Lời bình: Bản thân sử liệu, ai cũng biết là do sử quan triều Nguyễn viết. Có những điểm phi lý, huyễn hoặc, dìm hàng Tây Sơn, nhưng không thể cứ có chi tiết vô lý, sai sót là có thể nói toàn bộ lời sử là sai, không đúng sự thật được, Vậy mà người phân tích chỉ nhăm nhe vào : "mấy con hổ , nhà phát hỏa, nhỏ máu vào sọ" nghe đã thấy mang tính chất huyễn hoặc rồi để phân tích và cho rằng ko có giá trị thông tin gì cả. Hãy nhìn vào những chi tiết để phân tích những đoạn có giá trị của 2 nguồn sử liệu này:
- 1 là 2 nguồn sử liệu đều xác nhận có việc phá mộ, đào mả các chúa Nguyễn và thân phụ của Nguyễn Ánh.
- 2 là chi tiết : " Sau Huệ đánh trận hay thua" đã cho ta biết gián tiếp thời gian sử liệu này nói về mốc thời gian Tây Sơn phá mộ nhà Nguyễn. Tất nhiên là sử chép thiên vị nhà Nguyễn rồi vì Nguyễn Huệ chưa thua Nguyễn Ánh bao giờ khi đối đầu trực tiếp. Nhưng" phe của Huệ" thì Ánh đã bước đầu từ năm 1789 khi hoàn toàn kiểm soát Gia Định và năm 1792 là tấn công đốt rất nhiều thuyền của phe Tây Sơn. Chính vì vậy mà việc đập phá mộ các họ Nguyễn rất có thể xảy ra trong năm 1792 sau khi Ánh tấn công Thị Nại, ngoài ra trong giai đoạn này QT đang chuẩn bị kế hoạch tấn công Gia Định (trc đó ông bận chống và ngoại giao với nhà Thanh) và việc phá mộ chúa Nguyễn là phát súng đầu tiên báo hiệu kế hoạch này.
Bằng chứng xác thực để mà nói Nguyễn Huệ đào lăng nhà Nguyễn hoàn toàn không có, bài viết hoàn toàn do suy luận của người viết từ sự tàn nhẫn của NA với nhà Tây Sơn, cộng thêm một đoạn sử của nhà Nguyễn tự biên mà còn sai tùm lum cộng thêm một nguồn tài liệu dạng truyền thuyết.
Chúng ta chỉ có thể chắc được một điều là từ khi Nguyễn Ánh bỏ Gia Định đi lưu vong đến khi trở về thì thấy lăng mộ tổ tiên bị đào đồng thời kết luận là do Nguyễn Huệ đào, dùng cớ này để biện luận cho những hành vi tàn nhẫn với nhà Tây Sơn mà thôi.
Ngoài ra, còn có nhiều đoạn cực kỳ mâu thuẫn trong sử ký nhà Nguyễn về vụ này đó là, có đoạn sử nhà Nguyễn (như mình đã trích dẫn ở trên) kể tội Nguyễn Huệ đào lăng, nhưng trong bản hịch luận tội nhà Tây Sơn lại không hề nhắc gì tới tội trạng này
Người trực tiếp đào lăng là Nguyễn Văn Ngũ theo lệnh của Nguyễn Huệ (cũng theo sử nhà Nguyễn) thì chỉ bị xử chém, trong khi với tội này hoàn toàn có thể bị xử tàn nhẫn hơn nhiều..
Đương nhiên mình không hoàn toàn loại trừ hoàn toàn giả thuyết Nguyễn Huệ cho đào mộ, nhưng kỳ thực có rất nhiều khả năng có thể xảy ra và theo mình tỷ lệ việc này là Nguyễn Huệ làm là khá nhỏ. Trước hết hãy điểm qua một vài khả năng:
- Thủ phạm đào lăng: Quân nhà Trịnh, nên nhớ quân Trịnh chiếm Phú Xuân trước khi Nguyễn Huệ dẫn quân tới đó thời gian rất lâu, trong thời gian này rất nhiều việc có thể xảy ra, OK có thể là tướng nhà Trịnh ai cũng là chính nhân quân tử hiên ngang lẫm liệt không vào mộ kiếm chác, thế có chắc quan quân nhà Trịnh ai nấy cũng hiền hậu thật thà hương khói thờ phụng tổ tiên kẻ khác không, một nhóm nào đó vào lăng đào mộ kiếm vàng kiếm đồ táng, hoặc trả thù do anh em, người thân chết trận trong những trận chiến với nhà Nguyễn kỳ thực chẳng phải chuyện gì lạ. Còn nói vì nghĩa thông gia gì đó thì xin lỗi, cái nghĩa thông gia đó trong chiến tranh giữa hai nhà chẳng đáng được mấy đồng, nếu nghĩa thông gia đó mà ước thúc được thì đã chẳng có chuyện quân Trịnh tiến đánh miền Nam.
Lời bình: Trong chục năm Phú Xuân nằm trong tay quân Trịnh, thời gian dài như thế, nếu việc đào mộ chúa Nguyễn xảy ra thì thế nào người dân ,cũng như NA đều sẽ biết. Thế thì làm sao ai dám đổ tội cho Tây Sơn và cụ thể là Quang Trung ( vì trog giai đoạn này lãnh đạo cao nhất của Tây Sơn hầu như là Nguyễn Nhạc, nếu có thì đổ cho Nhạc, sao đổ cho Huệ?) Chưa kể đoạn sau tác giả bảo có giả thiết quân Nguyễn Ánh tự tung tin là QT quật mộ chúa Nguyễn,. Tung tin như vậy, ai tin ???? Chưa kể với 1 người quan tâm đến mồ mả tổ tiên như NA ( vừa chiếm xong Phú Xuân, chưa kịp tấn công ra Bắc Hà, đã dựng lại thái miếu) lại có tính thù dai thì sao khi chiếm được Bắc Hà, ông không trả thù bằng cách quật mộ chúa Trịnh, giết con cháu họ hoặc chí ít bắt một vài anh lính, tướng tá gì đó của phe Trịnh tham gia lễ hiến phù để rửa nhục.
- Khả năng thứ hai: Người nhà Nguyễn, trong lúc loạn lạc cả nhà chúa Nguyễn chạy nạn, khó tránh một số người có tư tưởng làm giàu không khó, hoặc cầu phú quý vào lăng kiếm đồ táng trước khi chạy, cũng không cần là con cháu dòng đích, người hầu hạ trong đó cũng là có thể, bởi vì đâu còn ai canh giữ, ý nghĩ đằng nào để đó mình không hốt cũng có người khác vào hốt, hỗn loạn thì lăng tan nát cũng là chuyện bình thường.
Nghe hơi lố: Vì chạy loạn cuống bỏ xừ, còn thời gian đào mả, kiếm cổ vật mất thời gian, trong thi các thứ quý báu ở kho tàng,cung điện dễ lấy như thế bê còn chả hết, nặng quá còn vất lại ý chứ. Chưa kể con cháu đập mộ của cha ông nghe cũng hiếm,. Dân chúng thì trung thành, mến mộ chúa , thôi lấy vàng lấy bạc, cũng để lại xương cốt cho người ta chứ! Ai lại nỡ đạp hết, phá hết, xương cốt cũng vất. Thậm chí anh Nguyễn Phúc Côn, là công tử chả phải chúa, chết trẻ , mồ mả có mấy đồ giá trị đâu mà cũng quật mộ, còn vứt xương đi. Hay xương ấy bán đc tiền nên tha đi!
- Khả năng thứ ba: Do thiên tai lũ lụt, trong bài viết có đoạn nói khi về đất đã bồi lên rất cao, thời gian khá lâu, ở đây lại hay có lũ nên khả năng này không phải không có. Thêm nữa là dân chúng, nạn dân năm đó nhiều lắm, một tấm áo liệm của giới quý tộc thôi cũng có thể bán được mấy cân gạo hoặc ít ra giữ ấm mùa đông, vào đường cùng người ta có thể làm bất cứ chuyện gì để sống sót.
Nghe hơi buồn cười: Vì sao? Vì mộ vua mộ chúa, ng ta chọn chỗ cao ráo, vững chãi, rộng rãi chôn cất. Có chôn cất ở bờ sông bờ suối đâu mà lũ lụt, sạt lở đc! Nhìn 8 cái lăng các chúa ngày nay thì biết địa thế nó ntn. Còn trong đoạn sử : Nguyễn Ánh tìm đến cái vực mà Tây Sơn ném xương các chúa xuống bị bồi đắp chứ có phải là tìm đến mộ thì mộ bị bồi đắp đâu mà đổ lỗi cho thiên tai. Chưa kể 8 cái mộ ở vùng rộng lớn như thế đều đông loạt bị sạt lở, bị lũ lụt. trùng hợp quá. Vd mộ chúa Tiên Nguyễn Hoàng thiên tai 200 trc thời đại này vẫn còn mà sau vài chục năm thiên tai triều Tây Sơn đã biến mất đc à? Vô lý. Nạn dân thì chắc ko cần áo liệm của các chúa đâu vì chúa gần nhất cũng chết trc đó vài chục năm rồi, chắc áo liệm ấy giờ mục hết, nạn dân cũng chả mặc đc. Điều kỳ lạ là nạn dân đào cả 8 mộ lên đc, ko sót cái nào dù mộ vua chúa chắc cũng đc xây cực kỳ kỹ càng và phức tạp để bảo vệ.
- Khả năng thứ tư: Chính người đem đầu lâu đi bẩm báo với Nguyễn Ánh đào, lấy hết đồ đáng giá, đổ hài cốt đi xong chỉ cần biên một câu chuyện nghe có vẻ hay ho, xong đem cái đầu lâu đó đi bẩm báo cầu tiền thưởng là có thể phú quý một thời, và thực tế có vẻ đã thành công đấy chứ. Mà cũng hợp ý Nguyễn Ánh, cho dù là không biết thật giả, nhưng Nguyễn Ánh lúc đó đang rất cần một cái cớ để cổ lụy binh sĩ chiến đấu, đổ cho nhà Tây Sơn đào mộ tổ tiên có thể tăng cường đấu chí của binh sĩ lên kẻ thù của mình rất nhiều. Thậm chí chính quân Nguyễn tự biên ra câu chuyện này để cổ vũ đấu chí của binh sĩ dưới quyền chống lại Tây Sơn cũng có thể coi là một nước cờ thông minh.
Một giả thiết khá là... không thuyết phục: Khổ nhục kế, tự vả vào mặt mình để gây sự thương cảm ư! Thiếu gì cách tăng sỹ khí cho quân đội mà lại chọn cách hạ sách như vậy để làm. Đặc biệt với người Á Đông, tổ tiên rất là thiêng liêng! Cần chi nhiều, chỉ cần lấy hình ảnh 2 cái đầu lâu của 2 chúa Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Phúc Thuần được đích danh quân Tây Sơn chặt xuống là quá đủ hận thù rôi, tự đâu còn đi vu khống để lấy thêm cớ cho nó mệt.
- Khả năng thứ năm: Là Nguyễn Huệ cho binh sĩ đào. Đây cũng là một khả năng tuy nhiên theo mình là không lớn. Trước khi chết Nguyễn Huệ từng dặn: "Ta mở mang bờ cõi có cả cõi Nam này. Nay đau ốm tất không dậy được. Thái tử tư chất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài có quân Gia định Nguyễn Ánh là quốc thù, mà Thái Ðức thì tuổi già ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi trong một tháng phải lo chôn cất, việc tang làm lạo thạo thôi. Lũ ngươi nên hợp sức giúp thái tử sớm thiên về Vĩnh đô để khống chế thiên hạ. Chẳng bằng, quân Gia định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn đâu." => Một người mà việc tang ma cho chính mình còn không bận tâm thì liệu có mê tín đến độ đi đào mồ mả người khác để giành chiến thắng hay không? Huống chi trong tình huống lúc đó phe Tây Sơn đang là người chiến thắng, Nguyễn Ánh chỉ còn lóp ngóp một đám tàn quân, cả cái động cơ để đào mồ mả ghi trong đoạn sử chép đó cũng không đúng thì liệu bao nhiêu phần có thể tin?
Cái đoạn này mới là sai nè:Quang Trung muốn triều đình mới chú tâm vào mối họa của Nguyễn Ánh ( "Nguyễn Ánh là quốc thù")đừng nên sà đà vào đau buồn , hay nghi thức long trọng mà tốn kém thời gian, nhân vật lực. Vậy mà chủ bài viết lại viết là người không bận tâm đến tang ma nên không mê tín??? Thực sự thì người dân Á Đông, đặc biệt là vua chúa, quan lại ai cũng coi trọng tâm linh , phong thủy, địa lý. Quang Trung khi chọn Phượng Hoàng Trung Đô cũng phải sai Nguyễn Thiếp " La Sơn phu tử" người rất giỏi thiên văn địa lý khảo sát và chọn nơi này vì hội tụ đủ "Tứ Linh' chứ ko phải tùy tiện. Thế là đủ biết ông coi trọng phong thủy chứ ko phải ko. Hơn thế nữa tác giả còn tỏ ra"Lạc quan"thay cho Quang Trung khi bình luận là " Tây Sơn đang là người chiến thắng" còn " Nguyễn Ánh lóp ngóp một đám tàn quân" trong khi QT thì lo lắng hậu nhân" không có chỗ chôn". Thế là tùy tiện nói là vì Quan g Trung ko lo gì Nguyễn Ánh nên sẽ ko tìm mọi cách ( kể cả bằng thuật phong thủy) để hạ bệ NA.
Đm Ánh phát nữa!