Đạo lý Phân tích các loại tính cách của xamer - Tại sao có xamer lanh lợi, có xamer đần độn.

6 loại cơ tánh :

Hỏi:
Do hành gì trợ duyên sinh ra người có tánh tham nổi trội?

Đáp: Do hành đi kèm với vô tham yếu, vô sân – vô si mạnh hỗ trợ cho thức tục sinh nên sinh ra làm người có tánh tham nổi trội.

Hỏi: Người tánh tham thường có biểu hiện như thế nào?

Đáp:

• Ham vui;
• Sợ khổ;
• Thích hưởng thụ;
là biểu hiện của người có tánh tham.


Hỏi:
Do hành gì trợ duyên sinh ra người có tánh sân nổi trội?

Đáp: Do hành vô tham – vô si mạnh, vô sân yếu trợ duyên cho thức tục sinh sinh làm người có tánh sân nổi trội.

Hỏi: Người tánh sân thường có biểu hiện như thế nào?

Đáp:

• Nhăn nhó;
• Chê bai;
• Khó tính khó nết.
là biểu hiện của người có tánh sân.


Hỏi:
Do hành gì trợ duyên sinh ra người có tánh si nổi trội?

Đáp: Do hành vô tham – vô sân mạnh, vô si yếu hoặc không đi kèm với trí tuệ trợ duyên cho thức tục sinh sinh ra làm người có tánh si nổi trội.

Hỏi: Biểu hiện của người có tánh si như thế nào?

Đáp:

• Vụng về;
• Ngơ ngác;
• Không có lập trường.
là biểu hiện của người có tánh si.


Hỏi:
Do hành gì trợ duyên khiến cho một người có tánh đức tin nổi trội?

Đáp: Do hành thiện đi kèm với niềm tin mạnh, trí tuệ yếu trợ duyên khiến cho một người có tánh đức tin nổi trội.

Hỏi: Biểu hiện của người tánh đức tin như thế nào?

Đáp:

Nhẹ dạ;
• Cả tin;
• Hay bị lừa.
là biểu hiện của người có tánh đức tin.


Hỏi:
Do hành gì trợ duyên khiến cho một người có tánh phân tích nổi trội?

Đáp: Do hành thiện đi kèm với trí tuệ mạnh, niềm tin yếu trợ duyên khiến cho một người có tánh phân tích nổi trội.

Hỏi: Biểu hiện của người có tánh phân tích như thế nào?

Đáp:

• Lý trí;
• Săm soi;
• Tìm tòi sự thật.
là biểu hiện của người có tánh phân tích.



Hỏi:
Do hành gì trợ duyên khiến cho một người có tánh tư duy nổi trội?

Đáp: Do hành thiện có tầm mạnh, định yếu (tâm dao động hay hướng đến chuyện này, chuyện khác…) trợ duyên khiến cho một người có tánh tư duy nổi trội. Tánh tư duy thường suy nghĩ liên miên không ngừng nghỉ.

Hỏi: Biểu hiện của người có tánh tư duy như thế nào?

Đáp:

• Mơ hồ;
• Ảo tưởng;
• Tính cách thất thường.

là biểu hiện của người có tánh tư duy.


------------------------


Hỏi: Tại sao có người căn tính lanh lợi? Có người căn tính ám độn? Có người không lanh lợi cũng không ám độn?

Đáp:
Do hành saṅkhārā thiện tâm hợp trí tuệ trợ duyên cho thức tục sinh tái sinh làm người có đủ 3 nhân: Vô tham – vô sân – vô si nên người đó thường có căn tính lanh lợi, trí tuệ sắc bén. Hành saṅkhārā thiện tâm hợp trí tuệ là nhân, thức tục sinh có ba nhân vô tham – vô sân – vô si và người có căn tính lanh lợi là quả.

Do hành saṅkhārā thiện tâm nhưng không kết hợp với trí tuệ trợ duyên cho thức tục sinh tái sinh làm người có 2 nhân vô tham – vô sân nên người đó có căn tính trung bình, không lanh lợi, cũng không ám độn. Hành saṅkhārā thiện tâm không kết hợp với trí tuệ là nhân, thức tục sinh có hai nhân vô tham – vô sân và người có căn tính trung bình không lanh lợi, không ám độn là quả.

Do hành saṅkhārā thiện tâm yếu ớt, hời hợt, không kèm trí tuệ trợ duyên cho thức tục sinh bằng tâm suy xét thọ xả quả thiện vô nhân tái sinh làm người vô nhân. Vì tâm vô nhân yếu ớt nên căn tính của người vô nhân thường ám độn, ngu dốt. Hành saṅkhārā thiện tâm yếu ớt, hời hợt không có trí tuệ là nhân, thức tục sinh vô nhân và người căn tính ám độn là quả.


Hỏi: Hành như thế nào là có trí tuệ? Hành như thế nào là không có trí tuệ?

Đáp:
Khi mình làm việc thiện mà mình biết rõ rằng đây là việc thiện sẽ có quả báo thiện thì hành saṅkhārā đó sẽ là thiện tâm hợp trí tuệ.
Khi mình làm việc thiện nhưng mình không biết đó là việc thiện cũng không biết sẽ có quả báo ở tương lai thì saṅkhārā đó sẽ là thiện tâm không có trí tuệ.

Khi mình làm việc thiện nhưng làm với tâm hời hợt, yếu ớt không toàn tâm toàn ý thì saṅkhārā đó sẽ là thiện tâm yếu ớt không hợp trí tuệ.

Hỏi: Do hành gì trợ duyên khiến cho một người lúc còn trẻ thì hiền lành, lương thiện nhưng khi lớn lên thì hung dữ, bất thiện? Ngược lại có người lúc còn trẻ thì hung dữ, bất thiện nhưng khi lớn lên thì hiền lành, lương thiện?

Đáp:
Do hành nghiệp trong quá khứ vô sân mạnh hỗ trợ thức tục sinh sinh ra vốn là người lành, nhưng khi lớn lên lại thân cận với những người bất thiện và tạo tác nghiệp bất thiện nên dần dần trở thành người hung dữ, bất thiện.

Ngược lại do hành nghiệp trong quá khứ vô sân yếu hỗ trợ thức tục sinh sinh ra vốn là người hung dữ, nhưng khi lớn lên lại thân cận với những người hiền lành, lương thiện tạo tác nghiệp thiện nên dần dần trở thành người hiền thiện.

-----------------

Hỏi: Do hành gì trợ duyên khiến cho một người lúc còn trẻ thì ám độn nhưng khi lớn lên lại lanh lợi? Ngược lại có người lúc còn trẻ thì lanh lợi nhưng khi lớn lên lại ám độn?

Đáp:
Do hành nghiệp trong quá khứ vô si yếu trợ duyên cho thức tục sinh sinh ra hơi ám độn, nhưng khi lớn lên được thân cận học tập với những bậc có trí tuệ, siêng năng phát triển trí tuệ nên lâu ngày trở thành người có trí tuệ.

Do hành nghiệp trong quá khứ có trí tuệ mạnh trợ duyên cho thức tục sinh sinh ra làm người từ nhỏ đã lanh lợi, nhưng khi lớn lên lại thân cận với những người ám độn, không siêng năng phát triển trí tuệ nên càng ngày càng trở lên u mê, ám độn.
 
Sửa lần cuối:
Cơ tánh (Carita) ở đây là những khuynh hướng tâm lý của chúng sinh. Nói rộng thì có 63, còn nói gọn thì là 6 cơ tánh sau đây:

  1. Tham cơ tánh (rāgacarita): Là người có lòng tham nổi trội. Nếu tu tập thiền Chỉ tịnh, hạng này thích hợp với các đề mục Tử Thi và Thể Trược.

  2. Sân cơ tánh (dosacarita): Là người có lòng sân hận nổi trội. Hạng này thích hợp với đề mục bốn Phạm Trú và các đề mục màu sắc (dù màu trắng cũng là màu ưa thích của người nhiều ngộ tánh, vì nó đơn giản và sạch sẽ).

  3. Si cơ tánh (mohacarita): Là hạng độn căn, chậm chạp. Hạng này thích hợp với đề mục Hơi Thở, vì đề mục này thích hợp cho tất cả các cơ tánh.
  4. Tầm cơ tánh (vitakkacarita): Là người có bản tánh hướng ngoại một cách sôi nổi. Cũng tu chung đề mục với người tánh si.

  5. Tín cơ tánh (saddhacarita): Là người có niềm tin nổi trội, thích hợp với 6 đề mục Tùy Niệm (Tam Bảo và Thí, Giới, Thiên tùy niệm).

  6. Ngộ tánh (buddhicarita): Là hạng người có trí tuệ nổi trội. Hạng này thích hợp với các đề mục niệm Chết, Níp-bàn, Bất Tịnh Thực và Tứ Đại Tưởng. Đây là những đề mục sâu sắc, vi tế nên cần đến sự bén nhạy của trí tuệ.
sleepbuddha.jpg



Sáu đề mục Kasiṇa (Đất, Nước, Lửa, Gió, Ánh Sáng và Hư Không - tức là không kể 4 Kasiṇa màu sắc) và 4 đề mục Vô sắc (Hư Không Vô Biên, Thức Vô Biên , Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng) thích hợp với tất cả cơ tánh.

40 đề mục thiền Chỉ tịnh gồm có:
  • 10 Đề Mục Hoàn Tịnh (Kasiṇa): Đất (paṭhavī), Nước (āpo), Lửa (tejo), Gió (vāyo), màu Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng (nīla, pīta, lohita, odāta), Ánh Sáng (āloka) và Hư Không (ākāsa).
  • 10 Đề Mục Bất Mỹ (Asubha): 10 giai đoạn thối rữa của xác chết.
  • 10 Đề Mục Tùy Niệm (anussati): Niệm Phật (buddhānussati), Niệm Pháp (dhammānussati), Niệm Tăng (saṅghānussati), Niệm Giới (silānussati), Niệm Thí (cāgānussati), Niệm Thiên (devatānussati), Niệm Níp-bàn (upasamānussati), Niệm Chết (maraṇānussati), Thân Hành Niệm (kāyagatāsati) và Niệm Hơi Thở (ānāpānasati).
  • 4 Vô Lượng Tâm (Brahmavihāra): Từ (mettā), Bi (karuṇā), Hỷ (muditā), Xả (upekkhā)
  • 4 Đề Mục Vô Sắc (arūpajhānas): Hư Không Vô Biên (ananto ākāso), Thức Vô Biên (anantaṃ viññānaṃ), Vô Sở Hữu Xứ (natthi kiñcanaṃ), Phi Tưởng Phi Phi Tưởng (nevasaññānāsaññāyatanaṃ, "Etaṃ santaṃ, etaṃ paṇīta").
  • 1 Bất Tịnh Thực (aharepatikulasanna): Khi coi nhẹ việc ăn uống.
  • 1 Tứ Đại Tưởng (catudhatuvavatthana): Quan sát Tứ Đại qua từng bộ phận cơ thể bản thân.
 
Tánh phân tích với tánh tư duy
Nhưng sau khi phân tích với tư duy thì diệt cái suy nghĩ chứ không ôm trong lòng
Vậy là tốt.

Người có tánh tư duy và phân tích nếu hành thiện sẽ làm được nhiều điều lớn lao cỡ thánh Gandhi, Goenka, Einstein, Marie Curie....

Nhưng nếu làm ác thì sẽ làm những Hitler, Mao, Kim, Polpot =)) =))
 
Vậy là tốt.

Người có tánh tư duy và phân tích nếu hành thiện sẽ làm được nhiều điều lớn lao cỡ thánh Gandhi, Goenka, Einstein, Marie Curie....

Nhưng nếu làm ác thì sẽ làm những Hitler, Mao, Kim, Polpot =)) =))
tốt nhất là diệt hết; phải cân bằng
Với mỗi cái tài năng m có thì m sẽ phải đánh đổi 1 thứ tương đương
 
tốt nhất là diệt hết; phải cân bằng
Với mỗi cái tài năng m có thì m sẽ phải đánh đổi 1 thứ tương đương
Ở trên #1 t có ghi làm sao chuyển hóa từ ngu - > khôn và khôn -> ngu 🤣 🤣

Để qua topic tiếng Anh lim dim cho bớt ngu cái đã :sweet_kiss:
 
Ở trên #1 t có ghi làm sao chuyển hóa từ ngu - > khôn và khôn -> ngu 🤣 🤣

Để qua topic tiếng Anh lim dim cho bớt ngu cái đã :sweet_kiss:
Đó là lý do tại sao Đạo Giáo của bọn tàu rất hay kể những câu chuyện vè Ẩn Sĩ; do họ biết cân bằng chứ lo lộn xào quá là thăng thiên liềnkkkk
 
Đó là lý do tại sao Đạo Giáo của bọn tàu rất hay kể những câu chuyện vè Ẩn Sĩ; do họ biết cân bằng chứ lo lộn xào quá là thăng thiên liềnkkkk
Ẩn sĩ nhiều nhưng không biết Tứ niệm xứ thì thật là đáng tiếc. Nếu bên Tàu mà phổ biến pháp môn đó thì lành thay !
 
Top