ko hơn đc Lỗ Túc, Chu Du...
Về tài dùng binh Chu Du hơn Lượng, về chính trị, ngoại giao, tầm nhìn thì Lỗ Túc cũng ngang cơ Lượng... cái thế chân vạc chia 3 thiên hạ chính Lỗ Túc cũng nhìn ra , thậm chí còn nhìn ra trước GCL cơ...
Chu Du tao k đánh giá quá cao tài cầm quân, bảo hơn Lượng thì chưa chắc. Cái tao đánh giá cao nhất ở Du và Túc là tầm nhìn chiến lược. Du, Túc và Lượng đều là kẻ biết việc, nên cách nhìn là giống nhau. Nhưng tầm nhìn của kẻ phục vụ người có cả Giang Đông, một mình nửa mảnh giang sơn, với người phục vụ người mà một huyện đóng chân cũng chẳng có sao mà giống nhau được. Có được Lượng, Bị có được một quốc gia, k có Du, Túc Giang Đông vẫn là của Quyền. Trong mắt tao, thời Tam Quốc k có ai có vai trò như Lượng cả (Tất nhiên là k so với Tào Tháo rồi)
 
Tao vẫn bảo ngta khen thì khen GCL quá, chê cũng chê GCL quá. Với tao Chu Du, Lỗ Túc dẫu giỏi vẫn k bằng GCL được. Tam quốc chí có nói 1 đoạn của Bùi Tùng Chi về Lượng, tao tâm đắc mãi
"Cứ như hiểu biết của Gia Cát Lượng, há chẳng tự xét rõ phận mình ư? Cao giọng ngâm nga đợi thời cơ đến, ý nguyện biểu hiện giữa ngôn từ, chí khí chất chồng, đã định rõ từ lúc ban đầu. Nếu để Lượng dạo bước Trung Hoa, như rồng bay lên, há đông đảo kẻ sỹ Trung nguyên có thể nhấn chìm Lượng được sao! Quy phục Nguỵ thị, thi triển tài năng, tin rằng chẳng phải Trần Trường Văn (Quần), Tư mã Trọng Đạt (Ý) có thể bay liệng được" và câu " tử Gia Cát năng tẩu sinh Trọng Đạt"
Lượng đầu quân sai chỗ, ủng lập nhầm người. Lại nói lúc Lượng đến với Bị thế cục ở Trung Nguyên đã qua mất rồi. Đấy là vừa đến nhầm người và đến nhầm thời. Nhưng người ta khen Vũ anh dũng mà trung nghĩa, Lượng trước sau vẫn không quên nhà Hán, biết chẳng thể thay đổi mà vẫn phò Lưu diệt Tào, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, thế thì Vũ cũng chẳng hơn.
Hoàn toàn đồng ý. Tôi chỉ thêm vào quan điểm cá nhân của riêng mình như vầy:

Có thể ví Lượng như Phạm Tăng, chọn lựa không đúng người mang trên mình đế nghiệp, và khi đã nhận ra điều đó cũng không cam chịu thức thời mà vui thú tiêu dao.

Nếu như cả 2 bậc nhân tài này vì lí tưởng riêng mà không phò và KHÔNG CHỊU PHÒ ĐÚNG KẺ MANG TRÊN THÂN PHƯỚC BÁO CỦA BẬC ĐẾ VƯƠNG, mà chịu thức thời thanh nhàn hưởng lạc. Thì cuộc chiến Hán - Sở lẫn Tam Quốc Phân Tranh đã có thể kết thúc sớm hơn. Máu xương của những kẻ vô tội đã không chồng chất dày thêm, bớt đi nhiều gia đình phải chịu cảnh sinh ly tử biệt v.v...

Nói đi thì cũng phải nói lại, cũng nhờ những nhân vật như thế mà trải qua sông dài lịch sử, hậu nhân mới có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm được tiền nhân đánh đổi bằng máu xương/thân mạng, bằng thống hận bi phẫn, bằng thân gia ly tán v.v... Nhưng không biết sẽ có được bao người đủ sáng suốt để không bước vào lối mòn của tiền nhân.

Thói thường ở đời, sự nổi bật và được tôn sùng của một vài cá nhân được đánh đổi điểm tô bằng muôn trùng khổ cảnh của vô số cá nhân khác, RẤT HIẾM KHI CÓ NHỮNG BẬC VĨ NHÂN KHÔNG BƯỚC LÊN TRÊN XƯƠNG MÁU NHÂN LOẠI MÀ ĐƯỢC TÔN VINH KÍNH NGƯỠNG. Nếu đem tất cả ra so sánh sẽ thấy rõ được tỷ lệ thiên lệch ấy là sự thật.

Cổ như vậy, Kim vẫn thế.
 
mình đang tính lập nghiệp, vậy ráng phải sống như lưu bị sao? pro cho chút để mở mang đầu óc với
Thuận lưu thì bị cuốn trôi, không thể tự chủ. Nghịch lưu thì khi hết sức vẫy vùng, tức khắc chìm xuống đáy nước. Khôn khéo mà THOÁT RA KHỎI dòng sông, bước chân lên BỜ thì tự khắc đã có thể lập thành sự nghiệp.
 
Hoàn toàn đồng ý. Tôi chỉ thêm vào quan điểm cá nhân của riêng mình như vầy:

Có thể ví Lượng như Phạm Tăng, chọn lựa không đúng người mang trên mình đế nghiệp, và khi đã nhận ra điều đó cũng không cam chịu thức thời mà vui thú tiêu dao.

Nếu như cả 2 bậc nhân tài này vì lí tưởng riêng mà không phò và KHÔNG CHỊU PHÒ ĐÚNG KẺ MANG TRÊN THÂN PHƯỚC BÁO CỦA BẬC ĐẾ VƯƠNG, mà chịu thức thời thanh nhàn hưởng lạc. Thì cuộc chiến Hán - Sở lẫn Tam Quốc Phân Tranh đã có thể kết thúc sớm hơn. Máu xương của những kẻ vô tội đã không chồng chất dày thêm, bớt đi nhiều gia đình phải chịu cảnh sinh ly tử biệt v.v...

Nói đi thì cũng phải nói lại, cũng nhờ những nhân vật như thế mà trải qua sông dài lịch sử, hậu nhân mới có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm được tiền nhân đánh đổi bằng máu xương/thân mạng, bằng thống hận bi phẫn, bằng thân gia ly tán v.v... Nhưng không biết sẽ có được bao người đủ sáng suốt để không bước vào lối mòn của tiền nhân.

Thói thường ở đời, sự nổi bật và được tôn sùng của một vài cá nhân được đánh đổi điểm tô bằng muôn trùng khổ cảnh của vô số cá nhân khác, RẤT HIẾM KHI CÓ NHỮNG BẬC VĨ NHÂN KHÔNG BƯỚC LÊN TRÊN XƯƠNG MÁU NHÂN LOẠI MÀ ĐƯỢC TÔN VINH KÍNH NGƯỠNG. Nếu đem tất cả ra so sánh sẽ thấy rõ được tỷ lệ thiên lệch ấy là sự thật.

Cổ như vậy, Kim vẫn thế.
So sánh người với người cũng như so sánh cầu thủ này với cầu thủ kia, hay vĩ nhân này với vĩ nhân nọ.
Tất cả đều không nhất quán và thống nhất được quan điêm đâu.
Tao chỉ thấy hay nhất là những người đó có tài chỗ nào và yếu chổ nào, phân tích vào thì hay hơn.
Như GCL nếu về Giang Đông hay Hà Bắc há chẳng phải thống nhất cả TQ thời đó hay sao? Nhưng lại bị lẽ thường tình che mắt mà phò Lưu Bị như câu "Tào Tháo ngụy thiên tử lệnh chư hầu", không thực tế kiểu người Khựa thời hiện đại là : ai là chủ tốt hay xấu không quan trọng bằng chủ trả nhiều tiền.
 
Mấy bố thần tượng Lượng quá chứ mỗi nước ai chẳng có người tài.Xét về tài năng Lượng,Thống,Ý còn phải xách dép cho Quách Gia.
 
Nhưng lại bị lẽ thường tình che mắt mà phò Lưu Bị như câu "Tào Tháo ngụy thiên tử lệnh chư hầu", không thực tế kiểu người Khựa thời hiện đại là : ai là chủ tốt hay xấu không quan trọng bằng chủ trả nhiều tiền.
Tôi thì không đồng ý điểm này lắm. Có điều chỉ ra tại đây thì hơi dài và thêm một điểm nữa không đúng thời điểm lẫn địa điểm => Thuyết Phi Thời Thành Ra Phi Thuyết.
 
Tôi thì không đồng ý điểm này lắm. Có điều chỉ ra tại đây thì hơi dài và thêm một điểm nữa không đúng thời điểm lẫn địa điểm => Thuyết Phi Thời Thành Ra Phi Thuyết.
Chủ yếu GCL nhìn ra Tào Tháo sẽ thống nhất Trung Nguyên nhưng lại theo phò Lưu Bị, rõ ràng là theo cảm tính đúng không?
Lại nhìn thấy Đông Ngô không thể ra khỏi đất Giang Đông nên không theo về Đông Ngô đi theo GC Cẩn thì nhìn ra Lưu Bị chỉ thằng tay trắng rõ ràng vẫn đi theo.
Nhưng tao vừa tình cờ đọc 1 bài viết, ghi là mộng của GCL là phò người từ tay trắng làm vương 1 cõi, nên ông ta có chí hướng như vậy cũng ok.
Giống người thích lập nghiệp từ tay trắng, chứ không thích thừa hưởng gia sản có sẵn. --> theo hướng này ok nhất.
 
Bởi thế cho nên cmt của tôi mới nói, nếu là người thức thời và có lí tưởng thực sự, thì khi biết người không thể mang trách nhiệm Quân Vương trên vai đến thỉnh mời nên từ chối, nếu thấy kẻ chắc chắn đạt được thiên hạ mà "đạo bất đồng bất tương vi mưu" thì hãy vui thú điền viên => tránh cho cảnh sinh linh đồ thán.

Đó là cái mà hậu thế cần học hỏi và rút tỉa kinh nghiệm: Không xem người khác như là quân cờ mà coi thường sinh mạng, không được phép biến bản thân trở thành quân cờ cho kẻ khác mà thành kẻ tiếp tay tạo nên cảnh trạng "Thây chất thành núi, Máu đổ thành sông". Tài giỏi mà vô Đức - Dù chỉ trong một Ý NIỆM VI TẾ - há có thể làm tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.
Chủ yếu GCL nhìn ra Tào Tháo sẽ thống nhất Trung Nguyên nhưng lại theo phò Lưu Bị, rõ ràng là theo cảm tính đúng không?
Lại nhìn thấy Đông Ngô không thể ra khỏi đất Giang Đông nên không theo về Đông Ngô đi theo GC Cẩn thì nhìn ra Lưu Bị chỉ thằng tay trắng rõ ràng vẫn đi theo.
Nhưng tao vừa tình cờ đọc 1 bài viết, ghi là mộng của GCL là phò người từ tay trắng làm vương 1 cõi, nên ông ta có chí hướng như vậy cũng ok.
Giống người thích lập nghiệp từ tay trắng, chứ không thích thừa hưởng gia sản có sẵn. --> theo hướng này ok nhất.
 
Nếu tao viết xong Tam quốc, tao sẽ viết về chiến tranh Hán Sở. Tao thật ra thích tìm hiểu chiến tranh Hán sở hơn. Năm bé tao đọc Sử ký, giờ vẫn mê. Văn phong của Trần Thọ thua xa Tư Mã Thiên...
T cũng rất thích thời Hán Sở
Người mà t ngưỡng mộ nhất chính là Hạng Vũ, tất nhiên t cũng biết rõ những ưu nhược điểm của ông ấy, t phục cái ý chí của ông ấy dám nghĩ dám khát vọng dám làm đúng là Anh hùng tạo thời thế
Còn người t kính trọng nhất là Trương Lương
Người t thất vọng nhất là Hàn Tín
 
Đồng quan điểm 2 ý này.
T cũng rất thích thời Hán Sở
Người mà t ngưỡng mộ nhất chính là Hạng Vũ, tất nhiên t cũng biết rõ những ưu nhược điểm của ông ấy, t phục cái ý chí của ông ấy dám nghĩ dám khát vọng dám làm đúng là Anh hùng tạo thời thế
Còn người t kính trọng nhất là Trương Lương
Người t thất vọng nhất là Hàn Tín
Hàn Tín sao mà thất vọng thế?
 
Top