Ăn chơi Thằng nào đam mê cờ bạc vào chơi thử game kinh điển Monty Hall xem thông minh tới đâu nào

Việc MC mở 1 cửa trống chỉ để tăng kịch tính cho chương trình, còn lại 2 cổng chọn 1 trong 2 tỉ lệ là 50 50, tỉ lệ dc tính trên số mẫu phải chọn.
Xác suất nó không có hoạt động theo kiểu một sự việc thay đổi thì dẹp hết phân phối đều ban đầu đi tính lại phân phối đều mới mà nó có công thức cập nhật đàng hoàng nha m. Nôm na là ban đầu khả năng thắng chia đều ra 3 cửa, hay nói cách khác là 1/3 cho cái cửa m chọn và 2/3 cho hai cái cửa kia. Sau đó MC mở một cửa trống thì tổng 2/3 kia chảy hết về cái cửa còn lại. Một tml ở trên có gợi ý thử tính cho trường hợp 1000 cửa rồi đấy, 999/1000 chảy hết về cái cửa cuối cùng. Tính toán công thức chặt chẽ thì cũng đã có ở trên. Tóm lại là, giữa việc ngay từ đầu m chọn đúng 1 trong N để ko phải đổi lựa chọn với việc phần thưởng nằm trong số N-1 cái cửa còn lại kia thì cái nào có khả năng cao hơn?
 
Ae xàm nên đọc kỹ tránh lộn đề nhé

Nếu đề nói là người chơi mở ô 1, thằng mc mở ô 3 như câu đố gốc thì xác xuất ô 1 và ô 2 là 50/50, k bao giờ có chuyện đổi mà xác xuất tăng thêm.

Còn nếu đề nói người chơi mở ô random, thằng mc cũng mở random 1 trong 2 ô k có tiền như đề trên thì chỉ lúc đó mới là 33% nếu luôn giữ ô và 66% nếu luôn đổi
thằng MC nó luôn mở được 1 ô ko có tiền, nhưng ko phải lúc nào cũng mở random đc. Nếu thằng player chọn ô có tiền, thì thằng MC mới đc mở random 1 trong 2 ô còn lại (vì 2 ô còn lại đều ko có tiền nên nó mở ô nào chả đc). Còn nếu thằng player chọn ô ko có tiền, thì thằng MC bắt buộc phải mở ô ko có tiền còn lại (vì 2 ô còn lại là 1 ô có tiền và 1 ô ko tiền)
 
thằng MC nó luôn mở được 1 ô ko có tiền, nhưng ko phải lúc nào cũng mở random đc. Nếu thằng player chọn ô có tiền, thì thằng MC mới đc mở random 1 trong 2 ô còn lại (vì 2 ô còn lại đều ko có tiền nên nó mở ô nào chả đc). Còn nếu thằng player chọn ô ko có tiền, thì thằng MC bắt buộc phải mở ô ko có tiền còn lại (vì 2 ô còn lại là 1 ô có tiền và 1 ô ko tiền)
Ừ ý t là mở ô k có tiền, viết hơi sai
 
Nếu là tôi, tôi sẽ giữ nguyên cửa ban đầu đã chọn.

Lý do:

  • Giả thuyết ban đầu: Có 3 cửa, 1 cửa có tiền thưởng, 2 cửa còn lại không có gì. Xác suất tôi chọn cửa có tiền ngay từ đầu là 1/3.
  • Hành động của MC: MC mở 1 trong 2 cửa còn lại không có tiền. Việc MC mở cửa nào không ảnh hưởng đến xác suất ban đầu của tôi (1/3) vì MC biết cửa nào có tiền và chỉ mở cửa không có tiền.
  • Lựa chọn đổi cửa:
    • Đổi cửa: Khi tôi đổi cửa, tôi chọn ngẫu nhiên 1 trong 2 cửa còn lại. Xác suất tôi chọn cửa có tiền lúc này chỉ còn 1/2 (vì tôi đã loại trừ 1 cửa không có tiền).
    • Giữ nguyên cửa: Xác suất tôi chọn cửa có tiền ngay từ đầu là 1/3. Giữ nguyên cửa đồng nghĩa với việc tôi giữ nguyên xác suất 1/3 này.
  • Kết luận: So sánh 2 lựa chọn, giữ nguyên cửa cho tôi xác suất cao hơn (1/3) so với đổi cửa (1/2) để chọn cửa có tiền.
Lưu ý:
  • Việc MC mở 1 trong 2 cửa không có tiền là để khuyến khích tôi đổi cửa. Tuy nhiên, về mặt toán học, việc đổi cửa không mang lại lợi ích cho tôi.
  • Đây là bài toán xác suấtlogic. Việc lựa chọn giữ nguyên hay đổi cửa phụ thuộc vào cách nhìn nhậnlập luận của mỗi người.
  • Trong thực tế, có thể có những yếu tố bên ngoài (như biểu hiện của MC, âm thanh,...) ảnh hưởng đến quyết định của tôi. Tuy nhiên, về mặt toán họclogic, giữ nguyên cửa là lựa chọn có lợi hơn.
thần đồng chatgpt à
 
Nếu giả sử player mở cửa 1, mc mở cửa 3 thì xác suất nếu đổi là bao nhiêu ? Để tao thử tư duy mày coi
mày hỏi câu này ý gì, cửa 1 cũng chỉ là 1 cửa random do player chọn ngẫu nhiên. Còn cửa 3 thì như tao đã trả lời ở trên, phụ thuộc vào cửa 1 có chứa tiền hay ko, cái này MC biết tiền ở đâu nên MC chọn đc cửa 3, còn đối với mày thì MC mở cửa 2 hay cửa 3 đều như nhau
 
thằng MC nó luôn mở được 1 ô ko có tiền, nhưng ko phải lúc nào cũng mở random đc. Nếu thằng player chọn ô có tiền, thì thằng MC mới đc mở random 1 trong 2 ô còn lại (vì 2 ô còn lại đều ko có tiền nên nó mở ô nào chả đc). Còn nếu thằng player chọn ô ko có tiền, thì thằng MC bắt buộc phải mở ô ko có tiền còn lại (vì 2 ô còn lại là 1 ô có tiền và 1 ô ko tiền)
Nói chung là 1 khi mày đã chọn 1 cửa thì tỷ lệ giữ hoặc đổi hoàn toàn là 50/50. Còn khi mày chưa chọn nó hỏi nếu chọn random thì nó sẽ ra nhiều trường hợp, lúc đó thì sẽ là 1/3 nếu giữ và 2/3 nếu đổi. Đây là cái mà bọn kia đặc biệt là @friend và mấy thằng giỏi toán nhưng ngu tư duy kia mặc dù viết vài trang nhưng vẫn k chỉ ra được
 
mày hỏi câu này ý gì, cửa 1 cũng chỉ là 1 cửa random do player chọn ngẫu nhiên. Còn cửa 3 thì như tao đã trả lời ở trên, phụ thuộc vào cửa 1 có chứa tiền hay ko, cái này MC biết tiền ở đâu nên MC chọn đc cửa 3, còn đối với mày thì MC mở cửa 2 hay cửa 3 đều như nhau
Thì nó biết tiền đéo ở cửa 3 nên nó mới mở, lúc đó thì là 50/50 tỷ lệ đổi và giữ như nhau. Chỉ khi cái đề nó hỏi nếu như chọn ngẫu nhiên k nói 1 cửa cụ thể mới là 1/3 và 2/3. Mấy thằng kia giỏi toán nhưng tư duy kém k chỉ ra được cái này
 
Thì nó biết tiền đéo ở cửa 3 nên nó mới mở, lúc đó thì là 50/50 tỷ lệ đổi và giữ như nhau. Chỉ khi cái đề nó hỏi nếu như chọn ngẫu nhiên k nói 1 cửa cụ thể mới là 1/3 và 2/3. Mấy thằng kia giỏi toán nhưng tư duy kém k chỉ ra được cái này
ng ta đánh số cửa 1, 2, 3 để cho dễ giả sử chứ thực chất là ngẫu nhiên hết, ngoại trừ việc thằng MC mở cửa.
 
Xác suất nó không có hoạt động theo kiểu một sự việc thay đổi thì dẹp hết phân phối đều ban đầu đi tính lại phân phối đều mới mà nó có công thức cập nhật đàng hoàng nha m. Nôm na là ban đầu khả năng thắng chia đều ra 3 cửa, hay nói cách khác là 1/3 cho cái cửa m chọn và 2/3 cho hai cái cửa kia. Sau đó MC mở một cửa trống thì tổng 2/3 kia chảy hết về cái cửa còn lại. Một tml ở trên có gợi ý thử tính cho trường hợp 1000 cửa rồi đấy, 999/1000 chảy hết về cái cửa cuối cùng. Tính toán công thức chặt chẽ thì cũng đã có ở trên. Tóm lại là, giữa việc ngay từ đầu m chọn đúng 1 trong N để ko phải đổi lựa chọn với việc phần thưởng nằm trong số N-1 cái cửa còn lại kia thì cái nào có khả năng cao hơn?
Cuối cùng cũng mở 1 ô k có tiền thế thì có khác gì nhau, vẫn là bỏ đi 1 mẫu từ 1/3 thành 1/2, k có bất kỳ yếu tố nào khác tác động thì tỉ lệ chỉ đơn thuần v thôi.
 
ng ta đánh số cửa 1, 2, 3 để cho dễ giả sử chứ thực chất là ngẫu nhiên hết, ngoại trừ việc thằng MC mở cửa.
Nói chung là nếu player đã chọn 1 cửa thì xác xuất đổi hoặc giữ là 50/50 oke đúng k ?
 
Cuối cùng cũng mở 1 ô k có tiền thế thì có khác gì nhau, vẫn là bỏ đi 1 mẫu từ 1/3 thành 1/2, k có bất kỳ yếu tố nào khác tác động thì tỉ lệ chỉ đơn thuần v thôi.
nó là 1/2 khi mà mày đang phân vân lựa chọn đổi hay ko thì giả sử MC ko cho mày chơi nữa, MC gọi 1 thằng ất ơ ở đâu tới bảo nó chọn 1 trong 2 cửa còn lại để chơi thay mày, thằng ất ơ ko được biết cửa nào là cửa mày chọn ban đầu hay cửa nào là MC để lại nên nó nhìn 2 cái cửa giống hệt nhau nên đối với nó tỷ lệ là 1/2 chọn cửa nào cũng thế.

còn quay lại bài toán đầu, lúc mày đang phân vân đổi hay ko đổi, thì đối với mày tỷ lệ ko là 1/2 được vì 2 cửa còn lại ko có vai trò giống hệt nhau, 1 cửa đóng vai trò là cửa mày chọn lúc đầu, 1 cửa đóng vai trò là cửa thằng MC ko mở.
 
Nói chung là nếu player đã chọn 1 cửa thì xác xuất đổi hoặc giữ là 50/50 oke đúng k ?
ko, xác suất thắng nếu giữ là 1/3, xác suất thắng nếu đổi (bắt buộc phải đổi) là 2/3
 
ko, xác suất thắng nếu giữ là 1/3, xác suất thắng nếu đổi (bắt buộc phải đổi) là 2/3
Tml đéo hiểu rồi, nếu nó chọn cửa 2, mc chọn cửa 3 thì có nghĩa là tiền nó chỉ ở 1 trong 2 cửa 1 và 2 không ?
 
Nếu giả sử player mở cửa 1, mc mở cửa 3 thì xác suất nếu đổi là bao nhiêu ? Để tao thử tư duy mày coi
Là 2/3 thôi. T liệt kê ra nhé.
Ký hiệu phần từ không gian mẫu gồm cặp 3 số (cửa chứa quà - cửa người chơi chọn - cửa MC mở).
Không gian mẫu cùng với xác suất xảy ra bao gồm:
1-1-2 (1/18), 1-1-3 (1/18), 1-2-3 (1/9), 1-3-2 (1/9),
2-1-3 (1/9), 2-2-1 (1/18), 2-2-3 (1/18), 2-3-1 (1/9),
3-1-2 (1/9), 3-2-1 (1/9), 3-3-1 (1/18), 3-3-2 (1/18).
Ví dụ cách tính xác suất của 1-1-2 là 1/3*1/3*1/2. Xác suất ô chứa quà và xác suất người chơi chọn là độc lập, còn xác suất quản trò mở cửa nào là phụ thuộc vào cả hai biến cố trên.
Những mẫu thoả mãn MC mở cửa 3 và người chơi chọn cửa 1 là:
1-1-3 (1/18), 2-1-3 (1/9)
P(quà ở cửa 2) = (1/9)/(1/18+1/9) = 2/3
P(quà ở cửa 1) = (1/18)/(1/18 + 1/9) = 1/3
 
Tml đéo hiểu rồi, nếu nó chọn cửa 2, mc chọn cửa 3 thì có nghĩa là tiền nó chỉ ở 1 trong 2 cửa 1 và 2 không ?
M nhầm nếu nghĩ rằng chỉ cần liệt kê hết các khả năng rồi cho rằng tất cả các khả năng đều là equally likely (có khả năng xảy ra như nhau). Nếu t không đưa cho m một fair coin mà là một đồng xu nặng hơn ở một mặt và yêu cầu m tung đồng xu thì xác suất của sấp và ngửa có còn là bằng nhau và bằng 1/2 nữa không?
 
Cuối cùng cũng mở 1 ô k có tiền thế thì có khác gì nhau, vẫn là bỏ đi 1 mẫu từ 1/3 thành 1/2, k có bất kỳ yếu tố nào khác tác động thì tỉ lệ chỉ đơn thuần v thôi.
M đọc còm ở dưới đi. Cái không gian mẫu đồng xu, xúc sắc 6 mặt, "chọn ngẫu nhiên 1 trong N" m học ở phổ thông nó là không gian với các mẫu có khả năng xảy ra như nhau. Cái này nó không có giống như vậy đâu
 
Cái này có clip trong 1 bộ phim nào đó thì phải. Thằng giáo sư hỏi lũ sinh viên và chỉ có thằng sinh viên đầu to mắt cận trả lời đúng.

Ngay từ đầu khi mày lựa chọn thì xác xuất chọn trúng của mày là 33.3℅.

Việc loại đi 1 cửa khiến mày ngộ nhận là tỷ lệ đó đã lên 50℅ nhưng đéo phải, xác xuất vẫn là 33.3℅ thế nên việc mày đổi hay không đổi cũng đéo có giá trị cái con củ cặc gì hết..
 
Là 2/3 thôi. T liệt kê ra nhé.
Ký hiệu phần từ không gian mẫu gồm cặp 3 số (cửa chứa quà - cửa người chơi chọn - cửa MC mở).
Không gian mẫu cùng với xác suất xảy ra bao gồm:
1-1-2 (1/18), 1-1-3 (1/18), 1-2-3 (1/9), 1-3-2 (1/9),
2-1-3 (1/9), 2-2-1 (1/18), 2-2-3 (1/18), 2-3-1 (1/9),
3-1-2 (1/9), 3-2-1 (1/9), 3-3-1 (1/18), 3-3-2 (1/18).
Ví dụ cách tính xác suất của 1-1-2 là 1/3*1/3*1/2. Xác suất ô chứa quà và xác suất người chơi chọn là độc lập, còn xác suất quản trò mở cửa nào là phụ thuộc vào cả hai biến cố trên.
Những mẫu thoả mãn MC mở cửa 3 và người chơi chọn cửa 1 là:
1-1-3 (1/18), 2-1-3 (1/9)
P(quà ở cửa 2) = (1/9)/(1/18+1/9) = 2/3
P(quà ở cửa 1) = (1/18)/(1/18 + 1/9) = 1/3
Thấy câu hỏi của tao là cố định cửa 1 player mở cửa 3 mc mở không ? Vậy mà còn đưa thêm player mở 2 cửa 2,3 kia vào. Mày tính thử nếu như đúng câu hỏi tao thì xác xuất là 50/50 không ?
 
Sửa lần cuối:
Cái này có clip trong 1 bộ phim nào đó thì phải. Thằng giáo sư hỏi lũ sinh viên và chỉ có thằng sinh viên đầu to mắt cận trả lời đúng.

Ngay từ đầu khi mày lựa chọn thì xác xuất chọn trúng của mày là 33.3℅.

Việc loại đi 1 cửa khiến mày ngộ nhận là tỷ lệ đó đã lên 50℅ nhưng đéo phải, xác xuất vẫn là 33.3℅ thế nên việc mày đổi hay không đổi cũng đéo có giá trị cái con củ cặc gì hết..
Tao cũng nghĩ thế cdcm đỏ đen thì đổi hãy ko vẫn thế
 
tất nhiên là đổi, cái cửa đổi sẽ là 66,67% trúng
Sao mày ko nghĩ như này .. lần đầu mày đổi mày có 66,3% thua, lần 2 mày đổi mày chịu thêm 50% rủi ro thua nữa .. là mày chịu 2 lần rủi ro là mày tăng rủi ro thua lên gấp đôi (x2) .. còn mày ko đổi mày chỉ
 
Bài toán này tml nào học Xác suất thống kê ở Đại học/Cao đẳng, biết về luật Bayes thì chỉ cần áp công thức máy móc vào là cũng sẽ tính ra là xác suất "phần thưởng ở cửa m không chọn lúc ban đầu, biết rằng quản trò mở cửa kia" là cao hơn. Kết quả đúng là như vậy nhưng người bình thường, với trực giác thông thường khó mà chấp nhận được. Bí quyết là m phải từ bỏ cách suy luận thô cứng tam đoạn luận kiểu cũ, "Socrate là phàm nhân, phàm nhân sẽ phải chết, suy ra Socrate sẽ phải chết", dung hạp lối tư duy cập nhật niềm tin Bayes kiểu mới. Logic Boolean nó đúng nhưng không hữu ích ở mọi trường hợp trong cuộc sống, ví dụ, tuy trời mưa thì đường sẽ ướt không thể nói rằng đường ướt suy ra hôm qua trời mưa, vì nhỡ có thằng nào đó đổ nước ra đường sao cho giống hệt trời mưa thì sao? Thậm chí xét theo logic boolean đến cả "mưa thì đường ướt" còn chẳng phải là mệnh đề vì nó không hằng đúng cũng không hằng sai (nhỡ chính phủ có một cái vòm trời thích tắt thì tắt thích bật thì bật, để dù có những lúc trời mưa mà không giọt nào chạm đất thì sao?). Rõ ràng những giả định đó, dù nghe có viễn tưởng như thế nào cũng có thể xảy ra, nhưng với trực giác về xác suất, ta biết rằng nó "ÍT KHẢ NĂNG" xảy ra. Do đó, ta đúc kết được rằng đường ướt, dù không thể suy ra là trời mưa, nhưng đường ướt thì khả năng trời mưa nhiều hơn là không. Nếu trong logic Boolean thì chỉ nhưng thứ hằng đúng hoặc hằng sai mới được xét đến, những sự việc không chắc chắn không được xét đến, thì trong xác suất, mọi sự việc xảy ra đều có thể cung cấp thêm thông tin cho người quan sát, để họ điều chỉnh niềm tin.
Bây giờ chúng ta sẽ chứng minh toàn hình thức một tí. Giả sử m chọn cửa A, quản trò mở cửa B. Ký hiệu @A, @B, @C là các sự kiện A, B, C có phần thưởng (trong tiếng Anh thì @ là at, ý là reward is at door A, B, C ấy mà), B là sự kiện quản trò mở cửa B. P(B | @A) = 1/2 (do mày chọn đúng phải cửa có phần thưởng, quản trọ sẽ chọn ngẫu nhiên một trong hai cửa để mở) . P(B | @B) = 0, dĩ nhiên. P(B | @C) = 1 (do quản trò không thể mở cửa mà m chọn, cùng không thể mở cửa có phần thưởng). Theo luật Bayes, (cập nhật niềm tin là ở chỗ này đây, ban đầu P(@A) = P(@B) = P(@C) = 1/3 nhưng cùng xem thế cục thay đổi như thế nào khi m biết thêm thông tin là quản trò mở cửa B) P(@A | B) ~ P(@A)*P(B | @A) = 1/3 * 1/2 = 1/6. P(@C | B) ~ P(@C) * P(B | @C) = 1/3 * 1 = 1/3. Vậy P(@ C | B) > P(@A | B). M có thể code Python mô phỏng ngẫu nhiên và chạy nhiều lần xem có thật là chơi càng nhiều lần thì tỷ lệ thắng của m nếu đổi cửa càng gần 2/3 hay không . Với thể thức trò chơi như vậy, m đã được nhận thông tin có giá trị một cách miễn phí!
Quay lại với vấn đề mâu thuẫn trực giác, bằng nhiều năm sống ở thực tại này m biết rằng trời vừa mưa thì nhiều khả năng là đường ướt chứ chẳng có thuyết âm mưa nào về việc vòm trời che mưa hay thứ gì đó tương tự nên bằng việc quan sát đương ướt m có thêm thông tin về thời tiết. Nhớ rằng, trong logic có "A suy ra B" (mà không phải A tương đương B) và B thì cũng chẳng luận được gì chắc chắn về A (ví dụ cụ thể: con mèo lành lặn thì có 4 chân, m có một con vật 4 chân, t chẳng thể nói được rằng đó là một con mèo lành lặn) nhưng với luật Bayes, có P(B|A) và P(B) thì sẽ có thể cập nhật từ P(A) thành P(A | B). Tương tự như vậy, bằng việc biết về cách chọn cửa mở của quản trò, đó là những P(B | @A), P(B | @B) và P(B | @C) mà m có thể tính được P(@ A | B), P(@ B | B), P(@C | B). Giống như đi ra đường thấy đường ướt, hỏi vừa có cơn mưa à?, thế thôi.
Mày thấy ae chưa đủ rối hay sao ??
 
Top