Đạo lý Tứ Diệu Đế - Tứ Thánh Đế - 4 sự thật cao quý

TỨ DIỆU ÐẾ (ARIYA SACCA)

Tứ Diệu Ðế gồm có:

1) Khổ đế (Dukkha Sacca):5 uẩn, danh và sắc là khổ
2) Tập đế (Samudaya Sacca):nguyên nhân của khổ là lòng Tham ái
3) Diệt đế (Nirodha Sacca) ; diệt đế là Níp bàn
4) Ðạo đế (Magga Sacca): chính là thánh đạo tám ngành.

=> Tứ Diệu Đế gồm có : Khổ Đế - Tập Đế - Diệt Đế - Đạo Đế.

Những nét đặc trưng của Tứ Diệu Ðế

1- Khổ đế:
Mang nét đặc trưng của sự bất an, không có khả năng giữ bản chất giống nhau. Cả thân lẫn tâm đều bất an. Thân bất an là do khổ thọ, và tâm liên tục tìm một đối tượng dục lạc mới - để được hạnh phúc, nhưng thực tế khi ấy họ đang chịu sự khổ đau. Người diệt khổ, luôn luôn không tìm kiếm và bó buộc vào những đối tượng dục lạc khác nhưng luôn khi được an vui và thoải mái.

2- Tập đế: Nguyên nhân của lòng Ái dục. Sắc và danh pháp chẳng bao giờ ngừng hoạt động; thấy, nghe, xúc, thọ, xem xét (tầm) và quyết định, v.v...

3- Diệt đế: Mang nét đặc trưng của sự thoát khỏi bất an, bởi vì nó không còn tham ái (taṇhā), đạt được sự an lạc của Níp bàn.

4- Ðạo đế: Mang nét đặc trưng bởi có những phẩm chất thích hợp cần thiết để nhận ra Tứ Diệu Ðế và đạt Níp bàn.

Đây là phần giáo lý khái quát và cốt lõi nhất trong Phật pháp. Việc giác ngộ là nhìn thấy 4 đế này bằng Trí Tu. Còn những gì mình nghe, đọc từ sách vở, thầy bạn ... gọi là Trí Văn. Những gì mình thấm thía và suy ngẫm gọi là Trí Tư.

Từ 2 cái trí Văn và Tư + việc hành Vipassana hay Tứ Niệm Xứ đúng mức rồi một ngày nào đó khi duyên chín ta sẽ có cái trí Tu này. Thấy 4 đế thật sự chứ không thông qua cái gì hết gọi là giác ngộ. Sự giác ngộ của Chư Phật Toàn giác, Chư Phật độc giác hay Chư Phật Thinh văn ( Chư Thánh tăng) cũng từ cái nhìn thấy 4 đế này qua Trí Tu.


Ngôn ngữ hiện đại : Sự thật về khổ - Nguyên nhân sanh khổ - Sự diệt khổ - Con đường đưa đến diệt khổ.

- Khổ Đế :
Sự thật về khổ. Phật nói toàn bộ trên đời này mọi thứ đều là khổ. Từ con ong con ruồi, cho tới thần trời, người, ngạ quỷ hay kể cả Phật cũng là khổ. Xuất hiện trên đời đều là khổ. Khổ ở đây vừa là cái khổ cảm giác, vừa là cái khổ bản chất của sự bất toàn, bất trắc trong cuộc đời này. Pháp hữu vi nào cũng bị khổ vô thường vô ngã chi phối cho banh xác.

Khổ có thể chia làm 3 :

+ Khổ khổ : Khổ cảm giác, bị đâm chém, bị chửi rủa xúc phạm, bị bệnh tật, bị cắm sừng bị ngoại tình .... Hay muốn không được, ghét phải gần, thương phải xa ... là khổ vậy

+ Hoại khổ : Tất cả những gì mình yêu thích bị biến mất là khổ. Trên đời không có gì còn hoài vì một là nó bỏ mình hai là mình bỏ nó. Vợ chồng, con cái, cha mẹ, bạn bè, tài sản, sự nghiệp, tiếng tăm, quyền lực danh vọng, địa vị đến một ngày nào nó cũng sẽ bỏ ta hoặc ta bỏ lại nó mà đi.

+ Hành khổ : Tất cả thiện ác ta làm đều là nhân tái sanh và nhân sa đọa. Nó là một vòng luẩn quẩn. Nhưng chúng sanh có khuynh hướng ác nhiều hơn thiện. Vì làm ác nó quen tay, thuận tay hơn.

Ví dụ như móc 500k ra cho người ta hay thấy thằng kia sơ hở 500k mình thò tay móc túi nó thì cái nào khoái hơn, cái nào tiện tay và sướng hơn. Đơn giản vậy thôi. Hay con muỗi cắn mình thì mình tìm cách cho nó bay đi hay mình đâp nó. Nói chung làm ác nó dễ và sướng hơn làm thiện đối với phàm phu.

- Tập Đế : Mọi thứ mình thích trên đời này là khổ. Vì thích nên mới làm, đủ mọi trò ác nhân thất đức mình cũng làm. Vì miếng ăn manh áo mà đi lừa lọc, cướp đoạt, chiếm đoạt tham ô để hẹn một tương lai sa đọa. Hoặc thích làm phước cầu quả nhân thiên cũng là tập đế vì nó vẫn mãi là lẩn quẩn. Kiếp nào thuận lợi thì mình làm ác, kiếp nào thuận lợi mình làm thiện là bất định. Bản chất chúng sanh ác nên sa đọa rất dễ. Hoặc thích cái gì mà không được thì cũng đau khổ, mà được thì nó đau khổ theo một kiểu khác.

Vì sự chấp ái, chấp thủ mang danh là vì con cái, vợ chồng, cha mẹ hay gia đình, tổ chức, đoàn thể xã hội ... mà cái ác nào con người cũng không gớm tay hết. Chắc là cũng có lúc ta sẽ nhìn lại những tội lỗi, tội ác ta đã làm. Ta cũng sẽ gớm tay nhưng thực tại vẫn cuốn ta theo vòng xoáy tội ác đó.

=> Tập Đế tạo Khổ Đế, đời sống chúng ta luẩn quẩn trong Khổ - Tập - Khổ - Tập .....

Không có hạnh phúc mà chỉ có giải pháp cho đau khổ là vậy. Vì mấy ai trên đời này có được thứ mình thích, bên cạnh người mình thương, ở nơi mình muốn ăn món mình khoái. Và nếu có được rồi cũng là nhân sa đọa. Khổ thay !

- Diệt đế tức là chứng đắc Niết bàn

- Đạo đế là 37 phẩm Bồ đề phần. Là con đường chứng đạt Diệt đế.
Chi tiết về Đạo Đế ở #2


Vì vậy mục đích của người tu hành là Nhận ra Khổ đế, từ bỏ Tập Đế , thực hành Đạo đế để chứng đạt Diệt đế.

Gom lại thành 1 câu thần chú : " Mọi thứ đều là khổ, mọi thứ mà ta thích thì đều là thích trong khổ, vì vậy thì đừng thích trong khổ nữa, khi không còn thích gì thì chứng niết bàn".

Thông thường phàm phu miệng thì nói đời là khổ mà cái đầu, cái tay thì vẫn còn khoái luân hồi lắm :d



Tứ diệu đế theo bảng chi pháp Abhidhamma

FgAPv5i.jpeg
 
Sửa lần cuối:
ÐẠO ÐẾ

Ðạo đế là chơn lý về con đường đạo dẫn tới Niết Bàn, dập tắt mọi khổ đau, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, giác ngộ và giải thoát tối hậu.

Sách Phật nói 37 phương pháp, cấu thành con đưòng đạo này, gọi là 37 đạo phẩm, cũng gọi là 37 phần Bồ đề (Bồ đề phần). Cụ thể là Bốn niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, tám con đường đạo (Bát chánh đạo). Nay sơ lược giải thích như sau:


1. Bốn Niệm xứ:

Cũng gọi là bốn niệm trú, tức là mục chánh niệm trong Bát chánh đạo, Bốn niệm xứ là bốn đối tượng của tư duy và quan sát không bao giờ quên. Ðó là thân (kaya), thọ (vedana), tâm (citta), và pháp (dhamma). Luôn luôn nhớ thân, cảm thọ, tâm và các pháp đều là vô thường, khổ và vô ngã. Nếu phân biệt thì quan sát thân là không trong sạch, mọi cảm thọ là khổ, tâm là vô thường, và mọi pháp là vô ngã, không thực thể.

Theo kinh tạng nguyên thủy, thì bốn niệm xứ là con đường độc nhứt (ekayana magga), đưa người tu hành đến sự giác ngộ và giải thoát hoàn toàn.


2. Bốn chánh cần:

Trong Bát chánh đạo, gọi là Chánh tin tấn (sách Hán còn gọi là Tứ chánh đạo, tứ chánh thắng, tứ ý đoạn). Gồm có bốn mục là:

a. Ðoạn trừ điều ác đã khởi lên.
b. Gắng sức để cho điều ác mới không sinh ra.
c. Gắng sức để cho điều thiện mới được sinh ra.
d. Nổ lực để cho điều thiện đã khởi lên được tăng trưởng.​
Thiện ở đây là mọi cái gì lợi cho lý tưởng tu đạo, và ác là mọi cái gì trở ngại cho lý tưởng tu đạo. Cho nên, theo quan niệm đạo Phật mà nói nỗ lực làm ác, chính là lười biếng chứ không phải là tinh tấn siêng năng.


3. Bốn thần túc:

Sách Hán cũng gọi là tứ như ý túc, là bốn điều như ý được đầy đủ. Ý tứ là muốn có phép thần thông đầy đủ, thì học tập bốn phương pháp này, tức là:

a. Dục thần túc: tức là lòng muốn có được thiền định.
b. Tinh tấn thần túc: nỗ lực để có được thiền định.
c. Tâm thần túc: tức là nhiếp tâm đầy đủ để có được thiền định.
d. Tư duy thần túc: tức là để có thiền định, phải biết tư duy quan sát.
(Có sách gọi tứ như ý túc hay tứ thần túc là: a. Dục thần túc, b. Niệm thần túc, c. Tinh tấn thần túc, d. Tuệ thần túc. )​

4. Năm Căn:

Tức là Tín, lòng tin. Cần là tinh tấn, Niệm là nghĩ nhớ điều phải (chơn lý), như lý vô thường, vô ngã... Ðịnh và Tuệ. Gọi năm mục này là năm căn tức là năm cái gốc để cho người tu tiến tới mạnh mẽ trên con đường đạo. Trong năm cái gốc này thì tín (S. Saddha; P. Sraddha) đứng hàng đầu, vì lòng tin chân chánh và chân thành là động lực của mọi nỗ lực tu đạo và hướng thiện tránh ác.

Nên phân biệt năm căn tín ... với năm căn mắt, tai,.. (năm căn này thường gọi là năm căn năng).


5. Năm Lực:

Năm căn nói treân, khi dược phát huy thì biến thành năm sức mạnh, tức năm lực.


6. Bảy giác chi:

Thất giác chi, sách Hán cũng dịch là Thất Bồ Ðề phần, bảy phần Bồ đề, hay Thất giác phần, tức là bảy chi phần của giác ngộ.

a. Niệm giác chi: sati-samboijhanga
b. Trạch pháp giác chi: dhammavicayasamb jjhanga, tức là biết lựa chọn phải, trái, chân ngụy, thiện ác...
c. Tinh tấn giác chi s. viriya s. nỗ lực hướng tới giác ngộ.
d. Hỷ giác chi s.piti. lòng hoan hỷ (trong tu đạo và độ sanh).
e. Khinh an giác chi s. passaddhi. Kinh A Hàm gọi là Ỷ giác chi, tức thân tâm nhẹ nhàng, khinh khoái.
f. Ðịnh giác chi s. samadhi.
g. Xả giác chi s. upekkha.​
Trên đây là bảy hạng mục tu hành, có liên hệ đến thiền dịnh. Trong kinh tạng Nguyên thủy, sau khi thực hành phép anapanasati (niệm hơi thở ra vào) để thành tựu sự thống nhứt nội tâm, hành giả tu sang phép bốn niệm xứ, và bảy giác chi mà được giác ngộ, giải thoát. Như vậy, có thể thấy bảy giác chi là những mục tu hành cao cấp trên con đường tu đạo.


7. Bát chánh đạo:

Bát chánh dạo tức là tám con đường đạo hay là con đường đạo tám nhánh.

a. Chánh kiến: samma-ditthi, tức là kiến giải chính xác, tín ngưỡng chính xác.
b. Chánh tư duy: samma-sankappa. Tư duy và lập chí chính xác đúng đắn.
c. Chánh ngữ: samma-vaca, tức không nói dối, không nói lời ác, không nói chia rẽ, không nói lời vô nghĩa. Trái lại, chỉ nói lời chơn thực, lời dịu hiền, lời đoàn kết, lời có ích đối với người nghe.
d. Chánh nghiệp: samma-kammanta, tức là các hành vi không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm.... thực hành việc tôn trọng sự sống, bố thí, sống trong sạch không trái đạo lý.
e. Chánh mạng: samma-ajiva, tức là sống bằng nghề nghiệp chính đáng lương thiện. Nói rộng ra, tức là theo một nề nếp sinh hoạt lành mạnh, giúp cho sức khỏe, tăng năng suất lao dộng, khiến thân tâm luôn được thư thái, nhẹ nhàng.
g. Chánh tinh tấn: samma-viriya, nỗ lực chính đáng, hướng tới lý tưởng của đạo, siêng làm điều thiện, siêng trừ bỏ ác.
h. Chánh niệm: samma sati, nghĩ nhớ không quên, lý tưởng tu đạo, tỉnh táo, cảnh giác dù là trong những việc nhỏ, đừng để phạm lỗi, vì những lỗi nhỏ có thể đem lại hậu quả tai hại lớn. Luôn luôn nghĩ nhớ: các pháp là vô thường, vô ngã, mọi cảm thọ đều là khổ, không được mê đắm.
i. Chánh định: samma-sammadhi, người tu đạo hằng ngày có gắng giữ tinh thần an tịnh, tư tưỏng tập trung không tán loạn thì mọi việc làm mới mong có kết quả như ý. Ngoài ra, người tu đạo cũng tu tập thiền định, mong đạt tới một nội tâm trong sáng thuần tịnh như gương, không còn niệm, không còn tưởng.​

BÁT CHÁNH ÐẠO VÀ BA MÔN HỌC GIỚI, ÐỊNH, TUỆ

Bát chánh đạo thực ra là một thể thống nhứt, sở dĩ chia ra tám hạng mục là để cho tiện thuyết minh, giảng giải mà thôi. Phật giáo Nam phương thuyết minh mọi quan hệ giữa Bát chánh đạo và ba môn học như sau:

Chánh kiến và Chánh tư duy: Tuệ học
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, chánh mạng: Giới học.
Chánh tinh tấn: thông cả ba môn học.
Chánh niệm, Chánh định: Ðịnh học.​
Về chánh tinh tấn, có sách quy về định học, có sách quy vào tuệ học- Thứ tự tu học các hạng mục trong Bát chánh đạo như thế nào?

Theo logic, thì phải là thứ tự giới, định, tuệ. Thế nhưng trong bát chánh đạo, lại sắp xếp: tuệ - giới - định, vì sao?

Thực ra sau tám mục còn có hai hạng mục nữa là Chánh trí và Chánh giải thoát, tổng hợp lại thành 10 pháp vô lậu học.

Chánh trí và Chánh giải thoát thuộc về tuệ học. Như vậy, thứ tự logic của 10 pháp vô lậu học là tuệ - giới - định - tuệ.

Hai mục chánh tri kiến và chánh tư duy thực ra là chánh tín đối với những người mới nhập môn. Do đó, toàn bộ thứ tự sẽ là: Tín - Giới - Ðịnh - Tuệ.


QUAN HỆ GIỮA 37 PHẨM BỒ ÐỀ VÀ BA MÔN HỌC

Tín căn và tín lực không cho cả ba môn giới, định, tuệ. Vì tất cả mọi pháp tu hành đều xuất phát từ niềm tin (tín) dựa vào chánh tri kiến và chánh tư duy. Niệm căn, niệm lực, niệm giác chi đều thông cả định học và tuệ học.


Giới: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.


Ðịnh: Bốn như ý túc, định căn, định lực, định giác chi, xả giác chi, chánh định.


Tuệ: Bốn niệm xứ, bốn chánh cần, tinh tấn cán, tuệ căn, tinh tấn lực, tuệ lực, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn.
 
Sửa lần cuối:
TỨ DIỆU ÐẾ (ARIYA SACCA)

Tứ Diệu Ðế gồm có:

1) Khổ đế (Dukkha Sacca):5 uẩn, danh và sắc là khổ
2) Tập đế (Samudaya Sacca):nguyên nhân của khổ là lòng Tham ái
3) Diệt đế (Nirodha Sacca) ; diệt đế là Níp bàn
4) Ðạo đế (Magga Sacca): chính là thánh đạo tám ngành.

=> Tứ Diệu Đế gồm có : Khổ Đế - Tập Đế - Diệt Đế - Đạo Đế.

Những nét đặc trưng của Tứ Diệu Ðế

1- Khổ đế:
Mang nét đặc trưng của sự bất an, không có khả năng giữ bản chất giống nhau. Cả thân lẫn tâm đều bất an. Thân bất an là do khổ thọ, và tâm liên tục tìm một đối tượng dục lạc mới - để được hạnh phúc, nhưng thực tế khi ấy họ đang chịu sự khổ đau. Người diệt khổ, luôn luôn không tìm kiếm và bó buộc vào những đối tượng dục lạc khác nhưng luôn khi được an vui và thoải mái.

2- Tập đế: Nguyên nhân của lòng Ái dục. Sắc và danh pháp chẳng bao giờ ngừng hoạt động; thấy, nghe, xúc, thọ, xem xét (tầm) và quyết định, v.v...

3- Diệt đế: Mang nét đặc trưng của sự thoát khỏi bất an, bởi vì nó không còn tham ái (taṇhā), đạt được sự an lạc của Níp bàn.

4- Ðạo đế: Mang nét đặc trưng bởi có những phẩm chất thích hợp cần thiết để nhận ra Tứ Diệu Ðế và đạt Níp bàn.

Đây là phần giáo lý khái quát và cốt lõi nhất trong Phật pháp. Việc giác ngộ là nhìn thấy 4 đế này bằng Trí Tu. Còn những gì mình nghe, đọc từ sách vở, thầy bạn ... gọi là Trí Văn. Những gì mình thấm thía và suy ngẫm gọi là Trí Tư.
Từ 2 cái trí Văn và Tư + việc hành Vipassana hay Tứ Niệm Xứ đúng mức rồi một ngày nào đó khi duyên chín ta sẽ có cái trí Tu này. Thấy 4 đế thật sự chứ không thông qua cái gì hết gọi là giác ngộ. Sự giác ngộ của Chư Phật Toàn giác, Chư Phật độc giác hay Chư Phật Thinh văn ( Chư Thánh tăng) cũng từ cái nhìn thấy 4 đế này qua Trí Tu.


Ngôn ngữ hiện đại : Sự thật về khổ - Nguyên nhân sanh khổ - Sự diệt khổ - Con đường đưa đến diệt khổ.

- Khổ Đế :
Sự thật về khổ. Phật nói toàn bộ trên đời này mọi thứ đều là khổ. Từ con ong con ruồi, cho tới thần trời, người, ngạ quỷ hay kể cả Phật cũng là khổ. Xuất hiện trên đời đều là khổ. Khổ ở đây vừa là cái khổ cảm giác, vừa là cái khổ bản chất của sự bất toàn, bất trắc trong cuộc đời này. Pháp hữu vi nào cũng bị khổ vô thường vô ngã chi phối cho banh xác.

Khổ có thể chia làm 3 :
+ Khổ khổ : Khổ cảm giác, bị đâm chém, bị chửi rủa xúc phạm, bị bệnh tật, bị cắm sừng bị ngoại tình .... Hay muốn không được, ghét phải gần, thương phải xa ... là khổ vậy
+ Hoại khổ : Tất cả những gì mình yêu thích bị biến mất là khổ. Trên đời không có gì còn hoài vì một là nó bỏ mình hai là mình bỏ nó. Vợ chồng, con cái, cha mẹ, bạn bè, tài sản, sự nghiệp, tiếng tăm, quyền lực danh vọng, địa vị đến một ngày nào nó cũng sẽ bỏ ta hoặc ta bỏ lại nó mà đi.
+ Hành khổ : Tất cả thiện ác ta làm đều là nhân tái sanh và nhân sa đọa. Nó là một vòng luẩn quẩn. Nhưng chúng sanh có khuynh hướng ác nhiều hơn thiện. Vì làm ác nó quen tay, thuận tay hơn.

Ví dụ như móc 500k ra cho người ta hay thấy thằng kia sơ hở 500k mình thò tay móc túi nó thì cái nào khoái hơn, cái nào tiện tay và sướng hơn. Đơn giản vậy thôi. Hay con muỗi cắn mình thì mình tìm cách cho nó bay đi hay mình đâp nó. Nói chung làm ác nó dễ và sướng hơn làm thiện đối với phàm phu.

- Tập Đế : Mọi thứ mình thích trên đời này là khổ. Vì thích nên mới làm, đủ mọi trò ác nhân thất đức mình cũng làm. Vì miếng ăn manh áo mà đi lừa lọc, cướp đoạt, chiếm đoạt tham ô để hẹn một tương lai sa đọa. Hoặc thích làm phước cầu quả nhân thiên cũng là tập đế vì nó vẫn mãi là lẩn quẩn. Kiếp nào thuận lợi thì mình làm ác, kiếp nào thuận lợi mình làm thiện là bất định. Bản chất chúng sanh ác nên sa đọa rất dễ. Hoặc thích cái gì mà không được thì cũng đau khổ, mà được thì nó đau khổ theo một kiểu khác.

Vì sự chấp ái, chấp thủ mang danh là vì con cái, vợ chồng, cha mẹ hay gia đình, tổ chức, đoàn thể xã hội ... mà cái ác nào con người cũng không gớm tay hết. Chắc là cũng có lúc ta sẽ nhìn lại những tội lỗi, tội ác ta đã làm. Ta cũng sẽ gớm tay nhưng thực tại vẫn cuốn ta theo vòng xoáy tội ác đó.

=> Tập Đế tạo Khổ Đế, đời sống chúng ta luẩn quẩn trong Khổ - Tập - Khổ - Tập .....

Không có hạnh phúc mà chỉ có giải pháp cho đau khổ là vậy. Vì mấy ai trên đời này có được thứ mình thích, bên cạnh người mình thương, ở nơi mình muốn ăn món mình khoái. Và nếu có được rồi cũng là nhân sa đọa. Khổ thay !

- Diệt đế tức là chứng đắc Niết bàn

- Đạo đế là 37 phẩm Bồ đề phần.


Vì vậy mục đích của người tu hành là Nhận ra Khổ đế, từ bỏ Tập Đế , thực hành Đạo đế để chứng đạt Diệt đế.

Gom lại thành 1 câu thần chú : " Mọi thứ đều là khổ, mọi thứ mà ta thích thì đều là thích trong khổ, vì vậy thì đừng thích trong khổ nữa, khi không còn thích gì thì chứng niết bàn".

Thông thường phàm phu miệng thì nói đời là khổ mà cái đầu, cái tay thì vẫn còn khoái luân hồi lắm :d



Tứ diệu đế theo bảng chi pháp Abhidhamma

FgAPv5i.jpeg
Hay lắm đồng chí, tao hiện giờ ngộ đạo quá mà chưa được!
 
M dục lạc lắm. Phải chánh niệm và xả ly nhé :sweet_kiss:

Và chớ phóng dật nữa đúng không hiền giả @Xoanquay 😤
ngày 13/10 năm ngoái t có 1 giấc mơ, tao rất ít khi mơ, nhưng mà giấc mơ này rõ và tao như đang ở ngay đó; trong mơ có người bảu tao là 3 năm nữa(2026) có biến lớn. kkkk nay tự nhiên t nhận ra ww3 cũng sắp tới; nên cứ tự do tự tại thôi bạn tui :vozvn (22): :vozvn (22):
 
ngày 13/10 năm ngoái t có 1 giấc mơ, tao rất ít khi mơ, nhưng mà giấc mơ này rõ và tao như đang ở ngay đó; trong mơ có người bảu tao là 3 năm nữa(2026) có biến lớn. kkkk nay tự nhiên t nhận ra ww3 cũng sắp tới; nên cứ tự do tự tại thôi bạn tui :vozvn (22): :vozvn (22):
Biến lớn là m bị smg đấy 😂🤣

Phải ái diệt mới tự do tự tại dc. Bữa giờ t học theo @forfun00 không quan hệ, thủ dâm. T ko còn dính mắc, sống cuộc đời chánh niệm xả ly =))
 
chưa được thông. Tri thức đôi khi là rào cản lớn trên đường đến với chữ ngộ. Tao tiếc là tao được học hành ít quá, chỉ vừa vặn kiếm miếng cơm chứ chưa "ngộ" được!
Có chỗ nào khó hiểu hiền giả hãy nói. T sẽ tìm mọi phương tiện thiện xảo để trình bày.

Vì giáo lý Duyên khởi (12 Duyên Sinh) và giáo lý Duyên Hệ (24 Duyên tác động nhau) là khó nhất trong Phật giáo nên khó hiểu là đương nhiên. Thậm chí giáo lý này các vị Tu sĩ ở VN còn không mấy mặn mà dù đây là tinh hoa của Phật Pháp.
 
TỨ DIỆU ÐẾ (ARIYA SACCA)

Tứ Diệu Ðế gồm có:

1) Khổ đế (Dukkha Sacca):5 uẩn, danh và sắc là khổ
2) Tập đế (Samudaya Sacca):nguyên nhân của khổ là lòng Tham ái
3) Diệt đế (Nirodha Sacca) ; diệt đế là Níp bàn
4) Ðạo đế (Magga Sacca): chính là thánh đạo tám ngành.

=> Tứ Diệu Đế gồm có : Khổ Đế - Tập Đế - Diệt Đế - Đạo Đế.

Những nét đặc trưng của Tứ Diệu Ðế

1- Khổ đế:
Mang nét đặc trưng của sự bất an, không có khả năng giữ bản chất giống nhau. Cả thân lẫn tâm đều bất an. Thân bất an là do khổ thọ, và tâm liên tục tìm một đối tượng dục lạc mới - để được hạnh phúc, nhưng thực tế khi ấy họ đang chịu sự khổ đau. Người diệt khổ, luôn luôn không tìm kiếm và bó buộc vào những đối tượng dục lạc khác nhưng luôn khi được an vui và thoải mái.

2- Tập đế: Nguyên nhân của lòng Ái dục. Sắc và danh pháp chẳng bao giờ ngừng hoạt động; thấy, nghe, xúc, thọ, xem xét (tầm) và quyết định, v.v...

3- Diệt đế: Mang nét đặc trưng của sự thoát khỏi bất an, bởi vì nó không còn tham ái (taṇhā), đạt được sự an lạc của Níp bàn.

4- Ðạo đế: Mang nét đặc trưng bởi có những phẩm chất thích hợp cần thiết để nhận ra Tứ Diệu Ðế và đạt Níp bàn.

Đây là phần giáo lý khái quát và cốt lõi nhất trong Phật pháp. Việc giác ngộ là nhìn thấy 4 đế này bằng Trí Tu. Còn những gì mình nghe, đọc từ sách vở, thầy bạn ... gọi là Trí Văn. Những gì mình thấm thía và suy ngẫm gọi là Trí Tư.

Từ 2 cái trí Văn và Tư + việc hành Vipassana hay Tứ Niệm Xứ đúng mức rồi một ngày nào đó khi duyên chín ta sẽ có cái trí Tu này. Thấy 4 đế thật sự chứ không thông qua cái gì hết gọi là giác ngộ. Sự giác ngộ của Chư Phật Toàn giác, Chư Phật độc giác hay Chư Phật Thinh văn ( Chư Thánh tăng) cũng từ cái nhìn thấy 4 đế này qua Trí Tu.


Ngôn ngữ hiện đại : Sự thật về khổ - Nguyên nhân sanh khổ - Sự diệt khổ - Con đường đưa đến diệt khổ.

- Khổ Đế :
Sự thật về khổ. Phật nói toàn bộ trên đời này mọi thứ đều là khổ. Từ con ong con ruồi, cho tới thần trời, người, ngạ quỷ hay kể cả Phật cũng là khổ. Xuất hiện trên đời đều là khổ. Khổ ở đây vừa là cái khổ cảm giác, vừa là cái khổ bản chất của sự bất toàn, bất trắc trong cuộc đời này. Pháp hữu vi nào cũng bị khổ vô thường vô ngã chi phối cho banh xác.

Khổ có thể chia làm 3 :

+ Khổ khổ : Khổ cảm giác, bị đâm chém, bị chửi rủa xúc phạm, bị bệnh tật, bị cắm sừng bị ngoại tình .... Hay muốn không được, ghét phải gần, thương phải xa ... là khổ vậy

+ Hoại khổ : Tất cả những gì mình yêu thích bị biến mất là khổ. Trên đời không có gì còn hoài vì một là nó bỏ mình hai là mình bỏ nó. Vợ chồng, con cái, cha mẹ, bạn bè, tài sản, sự nghiệp, tiếng tăm, quyền lực danh vọng, địa vị đến một ngày nào nó cũng sẽ bỏ ta hoặc ta bỏ lại nó mà đi.

+ Hành khổ : Tất cả thiện ác ta làm đều là nhân tái sanh và nhân sa đọa. Nó là một vòng luẩn quẩn. Nhưng chúng sanh có khuynh hướng ác nhiều hơn thiện. Vì làm ác nó quen tay, thuận tay hơn.

Ví dụ như móc 500k ra cho người ta hay thấy thằng kia sơ hở 500k mình thò tay móc túi nó thì cái nào khoái hơn, cái nào tiện tay và sướng hơn. Đơn giản vậy thôi. Hay con muỗi cắn mình thì mình tìm cách cho nó bay đi hay mình đâp nó. Nói chung làm ác nó dễ và sướng hơn làm thiện đối với phàm phu.

- Tập Đế : Mọi thứ mình thích trên đời này là khổ. Vì thích nên mới làm, đủ mọi trò ác nhân thất đức mình cũng làm. Vì miếng ăn manh áo mà đi lừa lọc, cướp đoạt, chiếm đoạt tham ô để hẹn một tương lai sa đọa. Hoặc thích làm phước cầu quả nhân thiên cũng là tập đế vì nó vẫn mãi là lẩn quẩn. Kiếp nào thuận lợi thì mình làm ác, kiếp nào thuận lợi mình làm thiện là bất định. Bản chất chúng sanh ác nên sa đọa rất dễ. Hoặc thích cái gì mà không được thì cũng đau khổ, mà được thì nó đau khổ theo một kiểu khác.

Vì sự chấp ái, chấp thủ mang danh là vì con cái, vợ chồng, cha mẹ hay gia đình, tổ chức, đoàn thể xã hội ... mà cái ác nào con người cũng không gớm tay hết. Chắc là cũng có lúc ta sẽ nhìn lại những tội lỗi, tội ác ta đã làm. Ta cũng sẽ gớm tay nhưng thực tại vẫn cuốn ta theo vòng xoáy tội ác đó.

=> Tập Đế tạo Khổ Đế, đời sống chúng ta luẩn quẩn trong Khổ - Tập - Khổ - Tập .....

Không có hạnh phúc mà chỉ có giải pháp cho đau khổ là vậy. Vì mấy ai trên đời này có được thứ mình thích, bên cạnh người mình thương, ở nơi mình muốn ăn món mình khoái. Và nếu có được rồi cũng là nhân sa đọa. Khổ thay !

- Diệt đế tức là chứng đắc Niết bàn

- Đạo đế là 37 phẩm Bồ đề phần.


Vì vậy mục đích của người tu hành là Nhận ra Khổ đế, từ bỏ Tập Đế , thực hành Đạo đế để chứng đạt Diệt đế.

Gom lại thành 1 câu thần chú : " Mọi thứ đều là khổ, mọi thứ mà ta thích thì đều là thích trong khổ, vì vậy thì đừng thích trong khổ nữa, khi không còn thích gì thì chứng niết bàn".

Thông thường phàm phu miệng thì nói đời là khổ mà cái đầu, cái tay thì vẫn còn khoái luân hồi lắm :d



Tứ diệu đế theo bảng chi pháp Abhidhamma

FgAPv5i.jpeg
Topic nào t cũng lưu lại. Rảnh là đọc. Cám ơn công đức của m.
T muốn tìm hiểu sâu nhưng có những câu từ khái niệm chưa hiểu hết đc để dễ nhớ.
 
Topic nào t cũng lưu lại. Rảnh là đọc. Cám ơn công đức của m.
T muốn tìm hiểu sâu nhưng có những câu từ khái niệm chưa hiểu hết đc để dễ nhớ.
Có gì m cứ hỏi trực tiếp. T sẵn sàng giải đáp. Vì điều này người hỏi và người đáp đều có phước báu lớn và thù thắng 😁
 
Top