Tự học trứ trụ!

Mình lập topic này có 2 mục đích:

1- Mình muốn các bạn tự học và tự coi cho mình và người thân, sau k phải đi nhờ vả ai nữa.
2- Mình muốn thông qua topic này, trình bày thêm cho các bạn một số con đường để cải tạo số mệnh, một số sẽ chỉ cho bạn cách nghĩ thế nào là đúng.

Mình lưu ý trước là việc học mấy cái này, tốn thời gian nếu thực sự các bạn k ngộ được. Ngộ ở đây là sự ngẫm nghĩ, sự tự cật vấn bản thân. Nên mình mong, các bạn hãy kiên nhẫn.

Sau khi các bạn hoàn thành sẽ được gì:

1- Sẽ có một nhân sinh quan khác hẳn với bây giờ, thay đổi để thôi đẩy.
2- Tự coi được cho mình và ng thân.
 
Đây là phần can tàng trong địa chi. Ở cả trong tháng và trong giờ.

Một canh giờ (thời) có 2 tiếng được chia làm 8 khắc. Mỗi khắc 15 phút. Các bạn có thể thấy, mỗi lần xử trảm ở trên phim, ngta hay nói: giờ ngọ 3 khắc. Mỗi khắc có một thần dụng sự riêng. Và bởi vậy, con ng sinh ra ở cùng thời (cùng canh giờ) nhưng khắc khác nhau sẽ có số phận khác nhau.


Screenshot_20210904-195231_Chrome.jpg
 
tvls_1526923243__manh_phai_so_cap_menh_ly_hoc_-_minh_di_uong_-_cung_vi_.png

Bảng này thể hiện mối quan hệ giữa nhật chủ và năm, tháng, chi ngày và giờ. Nhìn chung, các bạn cứ lưu lại để đó, sau khi vào phần thực hành, sẽ nói sau.
 
Xem tứ trụ, mục đích chính là phải tìm cho ra được dụng thần. Cái nào tốt cho dụng thần thì là hỷ thần, cái nào xấu cho dụng thần thì là kỵ thần. Ngoài ra còn có nhàn thần, tương thần, nhưng để sau hãy bàn.

Giờ mình xem phép hỏi mn: Ở đây, có người già, ng trẻ, có ng đã có con, có cháu, có ng thì vẫn độc thân. Vậy theo mn, một đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên thì dụng thần của nó là gì.
 
Xem tứ trụ, mục đích chính là phải tìm cho ra được dụng thần. Cái nào tốt cho dụng thần thì là hỷ thần, cái nào xấu cho dụng thần thì là kỵ thần. Ngoài ra còn có nhàn thần, tương thần, nhưng để sau hãy bàn.

Giờ mình xem phép hỏi mn: Ở đây, có người già, ng trẻ, có ng đã có con, có cháu, có ng thì vẫn độc thân. Vậy theo mn, một đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên thì dụng thần của nó là gì.
Dụng thần của nó là ba mẹ nó phải ko?
 
Dụng thần của nó là ba mẹ nó phải ko?

Chính xác!

Bởi vì đứa trẻ khi sinh ra cần được nuôi dưỡng, đó là Ấn, khi lớn lên, cần được giáo dục, được học hành. Mà nhỏ thì làm gì để có tiền, nên phải vay mượn tiền từ bố mẹ để mua sách vở đặng mà học tập, tiền đó là Tài.

Điều này cho mình một quan điểm để nhìn nhận:

Thứ nhất, sự khắc hại đã nằm sẵn trong lá số của ông bố, bà mẹ đấy rồi. K có chuyện trẻ nhỏ khắc cha khắc mẹ. Đừng đổ lỗi cho đứa trẻ mà tội nghiệp. Nhân sinh quan đổ lỗi cho đứa trẻ là một sai lầm thường gặp.

Thứ hai, liên quan tới tứ trụ. Dụng thần k phải là cái gì quá khó hiểu và xa vời. Nó được ứng ngay trong thực tế, cái nào, người nào giúp ta sống và học tập, làm việc thuận lợi thì nó là dụng thần.
 
Từ đây, chúng ta có định nghĩa về dụng thần:

Dụng thần là thứ để mệnh chủ được tốt lên và duy trì sự tốt đó trong dòng tuế vận.

Dụng thần có hai loại là dụng thần cơ bản và dụng thần ứng biến.
- Dụng thần cơ bản, là khi mà khi xác định cách và cục thì ta xác định được nó. Nó sẽ đi theo suốt cuộc đời.
- Dụng thần ứng biến là khi có cái gì đó bất cập xuất hiện trong dòng tuế vận, ta phải thay đổi để thích ứng/sinh tồn với cuộc sống từng ngày.

Ngoài ra, dụng thần còn được xác định theo từng giai đoạn của mệnh chủ: ấu thơ thì cha mẹ và ng bảo trợ là dụng thần, khi trưởng thành thì trí tuệ của mình là dụng thần.
 
Trái ngược với dụng thần là Kỵ thần. Khi ra ngoài xã hội, có các mối tương tác khác nhau để tác động lên mệnh chủ, những mối tương tác này gọi là Ngũ hành, chúng thúc đẩy và chế ước lẫn nhau.

Nhật chủ khi đó là chủ thể, tham gia điều tiết để làm sao trung hòa được các mối quan hệ đó. Tránh đối địch, phản khác vì sẽ sinh ra bất cập.

Nó giống như định nghĩa: Chính trị là gì?

Chính trị là áp dụng quan điểm và tư tưởng mà mình nghĩ là nó tốt cho xã hội để xã hội phát triển. Ngoài ra, nó còn có nghĩa là thêm bạn, bớt thù, vì chính trị là số phiếu bầu, thêm bạn bớt thù thì sẽ có thêm phiếu.

Con người và kỵ thần cũng có mối quan hệ như vậy.
 
Như ở trên có nói. Có 10 thiên can: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý.

Và 12 địa chi: Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi

Những địa chi này tàng thiên can, ở tháng người ta gọi là Nhân Nguyên Ti Lệnh. Ví dụ: Tý chứa Quý, Quý là Âm Thủy.

Bởi vậy, sau khi đọc các bài ở trên, thì mọi người sau này cũng đừng xem Tý, Sửu... Hợi là các con vật. Nó chỉ là hình tượng do dân gian tạo ra, để dễ nhớ.

Sau đây là bảng trường sinh 10 thiên can.

vong-trang-sinh-cua-10-thien-can.jpg

Còn ý nghĩa của Trường sinh, Mộc dục...Dưỡng mình đã nói ở phần trên rồi.
 
Tứ trụ chia làm 2 con đường, mỗi con đường lại có thủ pháp và kỹ thuật khác nhau để luận đoán, nhưng dù có theo đường nào, thì cái quan trọng nhất là Luận đúng, luận đủ và đưa ra được sự bất cập của mệnh. Từ đó giúp cho mệnh chủ biết được phương hướng và cách giải quyết cho phù hợp, nếu chỉ dừng lại ở mức độ, xác định dụng thần thì mới chỉ dừng lại một nửa của con đường học tứ trụ.

- Trường phái 1. Cách và cục
- Trường phái 2. Vượng suy.

Ngoài ra còn có các nhánh con khác như Manh Phái (hoặc Phái thầy mù, lịch sử ghi nhận là có một người giỏi tứ trụ, thấy những ng mù họ tội quá nên truyền lại cho họ bằng những câu truyền, mục đích là để họ có thể kiếm sống) và Tân phái.

Nhưng mà dù theo phái nào, nó cũng cùng chung một gốc là sinh khắc chế hóa của ngũ hành và âm dương. Sau đây mình sẽ trình bày sơ lược về 2 trường phái ở trên, mình k muốn trình bày nhiều vì có rất nhiều sách để mn đọc, cái chính là đọc xong phải luận giải được. K thì cũng bằng thừa, nên lý thuyết mình sẽ trình bày, còn lại là phần thực hành.
 
Thích món này sẽ tìm hiểu dần dần. thanks thớt đã giới thiệu
 
Nói chung mình cũng giống mn khi tìm hiểu về tứ trụ, gọi là chả biết cái gì. Đã thế lại phân ra một lô một lốc các trường phái. Mà cái nào cũng có lý cả, rồi mỗi phái lại phân ra làm nhiều phương pháp luận khác nhau, nó như một mê cung, như trường phái Cách và Cục.

Ví dụ:

Chúng ta đã biết, tháng Tý chứa Nhâm và Quý. Nhưng thường, họ chỉ lấy Quý k thôi chứ k lấy Nhâm. Tháng Tý gọi là Thuần khí (Thuần là nó chỉ có 1). Nhưng tháng Dần lại chứa Kỷ, Mậu, Bính, Giáp, thế thì lấy cái nào để định cách. Thời cổ xưa, cứ lấy bản khí làm Cách. Ví dụ, Tý chứa Quý thì lấy Quý làm cách. Dần có bản khí là Giáp thì lấy Giáp làm cách. Ở hiện tại, thì lại coi, cái nào thấu ra thì làm cách, ví dụ Sinh tháng Dần, thấu ra Mậu thì Mậu làm cách. Thấu cả ba thì chọn 1 trong ba. K thấu thì lấy đại (k biết lấy cái gì).

Nó khiến cho mình cực kỳ đau đầu. Quan điểm của mình, theo cái nào cũng được, vì mục tiêu của mình là Luận giải đúng. Mình thì thường lấy bản khí làm cách hơn, nhưng vẫn phải xem qua các trường hợp khác.

Cách gồm có:
- Cách thông dụng: Thực, Thương, Thiên Tài, Chính Tài, Chính Quan, Thiên Quan, Chính Ấn và Thiên Ấn
- Cách đặc biệt: Kiến Lộc, Dương Nhận, Tỉ Kiếp vượng, Kiêu Ấn cường
- Cách tòng thân nhược: Tòng Tài, Tòng Sát, Tòng Thương
- Cách hóa khí theo thiên can hợp: Giáp-Kỉ, Ất-Canh, Mậu-Quí, Bính-Tân
- Cách tòng theo ngũ hành cường vượng: Tòng Cách Cách (Kim), Khúc Trực (Mộc), Nhuận Hạ (Thủy), Viêm Thượng (Hỏa), Giá Sắc (Thổ)


1. Sinh tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

Chú ý các đánh dấu *** : Mậu Kỉ gặp đồng khí trong lệnh tháng không lấy đó làm Cách, mà lấy trung khí hoặc dư khí làm Cách, tùy theo tứ trụ (chú trọng Tài Quan vì theo lý luận 2 luận điểm khắc nhật chủ này là mục đích chính của tứ trụ.)

Sinh tháng THÌN, tiết Thanh Minh, còn gọi là Quí Xuân, Mậu là bản khí, Ất trung khí, Quí dư khí.
Sinh tháng TUẤT, tiết Hàn Lộ, còn gọi là Quí Thu, Mậu là bản khí, Tân trung khí, Đinh dư khí.

Giáp – tạp khí thủ tài quan (Chính Tài cách)
Ất - tạp khí viết tài quan (Thiên tài cách)
Bính - thương quan nghi thương tẫn
Đinh thực thần độc khả sân
Mậu - tạp khí tác tài quan***
Kỉ - tạp khí tác tài quan***
Canh - tạp khí vị chánh ấn
Tân
- tạp khí vị thiên ấn
Nhâm
- tạp khí thủ tài quan
Quí
- tạp khí thị thất sát

2. Sinh tháng Hợi, Tí


Sinh tháng Hợi, tiết Lập Đông, còn gọi là Mạnh Đông, bản khí là Nhâm, dư khí Giáp.

Giáp – thập nguyệt thiên ấn cách cục chân
Ất – Hợi nguyệt chánh ấn tiện phù thân
Bính – Hợi nguyệt thiên ấn thất sát chân
Đinh – Hợi nguyệt chánh quan cập chánh ấn
Mậu - Hợi nguyệt tài sát cách trung chân (thiên tài cách)
Kỉ - Hợi thượng chánh tài thanh quan cách
Canh – Hợi thượng thực thần hỉ thân cường
Tân – Hợi nguyệt thương quan hỉ kiến tài
Nhâm – Hợi vị kiến lộc sơ thực thần
Quí – Hợi nguyệt tá thủ thương quan cách ***

*** Quí sinh tháng Hợi, gặp Nhâm bản khí của Hợi là Kiếp, không dùng làm Cách, mà dùng Giáp làm Thương quan cách

Sinh tháng Tí, tiết Đại Tuyết, còn gọi là Trọng Đông, bản khí là Quí

Giáp – thập nhất nguyệt thủ chánh ấn cách
Ất – Tí quý chi trung thiên ấn thị
Bính – Tí trung chánh quan nghi vượng quan
Đinh – Tí nguyệt thiên quan thất sát chân
Mậu - Tí đề chánh tài sanh quan cách
Kỉ - Tí nguyệt thiên tài minh phạ kiếp
Canh – Tí nguyệt thương quan chân khả luận
Tân – Tí nguyệt chi trung cầu thực thần
Nhâm
– Tí nguyệt chi trung dương nhận cách
Quí – Tí trung kiến lộc định kì chân

3. Sinh tháng Thân, Dậu

Sinh tháng Thân, tiết Lập Thu
, còn gọi là Mạnh Thu, bản khí là Canh, trung khí Mậu, dư khí Nhâm.

Giáp – thất nguyệt Thân đề thất sát luận
Ất – Thân nguyệt chánh khí quan tinh luận
Bính – Thân thị thiên tài hỉ vượng thần
Đinh – Thân nội chánh tài sanh quan cách
Mậu - thất nguyệt thực thần sanh tài vượng
Kỉ - Thân nguyệt thương quan chân luận thử
Canh – Thân trung tiện thủ kiến lộc cách
Tân – Thân nguyệt tá thủ thương quan cách***
Nhâm – Thân nguyệt thiên ấn vô biệt luận
Quí – Thân nguyệt chánh ấn phạ phùng dần
*** Tân nhật chủ sinh tháng Thân, Canh là Kiếp tài, không nhận cách, mà dùng Nhâm làm Thương quan cách

Sinh tháng Dậu, tiết Bạch Lộ, còn gọi là Trọng Thu, bản khí là Tân

Giáp – Dậu vi chánh khí quan tinh đắc
Ất – bát nguyệt Dậu trung tác sát thôi
Bính – Dậu nguyệt tài vượng sanh quan cách (chính tài cách)
Đinh – Dậu nguyệt thiên tài khả truy tầm
Mậu - bát nguyệt thương quan hỉ ngộ tài
Kỉ - Dậu trung thực thần diệc khả tầm
Canh – Dậu dụng dương nhận cách trung phi
Tân – Dậu thị kiến lộc phạ phùng trùng
Nhâm – Dậu thủ chánh ấn phạ phùng tài
Quí – Dậu nguyệt thiên ấn kị kiến bỉ.

4. Sinh tháng Tị, Ngọ

Sinh tháng Tị, tiết Lập Hạ
(Mạnh Hạ), bản khí là Bính, trung khí Mậu, dư khí Canh.

Giáp - thực thần tài lược phục
Ất - thương quan tài tinh đoan
Bính - định thủ kiến lộc cách
Đinh - thượng thương quan tiện sanh tài ***
Mậu - tị thượng thủ diệc hào kiến lộc !!!
Kỉ - chánh ấn cách khả thanh
Canh - tị hỏa thất sát hào thiên ấn
Tân - chánh quan cập chánh ấn
Nhâm - tị thủ thiên tài tịnh thiên quan
Quí - chánh tài quan tiện thị

*** Đinh nhật chủ sinh tháng Tị gặp Bính là Kiếp tài, không lấy Kiếp tài làm Cách, nên xét Mậu là Thương Quan cách.

!!! Vì Bính Mậu cùng xét trong 12 cung SVTT, nên có thể xét Mậu như Bính nhật chủ, tức là Bính Mậu sinh tháng Tị cùng là Kiến lộc cách !!!

Sinh tháng Ngọ, tiết Mang Chủng (Trọng Hạ), bản khí là Đinh và Kỉ (vì Kỉ gửi ở Đinh)

Giáp - đinh hỏa thương quan cách
Ất - đinh hỏa thực thần cách
Bính - hỏa dương hựu thương quan ***
Đinh - kiến lộc phân minh thủ
Mậu - ngọ nguyệt nhận thủ chánh ấn cách
Kỉ - kiến lộc cư thử vị !!!
Canh - ngọ nguyệt viêm thiên tầm chánh quan
Tân
- thiên quan hỉ kiêu thần
Nhâm
- ngọ nguyệt tài quan chánh lưỡng toàn (Chính tài cách)
Quí - thiên tài hựu thiên quan

*** Bính nhật chủ sinh tháng Ngọ, bản khí là Kiếp tài. Kiếp tài không phải là Cách, nên dùng Kỉ làm Thương Quan cách.

!!! Kỉ với Đinh cùng ngôi Lâm Quan, vì thế Kỉ nhật chủ sinh tháng Ngọ xét là Kiến lộc cách !!!

5. Sinh tháng Dần, Mão

Sinh tháng Dần, tiết Lập Xuân,
còn gọi là Mạnh Xuân, bản khí là Giáp, trung khí Bính, dư khí Mậu

1- Giáp nhật Dần nguyệt thị kiến lộc
2- Ất nhật Dần nguyệt hào thương quan
3- Bính nhật phùng Dần thiên ấn sanh
4- Đinh nhật Dần đề chánh ấn bình
5- Mậu tàng Dần nguyệt sát câu ấn
6- Kỷ sanh Dần nguyệt chánh quan ấn
7- Canh đáo Dần cung bình i sát
8- Tân nhật Dần tài vượng sanh quan
9- Nhâm phùng Dần địa hào thực thần
10- Quý nhật Dần nguyệt thủ thương quan

Sinh tháng MÃO, tiết Kinh trập,
còn gọi là Trọng Xuân, Ất âm mộc là bản khí.

Giáp sanh Mão nguyệt dương nhận khả kham bằng
Ất sanh Mão nguyệt vi kiến lộc cách trung chân
Bính sanh Mão nguyệt hoành ấn hỉ quan tinh
Đinh sanh Mão nguyệt thượng thiên ấn cách cục chân
Mậu sanh Mão nguyệt thị chánh quan tầm quý khí
Kỉ sanh Mão nguyệt thôi thất sát tiện thị chân
Canh sanh Mão chánh tài tiện sanh nguyệt
Tân sanh Mão nguyệt thiên tài thị phúc cơ
Nhâm sanh Mão nguyệt thượng tiến ấn thủ thương quan
Quí
sanh Mão nguyệt thực thần định thị chân
 
Cách là vậy thế còn Thực Thương Quan Sát Tỷ Kiếp Kiêu Ấn Tài Thiên Tài là gì.

"Đời người hai chữ Lợi và Danh"

1. Thực Thương

- Thực là cái mà Nhật can sinh ra cùng dấu với Nhật can, Nhật can là Bính Dương Hỏa thì Thực là Mậu Dương Thổ, Nhật can là Đinh Âm Hỏa thì Thực là Kỷ Ẩm Thổ.

Thực tượng trưng cho sức khỏe, vốn liếng, sự cần cù, chịu khó chịu khổ, cho chân tay/sức lao động, sự tự do.

- Thương là cái mà Nhật can sinh ra trái dấu với Nhật can, ví dụ, Nhật can là Bính Dương hỏa thì Thương là Kỷ âm Thổ, Nhật can là Đinh âm Hỏa thì Thương là Mậu dương Thổ.

Thương biểu thị cho tư duy và đầu óc, sức sáng tạo, sự thương lượng, sự tự do. Thương cũng là biểu hiện cho tính cách phá cách, ưa làm điều trái nghịch với luân lý đời thường, sự khắc khổ.

Công năng của Thực thương

Thực Thương: chủ yếu là hóa tiết nhật chủ (do nhật chủ sinh ra)

- Thực chế phục Sát, Thương quan chế ngự Quan.

- Thực Thương nhiều, tính của Thương quan rõ rệt hơn: buông trôi thả lỏng nhật chủ, không theo pháp luật chung

- nhật chủ vượng có Tài Quan nhược: Thực Thương làm nhiệm vụ hóa tiết thân rõ rệt (Mộc cường, Thổ và Kim nhược, Hỏa tiết Mộc)

- Nhật chủ vượng mà Tài nhược, có Thực Thương xuất hiện là sẽ chủ lực sinh Tài (Mộc cường, Thổ nhược, Hỏa sinh Thổ)

- nhật chủ nhược, Quan Sát trọng, cần có Thực Thương chế Sát tổn Quan (Mộc nhược, Kim cường, Hỏa khắc Kim)



Bởi vì, Thực và Thương đều biểu thị cho sự tự do, nên khi bị Kiêu đoạt Thực là sức khỏe, vốn liếng bị mất mát, hay Quan khắc Thương thái quá thì vào tù/cảm giác tù túng mà Nhật chủ muốn thoát ra mà không thoát đi được, nếu Quan khắc Thương vừa phải mà Thương kèm theo Ấn thì có thể lấy cơ hội đó làm bàn đạp.



Nhìn chung, con người cần phải có Thực Thương, lý do đơn giản, Thực Thương là sự phát tiết sự tinh anh của Nhật chủ, là sự hành, đồng hành cùng với Ấn là sự học. Học và hành, tuy hai mà một tuy một mà hai. Vì Thực Thương sinh Tài, nên Tài mà thiếu Thực Thương là Tài thiếu đi nguyên thần của mình, rất khó để phát triển lên.



2. Chính, Thiên Tài.



Tài là Tiền. "có tiền mua tiên cũng được, không có tiền vất vả lắm em ơi". Thật ra mà nói, k tiền thì k thể sống được ở xã hội hiện tại. Bởi vậy mà nói Tài là nguồn dưỡng mệnh. Tài là Lợi, k những nó dưỡng mình mà nó còn giúp dưỡng con cái, gia đình của mình.



Chính Tài, là thứ mà nhật chủ đi khắc, mà trái dấu với nhật chủ. Nhật chủ Bính xem Tân là Chính Tài, Nhật chủ Đinh xem Canh là Chính Tài. Biểu thị cho điền sản, sự tích lũy chậm rãi nhưng chắc chắn, là Tiền bạc và công việc mang tính chất lâu dài, ổn định, sự chắc chắn, đại diện cho Vợ chính thức.



Thiên tài, cũng là biểu thị cho Tiền, nhưng nó ở mức độ nhanh hơn và biến động hơn. Nhật chủ Bính lấy Canh là Thiên Tài, Nhật chủ Đinh lấy Tân làm Thiên Tài. Thiên tài cần có gốc là Chính Tài, đó là khi có công việc ổn định, có sự tích lũy rồi thì đem ra Đầu tư để mong kiếm lợi nhuận nhiều hơn, về người thì nó đại diện cho tình nhân, vợ lẽ. Nếu Thiên tài k có gốc từ chính tài, lại k có Thương quan, nó biểu thị người đó ham thích đánh bạc, Đầu cơ.



Công năng của Chính/Thiên tài



Chính/Thiên Tài: chủ yếu là chịu sự khắc chế của nhật chủ, là tâm ý của nhật chủ

- Tài tinh là sự mong cầu của người, không phải đương nhiên là sự đạt thành cuối cùng của mọi việc

- Tài có chức năng đậm nét hơn các thập thần khác, chính vì Tài biểu thị lòng mong muốn của người, do đó nên chức năng Sinh, Tiết, Chế của Tài cần phải được minh bạch (Tài sinh Quan Sát, tiết Thực Thương, chế Kiêu, phá Ấn)

- nhật chủ vượng, Quan Sát nhược, cần có Tài để sinh Quan Sát (Mộc vượng, Kim nhược, Thổ sinh Kim)

- nhật chủ vượng, Tài nhược, Tài sẽ dành chủ lực tiết Thực Thương (Mộc vượng, Thổ nhược, Thổ tiết Hỏa)

- nhật chủ vượng, Thiên Ấn vượng, dụng Thiên Tài chế (Giáp vượng, Nhâm vượng, lấy Mậu khắc Nhâm)

- nhật chủ vượng, Chính Ấn vượng, dụng Chính Tài giảm lực Chính Ấn (Giáp vượng, Quí vượng, dụng Kỉ khắc Quí)



3. Quan Sát.



Quan là thứ đi khắc Nhật chủ, mà trái Dấu. Nhật chủ Bính Hỏa thì Quan là Quý Thủy. Nhật chủ Đinh hỏa thì Quan là Nhâm Thủy. Quan đại diện cho quan điểm, đường lối, quy củ và luật lệ. Quan chính là người Sếp tốt của mình. Quan, trong quá trình phát sinh, Quan sẽ tìm đến mình nhằm đòi hỏi sự phát triển chuyên môn, tay nghề của bản thân mình. Quan cũng đại diện cho chức vụ và quyền.



Sát là thứ chuyên đi khắc nhật chủ mà cùng dấu. Nhật chủ Bính lấy Nhâm là Sát, nhật chủ đinh lấy Quý là Sát. Sát đại diện cho Quyền lực/Quyền bính. Người dùng Thực chế Sát hay Dùng Kiêu Ấn hóa Sát hoặc được Sát chế Kiếp trong Nguyệt lệnh thì Chức vụ và Quyền lực của đó cực kỳ cao. Bởi vậy mà các lãnh đạo quyền lực cao nhất, đa phần toàn có Sát trong mệnh cục. Sát còn là sự Sát phạt. Sự hành động một cách nhanh chóng.



Công năng của Quan Sát



Quan Sát: chủ yếu là lực khắc chế nhật chủ

* cả Chính Quan và Thất Sát đều sinh Ấn, công phá thân, tiết Tài

* Chính Quan: giữ gìn thiện chí của người, thí dụ như tuân theo pháp luật quản thúc

* Thiên Quan (Thất Sát): lực phá hỏng nhật chủ, làm cho nhật chủ suy nhược

* Chính Quan giữ Tài, còn Thất Sát thì háo Tài: 2 chức năng này khác biệt nhau, tuy là cùng gọi "Tài sinh Quan Sát"

- nhật chủ vượng, Tài nhược, dụng Chính Quan sinh Ấn (Mộc cường, Thổ nhược, Kim sinh Thủy)

- nhật chủ vượng, Chính Quan câu thân (Mộc vượng thì đắc được Kim, tức được Kim dẫn dắt thay vì phá toái, vì lực ngang sức nhau)

- nhật chủ vượng, Kiếp nhiều, dụng Chính Quan chế Kiếp (Giáp Ất cùng nhiều, tốt nhất là dụng Canh hợp Ất), hoặc dụng Thất Sát chế Kiếp (Tân khắc Ất)

- nhật chủ vượng, Tài nhược, Thất Sát sẽ chủ lực làm tiêu hao Tài nhanh chóng (Mộc cường, Thổ nhược, Kim tiết Thổ)

- nhật chủ vượng, Ấn khinh (kém lực), Thất Sát là Dụng sẽ sinh Ấn (Mộc cường, Thủy nhược, dụng Kim sinh Thủy)

- Ấn khinh mà Tài trọng, Thất Sát sẽ công phá thân (Thủy kém lực, Thổ mạnh, Kim vây đánh Mộc)



--

Quan Sát là thứ để định hướng dẫn dắt nhật chủ đi theo một đường lối nhất định, theo đúng khuôn khổ thì là Quan, k theo khuôn khổ thì là Sát.



Khi Thân Nhược thì yếu về mọi mặt, nhật chủ cần có Quan hướng dẫn thì vẫn tốt như thường, bởi vì có Quan có nghĩa là có đường lối tốt, đường lối tốt thì dần sẽ ổn định và vượng thịnh.

Khi Thân vượng thì có xu hướng mạnh về mọi mặt, thích xông pha. Và sự xông pha này là Sát.



Sát là Quyền lực của Quan, nằm trong quy chuẩn thì mang tính Quan, vượt quá quy chuẩn thì mang tính Sát.

Quan Sát hỗn tạp là sự k phân biệt được chính tà.



4. Chính/Thiên Ấn.



Chính Ấn là cái sinh ta, mà trái dấu. Như Bính lấy Ất làm Ấn, Đinh lấy Giáp làm Ấn. Chính Ấn biểu thị cho sự học hỏi, sự tiếp thu chính thống, sự lao tâm khổ tứ để đạt được thành tựu. Và khi nó bắt nguồn từ sự chính thống, nó được sự công nhận của tất cả mọi người và pháp luật, đó là bằng cấp, chứng chỉ, văn bằng, giấy khen. Ấn là uy tín, là hiểu biết chính thống, lương thiện. Bởi vậy mà mấy ông Tàu hay bảo, Kinh doanh cần nhất là uy tín. Thật ra, uy tín chỉ là một trong phạm trù hình thức, còn nội dung nó là Ấn.



Thiên Ấn, là cái sinh ta nhưng cùng tính với Nhật can. Bính lấy Giáp làm Thiên Ấn, Đinh lấy Ất làm Thiên Ấn. Khi Thiên Ấn mà thấy Thực ở cận kề, lập tức nó đi đoạt Thực, nó là tượng sức khỏe kém, lúc đó nó sẽ biến thành Kiêu thần, Kiêu thần là sự tàn nhẫn, sự lộng hành, lộng quyền để đạt được mục đích. Thiên Ấn nên xuất phát từ Chính Ấn thì sẽ bền vững hơn.



Công năng của Chính/Thiên Ấn



Ấn (Thiên Ấn, Chính Ấn): chủ yếu là lực phò trợ nhật chủ

* Ấn tinh cùng làm nhiệm vụ phò thân, tiết Quan Sát, ngặn chặn Thương, áp chế Thực

* Thiên Ấn gặp Thực Thần danh xưng là "Kiêu đoạt Thực", trường hợp nặng gọi là "Kiêu thần đoạt Thực, phi bần tắc yểu" (không nghèo thì tổn thọ)

- nhật chủ nhược, Quan Sát cường, dụng Ấn tiết Quan Sát (Mộc nhược, Kim vượng, lấy Thủy tiết Kim)

- nhật chủ nhược, Thực Thương trọng, dụng Chính Ấn ngăn lại hoặc Thiên Ấn áp chế (tính cách phân biệt là Chính bao giờ cũng dụng với "chính nghĩa" tức là giáo hóa, còn Thiên thì dùng áp lực ngay, không e ngại điều gì).



5. Tỷ Kiếp



Tỷ là thứ cùng hành với nhật can. Như Bính lấy Bính làm Tỷ, Đinh lấy Đinh làm Tỷ. Tỷ đại diện cho chân tay, bạn bè, anh em.



Kiếp là thứ cùng hành, trái dấu với Nhật can. Như Bính lấy Đinh là Kiếp, Đinh lấy Bính làm Kiếp. Kiếp thì là Kiếp Tài. Trái với Tỷ là chỉ diễn ra ở mức đố kỵ, hơn thua và ràng buộc lẫn nhau, thì Kiếp nó đại diện cho sự cướp bóc và tranh giành. Kiếp cũng là anh em nhưng nhỏ hơn.



Công năng của Tỷ Kiếp.

Tỉ Kiếp: chủ yếu là đối đầu ngang sức với Tài
- phù trợ nhật chủ
- chịu lực đối nghịch của Quan Sát

- cảm hóa, tiêu xài năng lực bởi Thực Thương

- nhật chủ nhược cần có Tỉ Kiếp bang trợ (Giáp nhược cần có thêm 1 trong 4: Giáp, Ất, Dần, Mão)

- nhật chủ nhược có Tỉ Kiếp không ngại Quan Sát đối đầu

- nhật chủ nhược có Tỉ Kiếp không sợ bị hóa tiết bởi Thực Thương

- nhật chủ vượng có Tỉ Kiếp thì đoạt (sở hữu) Tài dễ dàng hơn nhật chủ nhược

----------

Trên đây là lý giải cho công năng và thuộc tính của thập thần. Phần này, nếu mọi người chỉ dừng ở mức độ coi để biết thì k cần nhớ. Nhưng nếu muốn coi để diễn tả lại diễn biến sự việc thì cần phải nhớ và sử dụng cho linh hoạt.
 
Ở trên là giải thích ý nghĩa và công năng của thập thần trong tứ trụ.
Con người có người tốt, người xấu thì tứ trụ cũng phân ra Thần xấu và Thần tốt.
Tứ đại hung thần: Sát, Thương, Kiêu, Nhận (Kiếp)
Tứ đại thiện thần: Quan, Thực, Ấn, Tỷ

Nhưng mà, mọi người đừng nhầm lẫn giữa cái thiện và cái ác nó rạch ròi như vậy. Cổ nhân phân biệt ra các hung thần và thiện thần như vậy đều có nguyên do cả. Lý do là bởi vì:

Thứ nhất, nếu sử dụng được chúng thì bạn phải trả một cái giá rất đắt, nó có thể là gia đình, người thân, nó có thể là bạn bè, là sự oán ghét của người đời... nói cách khác, bạn như một cá nhân cô độc giữa đời thường, và phải chịu sự khắc nghiệt mà nó mang lại. Đổi lại nó cho bạn quyền lực, tiền bạc, lợi và danh. Nói cách khác, mọi thứ đều có đánh đổi, đều có nhân quả. Ví dụ, tháng 11 là tháng Tý, trong Tý chứa Quý thủy. Thủy vượng, mà nhật chủ là Nhâm, lại có Sát ở trụ năm là Mậu hiện, đó là Nhận hỷ Sát chế. Mình đảm bảo, người này sẽ ở chức vụ cực kỳ cao, thế nhưng, quyền lực của họ sẽ đi liền với sự sát phạt nặng nề, sự đối chọi gay gắt, với nỗi khổ đau mà chỉ mình họ biết được. Những người đó, đối với nhân sinh bình thường thì cho rằng là sướng, là giàu có, quyền lực. Nhưng đối với cổ nhân thì đó là cô gia, quả nhân, làm người thường, bình bình đi lên k thích hay sao. Trái lại, sự ai oán do sát phạt mang lại thường mang đến những hậu quả k chỉ ở hiện tại mà nó mang theo đến đời con, đời cháu.

Thứ hai, để đạt được thành cách, đối với nó cần rất nhiều điều kiện. Nếu k đủ điều kiện, ngược lại nó sẽ dẫn tới sự công phá Nhật chủ, sự công phá này biểu hiện ở Nghèo và Hèn, là sự cố gắng mà k thể bức phá được, ngược lại còn làm cho Nhật chủ yếu đuối, nhu nhược và yếu kém về sức khỏe.

Bởi vậy, cổ nhân phân ra nó là hung thần/ác thần. K phải vì nó là xấu, mà bởi vì hậu quả mà nó mang lại vô cùng nặng nề cả về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, mình nói ra điều này, để các bạn đừng mặc định, người có Sát, có Thương hay có Kiêu hiện lên là một người có tính cách xấu xa, hành động bất chấp. Kẻo lại lạc vào mê hồn trận của các thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, để rồi thay vì chia sẻ, đồng cảm với nhau lại quay ra kích bác, chửi bới lăng mạ nhau.

Lý do cuối cùng để phân biệt ra hung và thiện thần. Đó là để nói về cơ chế Thuận và Nghịch của con tạo xoay vần. Mọi người thử hỏi, nếu mình có điều gì sai, có người đánh bạn, chửi bạn, nhục mạ bạn, và dạy cho mình một bài học, mặc dù bài học đó tốn kha khá chi phí và công sức. Nhưng đó là cái nghịch của cái nghịch. Nhận ra điều sai để sửa chữa càng sớm càng tốt thì đó là điềm tốt lành của bạn. Vậy nên, hung thần thì nghịch dụng, thiện thần thì thuận dụng. Cái ác, cái xấu thì nên được thuần hóa, cảm hóa, được khắc chế. Cái thiện thì nên được phát huy, được thành tựu. Đó là ý nghĩa của sự phân biệt này.
 
Tứ trụ phân ra: Giàu Nghèo Sang Hèn Thọ Yểu trong đó Phú Quý hay Lợi Danh là hai điều được quan tâm nhiều nhất.

Chia làm 4 trường hợp:

- Giàu và Sang
- Giàu và Hèn
- Nghèo và Sang
- Nghèo và Hèn

Như vậy, từ nay chúng ta có thể phân biệt ra 4 trường hợp này, chứ đừng lý luận theo kiểu: Quan thì Giàu và Sang, hay ng đó giàu thì họ cũng sang hay người đó nghèo thì hèn.

Giàu là Tài thần và Nhật chủ có lực lượng tương đương nhau. Nhật chủ cường vượng, nhưng Tài tinh lại yếu đuối, không gốc lại không có Thực Thương sinh thì vẫn nghèo như thường. Còn Sang thì chúng ta chú ý ở Quan Ấn: là quan điểm, đường lối, tư tưởng chính thống, hành vi rõ ràng rành mạch, ngoài ra, còn đặc điểm quan trọng nữa là thành Cách.

Thông thường, trong xã hội có rất ít người Phú Quý một cách toàn diện, cái chúng ta nhìn nhận, chỉ là hiện tượng mang tính thời điểm, đó là trong một giai đoạn nào đó, tứ trụ gọi là Vận, mà họ được giàu sang, đạt được thành tựu. Nhưng thực chất, nó chỉ là hiện tượng, còn về mặt bản chất, thì k phải như vậy, bởi vì Nguyên mệnh của họ vẫn tồn tại một vết xước. Bởi vậy, Phú Quý chỉ là đích đến, là thứ mà chúng ta mong muốn sở hữu. Nhưng cái gì k phải của chúng ta thì nó vẫn là k phải của chúng ta. Ta chỉ có thể thay đổi bản thân bằng cách sống có quan điểm và hành vi chính thống và rõ ràng. Cho dù mệnh của ta có phú quý đi chăng nữa, mà chúng ta k bồi bổ nhân cách của mình thì cũng chỉ là hư vô.

2 điều ở trên, nó chính là Tâm pháp của tử bình. Mình phải giới thiệu tâm pháp trước khi đi vào phần kỹ thuật. Kỹ thuật thì dễ dùng, còn tâm pháp, nói đúng ra là quan điểm, nếu sai từ đầu thì rất khó để thay đổi. Mong các bạn đọc kỹ những điều này!
 
Top