Truyện kể trước ngày 27-7

Đò xuôi thạch hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi hòa sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn
bác nó còn đường lê dìa quê chứ bác nhiều tml nằm lại vĩnh viễn hoạc mất xác cmnr
Mie, đa phần đều bị thương hết, may còn lành thân, chứ đạn găm, mảnh bom găm hết, bao nhiêu năm các cụ sống cùng bom đạn tới bây h cả.
 
Og già t cũng mới đi về TC QT về, chỉ ngại các cụ bây h có tuổi hết rồi, chứ năm nào tới dịp cũng nhắc,
Bạn og tao là chủ nhân bài bất hủ ấy, mà cùng quê
Ông cụ nhà t bị ăn đạn ở cánh tay, sau đó kéo về để chữa trị nên may còn sống. Chứ bao nhiêu đại đội vào chỉ tổ nướng quân ở đấy. Những người còn đa số là thương binh hoặc làm hậu cần phía sau. Đúng là chiến tranh, mất mát quá nhiều.
 
... Tôi không biết mình sinh năm nào. Cô giáo hỏi mẹ, mẹ bảo không nhớ. Cô giáo viết trên giấy tờ là tôi sinh 1957. "Mày sinh 1957 thì nay mới 13 tuổi, ai cho đi bộ đội?" – Những người bác trong xóm quát tôi. Tôi viết lại đơn xin đi bộ đội, khai sinh 1951. Tôi nộp đơn cho xã. Chị gái tôi đọc được lá đơn, về nhà hỏi: "Sao mày là em mà sinh trước cả tao?".

Tôi được gọi đi khám sức khỏe. Tôi biết sức khỏe tôi xếp vào B2 là không đạt.

Tôi đi dép lốp, nói với anh y tá cân đo: “Cứ tính cho em cả dép”. Trên đường đi, tôi nhặc 2 cục đá cho vào túi quần. Mưu mẹo của những đứa trẻ mới lớn khao khát ra trận. Vậy là tôi cân nặng gần 44,5kg. Chiều cao 1,6m. Trúng tuyển vòng đầu.

Đến lúc có giấy gọi, mẹ mới biết tôi làm đơn đi bộ đội, khóc: “Con ơi, cha thì mất rồi. Anh con đã 7 năm chưa về. Giờ con mà đi thì ai chăn trâu ai đi cày cho mẹ. Con ở nhà thêm vài năm nữa, học xong rồi đi, mẹ không cấm”…

Bấy giờ tôi đang học lớp 7. Tôi học muộn hơn các bạn cùng lứa tuổi. Cả trường cấp 2 chỉ mình tôi xin đi bộ đội. Học sinh cấp 2 chưa có nghĩa vụ vào chiến trường.
….
Sáng mai, mẹ tiễn tôi ra đầu ngõ thì gặp ông xã đội trưởng. Mẹ bàn giao tôi cho ông rồi đi về. Hành quân, mỗi người vác trên vai 5 ngọn lá cọ để đến nơi huấn luyện lợp lại lán trại.

Chân tôi đi bộ nhiều quá, sưng phù. Nhìn tôi nhỏ quá, một người đi cùng đoàn vỗ vai: “Mày tiễn anh nào mà đi xa thế, sao qua đêm vẫn chưa về?”. 3 người đã hỏi tôi câu đó. Tôi là bộ đội rồi. Họ không biết tôi là bộ đội sao?.

Trận chiến đấu đầu tiên của đời lính. Ngày 2.2.1971.

Đại đội lên đường vào vị trí chiến đấu tại căn cứ điểm 601 lúc 5 giờ sáng, cùng 4 chiếc xe tăng. Gọi là 1 đại đội xe tăng, nhưng đoàn xe xuất kích được 1 chặng đường, cách trận địa chừng 1 cây số thì 1 chiếc bị sa lầy, rơi vào hố bom địch.

Địch đổ bộ hôm qua. Hôm nay ta đánh. Chúng chưa kịp làm hàng rào. 3 chiếc xe tăng tiến vào. Địch trong đồn dùng hỏa lực bắn ra xung quanh. Hàng chục máy bay trực thăng và AD6 bay rầm trời, trút bom đạn xuống hướng quân ta đang tiến. Đài quan sát của ta báo về: Lực lượng trên đồi gồm 1 tiểu đoàn bộ binh.

Địa hình này tôi hoàn toàn xa lạ. Tôi được bổ sung vào tiểu đội cối 60, tức tiểu đội 10 hỏa lực của đại đội 11, tiểu đoàn 9, trung đoàn 64, sư đoàn 320. Khi đi tôi được giao nhiệm vụ mang 1 cái đế cối nặng 15kg, 11 quả đạn và 1 khẩu AK có 100 viên đạn.

Đơn vị dàn quân, nghe lệnh của đại đội nổ súng. Tiểu đội có 2 khẩu cối. Tôi đã tiếp tay cho xạ thủ số 2 được 5 quả. Súng bộ binh chưa bắn được viên nào.

10 giờ. Địch co cụm lại. Ta chiếm được lô cốt đầu cầu và tuyến 1.

Quân ta tạm dừng lại. Lý do là tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Tranh bị mảnh pháo cắt đôi ống tay trái, từ khúc tay trở đi. Cánh tay dính vào cơ thể bằng 1 mảnh da và cụm gân. Tổ liên lạc băng bó, ông Tranh lện cho liên lạc chặt đứt phần lủng lẳng để băng cho tiện. Mọi người nhìn nhau ngập nhừng. Ông Tranh hét: “Làm được đéo gì đâu mà để lại?”.

Anh Kiều Duy Tý rút dao găm ra thực hiện lệnh của thủ trưởng. Trận đánh tiếp tục.

Viên đạn AR15 xuyên qua ngực anh Bảy, đại đội phó đại đội 1. Trận địa như đang trong giông bão. Tiếng đạn bộ binh trong căn cứ bắn ra không ngớt. Rừng nứa gãy đổ toang hoác. Tiểu đội tôi là tiểu đội hỏa lực, không được bắn tùy tiện.

Tôi được phân công cùng đồng chí vận tải tiểu đoàn khiêng đại đội phó Bảy về phía sau. Anh Bảy nằm trên cáng, lúc tỉnh lúc mê. Chúng tôi vừa đi vừa dò đường. Ra phía sau trận địa có nhiều người qua lại. Họ chỉ chúng tôi cách qua khe qua suối.

Vừa mệt vừa đói, chúng tôi dừng chân nghỉ. Cơm của tôi bỏ lại trận địa. Tôi ăn chung nắm cơm của anh vận tải. Ăn cơm xong, nhìn đại đội phó Bảy tưởng như chết rồi. Tôi hơi hoảng. Anh vận tải có kinh nghiệm lấy tay đẩy nhẹ vào lỗ mũi và sờ vào ngực thấy tim còn đập. Mừng quá, vừa cáng vừa chạy để kịp bàn giao cho tuyến ngoài.

5 giờ chiều, chúng tôi xong nhiệm vụ bàn giao thương binh.Đói quá chúng tôi tìm ăn nuôi xin cơm. Anh nuôi trả lời: "Ở đây chỉ có nước, chứ cơm thì không".

2 anh em tìm về đơn vị. Đi đến con suối lớn, nghe tiếng 1 đơn vị gần đó đang chia cơm. Tôi chạy vào cầm ngay cái vung giữ tay anh nuôi lại cầu xin: “Chúng tôi đưa thương binh về phía sau. Giờ về đơn vị thì xa quá. Xin anh bớt cho 1 xẻng cơm”. Theo tay anh nuôi chỉ, tôi chạy vào hầm lấy ăng gô ra đựng phần cơm của mình.

Ăn xong thì trời tối. Cơn buồn ngủ kéo tới. Chúng tôi xin được ngủ lại. Không cần họ trả lời, 2 anh em bẻ lá rải bên bờ suối ngủ 1 mạch tới sáng. 8 giờ tối, chúng tôi lần tìm về được đơn vị. Sau trận đánh hôm qua, tiểu đội tôi có 2 người hy sinh, 1 người bị thương.

Tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Tranh đã hy sinh.

Sau khi được băng bó, ông Tranh tiếp tục chỉ huy đơn vị đến 2 giờ chiều. Đơn vị chiếm lĩnh trận địa. Tạm thời thắng lợi. Nhưng ông Tranh trúng đạn thêm lần nữa. 1 viên đạn AR15 bắn xuyên đùi. Máu ra quá nhiều.

Tiểu đoàn ra trận ở thế chủ động, qua 1 ngày, con số hy sinh và bị thương hơn 1 nửa. Số quân còn lại 150 người. Tiểu đội hỏa lực của tôi có 9 người, giờ còn lại 6…
---
 
... "8 người lính đào được cái huyệt chưa quá 30 cm. Vì đất đá. Vì đói. Vì thiếu muối. Chân tay run rẩy không còn sức để đào. Người bạn chết vì sốt rét nằm lại đó – khu vực quy hoạch nghĩa địa của sư đoàn. Người sốt rét đưa người chết vì sốt rét đi chôn. Lấp đất. Nhặt đá chèn xung quanh cho cao lên chút. 10 ngày sau mùi xác thịt rữa bốc mùi. Lợn lòi ủi lên. Mảnh tre viết họ tên tử sĩ cũng bị mối ăn"…

Tôi nghe người anh kể lại chuyện này, khi đang nằm thoi thóp vì sốt rét. Đơn vị chết nhiều quá, bổ sung quân, tôi là lính bổ sung năm 1971. Anh là 1 trong 8 người lính khiêng xác chết đi. Chuyện xảy ra trước đó vài năm, ở chiến trường Gia Lai này.

Nếu tôi chết cũng là bình thường. Không phải anh hù tôi.
Tôi đã không chết. Và chẳng bao lâu sau tôi phải nhận nhiệm vụ như câu chuyện mà người anh đã kể.

Ngớt tiếng bom tiếng súng, đơn vị tiến lên phía trước, tôi quay lại trận địa thu lượm xác anh em.

Bàn tay này đã thu nhặt bao nhiêu xác lính? Tôi không biết nữa. Tôi phải làm việc đó trong suốt 3 năm trời. 3 năm, đếm làm sao hết người đã chết?.

Đơn vị yêu cầu mỗi người phải mang 3-5 bộ hài cốt về nghĩa trang sư đoàn. Làm sao bây giờ? Những ngôi mộ vừa mới chôn cách đây 1 năm, 2 tháng, 1 tháng, thậm chí 15 ngày.

Đào bới lên. Bốc. 1 dao găm. Và 2 bàn tay. Róc hết phần thịt. Lấy xương đi. Làm từ sáng đến tối.

Tên tuổi của họ ư? Ai may mắn có lọ bê xi lin đựng tên họ thì mang theo. Lọ bê xi lin mang đi rồi, cũng có thể thất lạc. Người lính trước khi đi B đã được quán triệt không mang theo địa chỉ bên mình.

May mắn thì hỏi được tên, khi anh ta còn nói được. Có những thương binh nặng chết dọc đường, những xác người nhặt được giữa chiến trường đã bị băm nát. Tên gọi là vô danh.

Chết rồi. Vô danh hay có danh. Chết giống nhau.

Cơm nắm mở ra. Mỗi người mỗi miếng. Vẫn bàn tay này. Bốc hài cốt. Bốc cơm ăn. Nước uống không có. Lau vội vàng vào vạt áo. Ngày mai công việc lại tiếp tục. Ngôi mộ đào lên không có cánh tay. Ngôi mộ còn nửa thân hình. Ngôi mộ chỉ còn ít xương thịt tượng trưng.

Đường rừng lên dốc xuống dốc. Xác người y sĩ bọc trong 7 lớp chăn, ni lông, tăng, dù. Chúng tôi khiêng anh đi tìm nơi chôn cất. Tôi đi sau. Nước từ thân thể đã hoại tử chảy ra, tràn xuống vai, xuống cổ, tràn trong ngực áo, thấm thịt thấm da tôi. Nước xanh leo léo. Tôi đi sau, hít thở hết vào buồng phổi mình mùi hôi thối tưởng như không chịu được nữa.

Chúng tôi được bồi dưỡng 1 hộp thịt hộp. Mở ra, chúng tôi nhìn nhau. Anh kia dùng 2 ngón tay khều 1 góc. Tôi nôn thốc nôn tháo. Nôn mà không kịp quay mặt ra chỗ khác. 2 ngày đầu làm công việc này, tôi không ăn nổi. Nhìn đâu cũng thấy thịt đồng đội mình vừa róc ra.

Tây Nguyên những năm 1971 – 1972. Xác chết nằm ngổn ngang đấy. Tôi vấp phải 1 cái đầu. Cái đầu vẫn còn cựa quậy. Tôi mang xác đồng đội về hầm. Anh nằm đấy cho tôi đi khiêng những cái xác kia về nốt. Tối nay chúng ta sẽ ngủ bên ngay tại hầm này. Tôi vừa chui ra thì bom rơi. Anh chết thêm 1 lần nữa.

Mùa khô gió rít. Tôi đi vào 1 cái hầm khác. Người lính ấy đã chết khô từ khi nào. Tư thế vẫn đang ngồi. Tôi mệt quá. Tôi cũng ngồi như tư thế anh lúc này.

Gặp người em cùng quê. Trước chúng tôi cùng đơn vị, nhưng cậu ấy đi học, tôi chuyển sang đơn vị khác. Cậu ái ngại bảo tôi nên xin về tuyến trước. Tôi lắc đầu. Ở đây tôi tránh được bom đạn, không phải đối đầu với địch.

Trước ngày đi, tôi đã có vợ và 1 cô con gái.

Năm 1976, tôi thân tàn ma dại trở về. 3 lần bà ấy sẩy thai.
Lần thứ 4 sinh ra đứa con không có miệng. Nó chào cuộc đời 1 ngày tuổi rồi đi, cho cha mẹ đỡ dằn vặt.
Lần thứ 5 là đứa con thiếu 1 ngón tay, thiếu 1 ngón chân.

70 tuổi, tôi mới được nhận chế độ chất độc da cam. Số tiền bù đắp duy nhất mà chúng tôi khốn khổ lắm mới có được.

Tôi biết ơn người em nhập ngũ cùng ngày. Cậu ấy đã điên khùng bảo vệ tôi: “Sổ thương binh đây. Nếu nói sai, tôi trả lại hết cho các người”… Cậu ấy đã đi gặp rất nhiều người chức trách, để chứng minh bất hạnh của tôi là nhiễm độc từ chiến trường.

Người lính ở chiến trường về, thứ duy nhất có thể mang ra thế chấp, là cuốn sổ thương binh...
---
 
Bản A Lầy Nhầy, tối 29.4.1971

Chúng tôi được lệnh lên đường, tới bản Đông để chi viện cho đơn vị bạn. Trước khi hành quân, chúng tôi nghe phổ biến mật khẩu đề phòng ta và địch chạm mặt nhau mà không phân biệt được.

Đại đội trưởng Tài đi từ đầu đến cuối đoàn: "Hỏi Tài thì đáp Sộp. Hỏi Sộp đáp Tài" (ông Tài là đại đội trưởng, ông Sộp là chính trị viên đại đội). Mật khẩu thứ 2: Vỗ vào báng súng 3 cái thì đáp lại 2 cái. Vỗ 2 cái thì đáp lại 3 cái...

7 giờ tối, rừng núi mịt mù. Trinh sát dẫn đầu. Anh em nghe tiếng động nhẹ bám sát vào nhau đi theo hàng dọc cho khỏi lạc.

Không nghe tiếng máy bay. Chỉ có ánh lửa chớp nhoằng nhoằng trước mặt và tiếng ầm ầm của đất đá, cây cối.

B52 rải cắt ngang đội hình.

Tôi bị tung lên ngọn cây. Lộn nhào xuống đất. Mũ cối vẫn trên đầu. Tôi bò dậy. Cảm thấy khó thở. 2 tay vuốt liên tục. Máu từ mũi từ miệng mà tôi tưởng là mồ hôi. Tôi về hầm. Chúng tôi mới rời đi được vài chục bước chân.

- Mày sao nằm đó. Ra mà nhặt anh em – Một người anh quát.
- Không hiểu sao em bị choáng đầu ù tai – Tôi đáp.
- Vậy cứ nằm đó đi!.

Trong bóng đêm, anh ấy không nhìn thấy mặt tôi lấm máu.

Tôi nằm thêm 1 lúc rồi cũng phải dậy. Tai vẫn ù, đầu vẫn choáng váng. Tôi ra cùng anh em đi nhặt anh em.

Chúng tôi mò mẫm nhặt suốt đêm. Sáng sớm mai nhìn thấy 4 khối thịt xương. Tiếp tục nhặt. Phải nhặt hết. Không được để sót.

Nhìn lên ngọn cây là ruột. Xuống dưới khe là chân. Bên kia sườn núi là đầu. Tôi nhặt đem về đổ vào số xương thịt anh em.

Đại đội trưởng Tài đâu?.

Một thân người nằm gục dưới chân cột ngôi nhà sàn. Mảnh bom xuyên thẳng vào hậu môn. Tôi lật mặt người. Đại đội trưởng đã chết cứng.

Tôi tìm thấy ba lô của mình văng ra bên 1 gốc cây đã bị phạt ngang. Hình dung ra cảnh đêm qua mình bị hất tung lên và rơi xuống cùng lúc với thân cây. Tôi đã dính 1 quả bom đào, nổ dưới chân. Nếu không phải nó, thân thể tôi chắc đang nằm trong đống thịt đằng kia.

Tiểu đội hỏa lực của tôi đi giữa đội hình. 1 người lìa đầu. 1 người bị văng mất chân.

Các đơn vị báo cáo thương vong. 58 người chết. 60 người bị thương.

58 phần thịt xương chia ra tương đối đồng đều. Không cần khớp. Không cần đầy đủ. Không cần. Không thể.

Trải tăng. Trải nilong. Bốc thịt, bốc xương vào.

58 ngôi mộ. Ban chỉ huy đại đội 11 bị xóa sổ.

17 tuổi. Tôi viết trong cuốn sổ nhật ký của mình: "Đây là trận số 10. Không biết còn bao nhiêu trận đang chờ tôi phía trước?"...
---
 
Tao vẫn luôn nghĩ trận Thành Cổ này là cố đấm ăn xôi. Quân cứ đổ vào hết lượt này đến lượt khác
Đéo hiểu tưởng kiểu lol gì mà thế.
 
Tao vẫn luôn nghĩ trận Thành Cổ này là cố đấm ăn xôi. Quân cứ đổ vào hết lượt này đến lượt khác
Đéo hiểu tưởng kiểu lol gì mà thế.
Thì trận đánh nhằm mục đích chính trị thôi, chứ làm loz gì có giá trị quân sự.
 
Thì trận đánh nhằm mục đích chính trị thôi, chứ làm loz gì có giá trị quân sự.
Để ký hiệp định. Cái lý do để lấp liếm thôi.
2 bên đều tuyên bố dành chiến thắng. Nhưng thằng nào cắm đc cờ là thằng đấy thắng
 
Top