Cqson
Địt Bùng Đạo Tổ
Bộ Tổng tham mưu (BTTM) quân đội VNCH là một nguồn nữa đầy những yếu kém. Luôn bị Thiệu đe nẹt, cơ quan này đã không thể chủ động đề đạt các ý tưởng về quân sự, hoặc lên được các kế hoạch cứu vãn tình hình. BTTM VNCH cũng bắt chước người Mỹ làm kiểu chiến tranh công nghệ cao, theo cung cách viễn chinh hao tốn, trong khi quân lực VNCH đã không có được tiềm lực hậu cần như thế, lại không được huấn luyện để tác chiến kiểu quân Mỹ. BTTM VNCH luôn kêu ca về sự thiếu hụt hàng ngũ tướng chỉ huy kế cận, nhưng lại không hề tìm cách tạo đội ngũ này. BTTM VNCH thậm chí đã không làm được chức năng chính yếu của nó: Phát triển một chiến lược có tính lý luận và khả thi cho cuộc chiến, và thảo những kế hoạch ứng phó với những biến động tình hình, nhằm đương đầu với đòn tấn công chính của Bắc Việt Nam.
Một điều có thể lý giải cho tất cả những hờ hững và thiếu chủ động chính là nếp nghĩ kỳ lạ của nhiều quan chức VNCH, là Mỹ rốt cục sẽ can thiệp trở lại bằng không kích ồ ạt. Họ ấp ủ huyễn hoặc này sau khi mất Phước Long, sau sự tan rã của các Vùng chiến thuật I và II (Trung Bộ và Tây Nguyên), sau thất bại ở Xuân Lộc, và họ vẫn cứ tiếp tục nuôi ảo vọng này khi 20 sư đoàn quân Bắc Việt áp sát Sài Gòn. Họ vẫn tiếp tục tự huyễn hoặc, cả sau khi nhiều quan chức Mỹ nói rằng, Mỹ sẽ không can thiệp trở lại, và cả sau khi Quốc hội Mỹ thông qua một luật cấm Mỹ can thiệp quân sự vào Đông Dương.
Một điều có thể lý giải cho tất cả những hờ hững và thiếu chủ động chính là nếp nghĩ kỳ lạ của nhiều quan chức VNCH, là Mỹ rốt cục sẽ can thiệp trở lại bằng không kích ồ ạt. Họ ấp ủ huyễn hoặc này sau khi mất Phước Long, sau sự tan rã của các Vùng chiến thuật I và II (Trung Bộ và Tây Nguyên), sau thất bại ở Xuân Lộc, và họ vẫn cứ tiếp tục nuôi ảo vọng này khi 20 sư đoàn quân Bắc Việt áp sát Sài Gòn. Họ vẫn tiếp tục tự huyễn hoặc, cả sau khi nhiều quan chức Mỹ nói rằng, Mỹ sẽ không can thiệp trở lại, và cả sau khi Quốc hội Mỹ thông qua một luật cấm Mỹ can thiệp quân sự vào Đông Dương.