
I-Giới thiệu
Hồi lâu tao đã viết 1 bài nói về các thức cột trong kiến trúc cổ điển (Hy Lạp - La Mã). Hôm nay, sẽ có 1 bài nữa về nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc cổ điển (Châu Âu) một vấn đề chắc ai cũng thấy nhưng chưa chắc có nhiều người đã hiểu.
-Tao sẽ nhắc lại 1 chút về định nghĩa các chi tiết trong kiến trúc cổ điển.
Cấu tạo chi tiết bao gồm:
-Base (đế cột) , Shaft (thân cột) , Capital (mũ cột). Ba phần này tạo nên tổng thể của cột gọi là Column (1)
Những phần phía trên cây cột, tổng thể được gọi là đầu cột (Entablature)
-Phần Entablature (2) (đầu cột) lại bao gồm: Architrace (dầm đầu cột), Frieze (diềm cột), Cornice (phào chỉ)
Phần Đầu cột mô phỏng tỷ lệ con người
-Phần thứ 3 ở phía trên cùng, có dạng 1 hình tam giác cân, phía trong được điêu khắc những phù điêu trang trí rất đẹp. Phần này từ chuyên ngành gọi là Pediment (3). Chúng ta có thể gọi là mái hiên hoặc đầu hồi, nhưng dịch chuẩn nhất phải gọi là trán tường. Đây là chi tiết kiến trúc mà tao muốn đề cập đến trong bài viết này
-Chắc chắn rất nhiều người đều biết và nhìn thấy rất nhiều lần ngôn ngữ kiến trúc cổ điển này, vì có quá nhiều công trình trên thế giới đc xây dựng, trong đó có cả ở Việt Nam. Nhưng ko nhiều người biết tên gọi chính xác của chi tiết kiến trúc này và càng ko thể biết được nó có ý nghĩa gì, kể cả những người đã từng học và hành nghề kiến trúc. Trước đây, Tao đã từng rất tò mò về những trang trí điêu khắc này. Nhìn rất đẹp và nghệ thuật nhưng tao lại ko hiểu gì về ý nghĩa bên trong và sau đó bỏ công tìm hiểu.
Tao đảm bảo là chúng mày ko thể tìm đc 1 bài viết nào bằng tiếng Việt trên Internet nói rõ về vấn đề này, đây chắc chắn là bài viết chi tiết nhất (có thể). Tao đã phải mất khá nhiều thời gian và công sức tìm hiểu và dịch lại từ các bài viết về kiến trúc của đủ các loại ngôn ngữ.
Pediment bắt nguồn từ kiến trúc Hy Lạp cổ đại có hình tam giác cân, Trong kiến trúc cổ đại, một trán tường hình tam giác rộng và thấp (các góc cạnh từ 12,5° đến 16°) tuy nhiên theo dòng chảy thời gian với sự phát triển của nhiều ngôn ngữ kiến trúc nối tiếp nhau (Hy Lạp - La Mã - Byzantine - Roman - Gothic - Phục Hưng - Baroque - Rococo - Tân cổ điển) thì trán tường cũng có sự biến đổi thành nhiều dạng như: trán bán nguyệt, trán cong, trán gãy, trán oval, trán mở... Nhưng chủ yếu trán tường tam giác cân vẫn đc sử dụng nhiều nhất. Vào nửa cuối thế kỷ 18, phong cách tân cổ điển ra đời và quay lại đường nét kiến trúc cổ điển thuần túy (Hy Lạp - La Mã). Trán tường tam giác dc phục hồi với rất nhiều công trình đc xây dựng khắp châu Âu suốt thế kỷ 18,19.
Trong phạm vi bài viết này, tao sẽ đi sâu vào trán tường dạng tam giác, vì đây là loại đẹp nhất và phổ biến nhất.
Chúng ta hiểu đơn giản, đây là 1 chi tiết kiến trúc được điêu khắc có tác dụng trang trí, tạo hình cho công trình. Ngoài KTS thiết kế tổng thể công trình thì phần trán tường sẽ có 1 nghệ nhân điêu khắc riêng thực hiện. Chỉ riêng phần điêu khắc này đã tương đương với 1 tác phẩm nghệ thuật. Và trán tường ko phải chỉ mang ý nghĩa trang trí đơn thuần, nó có cả 1 câu chuyện phía sau. Nó có thể là 1 câu truyện trong thần thoại Hy Lạp (vì nó bắt nguồn từ Hy lạp), hoặc thần thoại La Mã (các công trình đc xây bởi đế chế la Mã). Nếu là công trình công giáo thì sẽ có 1 câu truyện mang màu sắc Kito giáo. Cũng có thể là 1 câu truyện có thật trong lịch sử (1 trận đánh nổi tiếng) hoặc 1 câu truyện ngụ ngôn. Hoặc là bất cứ 1 câu truyện nào có liên quan đến công năng của công trình. Nói chung đều là những câu truyện có ý nghĩa mà phải tìm hiểu kĩ mới hiểu đc.
-Dưới đây là các công trình kiến trúc cổ điển, có trán tường được điêu khắc rất nghệ thuật và những câu truyện liên quan mà tao đã tìm hiểu được. Nói chung, kiến trúc là văn hóa, chúng ta sẽ cảm thấy công trình kiến trúc đẹp hơn khi hiểu được lịch sử, văn hóa của quốc gia đó. Sẽ có hình ảnh minh họa về trán tường và những câu truyện liên quan. Có thể ý nghĩa câu truyện chưa đc đầy đủ. Thằng nào hiểu biết về văn hóa, lịch sử của các quốc gia châu Âu này có thể góp ý thêm về nội dung nhé.
II-Những tuyệt tác điêu khắc trán tường
1- Đền Parthenon (447-432 TCN)
-Đầu tiên phải nói đến ngôi đền Pathenon tại đồi Acropolis, Athens, Hy Lạp, được xây dựng vào thế kỷ 5 TCN (447-432 TCN) để thờ thần Athena. Đây là công trình xây dựng nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu đỉnh cao của kiến trúc Hy Lạp. Các điêu khắc trang trí của ngôi đền từ đá cẩm thạch (marble) trắng, được coi như là đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.
-Công trình này rất đẹp, một vẻ đẹp hài hòa dù nhìn ở bất cứ góc độ nào. Bí ẩn về vẻ đẹp này được các nhà khoa học giải thích rằng Đến Parthenon được thiết kế theo tỷ lệ vàng. Đền Parthenon đc xem là hiện thân của kiến trúc phương tây. Cấu trúc gồm 1 hành lang với những cây cột chạy dài đỡ lấy phần đầu cột và phía trên cùng là 1 trán tường hình tam giác cân. Ngày nay nhìn vào bất cứ công trình nào khác cũng đều thấy na ná giống đền Parthenon và nó đã trở thành 1 cấu trúc kinh điển.
Ngay cả logo của Unesco cũng mang dáng dấp ngôn ngữ kiến trúc này.
- Đền Parthenon còn là kiệt tác kiến trúc được sao chép nhiều nhất trong lịch sử nhân loại bởi vẻ đẹp của nó. Tao có đọc đc 1 thống kê không chính thức, suốt 2500 năm qua kể từ khi đền Parthenon được xây dựng, đã có khoảng 1600 công trình trên thế giới sao chép và mô phỏng lại kiến trúc này. Nhưng có lẽ trên thực tế những công trình sao chép phải lên đến hàng trăm nghìn
Các công trình được sao chép tiêu biểu ngày nay như: Sở giao dịch chứng khoán New York ở Mỹ; tòa nhà Reichstag ở Berlin, Đức; mặt tiền Nhà Trắng (Mỹ)... và rất nhiều công trình khác trên thế giới trong đó có cả những công trình tại Việt Nam.
-Trải qua 25 thế kỷ, ngôi đền này đã bị thời gian tàn phá khá nhiều. Phần trán tường đã bị hư hại gần hết. Các mảnh vỡ điêu khắc trán tường của ngôi đền hiện nay được bảo tồn rải rác ở các bảo tàng hoàng gia Anh, bảo tàng Louvre (Pháp) và bảo tàng Acropolis ở Athens.
-Hiện nay người ta đã phục dựng lại phần điêu khắc trán tường phía Đông và Tây, ý nghĩa như sau:
-Trán tường phía Đông: tượng trưng cho sự ra đời của Athena
Theo thần thoại Hy Lạp, thần Zeus đã sinh ra Athena sau một cơn đau đầu khủng khiếp, khiến ông phải triệu tập Hephaestus (thần lửa và lò rèn) để trợ giúp. Để giảm bớt nỗi đau, ông ta ra lệnh cho Hephaestus tấn công mình bằng chiếc búa rèn, và khi anh ta làm vậy, đầu của Zeus bị tách ra và nữ thần Athena trong bộ áo giáp rơi ra ngoài. Sự sắp xếp điêu khắc mô tả khoảnh khắc của Athena.
-Sự ra đời của Athena diễn ra vào lúc bình minh, và niên đại chính xác này được mô tả bằng đầu của những con ngựa xuất hiện ở góc phía nam của trán tường. Những con ngựa của Helios (mặt trời) được miêu tả như thể chúng sắp vượt lên trên đường chân trời, kéo theo mặt trời ban sự sống phía sau. Khuôn mặt của ngựa được miêu tả trong sự hoạt động mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng, trái ngược với nhóm ngựa ở đầu bên kia (phía bắc) tỏ ra mệt mỏi và lao động với đôi mắt lồi, miệng há hốc và cơ bắp căng thẳng để kết thúc cuộc hành trình dưới chân trời. Những chú ngựa của Selene (mặt trăng) đã mệt mỏi vì đã kết thúc cuộc hành trình xuyên bầu trời đêm.
Tư thế của các bức tượng hầu hết đều thoải mái và thể hiện sự tương tác vừa phải với nhau, trong khi các yếu tố trang trọng của xếp nếp trên quần áo mang lại phần lớn kịch tính về thị giác khi chúng được chạm khắc phù điêu sâu mang lại độ tương phản cao giữa ánh sáng và bóng tối. Các hình ở trung tâm thể hiện sự chuyển động vừa phải, trong khi các hình ở các góc được ngả ra để phù hợp với không gian hạn chế và mô tả chính xác mức độ hoạt động vào những giờ đầu buổi sáng khi hầu hết các vị thần cũng như con người đều chờ đợi mặt trời mọc.
-Trán tường phía tây:
Nội dung mô tả cuộc chiến giữa thần chiến tranh Athena và thần biển cả Poseidon trong cuộc cạnh tranh để giành vinh dự trở thành người bảo trợ của thành phố Athens và Attica
Athena và Poseidon xuất hiện ở trung tâm bố cục, tách ra khỏi nhau theo đường chéo mạnh mẽ với nữ thần cầm cây ô liu và thần biển giơ cây đinh ba của mình tấn công trái đất. Ở hai bên sườn, họ được bao quanh bởi hai nhóm ngựa kéo xe đang hoạt động, trong khi đám đông các nhân vật huyền thoại từ thần thoại Athen lấp đầy không gian cho đến các góc nhọn của trán tường.
Các tác phẩm điêu khắc trên trán tường Parthenon là một số ví dụ điển hình nhất về nghệ thuật cổ điển Hy Lạp. Các nhân vật được điêu khắc theo chuyển động tự nhiên với cơ thể tràn đầy năng lượng sống bùng phát qua da thịt của họ, khi da thịt lần lượt xuyên qua lớp quần áo mỏng manh của họ. Các chiton mỏng cho phép phần thân bên dưới được lộ ra làm trọng tâm của bố cục. Sự khác biệt giữa thần thánh và con người bị xóa nhòa trong sự tương tác khái niệm giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa tự nhiên do các nhà điêu khắc ban tặng trên đá.
-Đền Parthenon là 1 công trình kinh điển, chính vì vậy người Mỹ đã xây dựng lại 1 bản sao của ngôi đền này tại ở Công viên Centennial , Nashville, Tennessee , Hoa Kỳ, là bản sao toàn diện của Parthenon ban đầu ở Athens, Hy Lạp. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư William Crawford Smith và được xây dựng vào năm 1897. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng ngôi đền và phần trán tường được điêu khắc lại rất tỷ mỷ.
2- Tòa nhà quốc hội Áo (1874)
-Austrian Parliament Building được xây dựng vào năm 1874 ở thủ đô Vienna, theo phong cách tân cổ điển, phục hưng giá trị kiến trúc Hy Lạp.
Nó được xây dựng để làm nơi ở cho Hội đồng Hoàng gia (Reichsrat), cơ quan lập pháp lưỡng viện của Cisleithanian(Áo) một phần củaĐế quốc Áo-Hung. Kể từ khi được xây dựng, Tòa nhà Quốc hội đã là trụ sở của hai viện này và những cơ quan kế nhiệm - Hội đồng Quốc gia(Nationalrat) và Hội đồng Liên bang(Bundesrat) - của cơ quan lập pháp Áo.
-Công trình này được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng và ngôn ngữ thiết kế của nó thậm chí còn chuẩn mực hơn cả những công trình mang phong cách tân cổ điển cùng thời ở Hy Lạp.
Phần trán tường được điêu khắc trang trí bằng các biểu tượng và câu chuyện ngụ ngôn của 17 tỉnh ( Kronländer ) của Đế chế Áo-Hung cũ. Tao chỉ tìm hiểu đc đến đây vì ko tìm thêm đc thông tin. Thằng nào biết lịch sử Áo - Hung có thể bổ sung thêm về nội dung câu chuyện ngụ ngôn này giúp tao nhé.
Hồi lâu tao đã viết 1 bài nói về các thức cột trong kiến trúc cổ điển (Hy Lạp - La Mã). Hôm nay, sẽ có 1 bài nữa về nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc cổ điển (Châu Âu) một vấn đề chắc ai cũng thấy nhưng chưa chắc có nhiều người đã hiểu.
-Tao sẽ nhắc lại 1 chút về định nghĩa các chi tiết trong kiến trúc cổ điển.
Cấu tạo chi tiết bao gồm:
-Base (đế cột) , Shaft (thân cột) , Capital (mũ cột). Ba phần này tạo nên tổng thể của cột gọi là Column (1)
Những phần phía trên cây cột, tổng thể được gọi là đầu cột (Entablature)
-Phần Entablature (2) (đầu cột) lại bao gồm: Architrace (dầm đầu cột), Frieze (diềm cột), Cornice (phào chỉ)


Phần Đầu cột mô phỏng tỷ lệ con người
-Phần thứ 3 ở phía trên cùng, có dạng 1 hình tam giác cân, phía trong được điêu khắc những phù điêu trang trí rất đẹp. Phần này từ chuyên ngành gọi là Pediment (3). Chúng ta có thể gọi là mái hiên hoặc đầu hồi, nhưng dịch chuẩn nhất phải gọi là trán tường. Đây là chi tiết kiến trúc mà tao muốn đề cập đến trong bài viết này

-Chắc chắn rất nhiều người đều biết và nhìn thấy rất nhiều lần ngôn ngữ kiến trúc cổ điển này, vì có quá nhiều công trình trên thế giới đc xây dựng, trong đó có cả ở Việt Nam. Nhưng ko nhiều người biết tên gọi chính xác của chi tiết kiến trúc này và càng ko thể biết được nó có ý nghĩa gì, kể cả những người đã từng học và hành nghề kiến trúc. Trước đây, Tao đã từng rất tò mò về những trang trí điêu khắc này. Nhìn rất đẹp và nghệ thuật nhưng tao lại ko hiểu gì về ý nghĩa bên trong và sau đó bỏ công tìm hiểu.
Tao đảm bảo là chúng mày ko thể tìm đc 1 bài viết nào bằng tiếng Việt trên Internet nói rõ về vấn đề này, đây chắc chắn là bài viết chi tiết nhất (có thể). Tao đã phải mất khá nhiều thời gian và công sức tìm hiểu và dịch lại từ các bài viết về kiến trúc của đủ các loại ngôn ngữ.
Pediment bắt nguồn từ kiến trúc Hy Lạp cổ đại có hình tam giác cân, Trong kiến trúc cổ đại, một trán tường hình tam giác rộng và thấp (các góc cạnh từ 12,5° đến 16°) tuy nhiên theo dòng chảy thời gian với sự phát triển của nhiều ngôn ngữ kiến trúc nối tiếp nhau (Hy Lạp - La Mã - Byzantine - Roman - Gothic - Phục Hưng - Baroque - Rococo - Tân cổ điển) thì trán tường cũng có sự biến đổi thành nhiều dạng như: trán bán nguyệt, trán cong, trán gãy, trán oval, trán mở... Nhưng chủ yếu trán tường tam giác cân vẫn đc sử dụng nhiều nhất. Vào nửa cuối thế kỷ 18, phong cách tân cổ điển ra đời và quay lại đường nét kiến trúc cổ điển thuần túy (Hy Lạp - La Mã). Trán tường tam giác dc phục hồi với rất nhiều công trình đc xây dựng khắp châu Âu suốt thế kỷ 18,19.

Trong phạm vi bài viết này, tao sẽ đi sâu vào trán tường dạng tam giác, vì đây là loại đẹp nhất và phổ biến nhất.
Chúng ta hiểu đơn giản, đây là 1 chi tiết kiến trúc được điêu khắc có tác dụng trang trí, tạo hình cho công trình. Ngoài KTS thiết kế tổng thể công trình thì phần trán tường sẽ có 1 nghệ nhân điêu khắc riêng thực hiện. Chỉ riêng phần điêu khắc này đã tương đương với 1 tác phẩm nghệ thuật. Và trán tường ko phải chỉ mang ý nghĩa trang trí đơn thuần, nó có cả 1 câu chuyện phía sau. Nó có thể là 1 câu truyện trong thần thoại Hy Lạp (vì nó bắt nguồn từ Hy lạp), hoặc thần thoại La Mã (các công trình đc xây bởi đế chế la Mã). Nếu là công trình công giáo thì sẽ có 1 câu truyện mang màu sắc Kito giáo. Cũng có thể là 1 câu truyện có thật trong lịch sử (1 trận đánh nổi tiếng) hoặc 1 câu truyện ngụ ngôn. Hoặc là bất cứ 1 câu truyện nào có liên quan đến công năng của công trình. Nói chung đều là những câu truyện có ý nghĩa mà phải tìm hiểu kĩ mới hiểu đc.
-Dưới đây là các công trình kiến trúc cổ điển, có trán tường được điêu khắc rất nghệ thuật và những câu truyện liên quan mà tao đã tìm hiểu được. Nói chung, kiến trúc là văn hóa, chúng ta sẽ cảm thấy công trình kiến trúc đẹp hơn khi hiểu được lịch sử, văn hóa của quốc gia đó. Sẽ có hình ảnh minh họa về trán tường và những câu truyện liên quan. Có thể ý nghĩa câu truyện chưa đc đầy đủ. Thằng nào hiểu biết về văn hóa, lịch sử của các quốc gia châu Âu này có thể góp ý thêm về nội dung nhé.
II-Những tuyệt tác điêu khắc trán tường
1- Đền Parthenon (447-432 TCN)
-Đầu tiên phải nói đến ngôi đền Pathenon tại đồi Acropolis, Athens, Hy Lạp, được xây dựng vào thế kỷ 5 TCN (447-432 TCN) để thờ thần Athena. Đây là công trình xây dựng nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu đỉnh cao của kiến trúc Hy Lạp. Các điêu khắc trang trí của ngôi đền từ đá cẩm thạch (marble) trắng, được coi như là đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.






-Công trình này rất đẹp, một vẻ đẹp hài hòa dù nhìn ở bất cứ góc độ nào. Bí ẩn về vẻ đẹp này được các nhà khoa học giải thích rằng Đến Parthenon được thiết kế theo tỷ lệ vàng. Đền Parthenon đc xem là hiện thân của kiến trúc phương tây. Cấu trúc gồm 1 hành lang với những cây cột chạy dài đỡ lấy phần đầu cột và phía trên cùng là 1 trán tường hình tam giác cân. Ngày nay nhìn vào bất cứ công trình nào khác cũng đều thấy na ná giống đền Parthenon và nó đã trở thành 1 cấu trúc kinh điển.
Ngay cả logo của Unesco cũng mang dáng dấp ngôn ngữ kiến trúc này.

- Đền Parthenon còn là kiệt tác kiến trúc được sao chép nhiều nhất trong lịch sử nhân loại bởi vẻ đẹp của nó. Tao có đọc đc 1 thống kê không chính thức, suốt 2500 năm qua kể từ khi đền Parthenon được xây dựng, đã có khoảng 1600 công trình trên thế giới sao chép và mô phỏng lại kiến trúc này. Nhưng có lẽ trên thực tế những công trình sao chép phải lên đến hàng trăm nghìn
Các công trình được sao chép tiêu biểu ngày nay như: Sở giao dịch chứng khoán New York ở Mỹ; tòa nhà Reichstag ở Berlin, Đức; mặt tiền Nhà Trắng (Mỹ)... và rất nhiều công trình khác trên thế giới trong đó có cả những công trình tại Việt Nam.
-Trải qua 25 thế kỷ, ngôi đền này đã bị thời gian tàn phá khá nhiều. Phần trán tường đã bị hư hại gần hết. Các mảnh vỡ điêu khắc trán tường của ngôi đền hiện nay được bảo tồn rải rác ở các bảo tàng hoàng gia Anh, bảo tàng Louvre (Pháp) và bảo tàng Acropolis ở Athens.

-Hiện nay người ta đã phục dựng lại phần điêu khắc trán tường phía Đông và Tây, ý nghĩa như sau:
-Trán tường phía Đông: tượng trưng cho sự ra đời của Athena
Theo thần thoại Hy Lạp, thần Zeus đã sinh ra Athena sau một cơn đau đầu khủng khiếp, khiến ông phải triệu tập Hephaestus (thần lửa và lò rèn) để trợ giúp. Để giảm bớt nỗi đau, ông ta ra lệnh cho Hephaestus tấn công mình bằng chiếc búa rèn, và khi anh ta làm vậy, đầu của Zeus bị tách ra và nữ thần Athena trong bộ áo giáp rơi ra ngoài. Sự sắp xếp điêu khắc mô tả khoảnh khắc của Athena.
-Sự ra đời của Athena diễn ra vào lúc bình minh, và niên đại chính xác này được mô tả bằng đầu của những con ngựa xuất hiện ở góc phía nam của trán tường. Những con ngựa của Helios (mặt trời) được miêu tả như thể chúng sắp vượt lên trên đường chân trời, kéo theo mặt trời ban sự sống phía sau. Khuôn mặt của ngựa được miêu tả trong sự hoạt động mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng, trái ngược với nhóm ngựa ở đầu bên kia (phía bắc) tỏ ra mệt mỏi và lao động với đôi mắt lồi, miệng há hốc và cơ bắp căng thẳng để kết thúc cuộc hành trình dưới chân trời. Những chú ngựa của Selene (mặt trăng) đã mệt mỏi vì đã kết thúc cuộc hành trình xuyên bầu trời đêm.
Tư thế của các bức tượng hầu hết đều thoải mái và thể hiện sự tương tác vừa phải với nhau, trong khi các yếu tố trang trọng của xếp nếp trên quần áo mang lại phần lớn kịch tính về thị giác khi chúng được chạm khắc phù điêu sâu mang lại độ tương phản cao giữa ánh sáng và bóng tối. Các hình ở trung tâm thể hiện sự chuyển động vừa phải, trong khi các hình ở các góc được ngả ra để phù hợp với không gian hạn chế và mô tả chính xác mức độ hoạt động vào những giờ đầu buổi sáng khi hầu hết các vị thần cũng như con người đều chờ đợi mặt trời mọc.


-Trán tường phía tây:
Nội dung mô tả cuộc chiến giữa thần chiến tranh Athena và thần biển cả Poseidon trong cuộc cạnh tranh để giành vinh dự trở thành người bảo trợ của thành phố Athens và Attica
Athena và Poseidon xuất hiện ở trung tâm bố cục, tách ra khỏi nhau theo đường chéo mạnh mẽ với nữ thần cầm cây ô liu và thần biển giơ cây đinh ba của mình tấn công trái đất. Ở hai bên sườn, họ được bao quanh bởi hai nhóm ngựa kéo xe đang hoạt động, trong khi đám đông các nhân vật huyền thoại từ thần thoại Athen lấp đầy không gian cho đến các góc nhọn của trán tường.

Các tác phẩm điêu khắc trên trán tường Parthenon là một số ví dụ điển hình nhất về nghệ thuật cổ điển Hy Lạp. Các nhân vật được điêu khắc theo chuyển động tự nhiên với cơ thể tràn đầy năng lượng sống bùng phát qua da thịt của họ, khi da thịt lần lượt xuyên qua lớp quần áo mỏng manh của họ. Các chiton mỏng cho phép phần thân bên dưới được lộ ra làm trọng tâm của bố cục. Sự khác biệt giữa thần thánh và con người bị xóa nhòa trong sự tương tác khái niệm giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa tự nhiên do các nhà điêu khắc ban tặng trên đá.
-Đền Parthenon là 1 công trình kinh điển, chính vì vậy người Mỹ đã xây dựng lại 1 bản sao của ngôi đền này tại ở Công viên Centennial , Nashville, Tennessee , Hoa Kỳ, là bản sao toàn diện của Parthenon ban đầu ở Athens, Hy Lạp. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư William Crawford Smith và được xây dựng vào năm 1897. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng ngôi đền và phần trán tường được điêu khắc lại rất tỷ mỷ.






2- Tòa nhà quốc hội Áo (1874)
-Austrian Parliament Building được xây dựng vào năm 1874 ở thủ đô Vienna, theo phong cách tân cổ điển, phục hưng giá trị kiến trúc Hy Lạp.
Nó được xây dựng để làm nơi ở cho Hội đồng Hoàng gia (Reichsrat), cơ quan lập pháp lưỡng viện của Cisleithanian(Áo) một phần củaĐế quốc Áo-Hung. Kể từ khi được xây dựng, Tòa nhà Quốc hội đã là trụ sở của hai viện này và những cơ quan kế nhiệm - Hội đồng Quốc gia(Nationalrat) và Hội đồng Liên bang(Bundesrat) - của cơ quan lập pháp Áo.
-Công trình này được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng và ngôn ngữ thiết kế của nó thậm chí còn chuẩn mực hơn cả những công trình mang phong cách tân cổ điển cùng thời ở Hy Lạp.



Phần trán tường được điêu khắc trang trí bằng các biểu tượng và câu chuyện ngụ ngôn của 17 tỉnh ( Kronländer ) của Đế chế Áo-Hung cũ. Tao chỉ tìm hiểu đc đến đây vì ko tìm thêm đc thông tin. Thằng nào biết lịch sử Áo - Hung có thể bổ sung thêm về nội dung câu chuyện ngụ ngôn này giúp tao nhé.

Sửa lần cuối: