Phía Mỹ rầm rộ công bố thuế mới, Việt Nam im lặng, vì sao?

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump

Nguồn hình ảnh,BBC/Getty Images
2 giờ trước
Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai các con số thuế mà ông nói đã "chốt" được với Tổng Bí thư Tô Lâm nhưng Việt Nam có vẻ vẫn dè chừng trong việc đưa ra chi tiết khung thỏa thuận giữa hai nước.
Bài viết trên mạng Truth Social của ông Trump vào tối 2/7 đã gây chấn động dư luận Việt Nam khi ông chủ Nhà Trắng nói rằng Việt Nam "sẽ trả cho Hoa Kỳ mức thuế 20%" đối với tất cả hàng hóa được đưa vào Mỹ và 40% đối với mọi hàng hóa trung chuyển.
Đổi lại, Việt Nam phải trả cho thỏa thuận này là mở toang thị trường cho Mỹ - nói cách khác, Việt Nam sẽ giảm thuế về 0% đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Không chỉ ông Trump mà Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick - người đứng ra thực hiện các cuộc đàm phán thuế với Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên - cũng đã xác nhận những con số chi tiết trên trong một bài viết đăng mạng xã hội X.
Vì sao Việt Nam vẫn chần chừ trong việc công bố chi tiết và liệu những công bố vắn tắt từ phía Mỹ có thực sự chính xác?

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những khúc mắc liên quan đến thỏa thuận mà ông Trump tuyên bố đã đạt được với Việt Nam, với phân tích từ Tiến sĩ Giang Phùng, nhà nghiên cứu và giảng viên tại Trường Kinh doanh ISC Paris (Pháp).

Vì sao Việt Nam im lặng?​

Thông tin về việc áp mức thuế mới 20% cho hàng hóa Việt Nam và 40% cho hàng trung chuyển theo chiều Việt Nam qua Mỹ, và 0% cho hàng Mỹ nhập vào Việt Nam mới chỉ được Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick công bố trên mạng xã hội.
Truyền thông Việt Nam tập trung đưa tin Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump và chỉ nói rằng đó là mức thuế "giảm đáng kể". Một số bài viết, video của báo chí chính thống sau khi đưa chi tiết các con số 20%, 40% và 0% kèm các đánh giá, bình luận sau đó đã được rút xuống hoặc chỉnh sửa. Chỉ một số tờ báo ít ỏi còn giữ các nội dung này.
Tiến sĩ Giang lưu ý rằng cho đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức nào từ các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ như Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Bộ Thương mại (DOC) và đáng chú ý nhất là từ phía chính phủ Việt Nam lên tiếng xác nhận hay làm rõ về thỏa thuận này.
Trong hệ thống pháp lý của Hoa Kỳ, theo Tiến sĩ Giang, việc điều chỉnh thuế quan là một quy trình nghiêm ngặt, đòi hỏi phải tuân thủ các quy định pháp luật và điều tra thương mại (ví dụ: theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại hoặc Mục 232 của Đạo luật Thương mại mở rộng). Do đó, các tuyên bố đơn phương từ tổng thống, dù có trọng lượng chính trị và ảnh hưởng lớn đến thị trường, vẫn cần được thể chế hóa mới có hiệu lực thi hành.
Ngày 3/7, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam, người phát ngôn Phạm Thu Hằng chỉ xác nhận có cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Trump vào tối 2/7. Bà nói thêm rằng hiện nay đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đang phối hợp trao đổi để cụ thể hóa các nội dung thảo luận của lãnh đạo cấp cao hai nước chứ không nêu chi tiết các con số về mức thuế.
Một số nhà quan sát nhận định rằng không chỉ phía Mỹ, phía Việt Nam cũng cần thời gian để cụ thể hóa thỏa thuận vì vẫn còn một số khái niệm khá mơ hồ.
Có thể nói rằng các con số 20%, 40% và 0% mới chỉ là thông báo vắn tắt của ông Trump trên mạng, cần phải có thông báo chi tiết hơn từ hai phía mới hiểu được rõ ràng những nhượng bộ của mỗi bên, đặc biệt là việc Việt Nam "mở toang" thị trường cho Mỹ là như thế nào.
Tổng Bí thư Tô Lâm của Việt Nam đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào 20 giờ ngày 2/7 để bàn về vấn đề thuế

Nguồn hình ảnh,BBC/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Tô Lâm của Việt Nam đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào 20 giờ ngày 2/7 để bàn về vấn đề thuế
Bên cạnh đó, sự cẩn trọng của truyền thông Việt Nam còn cho thấy có thể các con số này có tính nhạy cảm, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận này.
Việc Mỹ hạ thuế với hàng Việt Nam vào Mỹ từ 46% xuống còn 20% nhưng vẫn giữ mức thuế 40% đối với hàng hóa trung chuyển được đánh giá là nhằm vào Trung Quốc.
Bởi lẽ, Peter Navarro, cố vấn cấp cao của ông Trump về thương mại và sản xuất, từng nói rằng một phần ba tổng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thực chất là các sản phẩm của Trung Quốc được vận chuyển qua Việt Nam.
Tiến sĩ Giang Phùng nhận định rằng mức thuế cho hàng trung chuyển 40% là một mức thuế rất cao, nhằm mục đích răn đe và ngăn chặn hành vi gian lận xuất xứ. Với mức thuế này, hàng hóa trung chuyển sẽ gần như mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh tại thị trường Mỹ.
Ngày 3/7, tờ The New York Times đã viết bài về thỏa thuận thuế của Mỹ với Việt Nam với nhan đề Trump muốn cả thế giới loại bỏ Trung Quốc. Ông bắt đầu từ Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 3/7 nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán và thỏa thuận liên quan không nên nhắm mục tiêu hoặc làm tổn hại lợi ích của bên thứ ba.
Cùng ngày, đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc cũng lên tiếng về thỏa thuận Việt-Mỹ, khẳng định rằng việc Mỹ áp đặt "thuế quan đối ứng" lên các đối tác thương mại toàn cầu là một hành động bắt nạt đơn phương điển hình, điều mà Trung Quốc kiên quyết phản đối.
Việt Nam hiện vẫn duy trì chính sách đối ngoại đa phương hóa - "đi dây" giữa các siêu cường - đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Do đó, những phản ứng có vẻ "phật lòng" từ Bắc Kinh về thỏa thuận thuế nói trên có thể là một trong những lý do khiến Việt Nam thận trọng hơn trong việc công bố chi tiết các con số trong thỏa thuận.

Các con số 20%, 40% được hiểu thế nào?​

BBC/Getty Images

Nguồn hình ảnh,BBC/Getty Images
Theo tuyên bố của ông Trump, Việt Nam "sẽ trả cho Hoa Kỳ" mức thuế 20% đối với mọi hàng hóa được đưa vào Mỹ và 40% đối với mọi hàng hóa trung chuyển.
Như phân tích ở trên, 40% là mức thuế nhằm vào hàng từ quốc gia khác - mà trên thực tế chủ yếu là Trung Quốc - chỉ đi qua Việt Nam nhằm mục đích né thuế chứ không thực sự được sản xuất ở Việt Nam.
Việc tách bạch giữa hai loại hàng hóa này, theo Tiến sĩ Giang, sẽ dựa vào các quy tắc xuất xứ (Rules of Origin - ROO) rất chặt chẽ, do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chính sách của Hải quan Mỹ quy định.
"Cụ thể, sản phẩm phải đáp ứng mức độ giá trị gia tăng nội địa tối thiểu (thường là 35-45%), hoặc trải qua quá trình chuyển đổi mã HS code đáng kể. Việc kiểm soát sẽ được thực hiện qua chứng nhận xuất xứ (C/O) và các biện pháp kiểm tra hậu kiểm của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (U.S. Customs and Border Protection)."
Tiến sĩ Giang nói rằng giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) là tài liệu quan trọng nhất để xác nhận quốc gia sản xuất hàng hóa.
Theo đó, để được hưởng mức thuế ưu đãi (nếu có), hàng hóa Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chí về hàm lượng giá trị gia tăng tại Việt Nam, quy trình sản xuất, và các tiêu chuẩn khác theo quy định của Mỹ.
Cụ thể, các cơ quan hải quan Mỹ có quyền kiểm tra, xác minh chuỗi cung ứng của hàng hóa để đảm bảo tính minh bạch và tránh gian lận xuất xứ. Việc này có thể bao gồm kiểm tra nhà máy sản xuất, hồ sơ kế toán, và các chứng từ liên quan.
"Nếu phát hiện hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ của Việt Nam (tức là hàng hóa từ nước thứ ba 'đội lốt' hàng Việt), Mỹ có thể áp dụng mức thuế cao hơn, thường là mức thuế áp dụng cho quốc gia có nguồn gốc thực sự hoặc mức thuế trừng phạt," Tiến sĩ Giang giải thích.
Bà cho rằng Việt Nam được giảm thuế từ 46% xuống còn 20% cho hàng Việt Nam là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn còn nhiều tiềm ẩn.
Tuy nhiên, theo bà, đây cũng là một thách thức vì Việt Nam đang gia công lắp ráp nhiều sản phẩm với tỷ lệ linh kiện nhập khẩu lớn từ Trung Quốc, nhất là trong các ngành như điện tử, cơ khí và dệt may, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Việt Nam.

'Mở toang' thị trường cho Mỹ - rủi ro tiềm ẩn​

BBC/Getty Images

Nguồn hình ảnh,BBC/Getty Images
Thông báo trên mạng xã hội của Tổng thống Trump nhắc đến cái giá mà Việt Nam phải trả là "thực hiện một điều mà họ chưa từng làm trước đây: trao cho Hoa Kỳ TOÀN QUYỀN TIẾP CẬN đối với thị trường thương mại".
Việt Nam cũng chưa lên tiếng về việc giảm thuế về 0% cho hàng Mỹ.
Hồi tháng 4, hai ngày sau khi ông Trump công bố mức thuế 46%, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với ông chủ Nhà Trắng và khẳng định "Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam".
Theo Tiến sĩ Giang, nếu mức 0% này đi vào thực thi thì đây là "một động thái thương mại đơn phương hiếm thấy".
"Thực tế, chính sách thương mại thường dựa trên các thỏa thuận song phương hoặc đa phương với nguyên tắc có đi có lại. Việc giảm thuế về 0% cần được cân nhắc kỹ lưỡng trong khuôn khổ lợi ích quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước."
Lý do đưa ra quyết định này có thể là do Mỹ hiện đang thâm hụt thương mại lớn với Việt Nam. Việc Việt Nam giảm thuế suất xuống 0% cho hàng Mỹ sẽ giúp hàng hóa Mỹ trở nên cạnh tranh hơn tại thị trường Việt Nam, có thể làm giảm thâm hụt thương mại này, theo Tiến sĩ Giang.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn các sản phẩm chất lượng cao, công nghệ tiên tiến từ Mỹ với giá thấp hơn do không phải chịu thuế nhập khẩu.
Thêm nữa, việc giảm thuế 0% cho hàng Mỹ còn là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang nỗ lực giữ quan hệ cân bằng hơn với Hoa Kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh bị giám sát về thao túng tiền tệ và thặng dư thương mại, điều từng được chính quyền Trump 1.0 và sau đó là Biden nhấn mạnh.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong cuộc điện đàm vào ngày 2/7 với Tổng thống Donald Trump, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề nghị phía Mỹ sớm công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường và bỏ hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng công nghệ cao.
Tuy nhiên, mức 0% này, Tiến sĩ Giang Phùng đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thứ nhất, sức mua ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều và người tiêu dùng trong nước có thể không hấp thụ hết lượng hàng hóa Mỹ tràn vào. Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa có thể gặp cạnh tranh trực diện.


"Sự chênh lệch về sức mua và quy mô kinh tế có nghĩa là các doanh nghiệp Mỹ thường có năng lực sản xuất lớn hơn, công nghệ tiên tiến hơn và đôi khi là chi phí sản xuất trên đơn vị thấp hơn.
"Việc loại bỏ thuế quan có thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc cạnh tranh ngay tại sân nhà, trừ khi họ có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Do đó, trong dài hạn, nếu không có biện pháp phòng vệ và hỗ trợ sản xuất trong nước, cán cân thương mại có thể trở nên mất cân đối theo chiều ngược," bà nói.
Do đó, nếu quá trình mở cửa không đi kèm với các chính sách hỗ trợ và phát triển ngành công nghiệp trong nước, có thể dẫn đến sự phụ thuộc kinh tế vào hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Ngoài ra, ông Trump còn nhấn mạnh đến dòng xe SUV - một biểu tượng của ngành công nghiệp Mỹ - trong thông báo của mình trên mạng xã hội Truth Social.
Tiến sĩ Giang Phùng lý giải rằng việc nhấn mạnh SUV có thể hiểu là một thông điệp kép: với cử tri Mỹ, ông cho thấy ông đang mở rộng thị trường cho hàng Mỹ. Còn với phía Việt Nam, chi tiết này đóng vai trò như "lời nhắc nhở" rằng sự nhượng bộ về thuế cần đi kèm việc mở cửa thị trường cho xe Mỹ – vốn hiện vẫn gặp rào cản thuế cao tại Việt Nam (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí trước bạ...).
"Hơn nữa, xe SUV có biên lợi nhuận cao, đang được các hãng xe Mỹ như Ford, GM và Tesla đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là ở thị trường châu Á – Thái Bình Dương.
"Nếu được tiếp cận dễ hơn thị trường Việt Nam - một thị trường ô tô đang phát triển nhanh chóng - đây sẽ là cú hích lớn cho ngành công nghiệp Mỹ, củng cố uy tín chính trị của ông Trump," Tiến sĩ Giang nhận định.

Thách thức cho mục tiêu GDP của Việt Nam?​

Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu GDP năm 2025 tăng tối thiểu 8% và hướng tới tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, mức thuế mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu này, đặc biệt nếu các mức thuế 20% và 40% được áp dụng.
Theo số liệu năm 2024 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đạt 405,53 tỷ USD, tương đương khoảng 85% GDP (476,3 tỷ USD).
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị đạt 119,5 tỷ USD, theo thống kê từ Tổng cục Hải quan. Con số này khá chênh so với số liệu thống kê từ phía Mỹ: Mỹ nhập khẩu 136,6 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam trong năm 2024, xuất khẩu hơn 13 tỷ USD - với thâm hụt là 123,5 tỷ USD.
Tiến sĩ Giang Phùng nhận định: nếu mức thuế 20% cho hàng Việt và 40% cho hàng trung chuyển được áp dụng rộng rãi, nó có thể làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của hàng Việt tại thị trường Mỹ, vốn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, Tiến sĩ Giang phân tích như sau:
Thứ nhất là giảm kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó bán hàng hơn, hoặc phải giảm giá để bù đắp thuế, ảnh hưởng đến doanh thu.
Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài có thể ngần ngại đầu tư vào Việt Nam nếu triển vọng xuất khẩu sang Mỹ không chắc chắn.
Thứ ba, ngành sản xuất có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến mất việc làm và giảm thu nhập cho người lao động.
Thứ tư, do xuất khẩu là động lực chính của tăng trưởng GDP Việt Nam, mức thuế cao sẽ cản trở đáng kể mục tiêu 8%.
Đồng thời, những phân tích từ các tổ chức quốc tế cũng dè dặt trước mục tiêu tham vọng này.
Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra các dự báo tăng trưởng GDP cho Việt Nam, thường dao động quanh mức 6-7% trong những năm gần đây, chứ không phải 8%.
Vì vậy, việc đạt 8% sẽ đòi hỏi các động lực tăng trưởng mạnh mẽ khác, như đầu tư công, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sang các thị trường khác.
 
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump

Nguồn hình ảnh,BBC/Getty Images
2 giờ trước
Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai các con số thuế mà ông nói đã "chốt" được với Tổng Bí thư Tô Lâm nhưng Việt Nam có vẻ vẫn dè chừng trong việc đưa ra chi tiết khung thỏa thuận giữa hai nước.
Bài viết trên mạng Truth Social của ông Trump vào tối 2/7 đã gây chấn động dư luận Việt Nam khi ông chủ Nhà Trắng nói rằng Việt Nam "sẽ trả cho Hoa Kỳ mức thuế 20%" đối với tất cả hàng hóa được đưa vào Mỹ và 40% đối với mọi hàng hóa trung chuyển.
Đổi lại, Việt Nam phải trả cho thỏa thuận này là mở toang thị trường cho Mỹ - nói cách khác, Việt Nam sẽ giảm thuế về 0% đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Không chỉ ông Trump mà Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick - người đứng ra thực hiện các cuộc đàm phán thuế với Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên - cũng đã xác nhận những con số chi tiết trên trong một bài viết đăng mạng xã hội X.
Vì sao Việt Nam vẫn chần chừ trong việc công bố chi tiết và liệu những công bố vắn tắt từ phía Mỹ có thực sự chính xác?

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những khúc mắc liên quan đến thỏa thuận mà ông Trump tuyên bố đã đạt được với Việt Nam, với phân tích từ Tiến sĩ Giang Phùng, nhà nghiên cứu và giảng viên tại Trường Kinh doanh ISC Paris (Pháp).

Vì sao Việt Nam im lặng?​

Thông tin về việc áp mức thuế mới 20% cho hàng hóa Việt Nam và 40% cho hàng trung chuyển theo chiều Việt Nam qua Mỹ, và 0% cho hàng Mỹ nhập vào Việt Nam mới chỉ được Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick công bố trên mạng xã hội.
Truyền thông Việt Nam tập trung đưa tin Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump và chỉ nói rằng đó là mức thuế "giảm đáng kể". Một số bài viết, video của báo chí chính thống sau khi đưa chi tiết các con số 20%, 40% và 0% kèm các đánh giá, bình luận sau đó đã được rút xuống hoặc chỉnh sửa. Chỉ một số tờ báo ít ỏi còn giữ các nội dung này.
Tiến sĩ Giang lưu ý rằng cho đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức nào từ các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ như Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Bộ Thương mại (DOC) và đáng chú ý nhất là từ phía chính phủ Việt Nam lên tiếng xác nhận hay làm rõ về thỏa thuận này.
Trong hệ thống pháp lý của Hoa Kỳ, theo Tiến sĩ Giang, việc điều chỉnh thuế quan là một quy trình nghiêm ngặt, đòi hỏi phải tuân thủ các quy định pháp luật và điều tra thương mại (ví dụ: theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại hoặc Mục 232 của Đạo luật Thương mại mở rộng). Do đó, các tuyên bố đơn phương từ tổng thống, dù có trọng lượng chính trị và ảnh hưởng lớn đến thị trường, vẫn cần được thể chế hóa mới có hiệu lực thi hành.
Ngày 3/7, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam, người phát ngôn Phạm Thu Hằng chỉ xác nhận có cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Trump vào tối 2/7. Bà nói thêm rằng hiện nay đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đang phối hợp trao đổi để cụ thể hóa các nội dung thảo luận của lãnh đạo cấp cao hai nước chứ không nêu chi tiết các con số về mức thuế.
Một số nhà quan sát nhận định rằng không chỉ phía Mỹ, phía Việt Nam cũng cần thời gian để cụ thể hóa thỏa thuận vì vẫn còn một số khái niệm khá mơ hồ.
Có thể nói rằng các con số 20%, 40% và 0% mới chỉ là thông báo vắn tắt của ông Trump trên mạng, cần phải có thông báo chi tiết hơn từ hai phía mới hiểu được rõ ràng những nhượng bộ của mỗi bên, đặc biệt là việc Việt Nam "mở toang" thị trường cho Mỹ là như thế nào.
Tổng Bí thư Tô Lâm của Việt Nam đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào 20 giờ ngày 2/7 để bàn về vấn đề thuế

Nguồn hình ảnh,BBC/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Tô Lâm của Việt Nam đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào 20 giờ ngày 2/7 để bàn về vấn đề thuế
Bên cạnh đó, sự cẩn trọng của truyền thông Việt Nam còn cho thấy có thể các con số này có tính nhạy cảm, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận này.
Việc Mỹ hạ thuế với hàng Việt Nam vào Mỹ từ 46% xuống còn 20% nhưng vẫn giữ mức thuế 40% đối với hàng hóa trung chuyển được đánh giá là nhằm vào Trung Quốc.
Bởi lẽ, Peter Navarro, cố vấn cấp cao của ông Trump về thương mại và sản xuất, từng nói rằng một phần ba tổng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thực chất là các sản phẩm của Trung Quốc được vận chuyển qua Việt Nam.
Tiến sĩ Giang Phùng nhận định rằng mức thuế cho hàng trung chuyển 40% là một mức thuế rất cao, nhằm mục đích răn đe và ngăn chặn hành vi gian lận xuất xứ. Với mức thuế này, hàng hóa trung chuyển sẽ gần như mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh tại thị trường Mỹ.
Ngày 3/7, tờ The New York Times đã viết bài về thỏa thuận thuế của Mỹ với Việt Nam với nhan đề Trump muốn cả thế giới loại bỏ Trung Quốc. Ông bắt đầu từ Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 3/7 nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán và thỏa thuận liên quan không nên nhắm mục tiêu hoặc làm tổn hại lợi ích của bên thứ ba.
Cùng ngày, đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc cũng lên tiếng về thỏa thuận Việt-Mỹ, khẳng định rằng việc Mỹ áp đặt "thuế quan đối ứng" lên các đối tác thương mại toàn cầu là một hành động bắt nạt đơn phương điển hình, điều mà Trung Quốc kiên quyết phản đối.
Việt Nam hiện vẫn duy trì chính sách đối ngoại đa phương hóa - "đi dây" giữa các siêu cường - đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Do đó, những phản ứng có vẻ "phật lòng" từ Bắc Kinh về thỏa thuận thuế nói trên có thể là một trong những lý do khiến Việt Nam thận trọng hơn trong việc công bố chi tiết các con số trong thỏa thuận.

Các con số 20%, 40% được hiểu thế nào?​

BBC/Getty Images

Nguồn hình ảnh,BBC/Getty Images
Theo tuyên bố của ông Trump, Việt Nam "sẽ trả cho Hoa Kỳ" mức thuế 20% đối với mọi hàng hóa được đưa vào Mỹ và 40% đối với mọi hàng hóa trung chuyển.
Như phân tích ở trên, 40% là mức thuế nhằm vào hàng từ quốc gia khác - mà trên thực tế chủ yếu là Trung Quốc - chỉ đi qua Việt Nam nhằm mục đích né thuế chứ không thực sự được sản xuất ở Việt Nam.
Việc tách bạch giữa hai loại hàng hóa này, theo Tiến sĩ Giang, sẽ dựa vào các quy tắc xuất xứ (Rules of Origin - ROO) rất chặt chẽ, do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chính sách của Hải quan Mỹ quy định.
"Cụ thể, sản phẩm phải đáp ứng mức độ giá trị gia tăng nội địa tối thiểu (thường là 35-45%), hoặc trải qua quá trình chuyển đổi mã HS code đáng kể. Việc kiểm soát sẽ được thực hiện qua chứng nhận xuất xứ (C/O) và các biện pháp kiểm tra hậu kiểm của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (U.S. Customs and Border Protection)."
Tiến sĩ Giang nói rằng giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) là tài liệu quan trọng nhất để xác nhận quốc gia sản xuất hàng hóa.
Theo đó, để được hưởng mức thuế ưu đãi (nếu có), hàng hóa Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chí về hàm lượng giá trị gia tăng tại Việt Nam, quy trình sản xuất, và các tiêu chuẩn khác theo quy định của Mỹ.
Cụ thể, các cơ quan hải quan Mỹ có quyền kiểm tra, xác minh chuỗi cung ứng của hàng hóa để đảm bảo tính minh bạch và tránh gian lận xuất xứ. Việc này có thể bao gồm kiểm tra nhà máy sản xuất, hồ sơ kế toán, và các chứng từ liên quan.
"Nếu phát hiện hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ của Việt Nam (tức là hàng hóa từ nước thứ ba 'đội lốt' hàng Việt), Mỹ có thể áp dụng mức thuế cao hơn, thường là mức thuế áp dụng cho quốc gia có nguồn gốc thực sự hoặc mức thuế trừng phạt," Tiến sĩ Giang giải thích.
Bà cho rằng Việt Nam được giảm thuế từ 46% xuống còn 20% cho hàng Việt Nam là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn còn nhiều tiềm ẩn.
Tuy nhiên, theo bà, đây cũng là một thách thức vì Việt Nam đang gia công lắp ráp nhiều sản phẩm với tỷ lệ linh kiện nhập khẩu lớn từ Trung Quốc, nhất là trong các ngành như điện tử, cơ khí và dệt may, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Việt Nam.

'Mở toang' thị trường cho Mỹ - rủi ro tiềm ẩn​

BBC/Getty Images

Nguồn hình ảnh,BBC/Getty Images
Thông báo trên mạng xã hội của Tổng thống Trump nhắc đến cái giá mà Việt Nam phải trả là "thực hiện một điều mà họ chưa từng làm trước đây: trao cho Hoa Kỳ TOÀN QUYỀN TIẾP CẬN đối với thị trường thương mại".
Việt Nam cũng chưa lên tiếng về việc giảm thuế về 0% cho hàng Mỹ.
Hồi tháng 4, hai ngày sau khi ông Trump công bố mức thuế 46%, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với ông chủ Nhà Trắng và khẳng định "Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam".
Theo Tiến sĩ Giang, nếu mức 0% này đi vào thực thi thì đây là "một động thái thương mại đơn phương hiếm thấy".
"Thực tế, chính sách thương mại thường dựa trên các thỏa thuận song phương hoặc đa phương với nguyên tắc có đi có lại. Việc giảm thuế về 0% cần được cân nhắc kỹ lưỡng trong khuôn khổ lợi ích quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước."
Lý do đưa ra quyết định này có thể là do Mỹ hiện đang thâm hụt thương mại lớn với Việt Nam. Việc Việt Nam giảm thuế suất xuống 0% cho hàng Mỹ sẽ giúp hàng hóa Mỹ trở nên cạnh tranh hơn tại thị trường Việt Nam, có thể làm giảm thâm hụt thương mại này, theo Tiến sĩ Giang.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn các sản phẩm chất lượng cao, công nghệ tiên tiến từ Mỹ với giá thấp hơn do không phải chịu thuế nhập khẩu.
Thêm nữa, việc giảm thuế 0% cho hàng Mỹ còn là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang nỗ lực giữ quan hệ cân bằng hơn với Hoa Kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh bị giám sát về thao túng tiền tệ và thặng dư thương mại, điều từng được chính quyền Trump 1.0 và sau đó là Biden nhấn mạnh.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong cuộc điện đàm vào ngày 2/7 với Tổng thống Donald Trump, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề nghị phía Mỹ sớm công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường và bỏ hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng công nghệ cao.
Tuy nhiên, mức 0% này, Tiến sĩ Giang Phùng đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thứ nhất, sức mua ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều và người tiêu dùng trong nước có thể không hấp thụ hết lượng hàng hóa Mỹ tràn vào. Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa có thể gặp cạnh tranh trực diện.


"Sự chênh lệch về sức mua và quy mô kinh tế có nghĩa là các doanh nghiệp Mỹ thường có năng lực sản xuất lớn hơn, công nghệ tiên tiến hơn và đôi khi là chi phí sản xuất trên đơn vị thấp hơn.
"Việc loại bỏ thuế quan có thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc cạnh tranh ngay tại sân nhà, trừ khi họ có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Do đó, trong dài hạn, nếu không có biện pháp phòng vệ và hỗ trợ sản xuất trong nước, cán cân thương mại có thể trở nên mất cân đối theo chiều ngược," bà nói.
Do đó, nếu quá trình mở cửa không đi kèm với các chính sách hỗ trợ và phát triển ngành công nghiệp trong nước, có thể dẫn đến sự phụ thuộc kinh tế vào hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Ngoài ra, ông Trump còn nhấn mạnh đến dòng xe SUV - một biểu tượng của ngành công nghiệp Mỹ - trong thông báo của mình trên mạng xã hội Truth Social.
Tiến sĩ Giang Phùng lý giải rằng việc nhấn mạnh SUV có thể hiểu là một thông điệp kép: với cử tri Mỹ, ông cho thấy ông đang mở rộng thị trường cho hàng Mỹ. Còn với phía Việt Nam, chi tiết này đóng vai trò như "lời nhắc nhở" rằng sự nhượng bộ về thuế cần đi kèm việc mở cửa thị trường cho xe Mỹ – vốn hiện vẫn gặp rào cản thuế cao tại Việt Nam (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí trước bạ...).
"Hơn nữa, xe SUV có biên lợi nhuận cao, đang được các hãng xe Mỹ như Ford, GM và Tesla đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là ở thị trường châu Á – Thái Bình Dương.
"Nếu được tiếp cận dễ hơn thị trường Việt Nam - một thị trường ô tô đang phát triển nhanh chóng - đây sẽ là cú hích lớn cho ngành công nghiệp Mỹ, củng cố uy tín chính trị của ông Trump," Tiến sĩ Giang nhận định.

Thách thức cho mục tiêu GDP của Việt Nam?​

Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu GDP năm 2025 tăng tối thiểu 8% và hướng tới tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, mức thuế mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu này, đặc biệt nếu các mức thuế 20% và 40% được áp dụng.
Theo số liệu năm 2024 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đạt 405,53 tỷ USD, tương đương khoảng 85% GDP (476,3 tỷ USD).
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị đạt 119,5 tỷ USD, theo thống kê từ Tổng cục Hải quan. Con số này khá chênh so với số liệu thống kê từ phía Mỹ: Mỹ nhập khẩu 136,6 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam trong năm 2024, xuất khẩu hơn 13 tỷ USD - với thâm hụt là 123,5 tỷ USD.
Tiến sĩ Giang Phùng nhận định: nếu mức thuế 20% cho hàng Việt và 40% cho hàng trung chuyển được áp dụng rộng rãi, nó có thể làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của hàng Việt tại thị trường Mỹ, vốn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, Tiến sĩ Giang phân tích như sau:
Thứ nhất là giảm kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó bán hàng hơn, hoặc phải giảm giá để bù đắp thuế, ảnh hưởng đến doanh thu.
Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài có thể ngần ngại đầu tư vào Việt Nam nếu triển vọng xuất khẩu sang Mỹ không chắc chắn.
Thứ ba, ngành sản xuất có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến mất việc làm và giảm thu nhập cho người lao động.
Thứ tư, do xuất khẩu là động lực chính của tăng trưởng GDP Việt Nam, mức thuế cao sẽ cản trở đáng kể mục tiêu 8%.
Đồng thời, những phân tích từ các tổ chức quốc tế cũng dè dặt trước mục tiêu tham vọng này.
Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra các dự báo tăng trưởng GDP cho Việt Nam, thường dao động quanh mức 6-7% trong những năm gần đây, chứ không phải 8%.
Vì vậy, việc đạt 8% sẽ đòi hỏi các động lực tăng trưởng mạnh mẽ khác, như đầu tư công, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sang các thị trường khác.
Xin nguồn với tml.
 
nếu Ấn Độ và các nước Đông Nam Á deal được với Mỹ mức thuế thấp hơn Việt Nam thì rõ ràng mức thuế 20% đối với Việt Nam là một bất lợi!
Tối thiểu 10%. Deal này chỉ có uk-au-sin nó deal đưoc. Ấn top 10 xuất khẩu mẽo dễ gì được, mà đợt nó vs Pakistan vả nhau thằng Ấn nó bốp mồm Trump nên éo có 10% đâu.
 
Thằng VN lúc nào cũng bị da cam lôi ra hiến tế đầu tiên để dằn mặt đám còn lại. Mất lòng bọn khác nó sợ chứ mất lòng VN nó sợ con cặc!
Đó là lý do da cam nó hay bêu VN lên truth sớm hơn các nước khác.
Thì nó phải có trách nhiệm với VN theo lời 93 đò đấy thôi. Đã là trách nhiệm thì cứ nhắc tên đầu tiên. Mà đợt ổgg qua mẽo ổng còn bảo rõ ràng, sòng phẳng, sợ đéo gì thì mẽo nó làm vậy cũng đúng.
 
Vì sự tồn vong của chế độ. Cọng Sả sẵn sàng bú cu cả dân chủ lẫn độc tài. Việc này chỉ có phò mới làm được. Địt mẹ thằng lâm phò
 
Văn cho quả deal thuế 2025

Chặng đường đến chiến thắng - Cuộc đấu trí trên bàn đàm phán​

Cuộc đàm phán Giảm áp mức Thuế 2025 là lâu dài và gian khổ nhất, bởi bản chất cuộc đàm phán là cuộc đấu trí, đấu mưu, phải phối hợp nhịp nhàng giữa quân sự và ngoại giao, giữa chiến trường và hội nghị. Để chiến thắng trên bàn hội nghị, đòi hỏi hai đoàn đàm phán của Việt Nam phải phối hợp ăn ý, “tuy hai mà một”, phải biết vận dụng khéo léo nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm”.....
 
Mấy nước xung quanh deal thấp hơn 20% là đóng hòm, còn để ăn được thuế 20% như trên thì quá khó vì ai cũng rõ tỷ lệ hàng nội địa hoá của đông lào quá thấp chủ yếu là nông thuỷ sản đồ gổ mà những hàng này thì thu về đéo được bao nhiêu, nên quả deal này chỉ có lợi cho Mỹ
 
Mấy nước xung quanh deal thấp hơn 20% là đóng hòm, còn để ăn được thuế 20% như trên thì quá khó vì ai cũng rõ tỷ lệ hàng nội địa hoá của đông lào quá thấp chủ yếu là nông thuỷ sản đồ gổ mà những hàng này thì thu về đéo được bao nhiêu, nên quả deal này chỉ có lợi cho Mỹ
Không sao đâu đã có pác vượn lo hết
 
Bỏ thuế NK, xóa thuế TTĐB, 0% là 0% tuyệt đối cho hàng hóa từ Mỹ, thậm chí phải bỏ cả VAT.
Làm vậy thì đc hưởng thuế 20% cho hàng xuất xứ 100% VN (gần như đéo tồn tại), thuế 40% cho hàng transhipping (hàng tạm nhập tái xuất, và thậm chí cả hàng hóa có nguyên liệu từ TQ).
Còn đéo 0% tuyệt đối thì nắc cho trợn ngược mắt lên nhé, 46 hay 64% cũng chỉ là con số thôi.
Theo những gì tao hiểu ra từ những trò của tml Trump từ khi nhận chức tới giờ thì sẽ là như vậy.
 

Có thể bạn quan tâm

Top