Don Jong Un
Xamer mới lớn

Sau ba ngày cho rao tuyển nhiều kỹ sư, quản lý cho hai dự án đường sắt cao tốc từ trung tâm Sài Gòn-Cần Giờ và Hà Nội-Quảng Ninh, công ty VinSpeed loan báo tăng vốn lên 2.5 lần.
Theo báo Thanh Niên hôm 16 Tháng Bảy, VinSpeed, công ty phát triển đường sắt của tỷ phú Phạm Nhật Vượng loan báo đã tăng vốn từ 6,000 tỷ đồng ($229.4 triệu) lên 15,000 tỷ đồng ($573.4 triệu).
Hầu hết nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam dự kiến sẽ được đặt ở ngoại ô. (Hình: VietNamNet)
Ngoài việc tăng vốn, công ty mới thành lập hơn hai tháng tuổi này cũng đang tuyển dụng nhân sự ở một loạt vị trí như giám đốc tài chính dự án, kỹ sư BIM cấp cao, trưởng phòng BIM, chuyên viên cấp cao chuyển giao công nghệ…
Đại diện VinSpeed cho biết công ty đang đẩy mạnh việc tuyển dụng nhân sự để triển khai tuyến đường sắt cao tốc Sài Gòn-Cần Giờ và Hà Nội-Quảng Ninh.
Trong đó, tuyến Hà Nội-Quảng Ninh được cho là một phần của tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam, dài 121 cây số, với tốc độ thiết kế 350 cây số mỗi giờ, mức đầu tư dự kiến $5.4 tỷ.
Riêng với dự án đường sắt Bắc-Nam, đại diện VinSpeed cho biết “đang chờ quyết định phê duyệt chủ đầu tư từ phía chính phủ.”
Hồi giữa Tháng Năm, mạng xã hội dấy lên tranh cãi xoay quanh việc công ty VinSpeed đề nghị làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam “bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động được.”
Cụ thể, VinSpeed yêu cầu nhà nước cho vay $49 tỷ với lãi suất 0% trong 35 năm, chi trả toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng, giao đất phát triển đô thị, miễn thuế nhập cảng, và dùng doanh thu bán vé để bổ sung vốn kinh doanh.
Văn bản của VinSpeed làm dấy lên nhiều ý kiến cho rằng ông Vượng “khôn hết phần thiên hạ” và là chỉ dấu cho thấy Vingroup đang “khát tiền còn hơn con nghiện.”
Đề nghị “xin vốn tỷ đô” của VinSpeed được công bố trong bối cảnh tập đoàn Vingroup đang tiếp tục gánh khoản lỗ từ $2.5-$3 tỷ mỗi năm của VinFast, hãng xe điện cũng thuộc sở hữu của ông Vượng.
Tuyến đường sắt nối trung tâm Sài Gòn với Cần Giờ nếu được thông qua, Vingroup sẽ khởi công ngay trong năm sau. (Hình: Hà Mai/Thanh Niên)
Hồi trung tuần Tháng Tư, tạp chí Nikkei Asia của Nhật tiết lộ hãng xe VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lỗ thêm $3.2 tỷ hồi năm ngoái và ông này thừa nhận quyết định “vào thị trường Mỹ là lỗ to.”
Đến hồi Tháng Sáu, Quốc Hội Việt Nam “thông qua “Nghị Quyết 172” chấp thuận bổ sung hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công-tư và đầu tư-kinh doanh, bên cạnh hình thức đầu tư công đối với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, với tổng mức đầu tư sơ bộ là hơn 1.7 triệu tỷ đồng ($67.34 tỷ), thời gian thực hiện từ năm 2025-2035, tốc độ thiết kế 350 km/giờ.
Tuy có năm doanh nghiệp tham gia, nhưng các báo trong nước nhấn mạnh “Vinspeed và THACO là hai nhà đầu tư ‘có đề xuất được nghiên cứu chặt chẽ, bài bản.’”
Như vậy, công ty VinSpeed chỉ hơn hai tháng tuổi đã được chính phủ Việt Nam “bật đèn xanh” cho làm dự án
Theo báo Thanh Niên hôm 16 Tháng Bảy, VinSpeed, công ty phát triển đường sắt của tỷ phú Phạm Nhật Vượng loan báo đã tăng vốn từ 6,000 tỷ đồng ($229.4 triệu) lên 15,000 tỷ đồng ($573.4 triệu).

Ngoài việc tăng vốn, công ty mới thành lập hơn hai tháng tuổi này cũng đang tuyển dụng nhân sự ở một loạt vị trí như giám đốc tài chính dự án, kỹ sư BIM cấp cao, trưởng phòng BIM, chuyên viên cấp cao chuyển giao công nghệ…
Đại diện VinSpeed cho biết công ty đang đẩy mạnh việc tuyển dụng nhân sự để triển khai tuyến đường sắt cao tốc Sài Gòn-Cần Giờ và Hà Nội-Quảng Ninh.
Trong đó, tuyến Hà Nội-Quảng Ninh được cho là một phần của tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam, dài 121 cây số, với tốc độ thiết kế 350 cây số mỗi giờ, mức đầu tư dự kiến $5.4 tỷ.
Riêng với dự án đường sắt Bắc-Nam, đại diện VinSpeed cho biết “đang chờ quyết định phê duyệt chủ đầu tư từ phía chính phủ.”
Hồi giữa Tháng Năm, mạng xã hội dấy lên tranh cãi xoay quanh việc công ty VinSpeed đề nghị làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam “bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động được.”
Cụ thể, VinSpeed yêu cầu nhà nước cho vay $49 tỷ với lãi suất 0% trong 35 năm, chi trả toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng, giao đất phát triển đô thị, miễn thuế nhập cảng, và dùng doanh thu bán vé để bổ sung vốn kinh doanh.
Văn bản của VinSpeed làm dấy lên nhiều ý kiến cho rằng ông Vượng “khôn hết phần thiên hạ” và là chỉ dấu cho thấy Vingroup đang “khát tiền còn hơn con nghiện.”
Đề nghị “xin vốn tỷ đô” của VinSpeed được công bố trong bối cảnh tập đoàn Vingroup đang tiếp tục gánh khoản lỗ từ $2.5-$3 tỷ mỗi năm của VinFast, hãng xe điện cũng thuộc sở hữu của ông Vượng.

Hồi trung tuần Tháng Tư, tạp chí Nikkei Asia của Nhật tiết lộ hãng xe VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lỗ thêm $3.2 tỷ hồi năm ngoái và ông này thừa nhận quyết định “vào thị trường Mỹ là lỗ to.”
Đến hồi Tháng Sáu, Quốc Hội Việt Nam “thông qua “Nghị Quyết 172” chấp thuận bổ sung hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công-tư và đầu tư-kinh doanh, bên cạnh hình thức đầu tư công đối với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, với tổng mức đầu tư sơ bộ là hơn 1.7 triệu tỷ đồng ($67.34 tỷ), thời gian thực hiện từ năm 2025-2035, tốc độ thiết kế 350 km/giờ.
Tuy có năm doanh nghiệp tham gia, nhưng các báo trong nước nhấn mạnh “Vinspeed và THACO là hai nhà đầu tư ‘có đề xuất được nghiên cứu chặt chẽ, bài bản.’”
Như vậy, công ty VinSpeed chỉ hơn hai tháng tuổi đã được chính phủ Việt Nam “bật đèn xanh” cho làm dự án