🏹 Trung Quốc đau đớn vì 'chứng sợ Nhật, Hàn'

Mainboard

Đẹp trai mà lại có tài
"Kong Han Zheng" và "Kong Ri Zheng" trở thành 2 cụm từ được truyền thông Trung Quốc nhắc đến rất nhiều những ngày qua, nói về sự sợ hãi của đội tuyển bóng đá quốc gia mỗi khi chạm trán Nhật Bản, Hàn Quốc.

gvs8o10bsaifcyh-17523966045911491502184.jpg

Trung Quốc (áo đỏ) thậm chí không tạo nổi chút dấu ấn trước "đội hình C" của Nhật Bản - Ảnh: CN

Thua cả "đội hình C"

Chỉ trong vòng vài ngày, tuyển bóng đá Trung Quốc liên tiếp nhận 2 thất bại muối mặt, thua 0-3 trước Hàn Quốc rồi lại thua 0-2 trước Nhật Bản, trong khuôn khổ Giải vô địch Đông Á (EAFF Cup).

Cần biết, đó còn tệ hơn một trận thua, bởi Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ toàn mang những cầu thủ hạng xoàng đến giải.

Thật vậy, 20/26 cầu thủ được HLV Hajime Moriyasu gọi tham dự EAFF Cup 2025 là "lính mới" của tuyển Nhật.

Họ cũng chẳng còn trẻ, với phần đông từ 24 - 30 tuổi. Những cầu thủ này đơn giản chưa từng được gọi lên tuyển vì không đủ năng lực. Chỉ đến EAFF Cup, họ mới có cơ hội được triệu tập.

Tương tự, 13/26 tuyển thủ Hàn Quốc dự giải là tân binh. Toàn bộ những ngôi sao như Son Heung Min, Lee Kang In hiển nhiên đều vắng mặt, và cả các ngôi sao hạng khá như Paik Seung Ho, Oh Hyeon Gyu cũng ở nhà nốt.

Hàn Quốc, Nhật Bản thậm chí không cử đến EAFF Cup đội hình B, mà chỉ là "đội hình C". Thế rồi đội hình C đó của họ vẫn thắng dễ Trung Quốc.

Sự tụt dốc của bóng đá Trung Quốc không còn là điều mới mẻ, nhưng những thất bại nối tiếp trước Hàn Quốc và Nhật Bản ở mọi cấp độ trong 10 năm qua đã khiến giới chuyên môn nước này phải thừa nhận một thực tế nghiệt ngã.

Thực tế đó được mô tả bằng 2 cụm từ "Kong Han Zheng" (chứng sợ Hàn) và "Kong Ri Zheng" (chứng sợ Nhật), gọi chung là "chứng sợ Nhật, Hàn".

Ngay sau trận thua Hàn Quốc, trang báo IFeng Sports bình luận "chứng sợ Hàn Quốc lớn đến mức ngay cả thở họ cũng mắc sai lầm".

Vấn đề trình độ hay tâm lý?

Cụm từ "chứng sợ Hàn Quốc" xuất hiện dày đặc trên truyền thông nội địa.

Một bài viết trên Sohu bình luận: “Đã 8 năm trôi qua kể từ chiến thắng gần nhất trước Hàn Quốc ở mọi cấp độ tuyển bóng đá. Từ đội tuyển quốc gia cho đến cả U16, chúng ta đều thất bại. Hội chứng này không thể chữa được chỉ bằng việc thay HLV".

bqpbkhmdx4buofr8-1-1752404125101105375451.jpg

Trung Quốc (áo trắng) thua Hàn Quốc chỉ sau một hiệp đấu - Ảnh: XINHUA
Tương tự, cụm từ "chứng sợ Nhật Bản" cũng được nhắc đến khi phân tích về trận thua 0-7 trước Nhật tại vòng loại World Cup hồi tháng 9 năm ngoái.

Trong 8 lần chạm trán Nhật Bản gần nhất, Trung Quốc thua đến 7, với lần duy nhất thoát thua chỉ là trước "đội hình C" của đối thủ ở EAFF Cup năm 2022. Nhưng giờ đây, ngay cả giới hạn cuối cùng Trung Quốc cũng không vượt qua nổi.

Không chỉ cấp độ tuyển quốc gia, các đội U23 và U20 của Trung Quốc cũng có thành tích nghèo nàn trước Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong 5 trận gần nhất gặp U23 Hàn Quốc, Trung Quốc thua 4 và chỉ thắng 1, nhưng là ở trận giao hữu.

Trước U23 Nhật Bản, họ cũng thua cả 2 trận hồi năm ngoái. Và tại Giải U20 châu Á năm 2023, kết cục tất nhiên cũng chẳng khác.

Chuyên gia Han Qiaosheng - một trong những cây viết kỳ cựu của làng bóng đá Trung Quốc - phân tích trên Weibo: “Chúng ta không chỉ thua kỹ thuật mà còn thua cả tâm lý. Cầu thủ ngại va chạm, không dám giữ bóng, liên tục phá bóng thiếu định hướng. Đó là dấu hiệu của sợ hãi".

Cựu HLV Gao Hongbo khi được hỏi về nỗi sợ hãi này cũng bó tay lắc đầu nói: “Chúng ta cần 10 năm để thu hẹp khoảng cách trình độ, nhưng chỉ cần 1 năm tâm lý kém, mọi thứ sẽ đổ vỡ".

Tức trên thực tế, người hâm mộ và chuyên gia bóng đá Trung Quốc từ lâu đã chấp nhận hiện thực thua kém Hàn Quốc, Nhật Bản quá xa về trình độ. Điều họ cay đắng chỉ là vì sao cứ hễ gặp là thua, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng thua.

Ở giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2026, Hàn Quốc đã bị Oman, Jordan, và cả Palestine (trong cả lượt đi lẫn lượt về) cầm hòa. Đây là giai đoạn quan trọng nên Hàn Quốc luôn tung toàn lực, các đội tuyển vùng Trung Đông cho thấy thật ra đại gia của châu Á cũng không phải là quá đáng sợ.

Trái lại, ở giai đoạn 2 kém quan trọng hơn, Hàn Quốc đá dưỡng sức vẫn thắng dễ Trung Quốc cả 2 lần đụng độ.

Và chiến thắng với "đội hình C" mới đây là giọt nước tràn ly của sự chịu đựng. Người hâm mộ Trung Quốc cay đắng chấp nhận hiện thực rằng ngay cả những cầu thủ hạng khá ở Hàn Quốc, Nhật Bản cũng vượt xa trình độ đội tuyển quốc gia của họ.

HUY ĐĂNG

 
đơn giản vì thể thao vua ở tàu éo phải bóng đá, như kiểu chúng mài bây h cứ bắt tuyển tennis VN phải vang danh ở châu á ấy!
 
đơn giản vì thể thao vua ở tàu éo phải bóng đá, như kiểu chúng mài bây h cứ bắt tuyển tennis VN phải vang danh ở châu á ấy!
Bóng đá ko phải là thể thao vua ở TQ. Mà là thể thao Tổng Bí thư. Tập rất mê bóng đá. Từ năm 2012 Tập đã giao cho bóng đá Tàu 3 nhiệm vị chính trị là tham dự WC, tổ chức WC và vô địch WC nên một thời gian dài nhà nhà làm bóng đá, người người đá bóng, lương một cầu thủ ở giải Tàu gấp mấy lầy EPL, đám châu Âu khóc thét khi mấy thằng cầu thủ giỏi vác cặc sang giải Tàu sạch.
 
Bóng đá ko phải là thể thao vua ở TQ. Mà là thể thao Tổng Bí thư. Tập rất mê bóng đá. Từ năm 2012 Tập đã giao cho bóng đá Tàu 3 nhiệm vị chính trị là tham dự WC, tổ chức WC và vô địch WC nên một thời gian dài nhà nhà làm bóng đá, người người đá bóng, lương một cầu thủ ở giải Tàu gấp mấy lầy EPL, đám châu Âu khóc thét khi mấy thằng cầu thủ giỏi vác cặc sang giải Tàu sạch.
bik thì thưa thốt, lúc đấy mới lên, chiều lòng mấy thằng tài phiệt tổng tài sắp xếp đi cho vui, sau đó dùng việc mua bán, trả lương cầu thủ để rửa mớ tiền ra nước ngoài, thằng Tevez lương 500tr tơn/năm trên hợp đồng nhưng nó có nhận đc hết cục đấy đâu! lúc đốt lò thì dẹp cmn hết rồi, mê mê ccc
 
Bóng đá ko phải là thể thao vua ở TQ. Mà là thể thao Tổng Bí thư. Tập rất mê bóng đá. Từ năm 2012 Tập đã giao cho bóng đá Tàu 3 nhiệm vị chính trị là tham dự WC, tổ chức WC và vô địch WC nên một thời gian dài nhà nhà làm bóng đá, người người đá bóng, lương một cầu thủ ở giải Tàu gấp mấy lầy EPL, đám châu Âu khóc thét khi mấy thằng cầu thủ giỏi vác cặc sang giải Tàu sạch.
Rạp Xiếc cụa Chú Đệ mà mệy
 
1. Trước đây bóng đá Trung Quốc đào tạo theo mô hình xã hội chủ nghĩa bao cấp.

Nhà nc đến từng trường học chọn ra vđv lên tuyến huỵên, rồi ở huỵên đào tạo lọc ra chọn ra cầu thủ ưu tú lên tuyến tp, rồi lọc ra lần nữa lên tuyến tỉnh

Ưu điểm: Không bỏ lọt nhân tài, Khuyết điểm cầu thủ lương thấp.

Lứa cầu thủ cuối cùng đào tạo theo mô hình này là lứa tham dự world cup 2002

2. Khi Trung Quốc tiến hành đi theo mô hình bóng đá chuyên nghiệp, lọai bỏ mô hình củ, thì theo bóng đá rất tốn kém tài chính, gia đình trung lưu bình thường cũng không đủ tài chính cho con mình theo bóng đá chuyên nghiệp

3. Ở Trung Quốc có quá ít câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp.

Ở Trung quốc hiện nay chỉ có 32 Clb bóng đá chuyên nghiệp
 
Bóng đá ko phải là thể thao vua ở TQ. Mà là thể thao Tổng Bí thư. Tập rất mê bóng đá. Từ năm 2012 Tập đã giao cho bóng đá Tàu 3 nhiệm vị chính trị là tham dự WC, tổ chức WC và vô địch WC nên một thời gian dài nhà nhà làm bóng đá, người người đá bóng, lương một cầu thủ ở giải Tàu gấp mấy lầy EPL, đám châu Âu khóc thét khi mấy thằng cầu thủ giỏi vác cặc sang giải Tàu sạch.
Vẫn thói độc tài đề ra chính sách = ý trí lãnh đạo rồi mua bằng tiền đéo có kế hoạch tổng thể căn bản lâu dài gì thì ngàn năm vẫn bệnh phu 😆 TQ luôn chết vì cái sĩ diện.
 

Có thể bạn quan tâm

Top