Máy bay Boeing chở 242 người rơi ở Ấn Độ, bốc cháy dữ dội

Ngày 12-6, một chiếc máy bay của hãng hàng không Air India đã gặp nạn và bốc cháy tại sân bay ở thành phố Ahmedabad, miền tây Ấn Độ.​


anh-hien-truong-tai-nan-17497195558131601812730.jpg

Hình ảnh chiếc máy bay gặp nạn sau khi cất cánh từ sân bay thành phố Ahmedabad ở Ấn Độ - Ảnh: x/@upuknews1

Theo Hãng tin Reuters, ngày 12-6, một chiếc máy bay của Hãng hàng không Air India đã gặp nạn tại sân bay ở thành phố Ahmedabad, miền tây Ấn Độ.

Theo nguồn tin từ ngành hàng không, chiếc máy bay đang trên hành trình bay đến thành phố London (Anh) thì gặp sự cố khi cất cánh.

Các hình ảnh được truyền hình phát sóng cho thấy nhiều mảnh vỡ đang bốc cháy, với cột khói đen dày đặc bốc lên từ khu vực gần sân bay.

Hiện trường vụ tai nạn được mô tả là hỗn loạn, với sự có mặt của nhiều đơn vị cứu hộ và lực lượng chức năng.

edit-2701819-image-2025-06-12t141523-1749718605846999122046.jpeg

Khói ngùn ngụt bốc lên từ hiện trường vụ rơi máy bay ở Ấn Độ - Ảnh: DNA INDIA

Chưa rõ số người thương vong​


Theo các nguồn tin ban đầu, có 242 người có mặt trên chuyến bay vào thời điểm xảy ra vụ việc. Một số hình ảnh khác ghi nhận cảnh các nạn nhân được đưa lên cáng và vận chuyển bằng xe cứu thương rời khỏi hiện trường.

Hiện chưa có thông tin chính thức về thương vong. Giới chức địa phương và Air India chưa đưa ra bình luận chính thức và đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Ít nhất 10 chiếc xe cứu thương và 7 xe chữa cháy đã đến hiện trường vụ tai nạn. Cảnh sát cũng đã có mặt để điều hướng giao thông trong khu vực.

screenshot-2025-06-12-160512-1749719122793906790051.png

Các nạn nhân đã ngay lập tức được đưa đến bệnh viện gần nhất - Ảnh: NDTV

Bộ trưởng Hàng không Ấn Độ Ram Mohan Naidu cho biết các cơ quan chức năng đang trong tình trạng "báo động cao nhất" sau vụ tai nạn máy bay ở Ahmedabad.

Ông nói: “Tôi bị sốc và đau buồn khi hay tin. Chúng tôi đang trong tình trạng báo động cao nhất. Cá nhân tôi đang theo dõi sát diễn biến và đã chỉ đạo toàn bộ các đơn vị hàng không và cứu hộ khẩn cấp phối hợp hành động nhanh chóng. Các đội cứu hộ đã được huy động, nỗ lực hết sức để cung cấp cứu trợ và hỗ trợ y tế cho các nạn nhân”.

Ông Naidu cũng “gửi lời chia buồn sâu sắc” và “cầu nguyện cho tất cả những người có mặt trên chuyến bay cùng gia đình của họ”.

Kênh Channel News Asia dẫn nguồn tin từ Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Ấn Độ cho biết chiếc máy bay đã rơi xuống mặt đất sau khi cất cánh, bên ngoài ranh giới sân bay.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng nói với hãng tin AP rằng máy bay rơi vào một khu dân cư có tên Meghani Nagar, khoảng 5 phút sau khi cất cánh lúc 13 giờ 38 phút theo giờ địa phương (tức 15h38 cùng ngày giờ VN).

trm-1749719398468254531821.jpeg

Hiện trường vụ tai nạn được người dân ghi lại - Ảnh: NDTV

Xác nhận thời điểm máy bay gặp nạn​


Trang theo dõi hàng không FlightRadar24 cho biết chuyến bay gặp nạn mang số hiệu AI171, là máy bay Boeing 787-8 Dreamliner, số đăng ký VT-ANB. “Chúng tôi nhận được tín hiệu cuối cùng từ máy bay lúc 13h38 (15h38 giờ Việt Nam), chỉ vài giây sau khi cất cánh”, nền tảng này thông tin.

Hãng Air India đã xác nhận vụ tai nạn ngày 12-6 tại Ahmedabad: “Chuyến bay AI171, khai thác hành trình Ahmedabad - London Gatwick, đã gặp sự cố hôm nay. Hiện chúng tôi đang xác minh chi tiết và sẽ cập nhật sớm nhất”.

Theo báo Economic Times, việc máy bay được tiếp nhiên liệu nhiều cho chặng bay dài đến Anh có thể đã khiến vụ nổ và hỏa hoạn sau tai nạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của sân bay Ahmedabd cho biết hiện tất cả các hoạt động bay của sân bay này đang tạm thời ngưng hoạt động.

Khẩn trương triển khai cứu hộ​


Thủ hiến bang Gujarat, ông Bhupendra Patel, đã chỉ đạo triển khai công tác cứu hộ ngay sau vụ tai nạn.

“Tôi vô cùng đau buồn khi hay tin máy bay chở khách của Air India gặp nạn tại Ahmedabad. Tôi đã yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng triển khai cứu hộ tại hiện trường và tổ chức điều trị khẩn cấp cho hành khách bị thương với tinh thần cao nhất.

Tôi cũng chỉ đạo thiết lập hành lang xanh để đưa người bị thương đến bệnh viện nhanh nhất và bảo đảm mọi phương tiện điều trị được ưu tiên tối đa. Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amitbhai Shah đã gọi điện chia sẻ và cam kết chính phủ trung ương sẽ hỗ trợ tối đa trong công tác cứu hộ và cứu trợ", ông viết trên nền tảng X.

Chủ tịch Air India, ông Chadrasekaran, xác nhận vụ tai nạn: “Với nỗi buồn sâu sắc, tôi xác nhận chuyến bay AI171 của Air India trên hành trình Ahmedabad - London Gatwick đã gặp tai nạn thương tâm hôm nay. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình và người thân của các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố thảm khốc này”.

“Hiện tại, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là hỗ trợ những người bị ảnh hưởng và gia đình họ. Chúng tôi đang làm hết sức để phối hợp với các đội ứng cứu tại hiện trường và bảo đảm mọi hỗ trợ, chăm sóc cần thiết. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật khi có thêm thông tin đã được xác minh. Một trung tâm khẩn cấp đã được kích hoạt và đội hỗ trợ được lập ra để giúp các gia đình tìm kiếm thông tin”, ông nói thêm.

Ngoài ra, Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Rammohan Naidu, đang có mặt tại Vijayawada dự lễ kỷ niệm một năm thành lập Chính phủ NDA, đã nhanh chóng đến Ahmedabad sau khi nhận tin về vụ tai nạn. Ông cho biết đang thường xuyên liên lạc với các quan chức cấp cao của DGCA, AAI, NDRF và chính quyền bang Gujarat để bảo đảm phản ứng nhanh chóng và phối hợp hiệu quả.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gọi điện cho Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Rammohan Naidu ngay sau vụ tai nạn.

Theo thông cáo chính thức từ Văn phòng Bộ trưởng, ông Naidu đang khẩn trương đến hiện trường ở Ahmedabad để “trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ và cứu trợ”. Thủ tướng Modi đã yêu cầu triển khai ngay mọi hỗ trợ cần thiết và liên tục cập nhật tình hình cho ông.

Thông cáo cũng nêu rõ toàn bộ các cơ quan liên quan đã được đặt trong tình trạng báo động cao, và công tác phối hợp đang được triển khai khẩn trương để ứng phó với vụ tai nạn.

Vcl 2 năm nay Boeing rớt liên tục vậy. Trùng thời điểm thằng Tàu đang pr máy bay của nó nữa. Ae nghĩ có thuyết âm mưu gì ko
 
Tml này viết 1 tràng dài vcl mà chả đúng mô tê cm gì

1 con máy bay nặng cả trăm tấn chứ đếu phải đồ chơi mà mày muốn tăng tốc là tăng tốc, máy bay muốn lên xuống, nâng hạ độ cao là cả 1 quá trình dài hơi phải dc ATC cấp phép đàng hoàng mới dc thực hiện, mày mà tự tiện đẩy động cơ lên max tốc thì mũi máy bay nó hướng lên thì càng dễ thất tốc chết cụ mày

trường hợp máy bay cách mặt đất 10000m mày còn có thời gian sửa sai, chứ nó cách vài chục m thì mày xác định đi, cho nên trong ngành hàng không giai đoạn cất cánh và hạ cánh là nguy hiểm nhất, vì khi đó phi công có quá ít thời gian để sửa sai

Như trong video có thể thấy máy bay chạy đà gần hết đường băng mới có thể cất cánh, trường hợp này hoặc là máy bay quá nặng, hoặc là phi công tính toán sai tốc độ cần thiết để cất cánh

Vì thấy sắp chạy hết đường băng mà máy bay đéo cất cánh dc, phi công hoảng quá tăng hết công suất động cơ (làm theo lời mày nói lol)

Kết quả là máy bay cất cánh với 1 góc mũi quá cao, ngay lập tức rơi vào trạng thái thất tốc

Nó cứ bay là là như 1 chiếc tàu lượn nhưng đéo đủ lực nâng, k nâng dc độ cao > bùm

Tml mày lại còn dám cam đoan phi công làm đúng quy trình, mày nên về tìm hiểu thêm mấy vụ air crash trên thế giới, xem có bnhiu vụ là do lỗi phi công
Mày có chuyên môn đéo gì mà lên tiếng?
Bố mày lái máy bay hàng ngày, 6 tháng đi sim 1 lần bay đủ loại hỏng hóc. Đẩy ga lên max TOGA có cái đéo gì mà khó khăn?
Cho mấy tml đéo biết gì mà cứ bô bô máy bay quá nặng, phi công tính toán sai blah blah: 1 khi máy bay đã rời mặt đất rồi, thì chỉ có 2 thứ làm nó rơi được thôi:
1 - là hỏng cả 2 động cơ. Kể cả hỏng 1 thì vẫn bay tốt ở Maximum Takeoff Weight. Mày nặng hơn cái này thì đéo ai kí giấy cho mày bay. Nặng nặng cái củ cặc.
2 - là bộ phận lái, điều khiển có hỏng hóc.
Mấy cái thất tốc củ Lồn mà chúng mày bô bô ý, chỉ xảy ra khi 2 cái tình huống trên xuất hiện thôi. Còn bình thường bố mày đẩy max ga, có kéo cần hết cỡ, thì máy bay cũng đéo thất tốc được. Tụi tao nghịch suốt vì 6 tháng đi sim 1 lần thường có bài tập khắc phục tình huống khi máy bay thất tốc hoặc mất ổn định trong trường hợp hỏng hóc.

vậy là do mấy thằng kỹ thuật dưới mặt đất làm ăn như lồn nên mới xảy ra thảm họa đúng không?
Có thể đấy. Ai biết được? :))

Xác suất hỏng cùng lúc 2 động cơ rất khó còn hơn trúng độc đắc
Nhiên liệu có vấn đề thì cũng ko xảy ra nhanh đến vậy, nếu nhiên liệu có issue thì các máy bay khác đều sẽ bị vậy.
Tao nghiêng về lỗi phi công có tắt nhầm động cơ hay thao tác sai hay ko
Mày đéo đọc kĩ bài tao rồi.
Hỏng cả 2 động cơ đúng là hy hữu thật, nhưng độc đắc vẫn có người trúng đấy thôi. Ko hỏng cả 2 thì tao cam đoan máy bay vẫn bay tốt, đéo vấn đề gì, phi công bay 1 động cơ trong sim suốt.
Về nhiên liệu thì tao đoán hỏng hóc xảy ra ở bộ phận tiếp nhiên liệu vào động cơ của máy bay, chứ bản thân nhiên liệu thì ko sao.
 
@@ đcm nổ như phim mà như này chỉ có ra hốt xác , đéo hiểu 1 ông vẫn sống
 
Cũng có khả năng, nhưng mà nếu thấy máy bay ko bay lên thì th phi công sẽ đẩy ga 100%, chứ chả lẽ để máy bay rơi xuống như thế mà ko làm gì
Ko đâu. Thường khi cất cánh là đẩy ga 100% rồi.
Tới giai đoạn V1 thì đẩy cần. Nhưng đẩy cần thấy không ổn thì dừng lại không được nhé.
Nguyên tắc trên đường băng, khi chạy lấy đà mà qua tốc độ nào đó (VD 100knt) nhưng chưa đạt V1, thì không được dừng lại mà bay lên rồi ms quay lại hạ cánh.
Theo suy đoán, nếu giả sử như động cơ không đạt đủ lực đẩy khi cất cánh cũng ko đúng, vì tín hiệu MAYDAY phát ra khi cất cánh lên.
Tao đoán 99% tml phi công nhập sai khối lượng: Hành Lý, Số Người, Hoặc nguyên liệu dẫn đến thất tốc: Cất cánh cứ cho là vừa đủ, nhưng để duy trì góc bay cất cánh lên thì thua.
 
Ko đâu. Thường khi cất cánh là đẩy ga 100% rồi.
Tới giai đoạn V1 thì đẩy cần. Nhưng đẩy cần thấy không ổn thì dừng lại không được nhé.
Nguyên tắc trên đường băng, khi chạy lấy đà mà qua tốc độ nào đó (VD 100knt) nhưng chưa đạt V1, thì không được dừng lại mà bay lên rồi ms quay lại hạ cánh.
Theo suy đoán, nếu giả sử như động cơ không đạt đủ lực đẩy khi cất cánh cũng ko đúng, vì tín hiệu MAYDAY phát ra khi cất cánh lên.
Tao đoán 99% tml phi công nhập sai khối lượng: Hành Lý, Số Người, Hoặc nguyên liệu dẫn đến thất tốc: Cất cánh cứ cho là vừa đủ, nhưng để duy trì góc bay cất cánh lên thì thua.
Thôi thôi bố ơi bố. Bố ko phải phi công thì đọc bài của con.
99% cái đầu bố ý. Bố phát biểu 3, 4 ý mà trật lất hết trơn.
Vụ này nếu ko phải do mất cả 2 động cơ thì con làm con bố thật luôn. Nhé!
 
Thôi thôi bố ơi bố. Bố ko phải phi công thì đọc bài của con.
99% cái đầu bố ý. Bố phát biểu 3, 4 ý mà trật lất hết trơn.
Vụ này nếu ko phải do mất cả 2 động cơ thì con làm con bố thật luôn. Nhé!
Sao vụ ấn độ máy bay cất cánh lên mà ko thu càng vậy m?
 
Ko đâu. Thường khi cất cánh là đẩy ga 100% rồi.
Tới giai đoạn V1 thì đẩy cần. Nhưng đẩy cần thấy không ổn thì dừng lại không được nhé.
Nguyên tắc trên đường băng, khi chạy lấy đà mà qua tốc độ nào đó (VD 100knt) nhưng chưa đạt V1, thì không được dừng lại mà bay lên rồi ms quay lại hạ cánh.
Theo suy đoán, nếu giả sử như động cơ không đạt đủ lực đẩy khi cất cánh cũng ko đúng, vì tín hiệu MAYDAY phát ra khi cất cánh lên.
Tao đoán 99% tml phi công nhập sai khối lượng: Hành Lý, Số Người, Hoặc nguyên liệu dẫn đến thất tốc: Cất cánh cứ cho là vừa đủ, nhưng để duy trì góc bay cất cánh lên thì thua.
Tao nghĩ hệ thống máy bay tự động input thông tin trọng lượng, nguyên liệu hiện trạng thực tế rồi tính toán cất cánh phù hợp sao lại còn vụ pilot nhập tay như thập niên 80,90?
 
Sao vụ ấn độ máy bay cất cánh lên mà ko thu càng vậy m?
Theo suy đoán và kinh nghiệm của tao thì việc hỏng cả 2 động cơ xảy ra rất sớm, ngay lúc máy bay vừa rời mặt đất nên:

1 - Phi công cố ý ko thu càng, để tìm cơ hội hạ cánh ngay, chứ ko thể thu càng rồi bay vòng như lúc hỏng 1 động cơ.
2 - Sự cố mất cả 2 động cơ rất hy hữu, phi công bị bối rối nên quên thu càng.
3 - Phi công đã thao tác thu càng, nhưng mất động cơ thì mất hệ thống thủy lực, càng ko thu lên được. Tuy nhiên thông thường sau khi mất động cơ thì hệ thống thủy lực vẫn đủ áp suất để hoạt động trong thời gian ngắn.

Tao sắp xếp 3 trường hợp trên theo thứ tự khả năng giảm dần.
 
Mày có chuyên môn đéo gì mà lên tiếng?
Bố mày lái máy bay hàng ngày, 6 tháng đi sim 1 lần bay đủ loại hỏng hóc. Đẩy ga lên max TOGA có cái đéo gì mà khó khăn?
Cho mấy tml đéo biết gì mà cứ bô bô máy bay quá nặng, phi công tính toán sai blah blah: 1 khi máy bay đã rời mặt đất rồi, thì chỉ có 2 thứ làm nó rơi được thôi:
1 - là hỏng cả 2 động cơ. Kể cả hỏng 1 thì vẫn bay tốt ở Maximum Takeoff Weight. Mày nặng hơn cái này thì đéo ai kí giấy cho mày bay. Nặng nặng cái củ cặc.
2 - là bộ phận lái, điều khiển có hỏng hóc.
Mấy cái thất tốc củ lồn mà chúng mày bô bô ý, chỉ xảy ra khi 2 cái tình huống trên xuất hiện thôi. Còn bình thường bố mày đẩy max ga, có kéo cần hết cỡ, thì máy bay cũng đéo thất tốc được. Tụi tao nghịch suốt vì 6 tháng đi sim 1 lần thường có bài tập khắc phục tình huống khi máy bay thất tốc hoặc mất ổn định trong trường hợp hỏng hóc.


Có thể đấy. Ai biết được? :))


Mày đéo đọc kĩ bài tao rồi.
Hỏng cả 2 động cơ đúng là hy hữu thật, nhưng độc đắc vẫn có người trúng đấy thôi. Ko hỏng cả 2 thì tao cam đoan máy bay vẫn bay tốt, đéo vấn đề gì, phi công bay 1 động cơ trong sim suốt.
Về nhiên liệu thì tao đoán hỏng hóc xảy ra ở bộ phận tiếp nhiên liệu vào động cơ của máy bay, chứ bản thân nhiên liệu thì ko sao.
Thế tml cho tao hỏi đã biết nguyên nhân chính thức chưa? Tao chưa thấy báo nào viết cả.
 
Tao nghĩ hệ thống máy bay tự động input thông tin trọng lượng, nguyên liệu hiện trạng thực tế rồi tính toán cất cánh phù hợp sao lại còn vụ pilot nhập tay như thập niên 80,90?
Phi công dùng phần mềm tính toán performance chuyên dụng trên ipad để tính toán. 2 ông tự làm rồi crosscheck với nhau. Sau đó nhập tốc độ vào máy bay.
Mỗi sân bay có đường băng khác nhau, điều kiện thời tiết, các hỏng hóc nhỏ hiện có trên máy bay..., đều ảnh hưởng đến performance nên sử dụng ipad tính nhanh hơn, chứ hệ thống máy tính trên máy bay thì thật ra khá là cùi, nó tính chậm lắm. Phải lưu thêm 1 đống thông tin như bên trên nữa thì càng chậm.
Một số dòng máy bay hiện đại thì hệ thống máy tính xịn hơn, có thể tính trực tiếp trên máy bay. Nhưng nó là riêng biệt, tưởng tượng nó là 1 cái máy tính, hoặc ipad được tích hợp trên máy bay mà thôi. Hệ thống càng phức tạp thì khi có hỏng hóc, càng dễ chết. Nên người ta cố làm nó đơn giản.
Ngoài ra, các kết quả khi nhập vào chỉ là để hiện lên trợ giúp cho phi công, chứ máy bay nó ko tự bay theo những thông số đã được nhập. Ví dụ nhập vào tốc độ 160kts sẽ kéo đầu máy bay để rời mặt đất, thì ở mốc 160kts sẽ hiện lên 1 cái dấu hiệu để phi công nhìn thấy mà làm theo. Ông nào sợ ko đủ tốc độ, hoặc phản ứng chậm, thì khi tốc độ lên 162kts mới kéo đầu thì cũng bình thường, chênh lệch vài kts chã chết ai.
 
Thế tml cho tao hỏi đã biết nguyên nhân chính thức chưa? Tao chưa thấy báo nào viết cả.
Chưa đâu. Phải vài tháng, nhưng giả thiết hỏng cả 2 động cơ của tao đang có khả năng đúng cao.
Vì sau khi mổ xẻ các clip trên mạng thì người ta phát hiện cái RAT của máy bay đã được tự động bật ra. Đây là dấu hiệu của việc mất cả 2 động cơ. RAT là cái gì thì mấy tml tự google hay chatgpt mà đọc.
 
Chưa đâu. Phải vài tháng, nhưng giả thiết hỏng cả 2 động cơ của tao đang có khả năng đúng cao.
Vì sau khi mổ xẻ các clip trên mạng thì người ta phát hiện cái RAT của máy bay đã được tự động bật ra. Đây là dấu hiệu của việc mất cả 2 động cơ. RAT là cái gì thì mấy tml tự google hay chatgpt mà đọc.
Cảm ơn cơ trưởng nhé!
 
Chưa đâu. Phải vài tháng, nhưng giả thiết hỏng cả 2 động cơ của tao đang có khả năng đúng cao.
Vì sau khi mổ xẻ các clip trên mạng thì người ta phát hiện cái RAT của máy bay đã được tự động bật ra. Đây là dấu hiệu của việc mất cả 2 động cơ. RAT là cái gì thì mấy tml tự google hay chatgpt mà đọc.
Liệu có khả năng chết một động cơ và phi công tắt nhầm động cơ đang sống ko m?
 
Top