Đạo lý Thiền Viện XAMVN

Thiền Viện Online XamVN cung cấp cho ae một số đầu sách căn bản.
Ae nào có hứng thú muốn đọc hay tu hành thì tham khảo !
Các sách không hề có thứ tự trước sau lắm, tuỳ vào sở thích mà có thể chọn đọc 🙏

Giáo Lý :









Sách Thiền :











Thiền Viện XamVN không nhận cúng dường dưới bất kì hình thức nào
Lành thay 🙏 🙏 🙏



Ye dhammā hetuppabhavā Tesaṃ hetuṃ tathāgato āhaTesañca yo nirodho

Evaṃvadī mahāsamano.

“Các pháp nào có nhân thuộc lãnh vực sanh, Đấng Như Lai thuyết về nhân quả của các pháp đó, và thuyết về sự diệt của các pháp đó,

Bậc Đại Sa Môn có luận thuyết như vậy”.
 
Sửa lần cuối:
Kì hay không kì là do nhận thức mỗi người thôi. T làm gì có sư phụ. Quy y tao còn chưa làm. Nói đúng ra thì t là sư phụ của chính tao. Ai đưa mình vào địa ngục, ai đưa mình thành phật đạo -> không phải là chính bản thân mình sao.
T trao đổi vậy thôi, chứ ko bàn đúng sai. Phật tổ nhập niết bàn lâu rồi, giáo hội của ngày cũng ko còn (truyền đến đời lục tổ huệ năng thì dừng), giờ cũng đâu còn ai ấn chứng hay xác nhận gì đâu. Bây giờ phải tự tìm đường mà đi thôi. Có chổ nào thì mày cũng "hoan hỉ" nha.
Thằng admin nó hạn chế comment của người mới hay sao. T mới chơi nên cũng ko rõ.
T đang nói đến điểm chung của tất cả pháp môn chỉ là "phương tiện" để tu tập. Khi đã đạt đc rồi, thì cũng ko nhất thiết phải dùng đến pháp nữa. Chúng sinh căn cơ khác nhau ->nên pháp tu cũng khác nhau ->nhưng đích đến (phật đạo) thì giống nhau.
Đồng quan điểm .
Người đã gieo duyên cho tao anh ấy theo bên Nam Tông . Nơi đầu tiên tao tu tập cũng là thiền viện Nam Tông .

Nhưng tao k bó mình vào sự chủ quan của hệ phái . Các sư cũng có nhiều người hay mắc phải việc cho rằng cái “ của mình “ mới là chính pháp mới là lời Phật . Đó thực ra lại là 1 cái bám chấp .


Nhưng thực ra lời Phật dù có đúng nguyên bản 100 % thì cũng nói thật k thể áp dụng 100% được vì thời thế quá khác . Nếu Phật mà đi hoằng pháp bây giờ chắc chắn lời phật dạy chúng sinh cũng sẽ khác đi ( còn tất nhiên bản chất vẫn bám vào các nguyên lý cơ bản )
 
“quả thật điều nguy hại
người ngu sinh sở tri
huỷ phần sáng của mình
tự trẻ đầu chính nó”
Tam tạng kinh điển thì đạo Phật gói gọn lại = câu “Nhất hướng -> xả ly -> ly tham -> đoạn diệt -> an tịnh -> chánh trí -> giác ngộ -> niết bàn” .
Các nhánh tụng niệm , thiền định , trì trú … là các rẽ nhánh của đạo Phật nguyên thuỷ , tuỳ căn cơ mà tu học .
Phân tích hay bài trừ giáo lý ko giải quyết vđề j , chỉ thêm phiền não
 
“quả thật điều nguy hại
người ngu sinh sở tri
huỷ phần sáng của mình
tự trẻ đầu chính nó”
Tam tạng kinh điển thì đạo Phật gói gọn lại = câu “Nhất hướng -> xả ly -> ly tham -> đoạn diệt -> an tịnh -> chánh trí -> giác ngộ -> niết bàn” .
Các nhánh tụng niệm , thiền định , trì trú … là các rẽ nhánh của đạo Phật nguyên thuỷ , tuỳ căn cơ mà tu học .
Phân tích hay bài trừ giáo lý ko giải quyết vđề j , chỉ thêm phiền não
Mấy cái kia nếu là phương tiện ban đầu tiếp cận PG và học giáo lí tao thấy ráng ráng lắm chấp nhận được. Chứ nếu xem đó là phương thức giác ngộ thì lọt vào Giới Cấm Thủ.

Kể cả việc nghĩ giữ giới và thiền định đem lại Đạo - Quả !
 
Mấy cái kia nếu là phương tiện ban đầu tiếp cận PG và học giáo lí tao thấy ráng ráng lắm chấp nhận được. Chứ nếu xem đó là phương thức giác ngộ thì lọt vào Giới Cấm Thủ.

Kể cả việc nghĩ giữ giới và thiền định đem lại Đạo - Quả !
Vẫn câu nói cũ, ko phải ai cũng cầu giải thoát, kể cả sư trong chùa chứ đừng nói hàng cư sĩ 😁
 
Vẫn câu nói cũ, ko phải ai cũng cầu giải thoát, kể cả sư trong chùa chứ đừng nói hàng cư sĩ 😁
Trong Kinh cũng nói nhiều đến những hạng xuất gia hay cầu đạo rồi.

Nói chung là theo mình cầu gì thì cầu, cũng phải nói cho nó đúng lý tưởng của Đạo. Sau đó muốn hành trì ntn thì hành trì. Cứ giấu nhau hoài kì lắm.
 
Trong Kinh cũng nói nhiều đến những hạng xuất gia hay cầu đạo rồi.

Nói chung là theo mình cầu gì thì cầu, cũng phải nói cho nó đúng lý tưởng của Đạo. Sau đó muốn hành trì ntn thì hành trì. Cứ giấu nhau hoài kì lắm.
1 là có thể họ cũng ko rõ nhân quả của việc đang làm, do vô minh nên nói sai. 2 là họ biết rõ việc họ đang làm dẫn đến đâu nhưng nói thật ra ko đúng với căn bản của chánh pháp thì có ai thèm nghe nữa ko, nên lại đành nói dối vẽ vời bởi cái ngã của họ cần ngoại lực để củng cố, nếu người ngoài ko tin và ủng hộ thì cũng sớm tan biến như 1 giấc mộng thôi. Cứ nhìn ra các nước theo PGNT và PGPT xem tỉ lệ dân theo đạo phật nhiều hay ít là biết.
 
vì là điều chúng sanh chọn và vùng vẫy trong đó, cản không được, khuyên không thành.. vậy hãy hoan hỉ. bạch mày! 😘
Hãy xả giác chi thay vì hoan hỷ.
Hoặc bi vô lượng tâm với nhân và quả xấu của chúng sanh.

Hỷ vô lượng tâm chỉ dành cho nhân lành và quả lành của chúng sanh.
 
@Hành giả vô danh @Thiên Chúng

Một chút lý thuyết về sự giao nhau giữa kiếp sống cũ và kiếp sống mới

Tâm thức của chúng sinh ấy chỉ phản ánh những gì có được trong kiếp sống trước, nhưng vì tâm quá yếu nên cảnh cũng không phản ánh rõ ràng, chỉ là loại cảnh mơ hồ.
Nói chung, trong giai đoạn này chỉ sinh lên những tâm đổng lực đi chung với phóng dật (uddhacca).

Sau hai tháng kể từ lúc thụ thai, trong giai đoạn này chúng sinh ấy dần dần phát triển đầy đủ, mắt, tai, mũi, lưỡi.Nhưng vì không có ánh sáng, âm thanh, mùi, vị trong thai bào của người mẹ, nên bốn loại thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt thức không sinh lên, chỉ có thân thức và ý thức.

Chúng sinh này chịu nhiều đau khổ mỗi khi người mẹ thay đổi oai nghi hay dùng những loại vật thực không thích hợp với thai bào.Và khi sinh ra, hài nhi còn đau đớn hơn.Khi ra đến thế giới bên ngoài, hài nhi rất yếu đuối chỉ nằm, không thể đứng, ngồi, đi, được, cho đến khi cơ thể đủ mạnh (đạt đến trạng thái trưởng thành) để tự chịu đựng.

Trong giai đoạn (khoảng 1 tuần sau khi sinh ra), đứa trẻ không thể nhận thức được cảnh hiện tại, mà tâm của nó nói chung là hướng đến các cảnh trong kiếp sống cũ.

Nếu sanh lên từ địa ngục, đứa trẻ có khuôn mặt không vui vì vẫn cảm thấy những gì đã trải qua trong địa ngục.

Nếu tái sinh từ cõi Chư thiên xuống, khuôn mặt đứa trẻ không chỉ ánh lên nụ cười mà còn cười vui vẻ, như thể bày tỏ niềm hạnh phúc trong suy nghĩ về những cảnh trong cõi chư thiên, hơn nữa, các phần trên cơ thể của chúng đều đặn, khỏe mạnh, các giác quan rõ ràng, giúp chúng có thể bày tỏ cách vui thích.


Sau thời gian này, đứa trẻ bắt đầu thích thú với kiếp sống mới, các giác quan của nó hoàn toàn quay về kiếp sống hiện tại và tất cả những phản ánh của kiếp sống cũ mờ dần đi.

Và đứa bé quên đi kiếp sống cũ.

Có phải tất cả chúng sinh đều quên kiếp sống cũ chỉ trong giai đoạn này?

Không phải tất cả chúng sinh đều như vậy.

Một số quên kiếp sống trước ngay khi nằm trong thai bào, vì quá đau đớn khi bà mẹ thay đổi oai nghi, bị vật thực không thích hợp hành hạ, hay bị chính bà mẹ dùng thuốc để trục ra nhưng không được…,

Một số do đau đớn khi phải vượt qua sản môn (như trường hợp bà mẹ sinh khó..).

Một số thì trong giai đoạn nói trên, một số trong lúc ấu niên và một số thì khi trưởng thành.

Đặc biệt có một số người không hề quên trong cả cuộc đời và thậm chí có một số người có thể phản ánh lại kiếp sống trước. Họ được gọi là “Jātissārasatta” (người có sự sinh vững mạnh), là người có trí nhớ về kiếp sống trước của mình.
 
@Hành giả vô danh @Thiên Chúng

Một chút lý thuyết về sự giao nhau giữa kiếp sống cũ và kiếp sống mới

Tâm thức của chúng sinh ấy chỉ phản ánh những gì có được trong kiếp sống trước, nhưng vì tâm quá yếu nên cảnh cũng không phản ánh rõ ràng, chỉ là loại cảnh mơ hồ.
Nói chung, trong giai đoạn này chỉ sinh lên những tâm đổng lực đi chung với phóng dật (uddhacca).

Sau hai tháng kể từ lúc thụ thai, trong giai đoạn này chúng sinh ấy dần dần phát triển đầy đủ, mắt, tai, mũi, lưỡi.Nhưng vì không có ánh sáng, âm thanh, mùi, vị trong thai bào của người mẹ, nên bốn loại thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt thức không sinh lên, chỉ có thân thức và ý thức.

Chúng sinh này chịu nhiều đau khổ mỗi khi người mẹ thay đổi oai nghi hay dùng những loại vật thực không thích hợp với thai bào.Và khi sinh ra, hài nhi còn đau đớn hơn.Khi ra đến thế giới bên ngoài, hài nhi rất yếu đuối chỉ nằm, không thể đứng, ngồi, đi, được, cho đến khi cơ thể đủ mạnh (đạt đến trạng thái trưởng thành) để tự chịu đựng.

Trong giai đoạn (khoảng 1 tuần sau khi sinh ra), đứa trẻ không thể nhận thức được cảnh hiện tại, mà tâm của nó nói chung là hướng đến các cảnh trong kiếp sống cũ.

Nếu sanh lên từ địa ngục, đứa trẻ có khuôn mặt không vui vì vẫn cảm thấy những gì đã trải qua trong địa ngục.

Nếu tái sinh từ cõi Chư thiên xuống, khuôn mặt đứa trẻ không chỉ ánh lên nụ cười mà còn cười vui vẻ, như thể bày tỏ niềm hạnh phúc trong suy nghĩ về những cảnh trong cõi chư thiên, hơn nữa, các phần trên cơ thể của chúng đều đặn, khỏe mạnh, các giác quan rõ ràng, giúp chúng có thể bày tỏ cách vui thích.


Sau thời gian này, đứa trẻ bắt đầu thích thú với kiếp sống mới, các giác quan của nó hoàn toàn quay về kiếp sống hiện tại và tất cả những phản ánh của kiếp sống cũ mờ dần đi.

Và đứa bé quên đi kiếp sống cũ.

Có phải tất cả chúng sinh đều quên kiếp sống cũ chỉ trong giai đoạn này?

Không phải tất cả chúng sinh đều như vậy.

Một số quên kiếp sống trước ngay khi nằm trong thai bào, vì quá đau đớn khi bà mẹ thay đổi oai nghi, bị vật thực không thích hợp hành hạ, hay bị chính bà mẹ dùng thuốc để trục ra nhưng không được…,

Một số do đau đớn khi phải vượt qua sản môn (như trường hợp bà mẹ sinh khó..).

Một số thì trong giai đoạn nói trên, một số trong lúc ấu niên và một số thì khi trưởng thành.

Đặc biệt có một số người không hề quên trong cả cuộc đời và thậm chí có một số người có thể phản ánh lại kiếp sống trước. Họ được gọi là “Jātissārasatta” (người có sự sinh vững mạnh), là người có trí nhớ về kiếp sống trước của mình.
Hay.hồi bé t có nhớ dc cảm giác trong bụng mẹ.nhớ mang máng là vậy
 
Lời phật căn dặn khi thân cận một vị Thầy và lắng nghe lời chỉ dạy từ vị Thầy ấy

Này Ānanda, đối với những lời nói nào, khắc khổ, khai tâm đưa đến nhất hướng viễn ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn như là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận.

Này Ānanda, do nhân duyên những loại thuyết luận như vậy, thật xứng đáng cho một Thanh văn đệ tử bám sát vị Ðạo sư dầu cho bị hất hủi.

MN 122

 
CHẲNG AI CÓ THỂ TRÁNH KHỎI...

– Đúng vậy này Đại vương, tất cả chúng sinh đều phải chết, chết là điểm cuối cùng và chẳng ai có thể tránh khỏi cái chết.

+ Như cái bình gốm người thợ gốm làm ra, dù đã nung hay chưa đều sẽ bể, sẽ có một ngày bị bể vỡ. Cuối cùng thì nó cũng sẽ bị bể vỡ, nó không thể nào tránh khỏi không bị vỡ.

+ Tương tự vậy, tất cả chúng sanh đều phải chết, điểm đến cuối cùng là cái chết và chẳng ai có thể tránh khỏi cái chết.

Đức Phật đã nói như vậy và Ngài nói thêm rằng:

– Tất cả chúng sinh rồi sẽ chết, bởi lẽ cuộc sống này kết thúc bằng cái chết.

Họ qua đời tùy theo nghiệp đã tạo,
gặt hái quả thiện lành hay xấu xa.

Kẻ xấu thì đến địa ngục và người tốt sẽ tái sinh vào cõi chư thiên.

– Do vậy ông nên làm điều tốt lành,đầu tư cho kiếp tương lai. Những thiện lành mà chúng sinh tạo ra, sẽ hỗ trợ họ trong kiếp sau đó.

SN 3.22
 
Top