Đạo lý Phân tích các loại tính cách của xamer - Tại sao có xamer lanh lợi, có xamer đần độn.

6 loại cơ tánh :

Hỏi:
Do hành gì trợ duyên sinh ra người có tánh tham nổi trội?

Đáp: Do hành đi kèm với vô tham yếu, vô sân – vô si mạnh hỗ trợ cho thức tục sinh nên sinh ra làm người có tánh tham nổi trội.

Hỏi: Người tánh tham thường có biểu hiện như thế nào?

Đáp:

• Ham vui;
• Sợ khổ;
• Thích hưởng thụ;
là biểu hiện của người có tánh tham.


Hỏi:
Do hành gì trợ duyên sinh ra người có tánh sân nổi trội?

Đáp: Do hành vô tham – vô si mạnh, vô sân yếu trợ duyên cho thức tục sinh sinh làm người có tánh sân nổi trội.

Hỏi: Người tánh sân thường có biểu hiện như thế nào?

Đáp:

• Nhăn nhó;
• Chê bai;
• Khó tính khó nết.
là biểu hiện của người có tánh sân.


Hỏi:
Do hành gì trợ duyên sinh ra người có tánh si nổi trội?

Đáp: Do hành vô tham – vô sân mạnh, vô si yếu hoặc không đi kèm với trí tuệ trợ duyên cho thức tục sinh sinh ra làm người có tánh si nổi trội.

Hỏi: Biểu hiện của người có tánh si như thế nào?

Đáp:

• Vụng về;
• Ngơ ngác;
• Không có lập trường.
là biểu hiện của người có tánh si.


Hỏi:
Do hành gì trợ duyên khiến cho một người có tánh đức tin nổi trội?

Đáp: Do hành thiện đi kèm với niềm tin mạnh, trí tuệ yếu trợ duyên khiến cho một người có tánh đức tin nổi trội.

Hỏi: Biểu hiện của người tánh đức tin như thế nào?

Đáp:

Nhẹ dạ;
• Cả tin;
• Hay bị lừa.
là biểu hiện của người có tánh đức tin.


Hỏi:
Do hành gì trợ duyên khiến cho một người có tánh phân tích nổi trội?

Đáp: Do hành thiện đi kèm với trí tuệ mạnh, niềm tin yếu trợ duyên khiến cho một người có tánh phân tích nổi trội.

Hỏi: Biểu hiện của người có tánh phân tích như thế nào?

Đáp:

• Lý trí;
• Săm soi;
• Tìm tòi sự thật.
là biểu hiện của người có tánh phân tích.



Hỏi:
Do hành gì trợ duyên khiến cho một người có tánh tư duy nổi trội?

Đáp: Do hành thiện có tầm mạnh, định yếu (tâm dao động hay hướng đến chuyện này, chuyện khác…) trợ duyên khiến cho một người có tánh tư duy nổi trội. Tánh tư duy thường suy nghĩ liên miên không ngừng nghỉ.

Hỏi: Biểu hiện của người có tánh tư duy như thế nào?

Đáp:

• Mơ hồ;
• Ảo tưởng;
• Tính cách thất thường.

là biểu hiện của người có tánh tư duy.


------------------------


Hỏi: Tại sao có người căn tính lanh lợi? Có người căn tính ám độn? Có người không lanh lợi cũng không ám độn?

Đáp:
Do hành saṅkhārā thiện tâm hợp trí tuệ trợ duyên cho thức tục sinh tái sinh làm người có đủ 3 nhân: Vô tham – vô sân – vô si nên người đó thường có căn tính lanh lợi, trí tuệ sắc bén. Hành saṅkhārā thiện tâm hợp trí tuệ là nhân, thức tục sinh có ba nhân vô tham – vô sân – vô si và người có căn tính lanh lợi là quả.

Do hành saṅkhārā thiện tâm nhưng không kết hợp với trí tuệ trợ duyên cho thức tục sinh tái sinh làm người có 2 nhân vô tham – vô sân nên người đó có căn tính trung bình, không lanh lợi, cũng không ám độn. Hành saṅkhārā thiện tâm không kết hợp với trí tuệ là nhân, thức tục sinh có hai nhân vô tham – vô sân và người có căn tính trung bình không lanh lợi, không ám độn là quả.

Do hành saṅkhārā thiện tâm yếu ớt, hời hợt, không kèm trí tuệ trợ duyên cho thức tục sinh bằng tâm suy xét thọ xả quả thiện vô nhân tái sinh làm người vô nhân. Vì tâm vô nhân yếu ớt nên căn tính của người vô nhân thường ám độn, ngu dốt. Hành saṅkhārā thiện tâm yếu ớt, hời hợt không có trí tuệ là nhân, thức tục sinh vô nhân và người căn tính ám độn là quả.


Hỏi: Hành như thế nào là có trí tuệ? Hành như thế nào là không có trí tuệ?

Đáp:
Khi mình làm việc thiện mà mình biết rõ rằng đây là việc thiện sẽ có quả báo thiện thì hành saṅkhārā đó sẽ là thiện tâm hợp trí tuệ.
Khi mình làm việc thiện nhưng mình không biết đó là việc thiện cũng không biết sẽ có quả báo ở tương lai thì saṅkhārā đó sẽ là thiện tâm không có trí tuệ.

Khi mình làm việc thiện nhưng làm với tâm hời hợt, yếu ớt không toàn tâm toàn ý thì saṅkhārā đó sẽ là thiện tâm yếu ớt không hợp trí tuệ.

Hỏi: Do hành gì trợ duyên khiến cho một người lúc còn trẻ thì hiền lành, lương thiện nhưng khi lớn lên thì hung dữ, bất thiện? Ngược lại có người lúc còn trẻ thì hung dữ, bất thiện nhưng khi lớn lên thì hiền lành, lương thiện?

Đáp:
Do hành nghiệp trong quá khứ vô sân mạnh hỗ trợ thức tục sinh sinh ra vốn là người lành, nhưng khi lớn lên lại thân cận với những người bất thiện và tạo tác nghiệp bất thiện nên dần dần trở thành người hung dữ, bất thiện.

Ngược lại do hành nghiệp trong quá khứ vô sân yếu hỗ trợ thức tục sinh sinh ra vốn là người hung dữ, nhưng khi lớn lên lại thân cận với những người hiền lành, lương thiện tạo tác nghiệp thiện nên dần dần trở thành người hiền thiện.

-----------------

Hỏi: Do hành gì trợ duyên khiến cho một người lúc còn trẻ thì ám độn nhưng khi lớn lên lại lanh lợi? Ngược lại có người lúc còn trẻ thì lanh lợi nhưng khi lớn lên lại ám độn?

Đáp:
Do hành nghiệp trong quá khứ vô si yếu trợ duyên cho thức tục sinh sinh ra hơi ám độn, nhưng khi lớn lên được thân cận học tập với những bậc có trí tuệ, siêng năng phát triển trí tuệ nên lâu ngày trở thành người có trí tuệ.

Do hành nghiệp trong quá khứ có trí tuệ mạnh trợ duyên cho thức tục sinh sinh ra làm người từ nhỏ đã lanh lợi, nhưng khi lớn lên lại thân cận với những người ám độn, không siêng năng phát triển trí tuệ nên càng ngày càng trở lên u mê, ám độn.
 
Sửa lần cuối:
Kinh (48) SỰ KỊỆN KHÔNG THỂ CÓ ĐƯỢC

Kinh 48 là chuyện bất khả thi:


1. Không ai tránh được tuổi già.
2. Không thể tránh được bệnh tật.
3. Cái chết.
4. Mất mát này nọ.
5. Cái gì cũng phải có lúc kết thúc.


Phải thấy và chấp nhận những sự thật đó không phải để sống bi quan hay sợ hãi hoảng loạn mà để có những chuẩn bị thật tốt.

Tất thảy những chuyên gia cứu hộ trên hành tinh này gồm chuyên gia cứu hộ hàng không, hàng hải, đường bộ, nhân viên cứu hoả, hoặc những tai nạn lao động, tai nạn xã hội nói chung thì tất cả những chuyên gia cứu hộ họ đều có một nhận xét giống nhau là: "Trong mọi tình huống, trong mọi hoàn cảnh thì các nạn nhân bình tĩnh luôn có cơ hội sống xót cao hơn những người hoảng loạn thiếu bình tĩnh".

Đó là họ không biết đạo họ chỉ nói về chuyện thoát thôi, nhưng trong đạo Phật thì thêm một cái nữa đó là: Bên cạnh cơ hội thoát nạn mà nếu không thoát được, thì cái cơ hội đi lên của người có chuẩn bị sẽ cao hơn người không có chuẩn bị.

Là vì mỗi người phải đi đầu thai theo 1 trong 4 thứ nghiệp sau đây:

🌱
1/ Trọng nghiệp thiện ác - garukamma: là những thiện ác to tát.


- Trọng nghiệp thiện: trong đời mình đã làm những công việc lớn lao như cứu mạng nhiều người, giúp đỡ người đức độ hoặc hộ trì tam bảo bằng những Phật sự quan trọng.

- Trọng nghiệp bất thiện: làm những tội lỗi to tát tầy đình (to như cái đình), tầy liếp (to như miếng đất).

🌱
2/ Thường nghiệp thiện ác : là những cái gì đó không cần to lắm mà mình cứ làm hoài thì nó cũng có một sức mạnh kinh dị lắm.


- Là những nghiệp nào mà mình cứ làm hoài. Thí dụ như năm 15 tuổi cứ đứng bán hàng tạp hoá hoài, cứ cân đong đo đếm, le lưỡi tính tiền...suốt nhiều năm như vậy cả đời cứ đứng ra buôn bán. Hoặc cả đời cứ mò cua bắt ốc, buôn gian bán lận, bài bạc chích hút, đâm heo chuốc chó, lừa thầy phản bạn, mãi quốc cầu vinh, cả đời cứ làm hoài hoài mấy cái chuyện đó thì được gọi là thường nghiệp.

🌱
3/ Khinh thiểu nghiệp thiện ác : là những thiện ác mà mình làm lai rai lâu lâu làm 1 lần.


Thí dụ như đi chùa 1 tháng hay 3,4 tháng mới đi chùa 1 lần. Lâu lâu cũng móc túi ra làm phước cho chỗ này chỗ kia 1 lần. Hoặc lâu lâu có ai rủ đi câu, đi săn, đi đá gà, đánh bài, nhậu nhẹt gì đó thì cũng đi theo. Lâu lâu cứ làm mỗi thứ lai rai đều đều như vậy cả đời thì cái đó gọi là khinh thiểu nghiệp.

🌱
4/ Cận tử nghiệp thiện ác : trước giây phút lâm chung thì tâm mình leo lét, leo lét như cái người chết đuối gặp cái gì chụp cái nấy.


Cái nghiệp đó được gọi là cận tử, nhưng đừng coi thường nó bởi vì nghiệp cận tử là cái phao cứu sinh hay là cái trái thuỷ lôi là tuỳ theo mỗi người. Trái thuỷ lôi là loại trái nổ mà người ta để dưới nước, trên bờ gọi là mìn (lựu đạn). Thì lúc mà mình chết đuối mà chụp vào cái phao thì coi như khoẻ, còn chụp trái thuỷ lôi là coi như game over hết phim.

Ở đây cũng vậy khi mình đang chập chờn leo lét cuối đời mà khi có lời kinh tiếng kệ lọt vào tai biết đâu đó cũng là cái gợi ý để theo đó mà mình đi.

Tôi giảng cái nó hơi ngoài bài kinh nhưng rất cần thiết. Vị đệ tử của Đức Phật có học đạo nên biết rõ là già, bệnh, chết không thể nào tránh được, mọi thứ có rồi phải mất đi, có rồi phải kết thúc. Vị ấy biết rõ nhưng không phải để sống bi quan hay sợ hãi mà là để có những chuẩn bị thật là tốt.

Trích bài giảng KTC-119
 
Top