Đạo lý Kinh Nghiệm Học Phật - Vấn đáp Phật Pháp

PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :


1️⃣

Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣

Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣

Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.


Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.

Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè.
Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.
Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?


Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....


Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
 
Sửa lần cuối:
Cảm giác nào sanh khởi thì phải ghi nhận, quán sát, chánh niệm những cảm giác đó ngay lúc ấy. Như vậy là sống trong hiện tại, như vậy là tu tập.

Phật dạy:

Trong bất cứ hành vi cử chỉ nào của Ta mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, trong hành vi cử chỉ ấy, Ta hãy trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy.’

Này Bà-la-môn trong khi Ta đi kinh hành qua lại mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến. Thì này Bà-la-môn, Ta không đứng, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đi kinh hành qua lại.

Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang đứng mà sự sợ hãi khiếp đảm ấy đến. Thì này Bà-la-môn, Ta không kinh hành qua lại, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang đứng.

Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang ngồi mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến. Thì này Bà-la-môn, Ta không nằm, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang ngồi.

Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang nằm mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến. Thì này Bà-la-môn, Ta không ngồi, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang nằm.

Kết luận: --> Bất cứ cảm giác nào sanh khởi, hãy ghi nhận, quán sát, chánh niệm đến khi chúng biến mất. Đây chính là sự diệt trừ.

MN 4

 
Thường cận y duyên.

Nghe cái tên nó rất là dài và nó rất là tối nghĩa nhưng mà cái nghĩa mà nôm na nhất đó là thói quen. Thường cận y là thói quen chứ không có gì hết. Tiếng Pali là pakatūpanissaya. pakatu từ chữ pakati có nghĩa là bình thường, tự nhiên. Còn cái chữ upanissaya có nghĩa là thói quen, lề lối . Như vậy, pakatūpanissaya dịch gọn lại là thói quen.

Cái này nó rất là quan trọng. Bởi vì tôi đã nói nhiều lần: chúng sanh phàm phu 99.9% vốn không có thói quen active (chủ động) mà rất là passive (thụ động). Chúng ta không có khuynh hướng bốc hơi đi lên mà chúng ta chỉ có khuynh hướng tan chảy rớt xuống. Phân biệt được hai cái này không? Nước mà dạng thể khí thì nó có khuynh hướng bốc lên, còn nước ở cái dạng thể lỏng thì nó đổ xuống. Muốn bốc lên thì anh phải chủ động một chút. Còn để cho nó chảy xuống thì anh cứ thụ động là được rồi. Muốn đứng lên thì phải dùng sức - chứ muốn đổ cái ạch xuống đất thì hình như không cần dùng sức mấy, phải vậy không? Chính vì thói quen tai hại này cho nên trong vô số kiếp luân hồi chúng sinh có một khuynh hướng rất bậy là cái gì dễ, cái gì tiện thì theo đó mà đi. Cho nên 99.9% chúng sinh trong đời này là sống theo thói quen. Mà thói quen thiện nó khó hơn thói quen không tốt. Bởi vì mình muốn có được cái thiện mình phải có sự nỗ lực, mình phải có phấn đấu, phải có vô số điều kiện. Còn ác thì quơ đâu cũng gặp điều kiện để làm ác hết trơn. Chính vì cơ hội làm bậy nó nhiều cho nên người bậy mới nhiều. Chính vì người bậy nó nhiều nên bạn xấu nó nhiều. Chính vì bạn xấu nó nhiều cho nên mình dễ kiếm. Chính vì mình dễ kiếm bạn xấu cho nên mình dễ thành người xấu, dễ bị tụi nó lây thói xấu.

Sẵn đây tôi nhắc lại bài học cũ. Trong kinh nói không nên gần người xấu, kể cả trường hợp ta là người tốt. Tại sao? Là bởi vì buổi đầu mình sống với họ bằng tâm thức đối kháng, có nghĩa là mình không đồng ý, sau đó bằng tâm thức miễn cưỡng, sau miễn cưỡng là thỏa hiệp, sau thỏa hiệp là đồng thuận. Và khi đồng thuận rồi là cá mè một lứa, có lúc mình sẽ thấy nó hay hay.

Chuyện nhẹ thôi. Tôi không phải là người bủn xỉn nhưng mà khi tôi ở gần một người kẹo lâu ngày tôi thấy họ hay. Trước đây mình thấy ai dễ thương, ai tội nghiệp là mình giúp liền. Còn bây giờ khi ở gần người kẹo là mình nghĩ tiếp "họ có nhờ mình chưa mà mình giúp?", "họ chưa đến nỗi mà tại sao mình giúp?". Mà lẽ ra trước đây là tôi thấy ai dễ thương, thấy tội nghiệp là tôi giúp liền. Còn giờ ở gần người kẹo lâu ngày tôi mới tăng đô lên. Có nghĩa là tôi nghĩ thêm: "họ đã đến nước mà cần giúp hay chưa?", "họ có đúng là khổ như mình thấy hay không?" Lúc đó bắt đầu tôi mới giật mình "Ồ, thì ra mình đã bị nhiễm!" Trước đây mình không có để ý mấy cái đồng bạc cắc, nó chỉ để dành bơm bánh xe nhưng bây giờ mình biết để dành để đậu xe. Từ cái chỗ mà bơm bánh xe mà biết tiết kiệm để mà bắt đầu dùng trong chuyện đậu xe. Tôi không phải nói vậy để bà con coi thường mấy cái đồng bạc cắc, nhưng mà tôi giật mình khi tôi thấy tôi đã thay đổi. Bởi vì không phải tôi giàu nhưng mà ở Mỹ cái đồng bạc cắc nó không có giá trị nhiều mà giữ nó rất là nặng túi. Rồi khi về Châu Âu tôi mới biết người bên đó họ xài hơi kỹ. Đồng bạc cắc bên Thụy sĩ nó rất là có giá, mà cộng với mấy người họ hơi kỹ nữa, lâu ngày tôi về Mỹ tôi kẹo lúc nào tôi không hay.

Người ta nói người Bulgaria rất là kẹo, kẹo lắm, họ bủn xỉn lắm, tại vì họ là dân miền núi, thêm chế độ khắc nghiệt làm cho họ còn nghèo nữa cho nên họ bủn xỉn. Có câu chuyện một du khách ngoại quốc đi qua Bulgari. Ổng bị tai nạn mất máu nặng lắm. Trong bệnh viện ổng cần vô máu, người ta vô đợt một ổng còn cảm ơn, vô đợt hai ổng hết biết cảm ơn - là bởi vì máu Bulgaria đã quá nhiều trong người ổng. Cái câu chuyện đó, có thể quý vị nghĩ là câu chuyện cười nhưng mà không phải chỉ vậy. Người ta muốn nói về sự tập nhiễm. Tức là vô lần đầu ổng nói cảm ơn, vô lần hai ổng thấy chuyện bình thường: "tui bị tai nạn bên nước mấy người, mấy người phải có trách nhiệm vô máu cho tui." Có nghĩa là lúc đó ảnh chỉ biết lợi dụng người khác thôi, chứ không còn cái ơn nghĩa gì hết.

May là tôi chưa vô máu vậy mà sống ở bển mới có mấy tháng mà giờ tôi bắt đầu thấy tôi kẹo rồi.

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'HÀNH TRÌ CHÁNH PHÁP Những thói quen, tố chất, tập khí hay khuynh hướng, đều đến từ sự lặp đi lặp lại rồi từ đó trở thành bản tính tự nhiên của mỗi chúng sanh. (Lời Dạy Của Ngài Trưởng Lão Tăng Thống Myanmar)'
 
Sửa lần cuối:
Sự thật thứ 1 (Khổ đế): Nhận thức được rằng mọi hiện hữu là khổ. Bất cứ một hiện hữu nào, dầu đó là sự hiện hữu của một vị Phật, hễ có mặt trên đời này từ tâm lý đến sinh học.

Sự thật thứ 2 (Tập đế): Biết rằng mọi thứ là khổ thì mình thích, ghét cái gì cũng là trong khổ. Mà thích trong khổ là đầu tư cho cái khổ mới.

Sự thật thứ 3 (Diệt đế): Vì biết rằng mọi hiện hữu là khổ, nên muốn hết khổ thì phải buông. Không thích trong khổ nữa thì mới hết khổ.


Sự thật thứ 4 (Đạo đế): Tổng hợp cả 3 nhận thức trên, chính là con đường thoát khổ. Thường xuyên sống trong 3 nhận thức này gọi là đang sống trong con đường thoát khổ, đủ duyên thì chứng thánh đời này, vô duyên thì cũng gieo được chủng tử giác ngộ cho đời sau.

Một người Phật tử không hiểu 4 đế là gì thì tất cả những công đức của các vị nó đều nằm ở cái mức hạn chế tối đa luôn! Làm phước, cầu cái này, nguyện cái kia mà trong khi đó không hề hiểu được 4 đế - Cái căn bản đầu tiên ấy!

Đọc câu thần chú này: MỌI HIỆN HỮU LÀ KHỔ.

- Tất cả nhân lành đều là khổ: dầu từ bi, trí tuệ, chánh niệm, thiền định,.. trong số nhân lành ấy thì riêng bát chánh đạo vừa là khổ vừa là con đường thoát khổ.
- Tất cả quả lành đều là khổ: nếu ta đón nhận bằng bát chánh đạo thì lúc bấy giờ nó là điều kiện để thoát khổ.
- Tất cả nhân xấu đều là khổ: tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi... riêng tham ái vừa là khổ vừa là con đường dẫn đến khổ.
- Tất cả quả xấu đều là khổ: nếu ta đón nhận nó bằng bát chánh đạo thì nó là điều kiện để thoát khổ.

Tùy vào cách tu trong quá khứ mà có người chứng đạo bằng cách rất ngọt ngào hay cay đắng.

* Có những vị thấy khu rừng sau một trận mưa mát mẻ, bèn chứng La Hán.
* Có những vị quán chiếu cơn đau của mình cũng chứng La Hán.
* Có những vị nhìn cái ngọt ngào thấy nó vô ngã vô thường cũng chứng La Hán.
* Có những vị nhìn cái đắng cay, chua chát quán niệm tam tướng cũng chứng La Hán.

=> Như vậy, nhân lành hay nhân xấu đều là điều kiện để sanh tử nhưng riêng nhân lành thì bát chánh đạo là nhân sinh-tử hay giải thoát là tùy mình.

Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản cho biết 'Phần đông đều cho rằng, đời sống mà không có sự lạc quan yêu đời thì quả thật hoàn toàn mất hết khoái lạc. Chính ái dục che mờ tánh chất bất lạc của đời sống và tạo ra hương vi khoái lạc cho cuộc đời. Nhưng đối với vị A-la-hán đã đoạn trừ ái dục thì sự vui thích với cuộc sống không hề xảy ra. Vị ấy hằng hướng đến Niết-bàn, là sự chấm dứt hoàn toàn tất cả khổ. Trích Pháp duyên khời, Cổ Đại Trường Lão Mahàsi Sayadaw, Tỷ kheo Minh Huệ dịch Việt'
 
Câu Hỏi: Vì sao, sau khi đã phân biệt danh và sắc rồi, thiền sinh còn phải hành các pháp môn thứ nhất và thứ năm của pháp Duyên khởi (paṭiccasamuppāda) nữa?
Pháp môn thứ nhất và thứ năm ấy là gì?

Trả Lời :
Theo truyền thống Thượng Tọa Bộ, có bảy giai đoạn Thanh Tịnh (visuddhi).

Năm thanh tịnh đầu là:
1. Giới thanh tịnh (sīla visuddhi): có bốn loại
– Giới phòng hộ theo giới bổn (Paṭimokkhā saṁvarasīla)
– Giới phòng hộ các căn (indriya saṁvara sīla)
– Giới thanh tịnh sanh mạng (ajīva pārisuddhi sīla)
– Giới liên quan tứ vật dụng (paccaya sannissita sīla)
2. Tâm thanh tịnh (citta visuddhi) – là cận định và tám thiền chứng (samāpatti).
3. Kiến thanh tịnh (diṭṭhi visuddhi) tức Danh Sắc Phân tích trí (nāma rūpa paricchedañāṇa)
4. Đoạn nghi thanh tịnh (kaṇkhāvitaraṇa visuddhi) tức Tuệ nắm bắt Nhân duyên (paccaya pariggaha ñāṇa), hay nói cách khác là tuệ thấy duyên khởi tánh (paṭiccasamuppāda)
5. Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh (maggāmaggāñaṇa dassana visuddhi) tức tuệ Thẩm sát tam tướng (sammasana ñāṇa) và tuệ quán Sanh diệt (udyabbaya ñāṇa) là những tuệ khởi đầu của Minh sát.

Như vậy, trước Minh sát có bốn thanh tịnh. Tại sao? Minh sát là “tuệ” làm nhiệm vụ thấu rõ tính chất vô thường, khổ và vô ngã của Danh Sắc và các nhân của chúng. Không biết Danh Sắc và các nhân của chúng, làm thế nào chúng ta có thể thấu hiểu được rằng: chúng là vô thường, khổ và vô ngã? Chúng ta hành minh sát như thế nào? Chỉ sau khi chúng ta đã phân biệt được danh sắc và các nhân của chúng một cách rành mạch, chúng ta mới có thể hành thiền minh sát được.

Danh Sắc và các nhân của chúng được gọi là các “Hành” (saṅkhāra). Chúng diệt ngay khi vừa sanh, đấy là lý do vì sao chúng là vô thường; chúng phải chịu sanh diệt liên tục nên là khổ; chúng không có tự ngã (atta) hoặc một bản thể bền chắc không bị tiêu hoại, nên là vô ngã.

Hiểu rõ vô thường, khổ và vô ngã theo cách này là Minh sát thực thụ. Vì vậy trước khi hành Minh Sát, chúng tôi dạy thiền sinh phải phân biệt danh - sắc và duyên khởi tánh. Chú giải giải thích nó như là “aniccanti pañcakkhandhā” (ngũ uẩn là vô thường), và “aniccanti khandha pañcakaṁ“. Có nghĩa “Vô thường chính là năm uẩn”. Năm uẩn, nói cách khác, là danh sắc và các nhân của chúng. Như vậy, Minh sát thực thụ đòi hỏi người hành thiền phải biết năm uẩn, và các nhân cũng như quả của chúng.

Đức Phật tùy theo căn tánh của người nghe mà dạy bốn phương pháp phân biệt duyên khởi. Trong Vô Ngại Giải Đạo, còn có một phương pháp nữa. Vị chi là có năm phương pháp hay năm pháp môn. Phương pháp thứ nhất trong số đó được đức Phật dạy là phương pháp phân biệt duyên khởi theo chiều thuận.

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, v.v…
Phương pháp này phổ biến trong Phật giáo Nguyên Thủy (hay Theravāda), nhưng lại rất khó đối với ai không có kiến thức về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Ngay cả những hành giả có kiến thức Vi Diệu Pháp tương đối cũng vẫn có khả năng gặp nhiều khó khăn.

Phương pháp thứ năm do Ngài Xá Lợi Phất dạy, và được ghi lại trong Kinh Tạng Pāḷi, bộ Vô Ngại Giải Đạo, tương đối dễ đối với hành giả mới thực hành minh sát. Phương pháp này nhắm vào việc phân biệt năm nhân quá khứ tạo ra năm quả hiện tại, và năm nhân hiện tại sẽ tạo ra năm quả vị lai. Đây là nguyên tắc chính trong phương pháp thứ năm. Nếu hành giả muốn biết nó bằng kinh nghiệm trực tiếp, hành giả phải hành cho tới giai đoạn này.

Sau khi thực hành theo đúng hệ thống pháp môn thứ năm này, hành giả sẽ không gặp nhiều khó khăn khi hành phương pháp thứ nhất nữa. Vì lý do này chúng tôi dạy phương pháp thứ năm trước phương pháp thứ nhất. Dĩ nhiên chúng tôi sẽ dạy cả năm phương pháp cho những ai có đủ thời gian, và nhất là muốn hành thêm. Nhưng, cho dù đức Phật dạy duyên khởi theo căn tánh người nghe, một phương pháp cũng là đủ để đắc Niết-bàn rồi. Cũng vậy, vì phương pháp thứ nhất được xem là phổ biến trong Đạo Phật Nguyên Thủy, nên chúng tôi dạy cả hai phương pháp thứ nhất và thứ năm cho tiện.

Một lần nọ, tôn giả Ānanda sau khi đã hành pháp Duyên khởi theo bốn cách. Vào buổi chiều, ngài đi đến gặp đức Phật và bày tỏ: “Bạch Đức Thế Tôn, mặc dù pháp duyên khởi thâm sâu là vậy, nó cũng dễ đối với con.” Đức Phật trả lời.

“Etassa cānanda, dhammassa ananubodhā, appaṭivedhā evamayaṁ pajā tankākulakajāta, kulāgaṇthikajāta, muñjapabbajabhūtā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ saṁsāraṁnātivattati.”

Nghĩa là không hiểu rõ pháp duyên khởi xuyên qua Tùy giác trí (anubodha ñāṇa) và Thông đạt trí (paṭivedha ñāṇa), con người không thể thoát khỏi vòng luân lưu sanh tử (saṁsāra), và bốn ác đạo (apāya).

Tùy giác trí ở đây là trí phân tích Danh Sắc (nāma rūpa pariccheda ñāṇa), và trí phân biệt (nắm bắt) Nhân Duyên (pacāya pariggaha ñaṇa). Còn Thông đạt trí (Paṭivedha ñāṇa) là tất cả các minh sát trí (vipassanā ñāṇa).

Vì vậy, không hiểu rõ duyên khởi với tùy giác trí và thông đạt trí này, ta không thể đạt đến Niết-bàn. Từ đoạn kinh trên, chú giải nói rằng: không hiểu rõ duyên khởi, không ai có thể thoát khỏi vòng luân lưu sanh tử, dù là trong giấc mơ.

Đại Lão Thiền Sư Pa Auk Sayadaw
 
TRONG SỰ TU TẬP(BHĀVANĀ) CHỈ CẦN ƯỚC NGUYỆN HAY NGUYỆN CẦU LÀ ĐỦ THÀNH TỰU?

—Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không chí tâm trong sự tu tập khởi lên ước muốn như sau: “Mong rằng tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ!” Tuy vậy, tâm vị ấy cũng không giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Vì cớ sao? Phải nói rằng vì vị ấy không có tu tập. Không có tu tập cái gì? Không có tu tập Bốn niệm xứ, không có tu tập Bốn chánh cần, không có tu tập Bốn như ý túc, không có tu tập Năm căn, không có tu tập Năm lực, không có tu tập Bảy Bồ-đề phần, không có tu tập Thánh đạo tám ngành.

Ví như, này các Tỷ-kheo, có tám, mười hay mười hai trứng gà, không được con gà mái ấp nằm đúng cách, không được ấp nóng đúng cách, không được ấp dưỡng đúng cách.

Dầu cho con gà mái ấy khởi lên ý muốn: “Mong rằng những con gà con của ta, với chân móng và đỉnh đầu, hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được sanh ra một cách an toàn, tuy vậy, các con gà con ấy không có thể, với chân, móng, đỉnh đầu hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được sanh ra một cách an toàn!

Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, tám, mười hay mười hai trứng gà mái ấy không được con gà mái nằm ấp một cách đúng đắn, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không chú tâm trong sự tu tập, dầu cho có khởi lên ý muốn: “Mong rằng tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ”; tuy vậy, tâm vị ấy cũng không giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Vì cớ sao? Phải nói rằng vì vị ấy không có tu tập. Không có tu tập cái gì? Không có tu tập Bốn niệm xứ… không có tu tập Thánh đạo tám ngành.
AN 7.71
 
Câu Hỏi: Vì sao, sau khi đã phân biệt danh và sắc rồi, thiền sinh còn phải hành các pháp môn thứ nhất và thứ năm của pháp Duyên khởi (paṭiccasamuppāda) nữa?
Pháp môn thứ nhất và thứ năm ấy là gì?

Trả Lời :
Theo truyền thống Thượng Tọa Bộ, có bảy giai đoạn Thanh Tịnh (visuddhi).

Năm thanh tịnh đầu là:
1. Giới thanh tịnh (sīla visuddhi): có bốn loại
– Giới phòng hộ theo giới bổn (Paṭimokkhā saṁvarasīla)
– Giới phòng hộ các căn (indriya saṁvara sīla)
– Giới thanh tịnh sanh mạng (ajīva pārisuddhi sīla)
– Giới liên quan tứ vật dụng (paccaya sannissita sīla)
2. Tâm thanh tịnh (citta visuddhi) – là cận định và tám thiền chứng (samāpatti).
3. Kiến thanh tịnh (diṭṭhi visuddhi) tức Danh Sắc Phân tích trí (nāma rūpa paricchedañāṇa)
4. Đoạn nghi thanh tịnh (kaṇkhāvitaraṇa visuddhi) tức Tuệ nắm bắt Nhân duyên (paccaya pariggaha ñāṇa), hay nói cách khác là tuệ thấy duyên khởi tánh (paṭiccasamuppāda)
5. Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh (maggāmaggāñaṇa dassana visuddhi) tức tuệ Thẩm sát tam tướng (sammasana ñāṇa) và tuệ quán Sanh diệt (udyabbaya ñāṇa) là những tuệ khởi đầu của Minh sát.

Như vậy, trước Minh sát có bốn thanh tịnh. Tại sao? Minh sát là “tuệ” làm nhiệm vụ thấu rõ tính chất vô thường, khổ và vô ngã của Danh Sắc và các nhân của chúng. Không biết Danh Sắc và các nhân của chúng, làm thế nào chúng ta có thể thấu hiểu được rằng: chúng là vô thường, khổ và vô ngã? Chúng ta hành minh sát như thế nào? Chỉ sau khi chúng ta đã phân biệt được danh sắc và các nhân của chúng một cách rành mạch, chúng ta mới có thể hành thiền minh sát được.

Danh Sắc và các nhân của chúng được gọi là các “Hành” (saṅkhāra). Chúng diệt ngay khi vừa sanh, đấy là lý do vì sao chúng là vô thường; chúng phải chịu sanh diệt liên tục nên là khổ; chúng không có tự ngã (atta) hoặc một bản thể bền chắc không bị tiêu hoại, nên là vô ngã.

Hiểu rõ vô thường, khổ và vô ngã theo cách này là Minh sát thực thụ. Vì vậy trước khi hành Minh Sát, chúng tôi dạy thiền sinh phải phân biệt danh - sắc và duyên khởi tánh. Chú giải giải thích nó như là “aniccanti pañcakkhandhā” (ngũ uẩn là vô thường), và “aniccanti khandha pañcakaṁ“. Có nghĩa “Vô thường chính là năm uẩn”. Năm uẩn, nói cách khác, là danh sắc và các nhân của chúng. Như vậy, Minh sát thực thụ đòi hỏi người hành thiền phải biết năm uẩn, và các nhân cũng như quả của chúng.

Đức Phật tùy theo căn tánh của người nghe mà dạy bốn phương pháp phân biệt duyên khởi. Trong Vô Ngại Giải Đạo, còn có một phương pháp nữa. Vị chi là có năm phương pháp hay năm pháp môn. Phương pháp thứ nhất trong số đó được đức Phật dạy là phương pháp phân biệt duyên khởi theo chiều thuận.

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, v.v…
Phương pháp này phổ biến trong Phật giáo Nguyên Thủy (hay Theravāda), nhưng lại rất khó đối với ai không có kiến thức về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Ngay cả những hành giả có kiến thức Vi Diệu Pháp tương đối cũng vẫn có khả năng gặp nhiều khó khăn.

Phương pháp thứ năm do Ngài Xá Lợi Phất dạy, và được ghi lại trong Kinh Tạng Pāḷi, bộ Vô Ngại Giải Đạo, tương đối dễ đối với hành giả mới thực hành minh sát. Phương pháp này nhắm vào việc phân biệt năm nhân quá khứ tạo ra năm quả hiện tại, và năm nhân hiện tại sẽ tạo ra năm quả vị lai. Đây là nguyên tắc chính trong phương pháp thứ năm. Nếu hành giả muốn biết nó bằng kinh nghiệm trực tiếp, hành giả phải hành cho tới giai đoạn này.

Sau khi thực hành theo đúng hệ thống pháp môn thứ năm này, hành giả sẽ không gặp nhiều khó khăn khi hành phương pháp thứ nhất nữa. Vì lý do này chúng tôi dạy phương pháp thứ năm trước phương pháp thứ nhất. Dĩ nhiên chúng tôi sẽ dạy cả năm phương pháp cho những ai có đủ thời gian, và nhất là muốn hành thêm. Nhưng, cho dù đức Phật dạy duyên khởi theo căn tánh người nghe, một phương pháp cũng là đủ để đắc Niết-bàn rồi. Cũng vậy, vì phương pháp thứ nhất được xem là phổ biến trong Đạo Phật Nguyên Thủy, nên chúng tôi dạy cả hai phương pháp thứ nhất và thứ năm cho tiện.

Một lần nọ, tôn giả Ānanda sau khi đã hành pháp Duyên khởi theo bốn cách. Vào buổi chiều, ngài đi đến gặp đức Phật và bày tỏ: “Bạch Đức Thế Tôn, mặc dù pháp duyên khởi thâm sâu là vậy, nó cũng dễ đối với con.” Đức Phật trả lời.

“Etassa cānanda, dhammassa ananubodhā, appaṭivedhā evamayaṁ pajā tankākulakajāta, kulāgaṇthikajāta, muñjapabbajabhūtā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ saṁsāraṁnātivattati.”

Nghĩa là không hiểu rõ pháp duyên khởi xuyên qua Tùy giác trí (anubodha ñāṇa) và Thông đạt trí (paṭivedha ñāṇa), con người không thể thoát khỏi vòng luân lưu sanh tử (saṁsāra), và bốn ác đạo (apāya).


Tùy giác trí ở đây là trí phân tích Danh Sắc (nāma rūpa pariccheda ñāṇa), và trí phân biệt (nắm bắt) Nhân Duyên (pacāya pariggaha ñaṇa). Còn Thông đạt trí (Paṭivedha ñāṇa) là tất cả các minh sát trí (vipassanā ñāṇa).

Vì vậy, không hiểu rõ duyên khởi với tùy giác trí và thông đạt trí này, ta không thể đạt đến Niết-bàn. Từ đoạn kinh trên, chú giải nói rằng: không hiểu rõ duyên khởi, không ai có thể thoát khỏi vòng luân lưu sanh tử, dù là trong giấc mơ.

Đại Lão Thiền Sư Pa Auk Sayadaw
" Hiểu " về duyên khởi hay " chấp nhận " duyên khởi.
Tôi có thể " chấp nhận " nhưng "hiểu " là hiểu ntn vậy bro.
Nhân duyên trùng điệp không thể nghĩ bàn.
 
" Hiểu " về duyên khởi hay " chấp nhận " duyên khởi.
Tôi có thể " chấp nhận " nhưng "hiểu " là hiểu ntn vậy bro.
Nhân duyên trùng điệp không thể nghĩ bàn.
Trong Kinh nói về pháp duyên khởi đề cập rằng, Thức có Hành (sự nỗ lực tạo nghiệp _ saṇkhāra) làm duyên và Hành có Vô Minh (sự không biết được sự thật _ avijjā) làm duyên, chỉ được Bồ tát quán xét việc làm duyên lẫn nhau của Thức và Danh sắc duy nhất trong kiếp hiện tại mà không liên quan dính líu với nhân duyên kể từ kiếp trước cho nên chúng ta có thể kết luận được rằng trong việc thực hành Minh quán của tất cả hành giả thì việc quán xét trong kiếp hiện tại cũng xem như đủ để trợ giúp cho việc thực hành được phát triển

Ví dụ như bạn khát nước -> bạn uống nước -> nước lọc vào cơ thể chuyển thành nước tiểu -> mắc tiểu -> đi tiểu.
Đó là chiều thuận của duyên khởi.

Còn khi ta quán xét theo chiều nghịch thì :

đi tiểu vì mắc tiểu;
mắc tiểu vì có nước trong cơ thể chuyển thành nước tiểu;
có nước trong cơ thể vì do bạn nạp nước bên ngoài vào;
nạp nước từ bên ngoài vào vì bạn cảm thấy khát nước.

Chính vì Đức Bồ Tát quán xét duyên khởi trùng điệp mà mới thấu được bản chất của thế gian và trở thành Samma Sambuddhasa.

Lúc Bồ Tát đi từ gốc cây – chỗ Ngài ngồi ban ngày – đến cây bồ đề, có một người cắt cỏ dâng cúng cho Ngài tám bó cỏ. Ngài trải cỏ dưới gốc cây bồ đề, rồi ngồi lên đó, mặt hướng về hướng đông và phát ra một lời nguyện mạnh mẽ: “Dầu cho máu cạn, thịt khô, chỉ còn da bọc lấy gân, xương; ta cũng không từ bỏ nỗ lực tinh tấn khi chưa thành tựu mục đích cao thượng”. Câu nói này có nghĩa là Ngài quyết định không thay đổi tư thế: “Ta không rời bỏ tư thế này cho đến khi đạt thành quả Phật”.

Lúc bấy giờ vào khoảng hoàng hôn, ma vương đến gặp Bồ Tát một lần nữa với đội binh ma hùng mạnh của mình. Ma vương muốn làm cho Bồ Tát sợ hãi rời khỏi chỗ ngồi, nhưng Bồ Tát vẫn không lay chuyển. Cuối cùng, ma vương thất bại.

Sau khi chiến thắng ma vương, Bồ Tát hành thiền để đạt đến quả Phật. Trong suốt canh đầu của đêm đó, Bồ Tát thực hành chánh niệm trên hơi thở, Ngài lần lược đạt đến tầng thiền thứ tư rồi tiếp tục đạt các tầng thiền vô sắc. Sau đó, Ngài đạt được một loại thần thông hay trí tuệ siêu việt nhờ thế Ngài có thể nhớ lại tất cả các kiếp sống quá khứ của mình: Ngài sinh ra ở đâu, làm gì, nhất là tạo ra Nghiệp gì, tu hành như thế nào, sau khi chết sinh về đâu… Như vậy, trong canh đầu Đức Phật đắc Túc Mạng Minh.

Sang canh hai, Đức Phật đạt được Thiên Nhãn Minh, thấy được tất cả chúng sinh chết ở kiếp sống này, tái sinh ở kiếp sống khác. Ngài cũng thấy rõ rằng: chính Nghiệp đã khiến một người chết nơi này và sinh vào nơi khác.
Ngài thấy rõ chúng sinh tái sinh vào địa ngục là kết quả của những hành động bất thiện mà họ đã làm trước đây; chúng sinh sinh vào cõi trời cũng là quả của những Nghiệp thiện họ đã làm trước đây v.v… Như vậy, Ngài thấy tất cả chúng sinh chết và tái sinh giống như cảnh hiện ra trước mắt.

Điều này giúp Đức Phật khám phá ra luật Nghiệp Báo. Luật Nghiệp Báo là quy luật tự nhiên mà chính Ngài thấy rõ chứ không phải là kết quả của lý luận hay suy tư hữu lý của Ngài. Thật vậy, luật Nghiệp Báo do Đức Phật khám phá ra bằng chính trực giác của Ngài, bằng chính trí tuệ, sự hiểu biết trực tiếp của Ngài. Như vậy, Đức Phật khám phá ra luật Nghiệp Báo trước khi Ngài thành Phật.

Đức Phật đã thực hành Thiền Minh Sát trên mười hai yếu tố của Thập Nhị Nhân Duyên. Ngài quán sát lui, quán sát tới nhiều lần. Do kết quả của việc hành Thiền Minh Sát bằng cách quán sát Thập Nhị Nhân Duyên, Bồ Tát Sĩ Đạt Ta đã đạt được tuệ giác tối cao, loại trừ mọi phiền não, trở thành Đức Chánh Biến Tri vào lúc bình minh. Như vậy, Đức Bồ Tát Giác Ngộ quả Phật vào cuối canh ba ngày rằm tháng tư âm lịch năm 589 trước Công nguyên, vào lúc Ngài ba mươi lăm tuổi.

Sau khi đạt được quả Phật, Ngài dành bảy tuần lễ ngụ dưới cội cây bồ đề và gần cội cây bồ đề hưởng hạnh phúc Niết Bàn.
Đúng hai tháng sau khi Giác Ngộ, Ngài thuyết thời pháp đầu tiên tại Isipatana gần Bārāṇasi nơi năm thầy Kiều Trần Như đang tu tập. Nửa đêm hôm đó, Đức Phật đã dạy bài pháp thứ hai cho Yakkhas, Hemavatta và Sattagiri. Năm ngày sau, kể từ ngày thuyết bài pháp đầu tiên, Đức Phật thuyết bài pháp thứ ba, bài pháp về “Bản Chất Vô Ngã của Các Pháp”. Sau bài pháp thứ nhất, một trong năm học trò của Ngài, trở thành Sotāpanna (Tu Đà Hoàn). Trong mỗi ngày kế tiếp sau đó, các học trò còn lại lần lượt đắc quả Sotāpanna. Đến ngày thứ năm, sau khi năm học trò đã trở thành Tu Đà Hoàn, Đức Phật thuyết bài pháp về “Bản Chất Vô Ngã của Các Pháp”. Sau thời Pháp, cả năm thầy Kiều Trần Như đều trở thành A La Hán. Sau khi an cư mùa mưa đầu tiên ở Isipatana, Đức Phật đến Rājagaha, nơi vua Bimbisāra đang trị vì, và Vua Bimbisāra đã dâng cúng cho Ngài Trúc Lâm Tịnh Xá. Đức Phật chấp nhận, và an cư mùa hạ thứ hai tại đây. Một năm sau khi Giác Ngộ, Đức Phật trở về Kapilavatthu thăm viếng quê hương, cha mẹ, và thân quyến. Trong lần thăm viếng đầu tiên này, Đức Phật đã hướng dẫn phụ thân Ngài lần lược đắc ba quả thánh: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm. Cũng trong chuyến thăm viếng này, Người em cùng cha khác mẹ của Ngài là Nanda và con Ngài là Rāhula cũng xuất gia.

Đức Phật giảng dạy trong bốn mươi lăm năm. Ngài giảng dạy cả ngày lẫn đêm chứ không ngủ như chúng ta. Ngài chỉ nằm nghiêng về tay phải để nghỉ ngơi. Đọc chương trình làm việc hằng ngày của Đức Phật, ta thấy mỗi ngày đêm Ngài không nghỉ ngơi quá bốn tiếng. Những giờ khác Ngài dạy dỗ cư sĩ, nhà sư, giảng dạy và trả lời các câu hỏi của chư thiên. Như vậy Ngài đã bỏ ra hai mươi giờ mỗi ngày để thuyết pháp, chỉ dẫn, đem lại sự an vui hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.
 
Sửa lần cuối:
Trong Kinh nói về pháp duyên khởi đề cập rằng, Thức có Hành (sự nỗ lực tạo nghiệp _ saṇkhāra) làm duyên và Hành có Vô Minh (sự không biết được sự thật _ avijjā) làm duyên, chỉ được Bồ tát quán xét việc làm duyên lẫn nhau của Thức và Danh sắc duy nhất trong kiếp hiện tại mà không liên quan dính líu với nhân duyên kể từ kiếp trước cho nên chúng ta có thể kết luận được rằng trong việc thực hành Minh quán của tất cả hành giả thì việc quán xét trong kiếp hiện tại cũng xem như đủ để trợ giúp cho việc thực hành được phát triển

Ví dụ như bạn khát nước -> bạn uống nước -> nước lọc vào cơ thể chuyển thành nước tiểu -> mắc tiểu -> đi tiểu.
Đó là chiều thuận của duyên khởi.

Còn khi ta quán xét theo chiều nghịch thì :

đi tiểu vì mắc tiểu;
mắc tiểu vì có nước trong cơ thể chuyển thành nước tiểu;
có nước trong cơ thể vì do bạn nạp nước bên ngoài vào;
nạp nước từ bên ngoài vào vì bạn cảm thấy khát nước.

Chính vì Đức Bồ Tát quán xét duyên khởi trùng điệp mà mới thấu được bản chất của thế gian và trở thành Samma Sambuddhasa.
Bro chia sẻ một phương cách rất khoa học đấy.

Quán sát nhân duyên của kiếp này. Giống như hạt giống xuống đất do nhân gì do duyên gì nảy thành cây.

Cũng như cái lá cây có rất nhiều nhân duyên tạo nên. Nước đất ánh mặt trời không gian thời gian ở đây.. ..

Rất hữu ích, cách bro chia sẻ giống cách mình chấp nhận và thực hành quán về " duyên khởi "
 
Bro chia sẻ một phương cách rất khoa học đấy.

Quán sát nhân duyên của kiếp này. Giống như hạt giống xuống đất do nhân gì do duyên gì nảy thành cây.

Cũng như cái lá cây có rất nhiều nhân duyên tạo nên. Nước đất ánh mặt trời không gian thời gian ở đây.. ..


Rất hữu ích, cách bro chia sẻ giống cách mình chấp nhận và thực hành quán về " duyên khởi "
Tôi mới update thêm về quá trình đắc đạo của Phật qua góc nhìn Tục Đế bro có thể xem lại.

Điều bro nói mà tôi in đậm cũng có được nhắc trong các bài giảng về duyên khởi. Duyên khởi nó có trong mọi hành động chúng ta đang làm. Trong 4 niệm xứ hay pháp quán niệm xứ nếu tu tập và hành trì sẽ thấy duyên khởi trong đó.
 
Vài đặc điểm quan trọng của Đức Phật chúng ta cần hiểu rõ.

Đức Phật không phải là một vị Thượng Đế
vì theo Đức Phật, không hề có một vị Thượng Đế tạo ra vũ trụ và loài người. Đức Phật cũng không phải là một vị thần, không phải là một vị chư thiên, cũng không phải là một đấng tiên tri hay sứ giả của Thượng Đế, vì đối với Ngài, Thượng Đế không có thật; Đức Phật cũng không phải là một đấng cứu rỗi theo nghĩa của các tôn giáo khác, Đức Phật chỉ giúp chúng sinh tự cứu lấy mình. Tóm lại, Đức Phật không phải là đấng cứu rỗi.

Vậy, Phật là ai? Đức Phật nói: “Chỉ cần biết ta là Phật thôi”. Phật (Buddha) có nghĩa là người đã Giác Ngộ chân lý và đem ra giáo hóa chúng sinh để họ cũng được Giác Ngộ. Vậy Đức Phật có phải là con người không? Phải, Đức Phật một con người. Nhưng Ngài là một người đặc biệt, không phải là một người bình thường. Ngài là một con người, nhưng Ngài là một người đặc biệt, đặc biệt ở đây là Ngài cao thượng hơn trời, người, phạm thiên (phạm thiên là những vị trời cao hơn chư thiên dục giới). Như vậy, Đức Phật là một chúng sinh cao thượng hơn tất cả các chúng sinh khác.

Không phải chỉ cao thượng hơn loài người mà cao thượng hơn tất cả chúng sinh bao gồm cả người, trời và phạm thiên.

Đức Phật có rất nhiều phẩm chất cao thượng không thể kể hết hay đếm hết được. Trong số những phẩm chất cao thượng của Đức Phật, có hai đặc tính chúng ta cần phải biết đến là: “Hoàn toàn trong sạch”, và “Có sự hiểu biết không giới hạn”. Đây là những phẩm chất rất quan trọng của một vị Phật. Tâm Đức Phật rất trong sạch, không chút bợn nhơ, không chút vết tích phiền não, và Đức Phật có trí tuệ siêu việt, hiểu biết mọi sự mọi vật.

Trên đường đi đến Bārāṇāsi thuyết bài pháp đầu tiên, Đức Phật gặp đạo sĩ Upaka. Đạo sĩ Upaka hỏi Ngài là ai. Ngài trả lời: “Ta là kẻ biết hết mọi sự”. Như vậy chính Ngài nói rằng: Ngài là một vị Chánh Biến Tri.

Hiện nay Đức Phật đang ở đâu? Phải chăng Ngài đang có mặt với một hình thức khác tại một nơi nào đó? Theo Phật giáo, Đức Phật không còn nữa. Giống như ngọn lửa đã tắt, Đức Phật tịch diệt và không còn hiện hữu, không còn tái sinh nữa. Như vậy, theo Phật giáo, hiện nay không còn Phật nữa.

Vậy làm sao Ngài có thể giúp chúng ta khi Ngài không còn sống với chúng ta nữa? Giống trường hợp một người sáng chế ra máy thu thanh hay máy phát điện và phổ biến đến tất cả mọi người nay người đó không còn nữa, nhưng chúng ta đang hưởng lợi ích về những sáng chế của người này. Cũng vậy, mặc dầu Đức Phật không còn trên cõi đời này với chúng ta nữa, nhưng Ngài đã để lại giáo pháp của Ngài. Trước khi mất, Ngài nói: “Sau khi Như Lai tịch diệt, những lời dạy của Như Lai là thầy dạy các con”. Bây giờ chúng ta có giáo pháp, có những lời hướng dẫn dạy dỗ của Đức Phật; chúng ta thừa hưởng và nhận được lợi lạc từ những lời dạy của Ngài. Mặc dù bây giờ Đức Phật không còn nữa, nhưng giáo pháp của Ngài còn tồn tại thì cũng tốt đẹp như Đức Phật còn hiện tiền vậy.

Đức Phật có thể tha thứ tội lỗi cho chúng ta không?

Chữ tội lỗi ở đây được dùng theo ý nghĩa của Phật giáo; có nghĩa là những hành ở bất thiện: Đó là hành động bất thiện, lời nói bất thiện, tư tưởng bất thiện. Ba bất thiện trên được gọi là akusala. Ta tạm thời gọi akusala là tội lỗi. Đức Phật có thể tha thứ (tội lỗi) của ta đã làm chăng?

Giả sử bây giờ ta làm những hành vi bất thiện (akusala), và ta có thể đến gặp Đức Phật để xin Ngài tha thứ không? Chẳng hạn như ta đến gặp Đức Phật và nói rằng: “Xin Ngài tha thứ tội lỗi cho con!” Đức Phật có thể tha thứ cho ta không? Không! Đức Phật không thể tha thứ tội lỗi cho một ai, đơn giản bởi vì không ai có đủ thẩm quyền, và năng lực để tha thứ tội lỗi cho người khác được. Tội lỗi chính nó là tội lỗi chứ không phải vì Đức Phật nói rằng: đó là tội lỗi nó mới thành tội lỗi. Vì nó là tội lỗi nên Đức Phật nói nó là tội lỗi chứ Ngài không sáng tạo ra tội lỗi. Khi ta làm điều tội lỗi, đó là hành động của ta. Khi chúng ta làm hành động gì thì đó là hành động của ta, không ai có thể xóa bỏ hành động đó cho ta được vì hành động đó đã được thực hiện rồi. Bởi vậy, Đức Phật không thể tha thứ tội lỗi cho ai, và cũng không ai có thể tha thứ tội lỗi cho người khác được. Điều đó không có nghĩa là Đức Phật không muốn tha thứ tội lỗi, nhưng vì điều đó không thể thực hiện được. Đó là lý do tại sao ta nói Đức Phật không xóa tội cho ai được, và không có năng lực hay quyền uy nào có thể tha thứ tội lỗi cho người khác.

Đức Phật có tình thương yêu và lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh.

Đức Phật có tình thương vĩ đại, không bờ bến đối với tất cả chúng sinh, nhưng tình thương của Đức Phật là một tình thương hoàn toàn trong sáng, không bị ô nhiễm bởi tham, sân, si: Đó là tâm từ ái, mong muốn cho tất cả chúng sinh được an vui hạnh phúc. Ngài cũng có tâm đại bi, mong muốn cho tất cả chúng sinh thoát khổ, không phân biệt.

Như vậy, trong Phật giáo, chúng ta không thể nói rằng: Đức Phật chỉ có tâm bi mẫn đối với những người theo Ngài chứ không có tâm bi mẫn đối với những người không theo Ngài. Dầu cho bạn có là đệ tử của Đức Phật hay không thì Ngài cũng có tình thương bình đẳng đối với bạn như những người khác. Đức Phật có tình thương đối với tất cả chúng sinh, không ngoại trừ một chúng sinh nào. Đức Phật có tình thương rộng lớn, có tâm Đại Bi đối với tất cả chúng sinh.

Đức Phật không khi nào làm hại, hay trừng phạt ai.

Bởi vì Đức Phật có tâm hoàn toàn thanh tịnh, không bị tham, sân, si chi phối nên Ngài không bao giờ làm hại bất kỳ chúng sinh nào. Ngay cả những người có ác tâm muốn hại đến mạng sống của Ngài thì Ngài cũng không hề nóng giận mà Ngài luôn luôn có tâm bi mẫn với người đó. Ngài luôn luôn có tình thương đối với mọi người, mọi chúng sinh. Vì Đức Phật không làm hại ai nên trong lịch sử chúng ta chưa bao giờ thấy Đức Phật giết hại chúng sinh nào hoặc giết hại nhiều người, trừng phạt nhiều người hay làm đau khổ chúng sinh nào khác. Do đó, chúng ta có thể sống một cách an toàn với Đức Phật, chúng ta không sợ bị hại hay bị trừng phạt hoặc những gì tương tự như vậy từ Đức Phật. Đức Phật không đủ khả năng để làm hại chúng sinh.

Phải chăng chỉ có một vị Phật thôi?

Vâng. Trong mỗi thời kỳ chỉ có một vị Phật. Mặc dù có rất nhiều vị Phật trong quá khứ, và cũng sẽ có nhiều vị Phật trong tương lai, nhưng trong mỗi thời kỳ chỉ có một vị Phật trên thế gian này. Kinh điển ghi lại thế giới này không thể giữ được hai vị Phật cùng một lúc.

Bạn có thể trở thành Phật được không? Những người khác có thể thành Phật được không?

Được. Nếu muốn, bạn có thể trở thành một vị Phật, và để trở thành một vị Phật bạn phải thực hành mười pháp Ba La Mật, và sẽ chịu đau khổ lâu dài trong vòng luân hồi để hoàn thành các Ba La Mật này. Như vậy, theo lý thuyết người nào cũng có thể thành Phật được, nhưng trên thực tế không phải mọi người đều trở thành Phật. Rất ít người trở thành Phật vì để thành một vị Phật là việc làm rất khó khăn, cần thời gian rất dài để tích lũy những phẩm tính cần thiết. Người muốn trở thành một vị Phật cũng phải nỗ lực thực hành, hy sinh nhiều thứ trong đời sống của họ, ngay cả hy sinh tánh mạng của chính mình. Thật khó khăn để hoàn thành những đặc tính này, nên để thành một vị Phật là một điều rất khó khăn.

Chẳng hạn như: Tất cả mọi công dân Mỹ đều có thể trở thành tổng thống Mỹ. Họ có quyền trở thành tổng thống Mỹ, nhưng không phải ai cũng trở thành tổng thống. Mỗi nhiệm kỳ chỉ có một tổng thống thôi. Cũng vậy, ta có thể nói rằng: chúng sinh có khả năng, hay có tiềm năng để trở thành một vị Phật, nhưng không phải tất cả mọi chúng sinh đều sẽ trở thành Phật; chỉ có một số ít, rất ít người sẽ trở thành Phật. Bởi vì những ai muốn trở thành một vị Phật phải chịu khổ sở lâu dài trong vòng luân hồi này để tích tụ Ba La Mật.

Trong Phật giáo, bạn không bị ép buộc phải cố gắng trở thành một vị Phật Toàn Giác. Bạn có quyền lựa chọn hoặc trở thành Phật Toàn Giác, trở thành Phật Độc Giác, hoặc trở thành Thinh Văn Giác. Như vậy có ít nhất ba sự lựa chọn, ba con đường mở ra trước mắt bạn. Bạn có thể lựa chọn con đường bạn thích. Theo lời dạy của Đức Phật, chúng ta không thể nói rằng: bạn phải cố gắng trở thành một vị Phật. Nếu bạn muốn hoàn thành mười pháp Ba La Mật, muốn giúp chúng sinh tự cứu lấy họ thì bạn có thể trở thành một vị Phật. Nếu bạn không muốn bỏ ra thật nhiều thời gian ở trong vòng sinh tử luân hồi, và nếu bạn muốn ra khỏi vòng sinh tử luân hồi sớm hơn thì bạn có thể chọn con đường trở thành A La Hán. Thế nên, muốn trở thành Phật hay A La Hán là tùy ở bạn.

Từ khi có hạnh nguyện trở thành Phật, phải cần thời gian bao lâu để thực hành?

Nếu bạn có hạnh nguyện trở thành Phật, và bạn phát lời thệ nguyện trước sự hiện diện của một vị Phật, và được Đức Phật thọ ký, thì bắt đầu từ đó bạn phải trải qua một thời gian ít nhất là bốn A Tăng Kỳ kiếp trái đất và một trăm ngàn kiếp trái đất. Đó là thời gian ngắn nhất. Một số vị Phật phải bỏ ra đến tám A Tăng Kỳ kiếp trái đất và một trăm ngàn kiếp trái đất; một số vị Phật khác phải bỏ ra mười sáu A Tăng Kỳ kiếp trái đất và một trăm ngàn kiếp trái đất. Trong một kiếp trái đất có rất nhiều kiếp sống, như vậy ta phải trải qua hàng tỉ tỉ kiếp sống để tích tụ những phẩm chất cao thượng hầu trở thành một vị Phật.

Khi nói về vũ trụ, chúng ta không dùng mile (dặm), dùng kilomet mà dùng năm ánh sáng, triệu năm ánh sáng, tỉ năm ánh sáng. Cũng vậy, khi nói đến thời gian một người phải trải qua để tích lũy Ba La Mật thì chúng ta phải nói đến A Tăng Kỳ, có nghĩa là một con số rất lớn, dường như không thể đếm được. Nếu muốn tính một A Tăng Kỳ bạn phải dùng một con số một (1) và một trăm bốn mươi số không (0) phía sau.
 
Sự thật thứ 1 (Khổ đế): Nhận thức được rằng mọi hiện hữu là khổ. Bất cứ một hiện hữu nào, dầu đó là sự hiện hữu của một vị Phật, hễ có mặt trên đời này từ tâm lý đến sinh học.

Sự thật thứ 2 (Tập đế): Biết rằng mọi thứ là khổ thì mình thích, ghét cái gì cũng là trong khổ. Mà thích trong khổ là đầu tư cho cái khổ mới.

Sự thật thứ 3 (Diệt đế): Vì biết rằng mọi hiện hữu là khổ, nên muốn hết khổ thì phải buông. Không thích trong khổ nữa thì mới hết khổ.


Sự thật thứ 4 (Đạo đế): Tổng hợp cả 3 nhận thức trên, chính là con đường thoát khổ. Thường xuyên sống trong 3 nhận thức này gọi là đang sống trong con đường thoát khổ, đủ duyên thì chứng thánh đời này, vô duyên thì cũng gieo được chủng tử giác ngộ cho đời sau.

Một người Phật tử không hiểu 4 đế là gì thì tất cả những công đức của các vị nó đều nằm ở cái mức hạn chế tối đa luôn! Làm phước, cầu cái này, nguyện cái kia mà trong khi đó không hề hiểu được 4 đế - Cái căn bản đầu tiên ấy!

Đọc câu thần chú này: MỌI HIỆN HỮU LÀ KHỔ.

- Tất cả nhân lành đều là khổ: dầu từ bi, trí tuệ, chánh niệm, thiền định,.. trong số nhân lành ấy thì riêng bát chánh đạo vừa là khổ vừa là con đường thoát khổ.
- Tất cả quả lành đều là khổ: nếu ta đón nhận bằng bát chánh đạo thì lúc bấy giờ nó là điều kiện để thoát khổ.
- Tất cả nhân xấu đều là khổ: tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi... riêng tham ái vừa là khổ vừa là con đường dẫn đến khổ.
- Tất cả quả xấu đều là khổ: nếu ta đón nhận nó bằng bát chánh đạo thì nó là điều kiện để thoát khổ.

Tùy vào cách tu trong quá khứ mà có người chứng đạo bằng cách rất ngọt ngào hay cay đắng.

* Có những vị thấy khu rừng sau một trận mưa mát mẻ, bèn chứng La Hán.
* Có những vị quán chiếu cơn đau của mình cũng chứng La Hán.
* Có những vị nhìn cái ngọt ngào thấy nó vô ngã vô thường cũng chứng La Hán.
* Có những vị nhìn cái đắng cay, chua chát quán niệm tam tướng cũng chứng La Hán.


=> Như vậy, nhân lành hay nhân xấu đều là điều kiện để sanh tử nhưng riêng nhân lành thì bát chánh đạo là nhân sinh-tử hay giải thoát là tùy mình.

Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản cho biết 'Phần đông đều cho rằng, đời sống mà không có sự lạc quan yêu đời thì quả thật hoàn toàn mất hết khoái lạc. Chính ái dục che mờ tánh chất bất lạc của đời sống và tạo ra hương vi khoái lạc cho cuộc đời. Nhưng đối với vị A-la-hán đã đoạn trừ ái dục thì sự vui thích với cuộc sống không hề xảy ra. Vị ấy hằng hướng đến Niết-bàn, là sự chấm dứt hoàn toàn tất cả khổ. Trích Pháp duyên khời, Cổ Đại Trường Lão Mahàsi Sayadaw, Tỷ kheo Minh Huệ dịch Việt''Phần đông đều cho rằng, đời sống mà không có sự lạc quan yêu đời thì quả thật hoàn toàn mất hết khoái lạc. Chính ái dục che mờ tánh chất bất lạc của đời sống và tạo ra hương vi khoái lạc cho cuộc đời. Nhưng đối với vị A-la-hán đã đoạn trừ ái dục thì sự vui thích với cuộc sống không hề xảy ra. Vị ấy hằng hướng đến Niết-bàn, là sự chấm dứt hoàn toàn tất cả khổ. Trích Pháp duyên khời, Cổ Đại Trường Lão Mahàsi Sayadaw, Tỷ kheo Minh Huệ dịch Việt'
Cái phần bôi đậm t có 1 thắc mắc. Cái thấy này nó là bước cuối cùng sau bao nỗ lực của hành giả.

Nó là 1 nhân quyết định trong vô vàn nhân đã tạo thông qua sự cố gắng và hành trì nhỉ.

Cụ thể là giải thoát từ từ dần dần hay là đốn ngộ tức thì.
 
Cái phần bôi đậm t có 1 thắc mắc. Cái thấy này nó là bước cuối cùng sau bao nỗ lực của hành giả.

Nó là 1 nhân quyết định trong vô vàn nhân đã tạo thông qua sự cố gắng và hành trì nhỉ.

Cụ thể là giải thoát từ từ dần dần hay là đốn ngộ tức thì.
Đốn ngộ là một cách nói của PGPT, bạn tham khảo về : Ân Đức Pháp Bảo sẽ hiểu đắc đạo là khi đủ duyên lành thì tâm đạo xuất hiện và tâm quả theo sau liền kề.

Hành giả có 4 hạng :

- Nghe 1-2 câu là đắc đạo
- Nghe 1 bài pháp thoại thì mới đắc đạo
- Phải nỗ lực hành trì thì mới có cơ hội đắc đạo
- Không thể đắc đạo

=> Chi tiết phân tích thì rất dài. T nhớ đã có nói về vấn đề này trong topic Phật giáo Nguyên Thủy - Thiền học Nam Truyền.

Tu cũng có 4 kiểu :

Tu dễ đắc dễ
Tu dễ đắc khó
Tu khó đắc dễ
Tu dễ đắc khó

=> Phần này thì xem trong thánh nhân kí sự hoặc các sách mềm do trưởng lão soạn ra cho dễ tham khảo.
 
Bm
Đốn ngộ là một cách nói của PGPT, bạn tham khảo về : Ân Đức Pháp Bảo sẽ hiểu đắc đạo là khi đủ duyên lành thì tâm đạo xuất hiện và tâm quả theo sau liền kề.

Hành giả có 4 hạng :

- Nghe 1-2 câu là đắc đạo
- Nghe 1 bài pháp thoại thì mới đắc đạo
- Phải nỗ lực hành trì thì mới có cơ hội đắc đạo
- Không thể đắc đạo

=> Chi tiết phân tích thì rất dài. T nhớ đã có nói về vấn đề này trong topic Phật giáo Nguyên Thủy - Thiền học Nam Truyền.

Tu cũng có 4 kiểu :

Tu dễ đắc dễ
Tu dễ đắc khó
Tu khó đắc dễ
Tu dễ đắc khó

=> Phần này thì xem trong thánh nhân kí sự hoặc các sách mềm do trưởng lão soạn ra cho dễ tham khảo.
Bro dẫn link dùm t nhé.
Hay có tên tác phẩm chia sẻ lên nhé.
 

PHẬT NGÔN​

1) Tỳ khưu có 5 chi[77] hằng sa địa ngục: tỳ khưu tư vị vì thương; tỳ khưu tư vị vì ghét; tỳ khưu tư vị vì dốt nát; tỳ khưu tư vị vì sợ; tỳ khưu dùng của tăng như của mình.

2) Tỳ khưu có đủ 4 chi mới đáng gọi là tỳ khưu: phải hằng niệm tưởng đức của Phật; phải hằng có tâm bác ái (mettā); phải hằng tham thiền đối tưởng tử thi (asubha); phải hằng niện tưởng sự chết (maranasati).

3) Sa-môn có đủ 4 chi mới gọi là Sa-môn: phải có tâm nhẫn nại; phải thận trọng trong việc phước đức; phải dứt bỏ lợi danh và phiền não; không bận lòng về thế sự.

4) Người sớm tới đi vào địa ngục có 3 hạng: người không phải hành đạo cao thượng mà tư xưng là hành đạo cao thượng; người cáo gian bậc phạm hạnh; người nói ngũ dục không có tội, rồi hằng thọ dụng ngũ dục.

5) Lời nói cao thượng có 4: không thấy, nói không thấy; không nghe, nói không nghe; nói không trúng, nói rằng nói không trúng; không biết rõ rệt, nói rằng không biết rõ rệt

6) Tỳ khưu có giới đáng tôn kính có 4 chi: không tư vị vì thương, không tư vị vì ghét, không tư vị vì si mê, không tư vị vì sợ.

7) Đệ tử đối với thầy có 5 pháp: phải hết lòng thương yêu thầy, phải hết lòng tin tín thực thầy, phải hết lòng hổ thẹn tội lỗi, phải hết lòng tôn trọng thầy, phải hết lòng nhớ tưởng thầy.

8) Thầy đáng cho đệ tử nương tựa có 7 pháp: phải có tâm bác ái bình đẳng, phải có giới tinh nghiêm, đáng cho trò tôn kính, phải nhẫn nại khi trò bất bình và biết tùy cơ cảm hoá trò, phải biết đạo lý cao siêu và biết giảng giải theo sức trò, phải ngăn trò không cho làm điều vô ích tội lỗi, phải tìm phương pháp để chỉ dẫn trò cho mau tiến hoá.

9) Bậc minh tuệ có 4 chi (panditā) là bậc đáng nương tựa: biết ơn người đã làm đến mình (kataññū), biết làm cho mình được trong sạch (attasuddhi), biết làm cho người được trong sạch (parasuddhi), tế độ người tế độ (saṅgho).

10) Bậc tịnh giả (thiện trí thức) có 7 chi: biết nhân, biết quả, biết mình, biết tiết độ, biết thì giờ, biết nơi hội hợp, biết người.

Ba bậc trên đây (8, 9, 10) là hạng người đáng nương tựa, thân cận thì sẽ được hưởng thụ 4 quả báu: hằng làm cho giới được tăng tiến cao thượng, hằng làm cho định được tăng tiến cao thượng, hằng làm cho tuệ được tăng tiến cao thượng, hằng làm cho sự giải thoát được tăng tiến cao thượng.

Tỳ khưu có 7 pháp đáng cho hàng phạm hạnh thương mến: không mong được lợi, không mong được danh giá, không ngã chấp, hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi, không ganh tỵ, không bỏn xẻn (đáng thân cận).

Tỳ khưu có 7 pháp không đáng cho hàng phạm hạnh thương mến: mong được lợi, mong được danh giá, ngã chấp, không thẹn tội lỗi, không ghê sợ tội lỗi, ganh tỵ, bón rít (không nên gần gũi).

Sáu đặc tính của kẻ si mê: mong được người ca tụng, mong được đứng đầu trong hàng tỳ khưu, mong được làm cả trong chùa, mong được thiện tín cúng dường, mong được người ưa thích việc của kẻ khác làm mà nói là của mình, mong được kẻ khác ở dưới quyền mình trong tất cả mọi việc. Những kẻ có đặc tính như thế là người hèn hạ không nên thân cận

Sáu hạng xuất gia: xuất gia của người dốt nát, xuất gia của người hay giận, xuất gia của người chơi giỡn, xuất gia của người thu góp của cải, xuất gia của người để nuôi sống, xuất gia của người muốn được thoát khổ (chỉ có hạng người xuất gia thứ 6 mới gọi là chơn chánh).
 
7 Pháp Suy Tư Của Bậc Đại Nhân
Trong Giáo Pháp Của Đức Phật
1. Pháp này để cho người ít dục, pháp này không phải để cho người nhiều dục;
2. Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ;
3. Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng;
4. Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác;
5. Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm;
6. Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định;
7. Pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ.

AN 8.30
https://wikidhamma.com/.../an8-30-dai-duc-anuruddha-va.../
 
TƯỞNG VÀ TRÍ CÁI NÀO LÀ NHÂN CHO CÁI CÒN LẠI? HAY CÙNG SONG HÀNH NHAU?

Bạch Thế Tôn, tưởng khởi trước, trí khởi sau? hay trí khởi trước tưởng khởi sau? hay tưởng và trí cùng khởi một lần không trước không sau?
Saññā nu kho, bhante, paṭhamaṁ uppajjati, pacchā ñāṇaṁ, udāhu ñāṇaṁ paṭhamaṁ uppajjati, pacchā saññā, udāhu saññā ca ñāṇañca apubbaṁ acarimaṁ uppajjantī”ti?

Này Potthapāda, tưởng khởi trước trí mới khởi sau, do tưởng sanh, trí mới sanh.
Saññā kho, poṭṭhapāda, paṭhamaṁ uppajjati, pacchā ñāṇaṁ, saññuppādā ca pana ñāṇuppādo hoti.

Vị ấy tuệ tri:
So evaṁ pajānāti:

"Do duyên tưởng, trí sanh ra nơi ta".
idappaccayā kira me ñāṇaṁ udapādī’ti.

Này Potthapāda, với lời dạy này cần phải hiểu
Iminā kho etaṁ, poṭṭhapāda, pariyāyena veditabbaṁ—

tưởng sanh trước trí sanh sau, tưởng sanh trí mới sanh.
yathā saññā paṭhamaṁ uppajjati, pacchā ñāṇaṁ, saññuppādā ca pana ñāṇuppādo hotī”ti.

Trích: Poṭṭhapādasutta - DN9
 
62 Tà Kiến

62 Tà Kiến chia làm hai:


A. chấp theo quá khứ có 18 điều chia thành 5 phần
B. chấp theo vị lai có 44 điều chia thành 5 phần

A. Tà kiến chấp theo quá khứ có 5 phần:

I. Thường kiến có 4 nguyên do:


* chấp trường tồn do nhớ nhiều đời dưới một đại kiếp (thành, trụ, hoại, không).
* chấp trường tồn do nhớ nhiều đời từ 1 đến 10 đại kiếp.
* chấp trường tồn do nhớ nhiều đời từ 1 đến 40 đại kiếp.
* chấp trường tồn do sự kinh nghiệm.

II. Thường vô thường kiến có 4 nguyên do:

* nhận thấy vị Đại Phạm thiên sống hoài, còn những kẻ do Ngài tạo ra phải chết.
* nhận thấy chư Thiên không say sống hoài, vị nào say mới chết.
* nhận thấy chư Thiên không sân sống hoài, vị nào sân mới chết.
* nhận thấy: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân không bền vững, chỉ có tâm là trường tồn (không sanh, không diệt).

III. Biên vô biên kiến có 4 nguyên do:


* nhận thấy thế giới, vũ trụ có chỗ tột.
* nhận thấy vũ trụ có tột, thế giới không cùng.
* nhận thấy vũ trụ trên dưới có tột, ngang qua không cùng.
* nhận thấy thế giới, vũ trụ không cùng tột.

IV. Vô ký kiến (ngụy biện - cũng gọi là bất định kiến) có 4 nguyên do:


* do nhận thấy không sát thật, vì e vọng ngữ nên nói không sát thật.
* do nhận thấy không sát thật, vì e bị chấp trước nên nói không quyết định.
* do nhận thấy không sát thật, vì e bị hỏi gạn nên nói không quyết định.
* do nhận thấy không sát thật, vì e bị vô minh nên nói không quyết định.
V. Vô nhơn kiến có 2 nguyên do:
* tâm ta tự nhiên mà có, do nhớ đời trước làm người vô tưởng.
* sự suy xét nhận thấy tất cả có ra đều không do nhơn tạo.

B. Tà kiến chấp theo vị lai có 5 phần.

I. Hữu tưởng kiến có 16 nguyên do:


* bản ngã có sắc không có bệnh, sau khi chết có tưởng.
* bản ngã không có sắc, vô bệnh sau khi chết có tưởng.
* bản ngã có sắc và không có sắc, vô bệnh sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là phi hữu sắc, phi vô sắc, không bệnh sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là hữu biên vô bệnh, sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là vô biên vô bệnh, sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là hữu biên vô biên không bệnh sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là phi hữu biên, phi vô biên, không bệnh sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là nhất tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là dị tưởng, không bệnh sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là đa tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là vô lượng tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là thuần lạc, không bệnh sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là thuần khổ, không bệnh sau khi chết có tưởng.
* bản ngã là khổ lạc, không bệnh, sau khi chết có tưởng.
* bản ngã không khổ lạc, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

II. Vô tưởng kiến có 8 nguyên do:


* bản ngã có sắc, vô bệnh, sau khi chết không có tưởng.
* bản ngã không có sắc, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.
* bản ngã có sắc và cũng không có sắc, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.
* bản ngã là phi hữu sắc, phi vô sắc, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.
* bản ngã là hữu biên, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.
* bản ngã là vô biên, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng.
* bản ngã là hữu biên và vô biên, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.
* bản ngã là phi hữu biên, phi vô biên, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.

III. Phi tưởng phi phi tưởng kiến có 8 nguyên do:

* bản ngã có sắc, vô bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
* bản ngã vô sắc, vô bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
* bản ngã có sắc và cũng không có sắc, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
* bản ngã là phi hữu sắc, phi vô sắc, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
* bản ngã là hữu biên, vô bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
* bản ngã là vô biên, vô bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
* bản ngã là hữu biên vô biên, không bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
* bản ngã là phi hữu biên, phi vô biên, không bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

IV. Đoạn kiến có 7 nguyên do:

* nhận thấy tất cả loài thai sanh chết rồi tiêu mất.
* nhận thấy chư Thiên cõi lục dục chết rồi tiêu mất.
* nhận thấy tất cả Phạm thiên cõi Sắc giới chết rồi tiêu mất.
* nhận thấy bực Không vô biên xứ thiên chết rồi tiêu mất.
* nhận thấy tất cả bực Thức vô biên xứ thiên chết rồi tiêu mất.
* nhận thấy bực Vô sở hữu xứ thiên chết rồi mất.
* nhận thấy bực Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên chết rồi mất.

V. Níp-bàn hiện tại kiến có 5 nguyên do:

* nhận thấy ngũ dục lạc là Níp-bàn hiện tại.
* nhận thấy sơ thiền là Níp-bàn hiện tại.
* nhận thấy nhị thiền là Níp-bàn hiện tại.
* nhận thấy tam thiền là Níp-bàn hiện tại.
* nhận thấy tứ thiền là Níp-bàn hiện tại.

Kinh Phạm võng (Brahmajàla Sutta)

Chánh kinh :
 
GARUKAMMA (ᴛʀᴏ̣ɴɢ ɴɢʜɪᴇ̣̂ᴘ ʜᴀʏ ɴɢʜɪᴇ̣̂ᴘ ɴᴀ̣̆ɴɢ)

‘Trọng nghiệp’ được định nghĩa như sau:

“Garuṃ karotīti garukaṃ”
“Nghiệp nào chắc chắn trổ quả, thì nghiệp ấy gọi là ‘trọng nghiệp’”.

Hay nữa là:

"Kammantarehi paṭibāhituṃ asakkuṇeyyattā garukaṃ kammanti Garukakammaṃ".
“Nghiệp trổ quả chắc chắn bởi vì nghiệp khác không có khả năng ngăn chặn được, do đó, gọi là ‘trọng nghiệp’”.

Tức là 4 tâm tham tương ưng kiến (diṭṭhisampayutta) liên quan đến nghiệp tà kiến nhất định và 2 tâm căn sân liên quan đến trọng nghiệp ngũ nghịch vô gián, 9 nghiệp thiện đáo đại. Tổng cộng là 15.

Lᴜ̛ᴜ ʏ́: Đᴏ̂́ɪ ᴠᴏ̛́ɪ ɴɢʜɪᴇ̣̂ᴘ ᴛʜɪᴇ̣̂ɴ sɪᴇ̂ᴜ ᴛʜᴇ̂́ ᴀ̂́ʏ ᴄᴜ̃ɴɢ ʟᴀ̀ ‘ᴛʀᴏ̣ɴɢ ɴɢʜɪᴇ̣̂ᴘ’. Nʜᴜ̛ɴɢ ᴏ̛̉ đᴀ̂ʏ ᴍᴜᴏ̂́ɴ ɴᴏ́ɪ đᴇ̂́ɴ ɴɢʜɪᴇ̣̂ᴘ ᴛʀᴏ̂̉ ǫᴜᴀ̉ sᴀɴʜ ʟᴇ̂ɴ ᴛʀᴏɴɢ ᴋɪᴇ̂́ᴘ ᴛʜᴜ̛́ ʜᴀɪ. Cᴏ̀ɴ ᴛʜɪᴇ̣̂ɴ sɪᴇ̂ᴜ ᴛʜᴇ̂́ ᴋʜᴏ̂ɴɢ ᴄᴏ́ ᴘʜᴀ̣̂ɴ sᴜ̛̣ ᴛʀᴏ̛̣ ᴄʜᴏ sᴀɴʜ ᴍᴀ̀ ᴄʜɪ̉ ᴄᴏ́ ᴘʜᴀ̣̂ɴ sᴜ̛̣ sᴀ́ᴛ ᴛʀᴜ̛̀ sᴀɴʜ ʜᴜ̛̃ᴜ ᴛᴜ̛ᴏ̛ɴɢ ᴜ̛́ɴɢ ᴠᴏ̛́ɪ sᴜ̛́ᴄ ᴍᴀ̣ɴʜ ᴄᴜ̉ᴀ ᴍɪ̀ɴʜ.

Nghiệp được gọi là ‘trọng nghiệp’ này, nghĩa là nghiệp trổ quả chắc chắn (trong kiếp liền kề) cho sanh liền trong kiếp thứ hai mà nghiệp khác không thể ngăn cản được. Nhưng không có ý nói rằng tất cả cùng là trọng nghiệp với nhau sẽ không thể ngăn cản sự trổ quả lẫn nhau được. Nghĩa là ‘trọng nghiệp’ nào có sức mạnh vững chắc hơn ‘trọng nghiệp’ khác thì ‘trọng nghiệp’ ấy sẽ là pháp cho quả. Còn các ‘trọng nghiệp’ có sức mạnh yếu kém hơn thì không thể trổ quả được mà chỉ là pháp trợ. Cho dù không có cơ hội trổ quả phát sanh riêng, nhưng nghiệp ấy cũng được gọi là ‘trọng nghiệp’, bởi vì nếu không có ‘trọng nghiệp’ nặng hơn mình, thì ‘trọng nghiệp’ đó cũng sẽ là pháp trổ quả phát sanh lên trong kiếp thứ hai một cách chắc chắn.

Như người có một nghiệp tà kiến nhất định (niyatamicchādiṭṭhi) nào đó, về sau lại tạo thêm một trong những loại ‘trọng nghiệp’ ngũ nghịch vô gián nữa. Khi dứt sanh mạng thì chính nghiệp tà kiến nhất định sẽ là pháp trổ quả cho người ấy lập tức sanh ngay vào một trong những đại địa ngục. Bởi nghiệp tà kiến nhất định này nặng hơn nghiệp ngũ nghịch vô gián (pañcānantariyakamma). Còn đối với nghiệp ngũ nghịch vô gián chỉ làm phận sự trợ trong cách trổ quả của nghiệp tà kiến nhất định.

Còn trong nghiệp ngũ nghịch vô gián ấy, nghiệp chia rẽ Tăng chúng (saṅghabhedakamma) là nặng nhất.
Nếu giả định rằng, người nào tạo tất cả năm nghiệp vô gián thì nghiệp chia rẽ Tăng chúng sẽ trổ quả cho người ấy, những nghiệp còn lại sẽ là nghiệp ủng hộ cho cách trổ quả của nghiệp chia rẽ Tăng chúng.

‘Trọng nghiệp’ hay nghiệp nặng thứ nhì sau nghiệp chia rẽ Tăng chúng là nghiệp làm tụ máu bầm đến Đức Phật (lohituppādakakamma), sau nghiệp làm tụ máu bầm đến Đức Phật là nghiệp giết Thánh Ứng cúng (Arahantaghātakakamma). Còn hai nghiệp giết cha (pitughātakakamma), giết mẹ (mātughātakakamma) thì phải căn cứ vào ân đức, tức là nếu cha là người có đức hạnh của giới mà mẹ không có thì nghiệp giết cha chắc chắn sẽ nặng hơn, nếu mẹ là người có đức hạnh của giới mà cha không có thì nghiệp giết mẹ chắc chắn sẽ nặng hơn. Cả hai đều có giới hạnh bằng nhau hoặc không có giới hạnh như nhau, thì nghiệp giết mẹ sẽ nặng hơn.

Do nhân này trong chú giải Tăng Chi bộ kinh trình bày rằng:

“Dvīsupi sīlena vā dussīlena vā samānesu mātughātova paṭisandhivasena vipaccati. Mātā hi dukkarakārinī bahūpakārā ca puttānanti”.
“Nếu cả mẹ và cha đồng nhau về mặt giới hạnh, thì chính nghiệp giết mẹ chắc chắn trổ quả tái tục. Bởi mẹ là người nhận lãnh trọng trách khó làm được và là người nuôi dưỡng con nhiều hơn (hay là người có ân huệ với con cái hơn)”.

Đối với 9 nghiệp thiện đáo đại cũng như vậy, người đã thành tựu cả chín bậc thiền
hay còn được gọi là thiền phân tám bậc hay thiền phân chín bậc. Trong tất cả những thiền này thì thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ là thiền cao (ân đức) hơn các bậc thiền khác. Do đó, khi người đắc thiền đã dứt mạng sống thì chính nghiệp thiền thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ là pháp trổ quả cho người ấy sanh lên cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Còn những nghiệp thiền còn lại trở thành ‘vô hiệu nghiệp’, không thể ủng hộ trợ giúp trong cách trổ quả của nghiệp thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Đối với năm thiền sắc giới ấy, chính ngũ thiền sắc giới là pháp trổ quả cho sanh lên cõi Tứ thiền. Các thiền sắc giới còn lại đều trở thành ‘vô hiệu nghiệp’ như trên.

𝐒𝐀𝐃𝐃𝐇𝐀𝐌𝐌𝐀 𝐉𝐎𝐓𝐈𝐊𝐀 𝐃𝐇𝐀𝐌𝐌Ā𝐂𝐀𝐑𝐈𝐘𝐀
𝐀𝐛𝐡𝐢𝐝𝐡𝐚𝐦𝐦𝐚𝐭𝐭𝐡𝐚-𝐬𝐚ṅ𝐠𝐚𝐡𝐚
 
Top