Đạo lý Kinh Nghiệm Học Phật - Vấn đáp Phật Pháp

PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :


1️⃣

Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣

Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣

Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.


Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.

Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè.
Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.
Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?


Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....


Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
 
Sửa lần cuối:
Cái burden of proof này rơi vào bên nào make claim nhé, đứa nào nói có mà ko có chứng cứ chứng minh là nói phét. Chúng ta có thể ko biết về những thứ siêu hình đó và đi tìm hiểu về nó cho đến khi tìm ra nhưng ko nên khẳng định về nó ở hiện tại.
Chỉ có chứng thiền mới có thể thấy được sắc pháp vi tế 🙏


SẮC THẦN KINH (Pasādarūpa)

Sắc thần kinh là sự trong ngần, sự nhạy, sự thâu cảnh, là tịnh sắc. Chính nhờ có Sắc Thần Kinh mà lộ ngũ mới có chỗ nương nhờ để sanh ra.

Sắc Thần Kinh được chia làm năm loại:


1.1) Thần kinh nhãn (Cakkhupāsada): Là cách trong ngần nương con mắt để thấy được Cảnh Sắc do nhờ Sắc Tứ Ðại mà sinh ra, liên hệ trong thân. Có hai loại: Trí nhãn (Pañcacakkhu), nhục nhãn (Mansacakkhu).


Trí Nhãn (Pañcacakkhu): được chia làm năm loại:

a) Phật nhãn: Tuệ biết tánh nết chúng sanh.

b) Toàn tri nhãn: còn gọi là Nhất Thiết Chủng Trí tức là trí hiểu biết của chư Phật.

c) Huệ nhãn: Là Sở Hữu Trí, hợp với tâm Tứ Ðạo.

d) Pháp nhãn: Là Sở Hữu Trí hợp với tâm Ðạo của bậc thiền học.

e) Thiên nhãn: Tức nhãn thông.


Nhục Nhãn (Mansacakkhu): được chia làm hai loại:

a) Thần kinh nhãn (Pasādacakkha): còn gọi là tinh Sắc hay phần chính giữa con ngươi trong bảy lớp mạc ở giữa tròng đen. Chính nhờ Thần Kinh nhãn mà con mắt có thể thấy được. Còn được gọi là Nhãn Quyền, Nhãn Căn hay Nhãn Môn.

b) Nhãn Hiện tượng: là tất cả các bộ phận của con mắt.

Trạng thái: Sự trong ngần hay sự nhạy của mắt khi tiếp xúc với cảnh sắc (Rūpabhigātārahabhutappasādalakkhanaṃ).

Phận sự: Tìm kiếm cảnh sắc (Rūpasu Āviñchanarasaṃ).

Sự thành tựu: Chỗ nương của nhãn thức (Cakkhuviññānassa adhārabhavapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại sanh từ tham ái chấp trước (Datthuthāmatānidānakammakhabhutapadattānaṃ).
 
Sửa lần cuối:
Cục Lửa Trong Túi Quần

Tây có một câu rất là hay: "Khi mà mình có lòng hại người, nó giống như là mình uống thuốc độc mà mình muốn người ta chết" *. Có nghĩa là chưa biết ai chết mà chuyện đầu tiên khi mà mình sống, mình thức, mình ngủ với cái lòng hại người đó, là mình đã không an lạc rồi.

Đấy, khi mình sống với cái lòng bất mãn người khác, dầu cái bất mãn đó theo mình là hợp lý hay là vô lý thì hể còn để tâm nghĩ đến người khác bằng cái sự không an lạc thì chuyện đầu tiên là mình không an lạc.
Thứ hai, hành động nào, suy tư nào mà nó bắt nguồn từ cái tâm trạng không an lạc thì chắc chắn cái quả báo của nó cũng là không an lạc.

Tại sao mình lại ghét người đó quá ghét như vậy? Cái chuyện mà người đó nó có xấu hay không thì trời biết, nhưng mà chuyện đầu tiên là bản thân mình không an lạc và bản thân mình không có tốt.

Thí dụ: Các vị tận mắt các vị thấy thằng Tèo nó đi ăn cướp. Các vị thấy nó giết người. Thì một là các vị kêu cảnh sát bắt nó, còn hai nữa là các vị làm lơ đi. Đó là lời khuyên của tôi. Một là các vị kêu cảnh sát bắt nó, đi tố cáo nó; hai là các vị im lặng luôn cho nó chìm xuồng. Còn đằng này các vị chọn cái giải pháp thứ ba là đi nói xấu nó. Nói để làm chi? Quên được thì quên liền đi.

Cái chuyện đầu tiên là mình phải an lạc trước cái đã.
Nhắc lại: Chuyện đầu tiên là mình phải an lạc trước. Còn đằng này có cái gì ngu cho bằng mình đem chuyện xấu của thằng Tèo về cho mình, làm cho nó thành cục lửa của mình, bỏ nó vô trong cái túi quần của mình. Các vị nghĩ các vị chịu nổi không? Các vị có hiểu cái này không? Bất lạc là bực mình về cái chuyện của người ta.

Ngay cả con ruột của mình nó hư. Mình khuyên nó mà nó hỏng nghe thì mình đành phải quên cái chuyện đó đi. Tôi biết tôi nói vậy quý vị trong đây không đồng ý nhưng mà tùy các vị. Các vị phải nhớ: Mình nói nó mà nó hỏng nghe thì mình phải quay lại mình lo mình chứ? Chứ có ai mà nói con, nói chồng, nói vợ nó hỏng nghe rồi mình ôm cái cục khổ này mình vô giường mình ngủ à? Các vị nghĩ coi có gì ngu bằng cái đó không? Tôi gọi cái đó là ngu đó. Là tự nhiên lấy cục lửa trong nhà người ta đem nhét vô túi quần của mình. Quý vị không nhảy tưng tưng mới là lạ.

Nên cái đầu tiên, bất lạc là vậy.
Bất mãn (sân) là không có thể sống chung với người khác được.
Và để đối phó với cái pháp bất lạc này chỉ có một cách một là tu tâm tùy hỷ (muditā).

Trích bài giảng ngày 23/06/2019 KTC.6.105 Hữu Bhava
 
Tâm điều khiển các cách biểu tri

1) Cách khóc
do 2 Tâm Sân sai khiến.


2) Cách cười được phân làm ba trường hợp:

- Chúng sanh cười bằng 8 Tâm (4 Tâm Tham và 4 Tâm Ðại Thiện) thọ Hỷ.

- Bậc A-La-Hán, bậc Thinh Văn và bậc Ðộc Giác cười bằng Tâm Ưng Cúng Sinh Tiếu và 4 Tâm Duy Tác thọ Hỷ.

- Bậc Toàn Giác cười bằng 4 tâm Duy Tác thọ Hỷ.


3) Cách nói có 32 tâm sai khiến là 29 Tâm Ðổng Tốc Dục Giới (12 tâm Bất thiện + 16 tâm Thiện + tâm Ưng Cúng sinh Tiếu), Tâm Khán Ý Môn và 2 Tâm Thông (Diệu Trí).


4) Cách hoạt động tiểu oai nghi cũng do 32 tâm sai khiến (xem lại cách nói).


5) Cách hoạt động đại oai nghi cũng do 32 tâm sai khiến.


6) Cách kềm chế 3 oai nghi, hoặc 4 oai nghi có 58 tâm là 29 Tâm Ðổng Tốc Dục Giới, Tâm Khán Ý Môn, 2 Tâm Thông (tâm Diệu Trí), 18 Tâm Ðổng Tốc Ðáo Ðại, 8 (hay 40) Tâm Siêu Thế.


7) Cách tầm thường do 75 hoặc 107 tâm điều khiển (trừ Ngũ Song Thức và 4 tâm Quả Vô Sắc).

Cách là do Sắc Tâm điều khiển, có những tâm vì không tạo được Sắc Tâm nên không ảnh hưởng được cách nào. Những tâm đó là: 4 Tâm Quả Vô Sắc Giới, Tâm làm việc Tục sinh, Hộ Kiếp và Tâm Tử (như 2 Tâm Quan Sát) và Ngũ Song Thức.

Những tâm còn lại đều có Sắc Tâm nên sai khiến thân hành động, khẩu nói năng theo những cách khác nhau. Chú ý: không một loại tâm nào có thể điều khiển được hết 7 cách nói trên.

19 Tâm sai khiến được 1 cách là cách tầm thường. Những tâm này quá yếu ớt như: 3 Tâm Quan Sát, 8 Ðại Quả, 3 Ý Giới, 5 Tâm Quả Sắc Giới. Mặc dù những tâm này tạo được Sắc Tâm nhưng vì quá yếu ớt nên không sai khiến được các cách khác.

58 Tâm Thiền Ðổng Tốc chỉ sai khiến 2 cách: cách tầm thường và cách kềm vững 3 đại oai nghi.

14 Tâm Dục Giới thọ Xã, 4 Tâm Thông và Tâm Khán Ý Môn sai khiến được 5 cách (trừ cách khóc và cách cười).

12 tâm Dục Giới thọ Hỷ sai khiến được 6 cách (trừ cách khóc).
 
Hành giả làm cách nào để thấy và biết Thánh Đế Thứ Nhất và Thứ Hai?

*Hành giả phải tu tập định

Để có thể thấy các yếu tố riêng biệt của các tổng hợp sắc đặc thù nào đó, tức là phải thấy được sắc chân đế, điều này đòi hỏi phải có năng lực định tâm vững mạnh. Chỉ có định mạnh mới có thể biết và thấy các pháp như chúng thực sự là. Vấn đề này đã được đức Phật giải thích trong "Samādhi sutta" (Định kinh)

"Này các Tỳ khưu, hãy tu tập định. Sau khi đã đắc định, vị Tỳ khưu sẽ tuệ tri các pháp (dhamma) như chúng thực sự là (yathābhūtaṁ pajānāti)

Và vị ấy tuệ tri như thực những gì?
(1) Vị ấy tuệ tri như thực: "Đây là Khổ".
(2) Vị ấy tuệ tri như thực: "Đây là Nguồn gốc của Khổ".
(3) Vị ấy tuệ tri như thực: "Đây là Sự Diệt Khổ".
(4) Vị ấy tuệ tri như thực; "Đây là Con đường đưa đến Sự Diệt khổ".

Như vậy, này các Tỳ khưu, hãy tu tập định. Sau khi đắc định, vị Tỳ khưu sẽ tuệ tri các pháp như chúng thực sự là."

Đó là lý do vì sao, tại Thiền viện Pa-Auk, trước tiên chúng tôi dạy hành giả tu tập định có năng lực thật mạnh thuộc các bậc thiền (jhānas), tức an chỉ định (appanā samādhi) dùng niệm hơi thở (ānāpānasati) và mười kasiṇa chẳng hạn, hoặc cũng có thể dùng thiền tứ đại (catu-dhātuvavatthāna) để đắc cận định (upacāra samādhi).

*Phát triển ánh sáng trí tuệ

Định tâm mạnh mẽ sẽ tạo ra ánh sáng mạnh mẽ, và chính nhờ ánh sáng ấy mà hành giả có thể đi sâu hay thể nhập vào chân đế (paramattha sacca). Điều này đã được đức Phật giải thích trong Tăng Chi Kinh, chương nói về Hào quang (ābhāvagga).
- Này các Tỳ khưu, có bốn lại hào quang. Thế nào là bốn? Hào quang của mặt trăng, hào quang của mặt trời, hào quang của lửa và hào quang của trí tuệ (paññābhā).

- Này các Tỳ khưu, có bốn lại ánh sáng rực rỡ. Thế nào là bốn? Ánh sáng rực rỡ của mặt trăng, ánh sáng rực rỡ của mặt trời, ánh sáng rực rỡ của lửa, ánh sáng rực rỡ của trí tuệ (paññā pabhā).

- Này các Tỳ khưu, có bốn loại ánh sáng. Thế nào là bốn? Ánh sáng của mặt trăng, ánh sáng của mặt trời, ánh sáng của lửa, ánh sáng của trí tuệ (paññā-āloko).

- Này các Tỳ khưu, có bốn loại sáng chói. Thế nào là bốn? Sự sáng chói của mặt trời, sự sáng chói của mặt trăng, sự sáng chói của lửa, sự sáng chói của trí tuệ (paññā-obhāso).

- Này các Tỳ khưu, có bốn loại rực rỡ. Thế nào là bốn? Sự rực rỡ của mặt trăng, sự rực rỡ của mặt trời, sự rực rỡ của lửa, sự rực rỡ của trí tuệ (paññā-pajjoto).

Ngay trong bài pháp đầu tiên của Ngài - Dhamma cakkappavattana Sutta (Chuyển Pháp Luân Kinh) đức Phật cũng đề cập đến ánh sáng khi giải thích sự Giác Ngộ của Ngài.

"... Như vậy, này các Tỳ khưu, đối với các Pháp (dhamma) trước đây chưa từng nghe, nhãn (cakkhu) đã khởi lên nơi Ta, trí (ñāṇa) đã khởi lên nơi Ta, tuệ (paññā) đã khởi lên nơi ta, minh (vijjā) đã khởi lên nơi Ta và ánh sáng (āloke) đã khởi lên nơi Ta."

Tâm thuộc minh sát trí hiệp thế tạo ra "ánh sáng giác ngộ" mạnh mẽ (vipassanobhāso), nhưng tâm thuộc minh sát trí siêu thế tạo ra ánh sáng được xem là cực kỳ mạnh mẽ, chẳng hạn Ánh Sáng Giác Ngộ của Bậc Giác Ngộ tỏa khắp mười ngàn thế giới.

Ánh sáng ấy phát sanh như thế nào?
Tâm khi lắng sâu trong định được kết hợp với Tuệ (paññā), tâm ấy sẽ tạo ra nhiều thế hệ sắc cực sáng do tâm sanh (cittajarūpa). Dùng ánh sáng ấy, chúng ta có thể thâm nhập vào thực tại cùng tột hay chân đế (paramattha sacca) để thấy các pháp như chúng thực sự là. Điều này cũng giống như khi đi vào một căn phòng tối, chúng ta cần phải có ánh sáng để thấy mọi vật ở đó vậy.

*Bảo vệ tâm định

Tuy nhiên, vì muốn thâm nhập vào thực tại cùng tột hay pháp chân đế thâm sâu, vi tế, mà chúng ta phát triển định tâm sâu lắng không thôi vẫn chưa đủ, đây còn là một cơ hội chúng ta không thể để mất.

Do đó ở đây chúng tôi cũng dạy thiền sinh cách làm thế nào để tự bảo vệ mình và bảo vệ thiền của mình bằng cách tu tập Bốn Phạm Trú (Brahmavihāra) cho đạt đến một bậc thiền nào đó hoặc cận định.

Bốn Phạm Trú này là:
1. Từ (mettā) để vượt qua sân hận.
2. Bi (karuṇā) để vượt qua ác tâm và não hại.
3. Hỷ (muditā) để vượt qua ganh tỵ.
4. Xả (upekkhā) để vượt qua sự dửng dưng đối với các chúng sanh.

Vì cùng một lý do này mà chúng tôi cũng còn dạy bốn loại Thiền Bảo hộ (caturākkha kammaṭṭhāna) cho đạt đến một bậc thiền (jhāna) hoặc cận định:
1. Tâm từ (mettā) để bảo vệ hành giả khỏi những hiểm nguy do chúng sinh khác gây ra.
2. Tùy niệm Phật (budhānussati) để bảo vệ hành giả khỏi sợ hãi, và những hiểm nguy khác.
3. Quán bất tịnh (asubha bhāvanā) để bảo về hành giả khỏi dục, tham.
4. Niệm sự chết (maraṇānussati) để bảo vể hành giải khỏi rơi vào sự dễ duôi, biếng nhác khi hành thiền; để phấn khích hành giả bằng ý thức kinh cảm sự chết. (saṁvega).

Với định của bậc thiền hoặc với cận định mà hành giả đã phát triển được, những đề tài thiền này không phải mất nhều thời gian để tu tập, (tức là hành giả sẽ dễ dàng phát triển các đề mục thiền này vậy).

Trích trong: “Biết và Thấy”
Đại trưởng lão Pa Auk Sayadaw
Tỳ khưu Pháp Thông dịch

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
 
PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :


1️⃣

Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣

Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣

Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.


Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.

Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè.
Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.
Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?


Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....


Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
Không còn sanh tử vậy còn gì ?
 
Có bốn hạng nghe Pháp:
  1. Hạng thứ nhất: nghe rồi trớt quớt, coi như không nghe.

  2. Hạng thứ hai: nghe rồi treo toòng teng đó. Lâu lâu đụng chuyện móc ra xài một cái, xài xong máng lên trở lại. Nghe rồi lâu lâu đi đám ma bắt đầu mới suy niệm "đúng là đời vô thường!". Nhưng mà vừa niệm xong móc cái phone ra "Hôm nay Galleria 70% off! OK! Go!" Cái hạng này là nghe rồi máng lên tường lâu lâu đụng chuyện kéo xuống xài, xong rồi móc lên trở lại.

  3. Hạng thứ ba: Học Đạo, hành Đạo và bị đốt nóng bởi những thứ mình đã học. Tức là tu thì chuyên tâm lắm nhưng mà làm khổ mình khổ người. Tôi nói hoài có nhiều người họ ăn chay mình nhìn mình khó chịu, có nhiều người họ Bát Quan mình khó chịu. Có nhiều "kiểu tu" mình nhìn thấy ghét lắm. Tu như vậy là đốt nóng mình và đốt nóng người.

  4. Hạng thứ tư: học Đạo, hành Đạo và biến nó thành suối nguồn an lạc cho mình và cho người khác. Mình tu làm sao mà bản thân mình càng ngày càng an lạc và trong mắt mọi người họ gặp mình họ muốn gần mình. Cái đó mới đúng là người tu và nếu quý vị hiểu tu là đóng khung, là khắc kĩ, thì các vị A La Hán chắc không ai gần nổi đâu. Trí tuệ, đạo hạnh cao như ngài Xá Lợi Phất chắc ở một mình luôn nhưng mà không, trong kinh nói rằng ngài Xá Lợi Phất cực kì dễ gần, cực kì dễ thương, dễ mến. Phải nói là "cực kì".

    Đến một lúc nào đó người ta trở nên dễ thương như người ta không biết gì. Bởi vậy ngài Ca Chiên Diên ngài mới nói là "trí nhiều làm như ngu, sức nhiều làm như yếu, có mắt làm như mù, có tai làm như điếc". Nghe nói mà nổi da gà. Rất là độc. Ngài nói trí mà thượng thừa như thằng ngu, thằng khờ. "Có mắt làm như mù" tức là không có dòm ngó ai mặc dù chuyện gì cũng biết. "Có tai như điếc", không nghe chuyện tầm bậy của đời mặc dù chuyện gì cũng nghe được, nhưng mà không ngóng. "Có sức làm như yếu" tức là không có cạnh tranh đấu đá với đời. Có trí làm như ngu, có mắt làm như mù, có tai là như điếc, có sức làm như liệt. Đó là cái pháp tu thượng thừa Đạo Phật.
Còn mình mới được có ba mớ là bắt đầu thấy ghét rồi, muốn đúc tòa sen rồi. Tôi kể hoài về mấy cái người tôi gặp khi đi dạy học. Họ gặp tôi, đặc biệt khi một mình họ với tôi thì họ không bao giờ hỏi Đạo. Họ lại luôn luôn hỏi trước đám đông. Hỏi để cho người ta biết họ đã tới "cảnh giới" đó rồi. Có nhiều lúc không phải là hỏi mà họ bắt tôi phải nghe thành tích của họ.

"Con nghe Sư về, con hoan hỷ, con tới con hỏi Sư một hai chuyện con thắc mắc từ lâu" - "Cô hỏi đi cô!" -

"Dạ con sau này con không có biết giận ai, ai nói gì con cũng thấy thương người ta quá! Mà con bố thì không có tiếc, có nhiêu bố hết vậy đó. Còn ngồi thiền coi như ba tiếng không có biết mỏi. Không biết nó là sao?".

Tôi mới nói "Cái đó giờ về mua xi măng đúc tòa ngồi chứ đâu có thắc mắc gì nữa!".

Họ nổ, kiếp trước họ làm pháo nên bây giờ họ nổ, can không kịp! Tu như vậy làm khổ người ta quá. Mình tu là phải làm cho người ta thấy dễ gần.

Tôi nói hoài: có những người sống lâu thành đồ cũ, có những người sống lâu thành đồ cổ. Cái đồ cổ càng lâu nó càng quý. Có nhiều người họ sống lâu, đem ra garage sale người ta còn không muốn lấy nữa. Có nhiều món chỉ ra tới yard sale, garage sale, nhưng có nhiều món đáng đưa vào museum, vào antique shop. Cho nên sống lâu thành đồ cũ và sống lâu thành đồ cổ, hai cái khác nhau.

Có những người đời sống của họ chỉ là sự góp mặt chứ không phải là đóng góp và từ đó có những cái chết chỉ là sự vắng mặt, không phải là sự mất mát trong đời. Lý do tại sao? Là bởi vì lúc họ sống họ chỉ là sự góp mặt thôi, chỉ là góp phần chen lấn thôi chứ không phải là sự đóng góp. Sống phải là đóng góp thì chết mới là sự mất mát và người được như vậy thì sống càng lâu mới là "đồ cổ", không được như vậy càng lâu thành "đồ cũ".
nhị gia à
 
Top