Vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc cổ điển

I-Giới thiệu
Hồi lâu tao đã viết 1 bài nói về các thức cột trong kiến trúc cổ điển (Hy Lạp - La Mã). Hôm nay, sẽ có 1 bài nữa về nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc cổ điển (Châu Âu) một vấn đề chắc ai cũng thấy nhưng chưa chắc có nhiều người đã hiểu.
-Tao sẽ nhắc lại 1 chút về định nghĩa các chi tiết trong kiến trúc cổ điển.
Cấu tạo chi tiết bao gồm:
-Base (đế cột) , Shaft (thân cột) , Capital (mũ cột). Ba phần này tạo nên tổng thể của cột gọi là Column (1)
Những phần phía trên cây cột, tổng thể được gọi là đầu cột (Entablature)
-Phần Entablature (2) (đầu cột) lại bao gồm: Architrace (dầm đầu cột), Frieze (diềm cột), Cornice (phào chỉ)

73HNqI.png


73HOiR.jpeg

Phần Đầu cột mô phỏng tỷ lệ con người

-Phần thứ 3 ở phía trên cùng, có dạng 1 hình tam giác cân, phía trong được điêu khắc những phù điêu trang trí rất đẹp. Phần này từ chuyên ngành gọi là Pediment (3). Chúng ta có thể gọi là mái hiên hoặc đầu hồi, nhưng dịch chuẩn nhất phải gọi là trán tường. Đây là chi tiết kiến trúc mà tao muốn đề cập đến trong bài viết này

73HppJ.jpeg


-Chắc chắn rất nhiều người đều biết và nhìn thấy rất nhiều lần ngôn ngữ kiến trúc cổ điển này, vì có quá nhiều công trình trên thế giới đc xây dựng, trong đó có cả ở Việt Nam. Nhưng ko nhiều người biết tên gọi chính xác của chi tiết kiến trúc này và càng ko thể biết được nó có ý nghĩa gì, kể cả những người đã từng học và hành nghề kiến trúc. Trước đây, Tao đã từng rất tò mò về những trang trí điêu khắc này. Nhìn rất đẹp và nghệ thuật nhưng tao lại ko hiểu gì về ý nghĩa bên trong và sau đó bỏ công tìm hiểu.
Tao đảm bảo là chúng mày ko thể tìm đc 1 bài viết nào bằng tiếng Việt trên Internet nói rõ về vấn đề này, đây chắc chắn là bài viết chi tiết nhất (có thể). Tao đã phải mất khá nhiều thời gian và công sức tìm hiểu và dịch lại từ các bài viết về kiến trúc của đủ các loại ngôn ngữ.

Pediment bắt nguồn từ kiến trúc Hy Lạp cổ đại có hình tam giác cân, Trong kiến trúc cổ đại, một trán tường hình tam giác rộng và thấp (các góc cạnh từ 12,5° đến 16°) tuy nhiên theo dòng chảy thời gian với sự phát triển của nhiều ngôn ngữ kiến trúc nối tiếp nhau (Hy Lạp - La Mã - Byzantine - Roman - Gothic - Phục Hưng - Baroque - Rococo - Tân cổ điển) thì trán tường cũng có sự biến đổi thành nhiều dạng như: trán bán nguyệt, trán cong, trán gãy, trán oval, trán mở... Nhưng chủ yếu trán tường tam giác cân vẫn đc sử dụng nhiều nhất. Vào nửa cuối thế kỷ 18, phong cách tân cổ điển ra đời và quay lại đường nét kiến trúc cổ điển thuần túy (Hy Lạp - La Mã). Trán tường tam giác dc phục hồi với rất nhiều công trình đc xây dựng khắp châu Âu suốt thế kỷ 18,19.

73HCjk.jpeg


Trong phạm vi bài viết này, tao sẽ đi sâu vào trán tường dạng tam giác, vì đây là loại đẹp nhất và phổ biến nhất.
Chúng ta hiểu đơn giản, đây là 1 chi tiết kiến trúc được điêu khắc có tác dụng trang trí, tạo hình cho công trình. Ngoài KTS thiết kế tổng thể công trình thì phần trán tường sẽ có 1 nghệ nhân điêu khắc riêng thực hiện. Chỉ riêng phần điêu khắc này đã tương đương với 1 tác phẩm nghệ thuật. Và trán tường ko phải chỉ mang ý nghĩa trang trí đơn thuần, nó có cả 1 câu chuyện phía sau. Nó có thể là 1 câu truyện trong thần thoại Hy Lạp (vì nó bắt nguồn từ Hy lạp), hoặc thần thoại La Mã (các công trình đc xây bởi đế chế la Mã). Nếu là công trình công giáo thì sẽ có 1 câu truyện mang màu sắc Kito giáo. Cũng có thể là 1 câu truyện có thật trong lịch sử (1 trận đánh nổi tiếng) hoặc 1 câu truyện ngụ ngôn. Hoặc là bất cứ 1 câu truyện nào có liên quan đến công năng của công trình. Nói chung đều là những câu truyện có ý nghĩa mà phải tìm hiểu kĩ mới hiểu đc.

-Dưới đây là các công trình kiến trúc cổ điển, có trán tường được điêu khắc rất nghệ thuật và những câu truyện liên quan mà tao đã tìm hiểu được. Nói chung, kiến trúc là văn hóa, chúng ta sẽ cảm thấy công trình kiến trúc đẹp hơn khi hiểu được lịch sử, văn hóa của quốc gia đó. Sẽ có hình ảnh minh họa về trán tường và những câu truyện liên quan. Có thể ý nghĩa câu truyện chưa đc đầy đủ. Thằng nào hiểu biết về văn hóa, lịch sử của các quốc gia châu Âu này có thể góp ý thêm về nội dung nhé.


II-Những tuyệt tác điêu khắc trán tường

1- Đền Parthenon (447-432 TCN)

-Đầu tiên phải nói đến ngôi đền Pathenon tại đồi Acropolis, Athens, Hy Lạp, được xây dựng vào thế kỷ 5 TCN (447-432 TCN) để thờ thần Athena. Đây là công trình xây dựng nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu đỉnh cao của kiến trúc Hy Lạp. Các điêu khắc trang trí của ngôi đền từ đá cẩm thạch (marble) trắng, được coi như là đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.

73H5G6.jpeg


73HG4d.jpeg


73HrUX.jpeg


73HqVb.jpeg


73Htby.jpeg


73HvPW.jpeg


-Công trình này rất đẹp, một vẻ đẹp hài hòa dù nhìn ở bất cứ góc độ nào. Bí ẩn về vẻ đẹp này được các nhà khoa học giải thích rằng Đến Parthenon được thiết kế theo tỷ lệ vàng. Đền Parthenon đc xem là hiện thân của kiến trúc phương tây. Cấu trúc gồm 1 hành lang với những cây cột chạy dài đỡ lấy phần đầu cột và phía trên cùng là 1 trán tường hình tam giác cân. Ngày nay nhìn vào bất cứ công trình nào khác cũng đều thấy na ná giống đền Parthenon và nó đã trở thành 1 cấu trúc kinh điển.
Ngay cả logo của Unesco cũng mang dáng dấp ngôn ngữ kiến trúc này.

73HgDh.jpeg


- Đền Parthenon còn là kiệt tác kiến trúc được sao chép nhiều nhất trong lịch sử nhân loại bởi vẻ đẹp của nó. Tao có đọc đc 1 thống kê không chính thức, suốt 2500 năm qua kể từ khi đền Parthenon được xây dựng, đã có khoảng 1600 công trình trên thế giới sao chép và mô phỏng lại kiến trúc này. Nhưng có lẽ trên thực tế những công trình sao chép phải lên đến hàng trăm nghìn
Các công trình được sao chép tiêu biểu ngày nay như: Sở giao dịch chứng khoán New York ở Mỹ; tòa nhà Reichstag ở Berlin, Đức; mặt tiền Nhà Trắng (Mỹ)... và rất nhiều công trình khác trên thế giới trong đó có cả những công trình tại Việt Nam.

-Trải qua 25 thế kỷ, ngôi đền này đã bị thời gian tàn phá khá nhiều. Phần trán tường đã bị hư hại gần hết. Các mảnh vỡ điêu khắc trán tường của ngôi đền hiện nay được bảo tồn rải rác ở các bảo tàng hoàng gia Anh, bảo tàng Louvre (Pháp) và bảo tàng Acropolis ở Athens.

73HLrs.jpeg


-Hiện nay người ta đã phục dựng lại phần điêu khắc trán tường phía Đông và Tây, ý nghĩa như sau:
-Trán tường phía Đông: tượng trưng cho sự ra đời của Athena
Theo thần thoại Hy Lạp, thần Zeus đã sinh ra Athena sau một cơn đau đầu khủng khiếp, khiến ông phải triệu tập Hephaestus (thần lửa và lò rèn) để trợ giúp. Để giảm bớt nỗi đau, ông ta ra lệnh cho Hephaestus tấn công mình bằng chiếc búa rèn, và khi anh ta làm vậy, đầu của Zeus bị tách ra và nữ thần Athena trong bộ áo giáp rơi ra ngoài. Sự sắp xếp điêu khắc mô tả khoảnh khắc của Athena.
-Sự ra đời của Athena diễn ra vào lúc bình minh, và niên đại chính xác này được mô tả bằng đầu của những con ngựa xuất hiện ở góc phía nam của trán tường. Những con ngựa của Helios (mặt trời) được miêu tả như thể chúng sắp vượt lên trên đường chân trời, kéo theo mặt trời ban sự sống phía sau. Khuôn mặt của ngựa được miêu tả trong sự hoạt động mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng, trái ngược với nhóm ngựa ở đầu bên kia (phía bắc) tỏ ra mệt mỏi và lao động với đôi mắt lồi, miệng há hốc và cơ bắp căng thẳng để kết thúc cuộc hành trình dưới chân trời. Những chú ngựa của Selene (mặt trăng) đã mệt mỏi vì đã kết thúc cuộc hành trình xuyên bầu trời đêm.

Tư thế của các bức tượng hầu hết đều thoải mái và thể hiện sự tương tác vừa phải với nhau, trong khi các yếu tố trang trọng của xếp nếp trên quần áo mang lại phần lớn kịch tính về thị giác khi chúng được chạm khắc phù điêu sâu mang lại độ tương phản cao giữa ánh sáng và bóng tối. Các hình ở trung tâm thể hiện sự chuyển động vừa phải, trong khi các hình ở các góc được ngả ra để phù hợp với không gian hạn chế và mô tả chính xác mức độ hoạt động vào những giờ đầu buổi sáng khi hầu hết các vị thần cũng như con người đều chờ đợi mặt trời mọc.

73HTDn.png


73HXnO.jpeg


-Trán tường phía tây:
Nội dung mô tả cuộc chiến giữa thần chiến tranh Athena và thần biển cả Poseidon trong cuộc cạnh tranh để giành vinh dự trở thành người bảo trợ của thành phố Athens và Attica
Athena và Poseidon xuất hiện ở trung tâm bố cục, tách ra khỏi nhau theo đường chéo mạnh mẽ với nữ thần cầm cây ô liu và thần biển giơ cây đinh ba của mình tấn công trái đất. Ở hai bên sườn, họ được bao quanh bởi hai nhóm ngựa kéo xe đang hoạt động, trong khi đám đông các nhân vật huyền thoại từ thần thoại Athen lấp đầy không gian cho đến các góc nhọn của trán tường.

73HUVH.jpeg


Các tác phẩm điêu khắc trên trán tường Parthenon là một số ví dụ điển hình nhất về nghệ thuật cổ điển Hy Lạp. Các nhân vật được điêu khắc theo chuyển động tự nhiên với cơ thể tràn đầy năng lượng sống bùng phát qua da thịt của họ, khi da thịt lần lượt xuyên qua lớp quần áo mỏng manh của họ. Các chiton mỏng cho phép phần thân bên dưới được lộ ra làm trọng tâm của bố cục. Sự khác biệt giữa thần thánh và con người bị xóa nhòa trong sự tương tác khái niệm giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa tự nhiên do các nhà điêu khắc ban tặng trên đá.

-Đền Parthenon là 1 công trình kinh điển, chính vì vậy người Mỹ đã xây dựng lại 1 bản sao của ngôi đền này tại ở Công viên Centennial , Nashville, Tennessee , Hoa Kỳ, là bản sao toàn diện của Parthenon ban đầu ở Athens, Hy Lạp. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư William Crawford Smith và được xây dựng vào năm 1897. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng ngôi đền và phần trán tường được điêu khắc lại rất tỷ mỷ.

73g7kv.jpeg


73gc9p.webp


73g4o4.jpeg


73gJP0.png


73gMIq.jpeg


73g973.png


2- Tòa nhà quốc hội Áo (1874)
-Austrian Parliament Building được xây dựng vào năm 1874 ở thủ đô Vienna, theo phong cách tân cổ điển, phục hưng giá trị kiến trúc Hy Lạp.
Nó được xây dựng để làm nơi ở cho Hội đồng Hoàng gia (Reichsrat), cơ quan lập pháp lưỡng viện của Cisleithanian(Áo) một phần củaĐế quốc Áo-Hung. Kể từ khi được xây dựng, Tòa nhà Quốc hội đã là trụ sở của hai viện này và những cơ quan kế nhiệm - Hội đồng Quốc gia(Nationalrat) và Hội đồng Liên bang(Bundesrat) - của cơ quan lập pháp Áo.
-Công trình này được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng và ngôn ngữ thiết kế của nó thậm chí còn chuẩn mực hơn cả những công trình mang phong cách tân cổ điển cùng thời ở Hy Lạp.

73gxwx.png


73gANa.jpeg


73gfso.jpeg



Phần trán tường được điêu khắc trang trí bằng các biểu tượng và câu chuyện ngụ ngôn của 17 tỉnh ( Kronländer ) của Đế chế Áo-Hung cũ. Tao chỉ tìm hiểu đc đến đây vì ko tìm thêm đc thông tin. Thằng nào biết lịch sử Áo - Hung có thể bổ sung thêm về nội dung câu chuyện ngụ ngôn này giúp tao nhé.

73gDZk.jpeg
 
Sửa lần cuối:
3- Nhà thờ La Madeleine (1763-1842)
Là 1 nhà thờ công giáo tại quận 8, thủ đô Paris, Pháp. Lấy cảm hứng từ tòa nhà Maison Carrée ở thành phố Nîmes, nhà thờ Madeleine mang phong cách kiến trúc Tân Cổ điển với hàng cột cao kiểu Hy Lạp. Napoléon Bonaparte từng muốn công trình này là một ngôi đền vinh danh Quân đội Pháp. Nhà thờ được thiết kế bởi KTS Pierre-Alexandre Vignon.

73gudd.jpeg


73gd76.webp


Chi tiết tác phẩm điêu khắc trán tường có tên "Sự phán xét cuối cùng" của nhà điêu khắc Philippe Joseph Henri Lemaire. Ông cũng chính là Tác giả điêu khắc các chi tiết trên Khải Hoàn Môn .
Trong tác phẩm điêu khắc, Chúa Kitô ở trung tâm, chủ trì Cuộc Phán xét Cuối cùng, hai thiên thần ở hai bên. Bên phải là Tổng lãnh thiên thần Michael, cùng với một nhóm nhân vật đại diện cho Tệ nạn, những người sẽ bị từ chối lên thiên đường. Bên trái là các Đức hạnh, hộ tống những người được nhận vào thiên đàng. Mary Magadelen được cho thấy đang quỳ gối với những người bị từ chối lên thiên đàng, bày tỏ sự ăn năn của mình.

73gpLW.jpeg


4- Thư viện quốc gia TBN - Biblioteca Nacional de España (1712)
Thư viện này là nơi lưu giữ di sản, thư mục và tài liệu của Tây Ban Nha . Dành riêng cho việc thu thập, lập danh mục và bảo quản các bộ sưu tập, nó lưu trữ khoảng ba mươi triệu ấn phẩm được sản xuất trên lãnh thổ quốc gia kể từ đầu thế kỷ 18 : sách, tạp chí, bản đồ, bản khắc, bản vẽ, bản nhạc và tập sách nhỏ.

73glws.jpeg


Phần trán tường phần đỉnh là hình 1 người phụ nữ cầm vòng nguyệt quế tượng trưng cho đất nước Tây Ban Nha. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy hình ảnh đại diện của Thiên tài và Nghiên cứu, những câu chuyện ngụ ngôn về khoa học và mỹ thuật, đúng với tính chất lưu trữ và học thuật của thư viện.

73gesQ.jpeg


73gRon.png


5- Nhà thờ Saint-Vincent-de-Paul, Paris (1824-1844)
Là một nhà thờ ở quận 10 của Paris dành riêng cho Thánh Vincent de Paul, được xây dựng từ năm 1824 đến năm 1844 trên địa điểm đặt tu viện Saint-Lazare trước đó, tại đây Thánh Vincent de Paul đã thành lập giáo đoàn Linh mục Truyền giáo.

73gY1H.png


Trán tường điêu khắc mô tả sự tôn vinh của Thánh Vincent de Paul. Nó được thực hiện bởi nhà điêu khắc Charles-François Leboeuf-Nanteuil (1792–1865), và thể hiện vị Thánh được hai thiên thần đứng cạnh, đại diện cho các đức tính Đức tin và Bác ái.
Thánh Vincent de Paul được tôn vinh, xung quanh là những hình tượng tượng trưng cho sự thánh thiện của ông: một nhà truyền giáo, một nô lệ thuyền buồm , và một số Nữ tử Bác ái tận tâm chăm sóc trẻ em hoặc chữa lành người bệnh.

73gBRF.jpeg



73gzAD.png


6- Tòa nhà lập pháp Manitoba - Canada (1913-1920)
Manitoba Legislative Building được xây dựng năm 1920 theo phong cách tân cổ điển. Ban đầu tòa nhà có tên là Tòa nhà Quốc hội Manitoba , là nơi gặp gỡ của Hội đồng Lập pháp Manitoba , nằm ở trung tâm Winnipeg , đồng thời là di sản cấp tỉnh thứ 12 của Manitoba. Cùng với Hội đồng Lập pháp, tòa nhà còn là nơi làm việc của Phó Thống đốc Manitoba và Hội đồng Điều hành .

73ggtR.png

Nội dung trán tường tao tìm hiểu đc khá kĩ, vì là 1 công trình lập pháp nên câu truyện gắn liền với sự ra đời của Canada.
-Ở góc dưới bên trái của trán tường là Người đàn ông lười biếng, với một người phụ nữ nửa quỳ, thể hiện tinh thần cầu tiến, vẫy gọi Người đàn ông lười biếng vào vùng đất mới đầy hứa hẹn. Tiếp theo là nữ thần Europa dắt một con bò đực, tượng trưng cho di sản châu Âu và sự nhập cư của Canada. Ở bên phải Europa là 1 gia đình nhỏ (gồm một người đàn ông, một phụ nữ và một đứa trẻ) tượng trưng cho việc xâm chiếm một vùng đất mới. Ngồi ở trung tâm là Lady Manitoba với những tia nắng phía sau (đại diện cho Canada). Lady Manitoba gần giống với nữ thần sinh sản Ishtar và Demeter , cả hai đều là vị thần bảo trợ cho nông nghiệp. Về phía tây là cây đinh ba của sao Hải Vương tượng trưng cho Thái Bình Dương ; phía đông là bánh tàu tượng trưng cho Đại Tây Dương . Bên cạnh Lady Manitoba là một người đàn ông và một người phụ nữ mang theo lúa mì và trái cây, những sản phẩm của đất. Tiếp theo là một thợ cày cơ bắp với một con ngựa mạnh mẽ và một chiếc máy cày thô sơ để xới đất. Cuối cùng ở góc dưới bên phải là hai nhân vật phụ nữ quấn lấy nhau tượng trưng cho sự hợp lưu của sông Red và sông Assiniboine.
-Nói chung đây là 1 câu truyện dài và rất ý nghĩa.

73gHdT.jpeg


7- Đài tưởng niệm Jefferson (1939-1943)
Jefferson Memorial là đài tưởng niệm tổng thống ở thủ đô Washington, Mỹ. Nó được xây dựng từ năm 1939 đến năm 1943 để vinh danh Thomas Jefferson , tác giả chính của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ , một lực lượng trí thức trung tâm đằng sau Cách mạng Hoa Kỳ , người sáng lập Đảng Dân chủ- Đảng Cộng hòa và là tổng thống thứ ba của đất nước . Đài tưởng niệm có nhiều trích dẫn của Jefferson nhằm ghi lại hệ tư tưởng và triết học của ông, được gọi là nền dân chủ Jefferson , vốn ủng hộ nhiệt thành chủ nghĩa cộng hòa Mỹ , quyền cá nhân, tự do tôn giáo, quyền của các bang.
Hình như thằng Khoa Pug đã từng làm video trên youtube, review đài tưởng niệm này. Nhìn ngoài đời rất đẹp, ngôn ngữ thiết kế giống với ngôi đền Pantheon huyền thoại ở Roma, Italy

73gs3I.jpeg


73rn7W.png


73gq0J.jpeg


Trán tường là tác phẩm điêu khắc của Adolph Alexander Weinman mô tả Ủy ban Năm người , năm thành viên của ủy ban chịu trách nhiệm soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ . Ngoài Jefferson, tác giả chính, các thành viên ủy ban còn có John Adams , Benjamin Franklin , Robert R. Livingston và Roger Sherman. Một nội dung rất có ý nghĩa nói về sự ra đời của nước Mỹ.

73gtCe.jpeg
 
Sửa lần cuối:
8- Tòa nhà Quốc hội Tiểu bang California (1873)
California State Capitol - Tòa nhà Quốc hội có trụ sở của chính quyền tiểu bang California , nằm ở Sacramento , thủ phủ bang California . Tòa nhà có các phòng của Cơ quan lập pháp bang California , bao gồm Hạ viện và Thượng viện , cùng với văn phòng thống đốc bang California . Công trình mang phong cách Kiến trúc Tân cổ điển , do Reuben S. Clark thiết kế, được xây dựng từ năm 1861 đến năm 1874. Nằm ở đầu phía tây của Công viên Capitol và đầu phía đông của Trung tâm thương mại Capitol , tòa nhà đã được thêm vào Sổ đăng ký Địa điểm Lịch sử Quốc gia vào năm 1973. Bảo tàng Tòa nhà Quốc hội Tiểu bang California nằm trong khuôn viên thủ đô.

73gU0o.jpeg

73gKu3.jpeg


Trán tường phía trên mô tả Minerva (nữ thần la mã) đại diện cho lý trí, chiến tranh, nghệ thuật và khoa học. Nữ thần Minerva tương đương với nữ thần Athena của Hy Lạp. Xung quanh Minnerva là 4 cô gái tượng trưng cho Giáo dục , Tư pháp , Công nghiệp và Khai thác mỏ.

73gTta.jpeg


9- Gallier Hall (1845–1853)
Gallier Hall là một tòa nhà lịch sử trên Đại lộ St. Charles ở thành phố New Orleans , bang Louisiana . Đây là tòa thị chính New Orleans. Tòa nhà được chỉ định là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1974.

73gFCk.jpeg


73g18x.jpeg


Trán tường điêu khắc 3 nhân vật tượng trưng cho Tự do, Công lý và Thương mại

73gSFh.jpeg


10- Wayne County Building (1897-1902)
Tòa nhà Quận Wayne là một công trình kiến trúc hoành tráng của chính phủ tọa lạc tại số 600 Phố Randolph ở Khu thương mại Detroit , bang Michigan, Mỹ . Trước đây nó chứa các văn phòng hành chính của Quận Wayne

73gQu6.png


73gEcW.png


Trán tường mô tả Tướng Anthony Wayne (một nhà quân sự nổi tiếng của nước Mỹ) và người da đỏ tiến hành hiệp ước Greenville, để chấm dứt chiến tranh và liên minh của người da đỏ với người Anh. Ai tìm hiểu về lịch sử nước Mỹ chắc sẽ biết đến sự kiện này.

73gwXy.jpeg


11- Tòa nhà Quốc hội Tiểu bang Mississippi (1901-1903)
Mississippi State Capitol là trụ sở của chính quyền tiểu bang Mississippi. Tọa lạc tại thành phố Jackson , nó được chỉ định là Di tích của bang Mississippi vào năm 1986, Di tích Lịch sử Quốc gia vào năm 2016 và được thêm vào vào Sổ đăng ký Địa điểm Lịch sử Quốc gia năm 1969.

73givd.jpeg


Trán tường điêu khắc với hình tượng nhà nước được tôn vinh ở trung tâm, được bao quanh bởi các nhân vật đại diện cho Thơ ca, Công nghiệp, Khoa học, thợ săn, nông dân, người da trắng, người da đen và người Mỹ bản địa.

73q40Q.jpeg
 
Sửa lần cuối:
12- Tòa nhà Sở Giao dịch Chứng khoán New York (1903)
Tòa nhà này quá nổi tiếng kể cả với những người ko quan tâm đến chứng khoán, vì nó xuất hiện rất nhiều lần trên phim ảnh. Nó nằm tại Khu Tài chính Lower Manhattan ở Thành phố New York. Mặt chính tòa nhà tọa lạc tại phố Wall. Tòa nhà này chính là trụ sở của sàn giao dịch chứng khoán NYSE (New York Stock Exchange) sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới.

73q8OJ.png


73rEnQ.png


73qOHI.jpeg


Vì là công trình đặc thù của giao dịch chứng khoán nên trán tường cũng mang ý nghĩa tương tự
Nó bao gồm mười một hình đại diện cho nền kinh tế nước Mỹ. Nhân vật trung tâm là Integrity một người phụ nữ đại diện cho sự chính trực, công bằng bên cạnh là bốn cặp nhân vật mô tả quy hoạch/xây dựng, khám phá/khai thác mỏ, khoa học/công nghiệp và nông nghiệp. Hai đứa trẻ nhỏ, còn được gọi là Putti , ngồi dưới chân Integrity. Tác phẩm điêu khắc này này ban đầu được làm bằng đá cẩm thạch từ năm 1908 đến năm 1909, chúng được thay thế vào năm 1936 bằng các tấm chạm khắc bằng kim loại phủ chì.

73qmSe.png


13- Bảo tàng nghệ thuật Philadelphia (1876)
Philadelphia Museum of Art là một bảo tàng nghệ thuật được thành lập vào năm 1876 cho Triển lãm trăm năm ở Philadelphia . Tòa nhà bảo tàng chính được hoàn thành vào năm 1928 trên Fairmount, một ngọn đồi nằm ở cuối phía tây bắc của Đại lộ Benjamin Franklin tại Eakins Oval . Bảo tàng quản lý các bộ sưu tập chứa hơn 240.000 hiện vật bao gồm các cổ vật chính có nguồn gốc từ Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Các loại tác phẩm nghệ thuật khác nhau bao gồm điêu khắc, tranh vẽ, tranh in, bản vẽ, ảnh, áo giáp và nghệ thuật trang trí.

73qyeq.jpeg


Tác phẩm điêu khắc trán tường có tên là "Nền văn minh phương Tây" (1933) của nhà điêu khắc Paul Jennewein , được tô màu bởi Leon V. Solon, các tác phẩm điêu khắc đa sắc về các nhân vật bằng đất nung được vẽ mô tả các vị thần trong thần thoại Hy Lạp.

73quKp.jpeg



73qlc0.jpeg


14- Tòa nhà Quốc hội Tiểu bang Wisconsin (1906-1917)
Wisconsin State Capitol tọa lạc tại thành phố Madison , bang Wisconsin, Hoa Kỳ, là trụ sở của cả hai viện của cơ quan lập pháp Wisconsin cùng với Tòa án Tối cao Wisconsin và Văn phòng Thống đốc . Hoàn thành vào năm 1917, tòa nhà này là tòa nhà thứ năm đóng vai trò là trung tâm của Wisconsin kể từ khi cơ quan lập pháp lãnh thổ đầu tiên được thành lập vào năm 1836.

73qhOo.png


73qzgx.jpeg


Mỗi cánh trong số bốn cánh của tòa nhà được bao quanh bởi một trán tường có các điêu khắc liên quan đến các hoạt động chính diễn ra bên trong. Vì vậy, trán phía đông, nơi đặt Tòa án Tối cao, trán tường mang tên là: Tự do được Pháp luật bảo hộ
Trán phía Tây: Tài nguyên Bang Wisconsin (chủ yếu là nông nghiệp)
Trán phương Nam: Trí tuệ, Tư duy và Suy ngẫm
Trán tường phía Bắc: Sự học hỏi của thế giới

73qoxh.jpeg

Trán Bắc

73qCzb.jpeg

Trán Đông

73qBSk.jpeg

Trán Nam

73qHKX.jpeg

Trán Tây
 
Sửa lần cuối:
15- Bảo tàng vương quốc Anh (1753)
Bảo tàng Anh (The British Museum) là một bảo tàng công cộng trưng bày các hiện vật về lịch sử loài người, nghệ thuật và văn hóa nằm trong khu vực Bloomsbury của London. Bộ sưu tập gồm 8 triệu tác phẩm, nằm trong số những bộ sưu tập lớn nhất và toàn diện nhất còn tồn tại trên thế giới. Nó ghi lại câu chuyện về văn hóa nhân loại từ thuở sơ khai cho đến nay. Bảo tàng Anh là bảo tàng quốc gia công cộng đầu tiên trên thế giới.

73qXzH.webp


73qKTD.webp


Là 1 bảo tàng lịch sử cho nên trán tường của bảo tàng Anh cũng giống như 1 thước phim về lịch sử loài người với nhiều lớp ý nghĩa. Trán tường này là tác phẩm của nhà điêu khắc Sir Richard Westmacott RA, được thực hiện từ năm 1847 đến năm 1851
Tác phẩm này có tên: Sự tiến bộ của nền văn minh.

73qLxn.jpeg


73qGaO.jpeg


Theo dõi từ trái qua phải chúng ta bắt đầu với cuộc sống nguyên thủy, được đại diện bởi một con cá sấu và một loại gấu nguyên thủy nào đó, đặc biệt là quay mặt sang trái, hướng về quá khứ man rợ. Họ nhìn ra từ tảng đá tự nhiên, nơi Con người xuất hiện, để được chào đón bởi một thiên thần cầm Ngọn đèn Tri thức. Hai người này tạo thành một nhóm đẹp đẽ và tự nhiên, nhìn vào mắt nhau, cánh tay đặt ngang khoảng cách giữa họ, tấm khăn treo trên cánh tay anh ấy phản chiếu chiếc treo trên đầu gối của thiên thần, và toàn bộ kết thúc ở bên trái bởi một tảng đá và bên phải. bởi đôi cánh thiên thần.
-Tiếp theo, chúng ta có người nguyên thủy, cùng với một thợ săn, đi ra ngoài với một chiếc lao ngắn, mặc áo khoác da động vật và đi cùng với một con chó săn nhỏ giống gấu đeo dây xích. Đối mặt với anh ta là một người nông dân đầu tiên, mặc áo lông cừu, có lẽ cầm một cái cuốc trên tay và phía sau là một con bò. Bố cục ở đây gần như hình tròn, hai đầu và lưng tạo thành một đường cong phía trên, bàn chân làm chân đế và hai chân đối xứng tạo nên sự đối xứng cho tiền cảnh

73q16A.jpeg


Sau đó, là một nhóm gồm 3 cô gái Cổ điển, có nền văn minh cao, là những nhân vật ngụ ngôn về Kiến trúc, Điêu khắcHội họa. Việc chạm khắc trên rèm đặc biệt hài hòa, có nhiều đường cong tinh tế phản ánh từ hình này sang hình khác: ví dụ như đường lượn sóng được tạo bởi viền so với mặt đất, hay đường cong phía trên được tạo bởi nếp gấp mạnh mẽ trên đùi của Kiến trúc, nhấp nhô qua hai đầu gối hướng về phía trước của Tác phẩm điêu khắc, sau đó di chuyển xuống và lên lại trên chân của Bức tranh. Ngoài ra, các đường nét của ba cánh tay trần của ba nhân vật (một đường tình cờ dẫn đến thắt lưng của nhân vật trung tâm), và ba công cụ biểu tượng – đặt hình vuông, vồ và bảng màu, dọc theo vai và đỉnh đầu của họ, tất cả đều giúp gắn kết ba công cụ này lại với nhau thành một đơn vị duy nhất, tạo cảm giác thư thái cho mắt.

73qUJF.jpeg


Nhân vật trung tâm, ở điểm của trán tường, được nâng lên trên một bệ đỡ là 1 người phụ nữ tượng trưng cho Văn minh, Khoa học, nhân vật này mang theo một quả địa cầu và một ngọn giáo. Cô ấy đội vương miện và mặc những tấm màn dài tuy không đối xứng nhưng có khối lượng tương tự nhau ở mỗi bên của hình để tạo sự cân bằng.

73qklB.jpeg


Ở phía bên phải, là 1 người đàn ông ngồi ghế với đầu nhìn xuống dưới, thể hiện cho các môn Toán, Hình học (tấm bảng, phía sau ông ta) và Thiên văn học (mô hình địa cầu giữa ông ta và nhân vật trung tâm). Tiếp theo, chúng ta có một nhân vật đứng tượng trưng cho Nghệ thuật Sân khấu, mang một chiếc mặt nạ Hài kịch Hy Lạp và một cây quyền trượng. Cả hai hình này khá khác biệt so với các hình liền kề, một lần nữa để tránh quá nhiều đối xứng, nhưng sự cân bằng là quan trọng và chúng ta thấy cả hai hình người nam với bảng hình học khá rộng, để mang lại cho anh ta khối lượng lớn hơn và do đó cân bằng với người cao hơn. , nhưng Bức tranh mảnh mai hơn ở phía bên kia của trung tâm, và vị trí của mặt nạ Hài kịch gắn kết anh ta và nhân vật Nghệ thuật Sân khấu lại với nhau.

73qFQT.jpeg


Tiếp theo, một cặp cô gái ngồi với các nhạc cụ, đại diện cho Âm nhạc và Thơ ca, những hình dáng khá giống nhau, với những đường rèm chạy từ hình này sang hình khác. Chúng ta có thể rằng rằng cả cặp đôi này và Kiến trúc và Điêu khắc ở phía bên kia có tính đối xứng về bố cục

73qamR.jpeg


Người cuối cùng trong trán tường nằm giữa các loài động vật và thực vật kỳ lạ trong khung cảnh giống như vườn địa đàng và đại diện cho Con người văn minh hoàn toàn. Ngài ngả khuỷu tay tựa vào đầu một con voi, một con sư tử ngồi bên đầu gối và một con đà điểu ở phía sau; xa hơn, khi trán tường thu hẹp lại, là một cặp Putti, một trong số chúng trồng cây chuối và một số loài hoa kỳ lạ, con còn lại đang ngồi với chiếc vỏ ốc khổng lồ. Xa hơn, trong góc hẹp, là một con rùa biển.

73qjqJ.jpeg


16- Đền Pantheon - Paris (1753)
Đền Panthéon (tiếng Pháp: Le Panthéon), hay Điện Toàn Thánh là một công trình lịch sử nằm trên đồi Sainte-Geneviève, thuộc Quận 5 thành phố Paris, được xây dựng năm 1753. Ban đầu, Panthéon là một nhà thờ được xây dựng để bảo quản thánh tích của thánh Geneviève. Nơi đây đã từng chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử nước Pháp. Hiện nay đền Panthéon là nơi chôn cất và tôn vinh những nhân vật lịch sử và những người đã làm rạng danh cho nước Pháp.
-Hình dáng thiết kế và tên gọi của ngôi đền này đều được sao chép từ Đền Pantheon huyền thoại ở Roma, Italy.

73r7l0.jpeg


73rW6q.jpeg


73qQTv.jpeg


Phần trán tường cũng đc thiết kế rất công phu. Trước đây đã từng có 3 trán tường ở các giai đoạn khác nhau. Nhà điêu khắc David D'angers là tác giả của trán tường thứ 4, chính là trán tồn tại đến ngày nay. Trán tường này được đặt tên là truyện ngụ ngôn về cách mạng, trên đó xuất hiện nhiều con người đóng góp vào sự phát triển của nước Pháp.

73rbqo.png


Ở vị trí trung tâm, là 1 nhân vật tượng trưng cho Tổ quốc đang trao vương miện, bao quanh là Tự do và Lịch sử. Dưới chân ông, con gà trống Cộng hòa và con đại bàng Hoàng gia tụ tập thành một chiếc vương miện duy nhất.
Bên tay phải của nhân vật Tổ quốc, trật tự dân sự được đại diện
Từ trái sang phải: Malesherbes, Mirabeau, Monge, Fenelon. đang ngồi cạnh Voltaire và Rousseau:
Bên tay trái Tổ quốc là quân lệnh. Tướng Bonaparte Mặc quân phục Cộng hòa.
Ngoài ra còn 1 số nhân vật lịch sử quan trọng của nước Pháp được điêu khắc, tao ko tìm thêm dc thông tin, thằng nào biết thì bổ sung nhé.

73rMma.jpeg


73rci3.jpeg


73r9jx.jpeg


73rf2k.jpeg
 
Sửa lần cuối:
17- Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ (1793-1800)
United States Capitol là trụ sở của Quốc hội Hoa Kỳ , cơ quan lập pháp của chính phủ liên bang . Nó nằm trên Đồi Capitol ở phía đông của National Mall, Washington, DC

73rOi6.jpeg


73r8GW.jpeg


Công trình nổi tiếng này có 3 trán tường được điêu khắc rất nghệ thuật
Ở lối vào trung tâm trán tường có nội dung: Genius of America (Thiên tài nước Mỹ)
Genius of America có các nhân vật đại diện cho nước Mỹ, Công lý và Hy vọng.
Nhân vật trung tâm America đại diện cho nước Mỹ, người đặt cánh tay phải của mình trên một tấm khiên có khắc chữ "USA"; tấm khiên được đỡ bởi một bàn thờ có dòng chữ "ngày 4 tháng 7 năm 1776." America chỉ vào Justice (nhân vật tượng trưng cho công lý), người cầm cân ở tay trái và tay phải cầm một cuộn giấy có dòng chữ "Hiến pháp, ngày 17 tháng 9 năm 1787." Bên trái của America là hình Đại bàng và nhân vật Hope (nhân vật tượng trưng cho hy vọng) người đang đặt tay lên một chiếc mỏ neo.

73rppd.jpeg


Trán tường của Tòa nhà thượng viện có tên :Progress of Civilization Pediment (Sự tiến bộ của nền văn minh)
Nhân vật trung tâm là America (đại diện cho nước Mỹ), người đứng với một con đại bàng ở bên cạnh và mặt trời ở sau lưng. Ở bên phải gồm có một người thợ rừng, thợ săn, tù trưởng người da đỏ, mẹ con người da đỏ và một người da đỏ tượng trưng cho những ngày đầu của nước Mỹ. Ở bên trái, sự nỗ lực đa dạng của con người được gợi ý bởi người lính, thương gia, hai thanh niên, hiệu trưởng và đứa trẻ, và người thợ máy. Hoàn thiện mặt này là những bó lúa mì, tượng trưng cho khả năng sinh sản, và một chiếc mỏ neo, tượng trưng cho hy vọng; những yếu tố này tương phản với ngôi mộ ở đầu đối diện bên góc phải.

73rNqQ.jpeg


Trán tường của Tòa nhà hạ viện có tên: Apotheosis of Democracy (Sự tôn sùng dân chủ)
Apotheosis of Democracy là một tác phẩm nghệ thuật công cộng của nhà điêu khắc người Mỹ Paul Wayland Bartlett

"Thiên tài bảo vệ hòa bình", một nhóm ngụ ngôn bao gồm hai nhân vật, chiếm vị trí trung tâm của bệ tường. Một nhân vật nữ có vũ trang đại diện cho Hòa bình đứng thẳng, khoác một chiếc áo choàng. Cánh tay trái của cô đặt trên chiếc khiên, được đỡ bởi bàn thờ ở bên cạnh. Phía sau là cây ô liu hòa bình. Cánh tay phải của cô ấy dang rộng ra trong một cử chỉ bảo vệ hình tượng Genius có cánh (thiên tài), người tự tin nép mình dưới chân cô ấy và cầm trên tay phải một ngọn đuốc tượng trưng cho sự bất tử.
Bố cục được hoàn thiện bằng những hình tượng đại diện cho hai nguồn của cải lớn. Ở bên trái của nhân vật trung tâm, Công nghiệp được đại diện bởi (từ phải sang trái) một máy in và máy ép của anh ta, một người thợ sắt, công nhân xưởng đúc đang đổ kim loại nóng chảy, một người quay sợi dệt ở bánh xe của cô ấy và một cậu bé đang bắt cá. Ở bên phải là Nông nghiệp được đại diện bởi (từ trái sang phải) một thanh niên, một thợ gặt, một người nông dân (nông dân) với một con bò, một phụ nữ và trẻ em đang thu hoạch ruộng, một con cừu đực và một con cừu non. Những ngọn Sóng ở hai đầu của tác phẩm điêu khắc tượng trưng cho Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

73reDO.jpeg
 
Sửa lần cuối:
III- Lời kết
Trên đây là những công trình mang phong cách cổ điển châu Âu cùng nội dung, ý nghĩa các trán tường tao thu thập được trên Internet. Còn rất nhiều công trình khác với trán tường đc điêu khắc cực kỳ nghệ thuật nhưng tao ko tìm đc nội dung câu truyện trong đó nên ko nhắc đến trong bài viết. Trong số các công trình vừa nêu, dễ nhận thấy nước Mỹ chiếm 1 số lượng khá lớn. Mặc dù sinh sau đẻ muộn, lịch sử, văn hóa chưa có bề dày như châu Âu, nhưng Mỹ đã copy hết những tinh hoa về để phục vụ đất nước. Kể cả những chi tiết nhỏ nhất như trán tường điêu khắc. Tất cả đều tỷ mỷ, có chiều sâu và rất nghệ thuật.

Ở VN hiện nay, rất nhiều cá nhân, tổ chức cũng thích xây các công trình mang phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu. Nhưng hình như cái tầm của VN ko chịu đào sâu nghiên cứu, chỉ đc cái mã nửa vời. Ở 1 bài viết trước đây, tao có nói đến việc các công trình này ở VN xây dựng sai be bét tỷ lệ các thức cột, tỷ lệ đầu cột và tỷ lệ tổng thể công trình. Tất nhiên, với sự phức tạp của điêu khắc trán tường thì có lẽ cả chủ đầu tư lẫn đội ngũ thiết kế, thi công các công trình này cũng ko hiểu đc vẻ đẹp của nó, ko thể điêu khắc ra những trán tường có ý nghĩa và thậm chí còn ko hiểu gì về trán tường. Kiến trúc bao hàm cả lịch sử, văn hóa trong đó. Đi copy ngôn ngữ kiến trúc châu Âu nhưng lại ko hiểu đc lịch sử, văn hóa châu Âu thì các công trình chỉ là hàng fake chất lượng thấp.
-Các biệt thự, lâu đài của đám trọc phú thì khỏi nói, chỉ nhồi nhét mấy chi tiết Baroque lòe loẹt, rối mắt. Các công trình công cộng như mấy trung tâm tổ chức sự kiện dưới đây cũng vậy, trán tường rất đơn điệu, chỉ là thạch cao và xi măng rẻ tiền, ốp 1 vài chi tiết kiến trúc đơn lẻ ko có nội dung câu truyện.

73rrk4.jpeg


73rqVe.jpeg


Đến các công trình của nhà nước như Viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân TP.HN cũng vậy.
Trán tường ốp nguyên cái quốc huy (đồ của VN) vào công trình phong cách cổ điển (của châu Âu). Nói chung rất lạc lõng, ko có chút gì ăn nhập và có phần kệch cỡm. Đã đi copy thì copy cho đẹp, cho giống và chất lượng như bọn Mỹ kia kìa, còn ko thì thôi, xây mei nó công trình theo phong cách hiện đại cho nhàn, đừng có đú bẩn học làm sang.

73rgDI.jpeg


73rtbv.jpeg


73rvPp.jpeg


73r5G0.jpeg
 
Sửa lần cuối:
Những cái này tiền mua được, kiến thức học được nhưng sao áp dụng khó nhở.
 
Cả nước dựng bao nhiêu tượng đài đó mày. Ngoài tượng đài ra nước tao chả có cái ctr kiến trúc hội hoạ nào
Đình chùa đầy đó thôi mày.kiến trúc thì mỗi nơi mỗi khác mày đi rồi mới biết.nếu không bị tàn phá bởi chiến tranh thì đình chùa ở Việt Nam cũng thuộc hàng đỉnh cao đấy,cả về lượng lẫn chất luôn.
 
Đình chùa đầy đó thôi mày.kiến trúc thì mỗi nơi mỗi khác mày đi rồi mới biết.nếu không bị tàn phá bởi chiến tranh thì đình chùa ở Việt Nam cũng thuộc hàng đỉnh cao đấy,cả về lượng lẫn chất luôn.
Đình chùa là các cụ ngày xưa.
T rep cmt của thằng kia là “con rồng cháu tiên 2024 có làm dc j ko”. Tao đọc báo chỉ thấy giờ dựng tượng đài thôi mầy ơi
 
Tao chỉ khoái sự đa dạng của cột lằn thôi. Còn cột nhà thì cứ vuông vức là đủ rồi
 
Đình chùa là các cụ ngày xưa.
T rep cmt của thằng kia là “con rồng cháu tiên 2024 có làm dc j ko”. Tao đọc báo chỉ thấy giờ dựng tượng đài thôi mầy ơi
Giờ bảo tồn phục dựng cái kiến trúc hàng trăm năm trước còn đéo ra hồn thì tau cũng đéo trông mong gì con zồng cơm sườn này
 
Giờ bảo tồn phục dựng cái kiến trúc hàng trăm năm trước còn đéo ra hồn thì tau cũng đéo trông mong gì con zồng cơm sườn này
Chúng nó chỉ ko phá hoại thôi đã là hồng phúc cho dân tộc nầy
 
Bài viết mày rất hay, dù không thuộc chuyên ngành của tao nhưng bài viết tâm huyết thế này mày có thể đăng báo đấy. Trích dẫn nguồn cụ thể ra.
 
Đình chùa là các cụ ngày xưa.
T rep cmt của thằng kia là “con rồng cháu tiên 2024 có làm dc j ko”. Tao đọc báo chỉ thấy giờ dựng tượng đài thôi mầy ơi
Thì bên tây kiến trúc cũng toàn từ ngày xưa chứ bh cũng ai xây như vậy nữa.nói về tượng đài thì tao xin phép ko bàn.vì tao cũng chẳng thấy gì nổi bật ở mấy cái công trình dạng như thế.nhưng bây giờ xây những công trình phúc lợi,công cộng để cộng đồng sinh hoạt chung thì ai còn đục đẽo hoa văn trạm trổ nữa đâu.tất cả theo xu hướng hiện đại hết mà.
 
Bài viết mày rất hay, dù không thuộc chuyên ngành của tao nhưng bài viết tâm huyết thế này mày có thể đăng báo đấy. Trích dẫn nguồn cụ thể ra.
Tao viết chơi thôi. Nguồn thì mấy chục cái trích thế đéo nào hết đc. Tại tao thích nghiên cứu chủ đề này mà chưa thấy ai viết nên tao viết và nhờ Internet giữ lại. Ngày xưa học kiến trúc cũng đéo đc dạy sâu về mấy cái này
 

Có thể bạn quan tâm

Top