Tự học trứ trụ!

Mình lập topic này có 2 mục đích:

1- Mình muốn các bạn tự học và tự coi cho mình và người thân, sau k phải đi nhờ vả ai nữa.
2- Mình muốn thông qua topic này, trình bày thêm cho các bạn một số con đường để cải tạo số mệnh, một số sẽ chỉ cho bạn cách nghĩ thế nào là đúng.

Mình lưu ý trước là việc học mấy cái này, tốn thời gian nếu thực sự các bạn k ngộ được. Ngộ ở đây là sự ngẫm nghĩ, sự tự cật vấn bản thân. Nên mình mong, các bạn hãy kiên nhẫn.

Sau khi các bạn hoàn thành sẽ được gì:

1- Sẽ có một nhân sinh quan khác hẳn với bây giờ, thay đổi để thôi đẩy.
2- Tự coi được cho mình và ng thân.
 
Âm và Dương là 2 cực khác nhau, như Sáng và Tối...
10 thiên can, 12 địa chi chia ra thành nửa phần đối đãi nhau.

Can và Chi được giải thích là những giai đoạn sinh trưởng có trật tự cố định trong trời đất, từ lúc nẩy mầm, vươn lên, trưởng thành, thuần thục, kết hoa trái, thành quả, sinh hạt, suy tàn và chết.

- Can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm (+)
- Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quí (-)

- Chi dương: Dần, Ngọ, Thìn, Tuất, Thân, Tí (+)
- Chi âm: Mão, Tỵ, Sửu, Mùi, Dậu, Hợi (-)

Ngũ hành là 5 khí tương tác lẫn nhau làm cho sự vật ra đời: Thổ, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Ngũ hành cũng chia 2 loại Dương và Âm.

- Giáp= Can Dương Mộc
- Ất = Can Âm Mộc
- Bính = Can Dương Hỏa
- Đinh = Can Âm Hỏa
- Mậu = Can Dương Thổ
- Kỷ = Can Âm Thổ
- Canh = Can Dương Kim
- Tân = Can Âm Kim
- Nhâm = Can Dương Thủy
- Quý = Can Âm Thủy

- Thìn, Tuất = Chi Dương Thổ
- Sửu, Mùi = Chi Âm Thổ
- Thân = Chi Dương Kim
- Dậu = Chi Âm Kim
- Tí = Chi Dương Thủy
- Hợi = Chi Âm Thủy
- Dần = Chi Dương Mộc
- Mão = Chi Âm Mộc
- Ngọ = Chi Dương Hỏa
- Tỵ = Chi Âm Hỏa

Tính chất của các Can và Chi cùng khí chất kể trên có quan hệ với nhau theo nguyên lý của Dịch, chúng ta chỉ cần nắm vững các nguyên tắc này:

1. Đồng hành, đồng cực thì đẩy nhau (kỵ nhau nhưng không hại nhau):
- Thìn Tuất (cùng là +Thổ); Sửu Mùi (cùng là -Thổ)

2. Đồng hành mà khác cực thì hút nhau (tương trợ cho mạnh lên):
- Giáp Ất (+ - Mộc)
- Bính Đinh (+ - Hỏa)
- Mậu Kỷ (+ - Thổ)
- Canh Tân (+ - Kim)
- Nhâm Quý (+ - Thủy)
- và các Chi: Tý Hợi, Tỵ Ngọ, Dần Mão, Thân Dậu

3. Khác hành mà nghịch nhau (hành này hủy diệt hành kia):
- Thủy khắc Hỏa
- Hỏa # Kim
- Kim # Mộc
- Mộc # Thổ
- Thổ # Thủy

4. Khác hành mà tương sinh (hành này sinh lợi cho hành kia):
- Thủy sinh cho Mộc
- Mộc > Hỏa
- Hỏa > Thổ
- Thổ > Kim
- Kim > Thủy

5. Khác hành mà đồng cực thì càng sinh hoặc khắc mạnh hơn! Nếu là tương sinh thì hành đi sinh lợi sẽ bị hao tổn khí lực, hành được sinh sẽ vững mạnh. Nếu là tương khắc thì hành đi khắc cũng hao mòn rất nhiều và hành bị khắc đã yếu lại còn yếu hơn, mau chóng lụi tàn!

6. Khác hành mà khác cực: Tốt hay Xấu thì tùy theo tính âm dương của 2 đối tượng.
- Nếu chủ thể là dương mà bị thể là âm thì sự sinh hay khắc bình thường, thuận lý âm dương.
- Nếu chủ thể là âm, bị thể là dương thì sinh/khắc yếu đuối. Đôi khi chủ thể âm trường hợp này còn đau đầu xứt trán là khác nếu không có cứu giúp.

6 trường hợp trên sẽ gặp phải trong những cách xung, hợp, khắc, hại của Can và Chi như sau:

* CAN hợp nhau:
- Giáp +mộc hợp Kỷ -thổ (hóa Thổ)
- Ất -mộc hợp Canh -kim (hóa Kim)
- Bính +hỏa hợp Tân -kim (hóa Thủy)
- Đinh -hỏa hợp Nhâm +thủy (hóa Mộc)
- Mậu +thổ hợp Quý -thủy (hóa Hỏa)

Những cặp trên gặp nhau có HỢP nhưng không phải lúc nào cũng HÓA được (tức là 2 hành hợp lại chỉ còn 1 hành và rất mạnh). Cũng vậy, khi Chi gặp nhau mà tương hợp cũng sẽ có khi hóa được nếu gặp điều kiện đúng:

* CHI hợp nhau - Các bạn để ý có 2 trường hợp khác biệt cần chú ý vì hay nhầm lẫn:
1)- Lục hợp âm dương (1 âm và 1 dương khác hành, hợp nhau gặp đúng điều kiện sẽ hóa chung lại thành 1 hành):
- Tí +thủy hợp Sửu -thổ (hóa Thổ)
- Hợi -thủy hợp Dần +mộc (hóa Mộc)
- Mão -mộc hợp Tuất +thổ (hóa Hỏa)
- Thìn +thổ hợp Dậu -kim (hóa Kim)
- Tỵ -hỏa hợp Thân +kim (hóa Thủy)
- Riêng Ngọ +hỏa là Thái Dương và Mùi -thổ là Thái Âm có hợp mà không bao giờ hóa.

2)- Nhị hợp âm dương (1 âm và 1 dương cùng hành):
- Tý Hợi (+ - thủy)
- Dần Mão (+ - mộc)
- Tỵ Ngọ (+ - hỏa)
- Thân Dậu (+ - kim)
- Cặp Thìn Tuất và cặp Sửu Mùi (+ - thổ)

* CAN xung khắc (theo cơ chế đồng cực mà khác hành):
- Giáp Mậu (+mộc +thổ)
- Ất Kỷ (-mộc -thổ)
- Bính Canh (+hỏa +kim)
- Đinh Tân (-hỏa -kim)
- Mậu Nhâm (+thổ +thủy)
- Kỷ Quý (-thổ -thủy)
- Canh Giáp (+kim +mộc)
- Tân Ất (-kim -mộc)
- Nhâm Bính (+thủy +hỏa)
- Quý Đinh (-thủy -hỏa)

Khi Can xung khắc nhau mà ở giữa có Can hóa giải theo lý "tham sinh kỵ khắc" thì không còn xảy ra xung khắc nữa. Thí dụ: Giáp can năm khắc Mậu can ngày, nhưng có can tháng là Bính hỏa thì Giáp sinh cho Bính, không khắc Mậu nữa. Để ý là Bính dương hỏa mới tốt, chứ Đinh âm hỏa lại không cứu giải được trường hợp này.

* CHI xung nhau là các chi trên biểu đồ đối nghịch nhau và có hành tương phản tạo thành "lục xung" rất mạnh:
1)- Tứ Xung (đồng cực khác hành)
- Tý Ngọ (cùng là dương, thủy khắc hỏa)
- Tỵ Hợi (cùng là âm, thủy khắc hỏa)
- Mão Dậu (cùng là âm, kim khắc mộc)
- Dần Thân (cùng là dương, kim khắc mộc)

2)- Nhị xung (đồng cực đồng hành; chỉ có Thổ; nhưng xung mà không có khắc):
- Thìn Tuất
- Sửu Mùi

Ngoài ra còn có loại HẠI nhau, như ỷ mạnh hiếp yếu vậy, cho dù là tương sinh như Ngọ hỏa sinh cho Sửu thổ; Ngọ là dương, Sửu là âm, nhưng Ngọ và Sửu đứng đối nhau trên đồ hình tính theo cực âm-dương nên hại nhau chứ không sinh cho nữa. Điều này không theo cơ chế Khác Hành Sinh Khắc (điểm 4 bài đầu tiên), các bạn nên chú ý, loại tương hại này chỉ để tham khảo thêm mà thôi.

- Tí Mùi
- Sửu Ngọ
- Dần Tỵ
- Mão Thìn
- Thân Hợi
- Dậu Tuất

Các bạn có để ý rằng khi nói đến Địa Chi thì không đề cập đến quan hệ tương sinh (thí dụ như không nói Tí sinh Mão, hay Thìn sinh Dậu..) mà chỉ luận đến quan hệ KHẮC, XUNG, HÌNH, HẠI của các chi lẫn nhau mà thôi.

Nhưng các Chi có hợp lại thành HỘI hay thành CỤC, cũng là nằm trong ý nghĩa của sự tương trợ, tương sinh cho nhau và chỉ có ảnh hưởng mạnh khi chúng tụ họp lại. Khi xét trong Tử bình, đầu tiên là xét Tam hội, sau đó là Tam hợp Cục, vì lý do khí của tam hội mạnh hơn khi chúng dồn về 1 phương hướng, khí của chúng "thuần" nên rất mạnh, còn Tam Cục thì do vòng trường sinh tạo thành, lẫn nhiều tạp khí.

Cát hay Hung của Hội hay Cục là tùy theo tứ trụ. Có khi cần phải cần giải tán Hội, Cục để cứu lấy thân.

* Tam Hội
1) Phương Đông Mộc = Dần Mão Thìn
2) Phương Nam Hỏa = Tị Ngọ Mùi
3) Phương Tây Kim = Thân Dậu Tuất
4) Phương Bắc Thủy = Hợi Tý Sửu

Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là thổ trung ương, theo tiết trời là những tiết cuối của 4 mùa.

* Tam Cục
1) Thủy Cục = Thân Tí Thìn
2) Mộc Cục = Hợi Mão Mùi
3) Hỏa Cục = Dần Ngọ Tuất
4) Kim Cục = Tị Dậu Sửu

Theo bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt của ngũ hành, thí dụ như hành Thủy trường sinh ở Thân (kim sinh thủy), vượng ở Tí (thủy đồng hành) và mộ ở Thìn (thổ cuối mùa Xuân), cho nên Thân-Tí-Thìn hợp lại thành Cục Thủy.

Các Thiên Can có quan hệ với nhau thì đầy đủ, có Sinh, có Khắc, có Hợp và Hóa. Chính vì thế mà dưới các Chi lại phải tìm Can tàng trong nó, tức là bản khí trời sinh ra của nó. Có Chi thuần khí, có Chi bị tạp khí. Nhưng chung quy là Tử bình xét qua Địa nguyên (CHI) tìm lại bản chất khí ban đầu của Thiên nguyên (CAN), và như thế cũng là tìm được Nhân nguyên (NGƯỜI).
 
Tử bình lấy ngày làm chủ và tiết tháng làm lệnh. Hai trụ này là không gian chính của thời điểm một người sinh ra đời. Trụ năm đã được tính theo vòng 60 niên mệnh, còn trụ giờ có tầm ảnh hưởng nhất định theo ngày.

Con người quá bé nhỏ trước một nguyên vận 180 năm, đối với 60 năm trung bình một đời người còn khả dĩ xem xét được, nên 12 tiết lệnh của tháng trong năm có tầm quan trọng lớn nhất của tứ trụ. Còn trụ giờ bổ sung vào làm cho sự tính toán có thể "nhìn thấy" được.

Nếu bạn nào đã có kinh nghiệm, thường thì khi có đủ 3 trụ là có thể suy ra được trụ giờ cho một cá thể thông qua vài phương pháp khác như nhân tướng học và xã hội học.

Quá trình từ sinh cho đến tử của vạn vật có thể chia ra làm 5 giai đoạn lớn hợp với sự sinh khắc của 5 Hành:

-Vượng: giai đoạn đang trên đà phát triển mạnh
-Tướng: giai đoạn đã phát triển, nhưng đứng yên
-Hưu: giai đoạn nghỉ ngơi, không còn sức phát triển nữa
-Tù: giai đoạn suy giảm, sa sút
-Tử: giai đoạn bị khắc chế hoàn toàn, sự vật chết

Trung bình cho 1 năm nếu tính gọn là 360 ngày thì mỗi một giai đoạn trên chiếm 72 ngày. Một năm chia ra làm 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông có 24 tiết khí thì mỗi tiết trung bình chiếm 15 ngày. Nhưng theo các địa chi hành quyền trong 12 tháng có tàng chứa bản khí, trung khí và khí thừa khác nhau thì số ngày này được tính tùy theo tháng với 12 khí chính như sau (can cuối cùng là bản khí):

Tháng Giêng - Dần - Lập Xuân
- Mậu và Kỷ chung 7 ngày, Bính 7 ngày, Giáp 16 ngày
Tháng Hai - Mão - Kinh trập:
- Giáp 10 ngày, Ất 20 ngày
Tháng Ba - Thìn - Thanh Minh:
- Ất 9 ngày, Quý 3 ngày, Mậu 18 ngày (thổ cuối mùa)

Tháng Tư - Tỵ - Lập Hạ:
- Mậu 5 ngày, Canh 9 ngày, Bính 16 ngày
Tháng 5 - Ngọ - Mang Chủng:
- Bính 10 ngày, Kỷ 9 ngày, Đinh 11 ngày
Tháng 6 - Mùi - Tiểu Thử:
- Đinh 9 ngày, Ất 3 ngày, Kỷ 18 ngày (thổ cuối mùa)

Tháng 7 - Thân - Lập Thu:
- Mậu và Kỷ chung 10 ngày, Nhâm 3 ngày, Canh 17 ngày
Tháng 8 - Dậu - Bạch Lộ:
- Canh 10 ngày, Tân 20 ngày
Tháng 9 - Tuất - Hàn Lộ:
- Tân 9 ngày, Đinh 3 ngày, Mậu 18 (thổ cuối mùa)

Tháng 10 - Hợi - Lập Đông:
- Mậu 7 ngày, Giáp 5 ngày, Nhâm 18 ngày
Tháng 11 - Tý - Đại Tuyết:
- Nhâm 10 ngày, Quý 20 ngày
Tháng 12 - Sửu - Tiểu Hàn:
- Quý 9 ngày, Tân 3 ngày, Kỷ 18 (thổ cuối mùa)

Các bạn nhận thấy rằng Thìn Tuất Sửu Mùi có vị trí chuyển giao mùa rất rõ và chúng hành quyền vào những ngày cuối mùa rất mạnh. Khi đã sang mùa, hành Thổ đó còn lại vài ngày gọi là "dư khí".

Bản khí là hành cùng với địa chi, sang tháng sau, hành đó đọng lại vài ngày nhưng chỉ là dư khí. Thí dụ như cuối Lập Xuân, dương mộc (Giáp) mạnh, sang tháng Hai, 10 ngày đầu vẫn còn khí thừa của Giáp, nhưng không mạnh bằng.

Những tháng giữa mùa như tháng Mão (2), tháng Ngọ (5), tháng Dậu (8) và tháng Tý (11) thường được cho là thuần khí nhất vì là cao điểm của mùa nên có thể chỉ tính bản khí mà thôi. Thí dụ như tháng Mão thuần Ất mộc, âm tính mạnh.

Khi xét đoán lệnh tháng, cần nhớ những điều này để chọn dụng hỉ thần, vì nếu bản khí không mạnh thì không nên chọn, dụng thần sẽ không có lực.
 
Tháng sinh trong năm là một trong những quy ước của Tử bình để tính ra được thân vượng hay nhược. Nó là bước đầu tiên quan trọng khi bạn nhìn vào một tứ trụ. Tiết Khí trong tháng đó chứa những nhân nguyên (can tàng độn) chính mà chúng ta gọi là "Lệnh". Từ Lệnh này mà suy ra được sự vượng, suy của 3 trụ kia, cho nên tháng sinh có yêu cầu cao khi xem xét.

Xin nhắc lại vài từ cho quen cách dùng trong Tử bình:
- Vượng: thịnh vượng, hưng vượng, sáng sủa, tốt đẹp
- Nhược: suy, yếu, tàn
- Tiết Khí: một năm có 24 Tiết Khí, trong đó chia ra 12 Tiết và 12 Khí được tính theo dương lịch (kinh độ mặt trời). Thường thì người ta hay nói chung là tiết khí, nhưng đúng ra thì gọi Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy.
- Nhân nguyên: như đã có trình bày, mỗi một Chi đều có đủ 5 hành, nhưng chỉ có các Can tàng có ngũ hành hữu dụng trong Chi đó mới được nêu ra. Có khi bạn chỉ thấy Can bản khí mà thôi, thí dụ như tiết Kinh Trập, can tàng chính là Ất, nhưng thật ra còn có Giáp hành quyền 10 ngày đầu, sau đó mới tới Ất. Lý do là Giáp từ Khí của Tiết Lập Xuân còn lại.
- Lệnh: tức là hành chính của khoảng thời gian đó, nói rõ hơn là Can nào đại diện chính để biết nhật chủ (Can ngày) có tính cách vượng hay suy.

Có 5 Can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
5 Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý

Vòng trường sinh của vạn vật không thay đổi theo chu kỳ đi tới:
1. Trường sinh: mọc nầm, nảy sinh
2. Mộc dục: vừa được sinh ra, lố dạng
3. Quan đái: dần dần mạnh lên
4. Lâm quan: trưởng thành
5. Đế vượng: thành thục, mạnh mẽ cực độ
6. Suy: bắt đầu giảm chất lượng
7. Bệnh: khốn đốn, cơ cực
8. Tử: bị diệt, suy tàn
9. Mộ: trở về nơi tàng trữ
10. Tuyệt: tất cả các khí bị mất hết
11. Thai: khí lại bắt đầu giao nhau, kết thành thai
12. Dưỡng: đang phát mầm mống

Can dương thì đi thuận, can âm tính ngược trong vòng Trường sinh. Nói thế không phải là can âm bị tính từ Dưỡng trở về Trường Sinh, mà tính từ Ngọ là thời điểm dương đã lên cao, bắt đầu trở về quy trình âm.

Một ngày bắt đầu từ giờ Tí cho đến giờ Ngọ giữa trưa là đã thấy bắt đầu âm sinh trưởng, chiều tối đến giờ Hợi là chấm dứt một vòng. Vì thế các can âm trường sinh (bắt đầu lố dạng) tại nơi mà các can dương ở giai đoạn Tử.
 
Giáp - Kỷ hóa Thổ
Ất - Canh hóa Kim
Bính - Tân hóa Thủy
Đinh - Nhâm hóa Mộc
Mậu - Quý hóa Hỏa


Những trường hợp trên có khi hóa thật, có lúc hóa giả, tùy theo Chi. Nếu Can được thông gốc thì hóa thật, ngoài ra là hóa giả. Khi 2 can được yểm trợ đúng từ gốc thì sự hợp hóa hữu tình, thuận lý; hóa giả là chỉ có bề ngoài. Khi can đại vận hợp hóa với 1 can trong tứ trụ mà hóa giả, nên cẩn thận trong quan hệ với nhau, vì hình thức bề ngoài sẽ không phản ánh đúng bản chất đối xử. Mức độ nặng nhẹ tùy theo tứ trụ, tùy theo hóa ra dụng thần hay kỵ thần, hóa ra Quan hay Tài.

Cụ thể hóa hợp thật và giả như sau:
1- Giáp Kỷ
Giáp phải có chi thuộc Thổ hay Hỏa. Quan hệ được sinh ra là hành Thổ, thuộc tính trung chính, tiến triển vững mạnh. Thí dụ: Giáp Tuất và Kỷ Mùi: hóa thật

Nếu Giáp có chi thuộc thủy, mộc hay kim thì Giáp sẽ chú ý đến các quan hệ của cha mẹ, bạn bè hoặc sự nhọc nhằn của công việc và mối quan hệ với Kỷ sẽ lỏng lẻo gượng ép. Thí dụ: Giáp Tí với Kỷ Tỵ: hóa giả

2- Ất Canh
Ất cần có gốc là Thổ hay Kim để hỗ trợ hành hóa là Kim. Nếu hóa thật, Ất sẽ hết lòng phụ trợ cho Canh, gọi là có nhân có nghĩa thật sự. Thí dụ: Ất Sửu và Canh Thìn.

Hóa giả là khi Ất có chi thuộc mộc hay thủy. Thí dụ như Ất Mão và Canh Tí. Đấy là "giả nhân giả nghĩa".

3- Bính Tân
Bính và Tân đều phải có cùng chi thuộc thủy, kim hoặc Thìn. Nếu hóa thật thì hành thủy sẽ được tận dụng khả quan. Đây là hóa uy lực, vào vận cần có Quan hay Sát thì quyền uy vào bậc nhất. Thí dụ Bính Thìn và Tân Hợi.

Bính mà gặp chi thuộc hỏa sẽ khắc Tân kim. Tân mà không có thủy hoặc kim làm gốc thì Tân sẽ phản lại Bính. Thí dụ Bính Ngọ và Tân Sửu. Khi gặp vận này hoặc ngay chính tứ trụ thì làm việc tầm thường, kém thế, phận mỏng.

4- Đinh Nhâm
Đinh và Nhâm cả hai đều phải có mộc hay thủy trợ lực cho hành hóa là Mộc. Quan hệ sẽ rất sâu đậm. Thí dụ như Đinh Hợi và Nhâm Dần.

Hóa giả tạo là khi Nhâm gặp chi thủy và Đinh gặp chi hỏa. Cả hai ngược lại sẽ đấu đá nhau sau một thời gian có hấp lực ngắn ban đầu. Thí dụ Đinh Tỵ và Nhâm Tí.

5- Mậu Quý
Mậu thổ và Quý thủy phải có chi mộc hoặc hỏa làm gốc. Như vậy hành hóa là Hỏa sẽ được mạnh mẽ. Thí dụ Mậu Ngọ với Quý Tỵ.

Cả Mậu lẫn Quý đều gặp chi thủy thì ngược lại, hành thủy quá nhiều, quá hàn lạnh nên hành hóa là hành Hỏa sẽ sớm nguội tan. Vì thế mới nói rằng quan hệ hóa giả này là quan hệ vô tình.
 
Mong thầy cho con và ae trên xàm biết Lô ngày mai về con nào, nếu BTL thì con đội ơn thầy.
Con mà trúng là con nhìn cuộc đời, cuộc đời nhìn con cũng sẽ khác.
 
Khi một hành yếu kém hoặc thiếu hẳn trong tứ trụ, nhắc lại là có những mấu quan trọng:
- hai hành hai bên trực tiếp có tác động mạnh, thí dụ như kim thiếu thì thổ và thủy "lên tiếng", có nghĩa là:

a/ Thổ không có chỗ để tiết khí (để sinh cho) thì sẽ đi khắc Thủy mạnh hơn; giả dụ như ăn học ra trường mà không có chỗ làm thì sẽ làm gì? Có người ra kinh doanh, có người thành công, người thất bại. Trong số thành công mấy ai thích thú thực sự với chuyện mình làm? Người thất bại đổ thừa số phận, hay là xoay trở khó khăn hơn. Nói chữ "khắc" hiểu là như vậy, tức là giải thích nhiều khía cạnh về tâm lý không hài lòng, phải cam tâm gắng chịu, hoặc thiếu phúc đức hơn thì suốt đời lao khổ.

b/ Thủy không có Kim hỗ trợ thì bị lực khắc của Thổ làm cho yếu đi và vì thế mà sinh cho Mộc không đủ, giống như mẹ mà bịnh thì con nhỏ bị lây trước hết. Giống như trên, thí dụ cho thấy điều thiếu may mắn như thế.

Trong tử bình lực đối xung không phải luôn luôn là xấu, ngược lại cần có chúng để sinh tồn (như Thổ và Thủy vậy), tuy vậy, nếu không có bảo hộ thì giống như nhà không có nóc vậy, bạn chạy đi đâu cũng không khỏi nắng.

Khi thiếu 1 hành trong trụ, nói về tính cách của con người là điều trước tiên vì chủ nhân của tứ trụ sẽ kiếm khuyết hẳn đặc điểm đó và sẽ có khuynh hướng "nghịch đảo", đơn giản thôi, đó là vì bản năng sinh tồn của con người là vậy, nếu không được sinh cho thì phải "khắc", phải vất vả, phải tìm kiếm, lao tâm lao lực mới sống được.

Tính cách được hình thành dần dần từ bản khí như thế đậm sâu qua môi trường sinh sống là xã hội, trong đó có gia đình, trừong học, bạn bè. Từ tính cách đó mới tạo nên số phận của bạn, không có gì khó hiểu.

Khi chúng ta còn nhỏ, rất hiếm khi hiểu được Dịch lý, chẳng có ai chỉ dạy điều thuận nghịch của trời đất, xã hội ngày nay Nho học đã tàn nên những điều này xem như là khách quan. Từ một nhân hai, nhân bốn, tiếp nối như vậy, một thế hệ nhanh chóng hình thành một tính cách đại chúng rồi. Có nói nhiều đi chăng nữa, thì lý luận cuả người học Dịch ngày nay khác xa thời trước, vì thế nên mà luận tính cách và số phận tùy thuộc vào môi trường sinh hoạt, cội rễ của nó là gia đình và phương hướng sinh sống, làm việc.

Vậy bậc cha mẹ tìm hiểu Dịch lý rất muốn cân bằng lại cho con cái điều kiếm khuyết này. Như thế nào?

- qua cách đặt tên cũng được, nhưng phải tìm thầy đồ, thầy Nho viết sang tiếng Hán, có ý nghĩa bổ sung thôi, quan trọng là không dài quá, không ngắn quá, không cần "nổ", "kêu" quá cũng không quá khiêm nhường. Để ý đến cách đọc tên, vần bằng trắc có đủ, ý nghĩa của tên là quan trọng nhất.

- lúc còn nhỏ thì cách ăn uống và chỗ ngủ là quan trọng vì thời gian của nó ở phương hướng đó chiếm nhiều nhất. Thiếu hành nào thì chú ý phương hướng của hành đó; thiếu mộc thì ngã về đông, đông bắc, thiếu kim thì để giường ngủ vào cung Đoài, phía Tây mà khỏi cần phải di chuyển hẳn đi nơi khác. Tránh gió lùa ở mé nào thì tùy theo nơi ở, và những điều căn bản nhất về vệ sinh, nhà ở thì cũng tùy chỗ sinh hoạt, nên theo đó là làm để khỏi lệ thuộc thái quá đâm ra "mê tín".

- sức khỏe của những trụ thiếu ngũ hành thường hay mất cân bằng, đầu tiên là hành thiếu, sau đó là hành nó đi khắc và hành khắc nó. Thí dụ: kim thiếu thì mộc và hỏa có tác động lên sức khoẻ, nên trẻ nhỏ hay đau đầu, suy nhược, mạch loạn, nổi ban sớm...

- tìm người có hành thích hợp mà ta thiếu để nương tựa vào, âm thì tìm dương, dương thì tìm âm. Bởi thế nên lâu nay có nhiều cách nói là "bán khoán", "làm con nuôi họ khác"... cũng không ngoài mục đích này. Nhưng phải là một thời gian dài và ở gần mới được. Vì tính cách của người kia sẽ điều hòa lại sự kiếm khuyết bên này. Rất dễ hiểu là ta hay nói đến chữ "đền bù", "lấp đầy"... và cảm thấy rất hài lòng.

Vì khi nói đến sự kiếm khuyết của một người, tại sao không nói đến sự dư thừa của người khác? Cả hai đều có "khuyết điểm" và khi kết hợp được với nhau thì rất tốt cho cả hai. Tất cả mọi việc trong trời đất hài hòa và duy trì được sự sống không ngoài hai mặt khác biệt, nhưng dựa vào nhau mà tồn tại: có nóng có lạnh, có sáng có tối...Không có thái cực nào mà lâu bền.

Tử bình giải thích vòng trường sinh âm dương, thuận nghịch là như vậy. Tại sao không thuận mà nghịch lại để làm gì? Nếu ai nhìn vào Bát quái đồ cho kỹ thì rõ ràng là thấy được điểm "gặp gỡ" của 1 ngũ hành trong vòng âm dương này: chúng tập hợp lại ở cung Đế vượng và Lâm quan
 
Phần cơ bản của tứ trụ, là âm dương, ngũ hành, sinh khắc chế hóa đã xong.

Nói chung, những phần này thì các sách có đầy đủ cả.

Về phần lập lá số: trước mn phải tự lập bằng tay, giờ thì dễ rồi. Các bạn có thể lên hocvienlyso.org hay phongthuymenhly.com để lập.
 
Mình lập topic này có 2 mục đích:

1- Mình muốn các bạn tự học và tự coi cho mình và người thân, sau k phải đi nhờ vả ai nữa.
2- Mình muốn thông qua topic này, trình bày thêm cho các bạn một số con đường để cải tạo số mệnh, một số sẽ chỉ cho bạn cách nghĩ thế nào là đúng.

Mình lưu ý trước là việc học mấy cái này, tốn thời gian nếu thực sự các bạn k ngộ được. Ngộ ở đây là sự ngẫm nghĩ, sự tự cật vấn bản thân. Nên mình mong, các bạn hãy kiên nhẫn.

Sau khi các bạn hoàn thành sẽ được gì:

1- Sẽ có một nhân sinh quan khác hẳn với bây giờ, thay đổi để thôi đẩy.
2- Tự coi được cho mình và ng thân.
Một số con đường cải mệnh cụ thể là con đường nào ????
 
Phần cơ bản của tứ trụ, là âm dương, ngũ hành, sinh khắc chế hóa đã xong.

Nói chung, những phần này thì các sách có đầy đủ cả.

Về phần lập lá số: trước mn phải tự lập bằng tay, giờ thì dễ rồi. Các bạn có thể lên hocvienlyso.org hay phongthuymenhly.com để lập.
Em thấy kẻ lá số bằng máy nhiều khi không chuẩn.
 
Mặc dù lập lá số theo tiết khí, nhưng giờ sinh thì k phải vậy. Giờ sinh mỗi tiết khí sẽ khác nhau. Sau đây là bảng mô tả giờ sinh theo đúng tháng trong năm: FB_IMG_1654942739932.jpg

Mọi người có thể từ đây mà biết được giờ sinh chính xác của mình. Trong việc luận đoán, nếu âi giờ sinh là sai luôn cả bài luận. Vì vậy nó rất quan trọng khi lập lá số.
 
Mình sẽ có những ví dụ cụ thể, có thể lấy luôn ví dụ là lá số của mn trong này để luận luôn. Phần đó là phần thực hành, nên mình để sau. Bạn yên tâm!
Giờ không đúng có cách nào biết là không đúng giờ k bro?
 
Giờ không đúng có cách nào biết là không đúng giờ k bro?

Tứ trụ coi giờ là Con cái, là cung vị thiên di, sự nghiệp.

Giả sử như k biết giờ nào, thì coi năm nào có sự biến động nhất về ba yếu tố kể trên thì xác định được.

Tuy nhiên, đúng giờ nhưng can giờ lại khác biệt hoàn toàn. Nó giải thích cho trường hợp sinh đôi, sinh ba mà số phận lại khác nhau.
 
Tứ trụ coi giờ là Con cái, là cung vị thiên di, sự nghiệp.

Giả sử như k biết giờ nào, thì coi năm nào có sự biến động nhất về ba yếu tố kể trên thì xác định được.

Tuy nhiên, đúng giờ nhưng can giờ lại khác biệt hoàn toàn. Nó giải thích cho trường hợp sinh đôi, sinh ba mà số phận lại khác nhau.
Bro nói sâu hơn về sinh đôi, sinh 3 và sinh cùng giờ mà số phận lại khác nhau đc k ạ?
 
Top