Đạo lý Lầu Vấn Thiên

Trong chuyến đi vừa rồi tôi đã được chứng kiến nhiều điều, được học hỏi thêm kiến thức của những người đi trước, giải đáp được nhiều khúc mắc trong lòng nhưng cũng đồng thời nảy sinh thêm nhiều tâm tư, vướng mắc trong lòng …

Năm xưa có một vị thần tiên, đến giai đoạn này vì khúc mắc trong lòng mà lập ra Lầu Vấn Thiên - ý muốn hỏi Thiên Đạo vì sao lại “bất nhân” như vậy?
- Thiên Địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu
- Trời đất không có “lòng nhân từ”, xem vạn vật như chó rơm vậy. Đã không có lòng nhân, sao còn sáng tạo ra muôn loài?

- Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân
- Hoà kỳ quang, đồng kỳ trần
Vì sao đi tìm Thiên Đạo lại phải gánh chịu Thiên kiếp? Đã vươn tới đỉnh cao - Hoà kỳ quang, sao còn bắt “Đồng kỳ trần” với thế gian vạn khổ?

- Thiên Đạo minh bạch, khả dĩ trường cửu
- Thi vị thâm căn cố đế, trường sinh cửu thị chi đạo
Hiểu rõ Thiên Đạo thì có thể trường sinh bất lão, nhưng trẻ mãi không già lại là “nghịch Thiên” …

Bởi vì có quá nhiều vướng mắc trong lòng, nên tôi muốn bắt chước người xưa, lập Vấn Thiên Lâu để hỏi cho rõ Đạo Trời vậy.

- Lầu Vấn Thiên -
Huyền Chi Hựu Huyền
Chúng Diệu Chi Môn
Hiên Viên Thiên Cung
Hội Tiên Bảo Điện
 
Tư duy của chú cũng giống như người Châu Âu đấy, không thích khoe mẽ và phô trương nhưng bọn họ giàu thực sự.
Kiểu nghĩ cũng có tí hơi hơi giống tí chút =P~. Em nghe được câu này thấy thật là đúng . sự kiêu ngạo là cái họa minh hiển, tính khiêm cung là cái phúc ẩn tàng. Mỗi tội không biết bao giờ mình mới thoát nghèo với nghiệp nó đè.
 
Cho tài sản là một câu chuyện rất dài. Chúng ta tạm thời không bàn đến việc này.

Nếu như cả Đạo giáo và Đạo Phật đều đã thừa nhận về việc làm giàu chính đáng là OK.
Vậy thì tại sao lại còn nói:
- Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn
- Học một ngày là có ích;
- Theo Đạo một ngày là tổn (thất).
Vậy thì việc hàng ngày chúng ta Thiền định, tích góp Khí và Đức, hóa ra mới chỉ là đi học thôi sao? Thế nào mới là “vi Đạo nhật tổn”?
Vi đạo nhật tổn,mỗi ngày bớt đi một chút lòng tham vọng động,bỏ xuống những Tham Sân,...
 
Vi đạo nhật tổn,mỗi ngày bớt đi một chút lòng tham vọng động,bỏ xuống những Tham Sân,...
No no Tham Sân Si không giống như là tài sản vật lý, không thể mỗi ngày bớt đi một chút được đâu.

Chỉ sợ như “lấy mũ rơm che bếp lửa”, tham vọng bị kìm nén đến lúc bùng phát còn kinh khủng hơn cả cháy nhà.
 
No no Tham Sân Si không giống như là tài sản vật lý, không thể mỗi ngày bớt đi một chút được đâu.

Chỉ sợ như “lấy mũ rơm che bếp lửa”, tham vọng bị kìm nén đến lúc bùng phát còn kinh khủng hơn cả cháy nhà.
Em nghĩ có thể giải quyết được thông qua việc tu hành, bằng việc để bản năng hay bản ngã hòa hợp cùng với ý chí con người của mình, nói ngắn gọn chính là tự ngộ ra được Đạo.
Ví dụ đơn giản như thèm trà sữa đến một mức độ phải đi uống trà sữa như một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống vậy, mặc dù ý chí không cần thiết cho cơ thể, cho cuộc sống, nhưng lòng tham tại thời điểm đó lại thèm khát điều đó. Trong trường hợp này, cần phải tiết chế lại cường độ, đồng thời ý thức về sức khỏe, dần dần sẽ tự ý thức không cần phải uống trà sữa nữa..
Em không biết ví dụ này có minh họa đủ suy nghĩ của em hay không nữa haha, nói chung là giải quyết Tham Sân Si bằng cách độ hóa chúng chăng ?
 
Nếu việc tu luyện ở trần gian là điều mà vài trăm năm kiếp người mới được. Khoan nói về những người muốn từ bỏ, nhưng có người lại nói chết không phải là hết, mà là sự bắt đầu; vậy thì có vẻ như khi ta trở lại dạng linh hồn thì gần hơn với những thực thể tâm linh. Vậy thì chúng ta vẫn luôn tu luyện trong luân hồi. Có đúng không? Vậy nên việc chúng ta làm đều có công và tội, song hành với nhau, cũng như khi sống và chết. Vậy điều đó có nghịch thiên hay không? Hay chỉ đơn giản là mỗi việc chúng ta tu luyện hay không tu luyện thì đều luôn bên trong luân hồi.
Tiếp nữa, Đạo Gia luôn nói rõ rằng không có việc xấu hay tốt, mà phải tuỳ thời điểm để làm. Tuy nhiên việc ta làm đều dẫn tới nhân-quả của việc đó. Vậy nên mặc dù mâu thuẫn nhưng ẩn chứa cho chúng ta việc tự do hành động, nhưng không quên cảnh báo cho chúng ta biết việc chúng ta nên làm
 
Chân lý là nơi ko có lối mòn, mọi sự tu luyện đều là hình thức của bản ngã, mãi mãi chúng ta bị kẹt vào đây

Nên kẹt vào đâu đó hợp lý thay vì kẹt vào tham sân si đó bạn...
 
Quá hay luôn ấy, không ngờ nhà Phật lại giải thích rõ ràng như thế này. Đấy nhé, ý tứ rất rõ ràng, nhà Phật cũng ủng hộ làm giàu chân chính, có của cải vật chất rồi mới có đủ điều kiện để giúp đỡ người khác và cúng dường :))

Vậy thì “tìm kiếm lợi nhuận” không phải là do trong Tâm khởi “Tham”, cũng không phải dục vọng mà đây là Chánh đạo :))
Phải không? @Datu @curtis @Bigcup

Thêm nữa nhé, lại còn vẽ đường cho hươu chạy “làm việc không nên làm và không làm việc nên làm” là sai :))
Thế thì:
- Của cải tích trữ đầy nhà, tự mời họa ưu
Nên hiểu thế nào cho đúng đây?
Ví như mỗi người chỉ có 1 cái "Kho" đựng tiền của cuộc đời mình vậy, khi cái "Kho" đó đầy rồi, không thể chứa được thêm nữa, cố nhét thêm tiền bạc vào "Kho" sẽ làm tăng áp lực lên nó. Đến giới hạn thì cái "Kho" sẽ vỡ tung ra, vậy là người đó sẽ chính thức về vạch xuất phát luôn. Cũng như sự vật đạt trạng thái cực thịnh rồi thì sẽ phải bắt đầu suy tàn. Cái này em ngộ ra từ 1 câu chuyện nói về những gia tộc giàu có nhiều đời, cũng từ lâu lắc rồi, mỗi năm những gia tộc này sẽ dành khoảng một nửa lợi nhuận buôn bán để đem đi cứu đói, cúng dường, xây trường học,... đại loại là giúp ích cho xã hội, tán bớt đi tài sản, làm vậy thì dần dần giới hạn chứa tiền của cái "Kho" của họ sẽ ngày càng rộng hơn, chứa được nhiều tiền của hơn.
 
Cho tài sản là một câu chuyện rất dài. Chúng ta tạm thời không bàn đến việc này.

Nếu như cả Đạo giáo và Đạo Phật đều đã thừa nhận về việc làm giàu chính đáng là OK.
Vậy thì tại sao lại còn nói:
- Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn
- Học một ngày là có ích;
- Theo Đạo một ngày là tổn (thất).
Vậy thì việc hàng ngày chúng ta Thiền định, tích góp Khí và Đức, hóa ra mới chỉ là đi học thôi sao? Thế nào mới là “vi Đạo nhật tổn”?
Mỗi ngày ai ai cũng chỉ có 24h đồng hồ. Người không biết đến Đạo thì có vài việc chung chung như: ăn chơi, làm việc, học tập, ngủ nghỉ, lướt tiktok, tập thể dục,..... Người biết đến Đạo rồi và có tâm Cầu Đạo thì ngoài những việc em kể tạm trên thì còn có thêm 1 việc là tập luyện Đạo pháp, đọc kinh sách về Đạo. Càng ngày càng muốn tiến xa, càng muốn theo Đạo thì tất nhiên phải tăng thêm thời gian cho việc Cầu Đạo.

Tóm gọn lại nghĩa là ngày càng dành nhiều thời gian cho Đạo hơn, vậy sẽ phải bớt đi (tổn đi) những việc dần dần không cần thiết nữa, vì thời gian chung quy vẫn chỉ là 24h mỗi ngày. Trước lúc biết Đạo thì chơi game 3 tiếng, fb, tiktok 4 5 tiếng. Biết Đạo rồi dần dần chơi game 1 tiếng, facebook tiktok nửa tiếng, ngày càng giảm đi. Thời gian cho Đạo thì ngược lại, hồi mới biết thì dành nửa tiếng thiền, nửa tiếng đọc kinh sách. Giờ 1 tiếng thiền, 1 tiếng tập thể dục, luyện kiếm, 1 tiếng đi học tập, trao đổi thêm về Đạo. Em mới nghiệm từ bản thân.
 
Mỗi ngày ai ai cũng chỉ có 24h đồng hồ. Người không biết đến Đạo thì có vài việc chung chung như: ăn chơi, làm việc, học tập, ngủ nghỉ, lướt tiktok, tập thể dục,..... Người biết đến Đạo rồi và có tâm Cầu Đạo thì ngoài những việc em kể tạm trên thì còn có thêm 1 việc là tập luyện Đạo pháp, đọc kinh sách về Đạo. Càng ngày càng muốn tiến xa, càng muốn theo Đạo thì tất nhiên phải tăng thêm thời gian cho việc Cầu Đạo.

Tóm gọn lại nghĩa là ngày càng dành nhiều thời gian cho Đạo hơn, vậy sẽ phải bớt đi (tổn đi) những việc dần dần không cần thiết nữa, vì thời gian chung quy vẫn chỉ là 24h mỗi ngày. Trước lúc biết Đạo thì chơi game 3 tiếng, fb, tiktok 4 5 tiếng. Biết Đạo rồi dần dần chơi game 1 tiếng, facebook tiktok nửa tiếng, ngày càng giảm đi. Thời gian cho Đạo thì ngược lại, hồi mới biết thì dành nửa tiếng thiền, nửa tiếng đọc kinh sách. Giờ 1 tiếng thiền, 1 tiếng tập thể dục, luyện kiếm, 1 tiếng đi học tập, trao đổi thêm về Đạo. Em mới nghiệm từ bản thân.
Sai rồi, đạo sĩ không thể tính toán thời gian như vậy được. Chú đã quên mất câu thơ:

- Cho dù gặp bạn ở kiếp này hay kiếp sau
- Chẳng phải đều đến từ kiếp trước?

Đã bước chân vào con đường thứ 6 của U Linh Thành thì thời gian không giống như là người bình thường nữa.
 
Thế thì:
- Của cải tích trữ đầy nhà, tự mời họa ưu
Nên hiểu thế nào cho đúng đây?
Giờ đặt câu hỏi có trường hợp nào của cải tích trữ đầy nhà mà không có hoạ không?
Trong lịch sử, tư liệu có từng nhắc tới không (nhắc tới chứ chưa chắc xác thực 100% được)

Ở góc nhìn suy luận mà nói, các cụ có câu Trong hoạ có phúc, trong phúc có hoạ. Câu này hoàn toàn chứng minh được dưới kiến thức ngũ hành. Thâm chí có thể làm tốt hơn và sửa lại cho chuẩn hơn thành Trong phúc có hoạ nhưng trong hoạ đủ lâu mới có phúc.
 
Giờ đặt câu hỏi có trường hợp nào của cải tích trữ đầy nhà mà không có hoạ không?
Trong lịch sử, tư liệu có từng nhắc tới không (nhắc tới chứ chưa chắc xác thực 100% được)

Ở góc nhìn suy luận mà nói, các cụ có câu Trong hoạ có phúc, trong phúc có hoạ. Câu này hoàn toàn chứng minh được dưới kiến thức ngũ hành. Thâm chí có thể làm tốt hơn và sửa lại cho chuẩn hơn thành Trong phúc có hoạ nhưng trong hoạ đủ lâu mới có phúc.
Từ mệnh đề này hoàn toàn có thể suy luận được câu Vi đạo nhật tổn là hoàn toàn có lý. Vì khi học Đạo là tích lũy thêm sự thành tựu trong tu tập. Sự tích lũy tăng lên sẽ tiềm ẩn mối nguy đang càng lớn dần (trong hoạ có phúc)
 
Từ mệnh đề này hoàn toàn có thể suy luận được câu Vi đạo nhật tổn là hoàn toàn có lý. Vì khi học Đạo là tích lũy thêm sự thành tựu trong tu tập. Sự tích lũy tăng lên sẽ tiềm ẩn mối nguy đang càng lớn dần (trong hoạ có phúc)
Đạo cao 1 thước, Ma cao 1 trượng
 
Vi học nhật ích?
Mỗi một ngày đều học hỏi thêm, tại sao lại có ích.
Chỗ này cũng giải thích dưới kiến thức ngũ hành. Bởi lẽ khi xác định mình đang học tức là mình phải hạ xuống, đưa người thầy lên trên mình. Thầy ở đây có thể là con người, chư vị, đất núi, tự nhiên...Với hành động hạ mình và nâng thầy lên, bản thân người học sẽ được rất nhiều ích lợi
- ích lợi khi được thầy hướng dẫn
- ích lợi khi giảm bớt hiểm nguy từ bên ngoài
 
Vi học nhật ích?
Mỗi một ngày đều học hỏi thêm, tại sao lại có ích.
Chỗ này cũng giải thích dưới kiến thức ngũ hành. Bởi lẽ khi xác định mình đang học tức là mình phải hạ xuống, đưa người thầy lên trên mình. Thầy ở đây có thể là con người, chư vị, đất núi, tự nhiên...Với hành động hạ mình và nâng thầy lên, bản thân người học sẽ được rất nhiều ích lợi
- ích lợi khi được thầy hướng dẫn
- ích lợi khi giảm bớt hiểm nguy từ bên ngoài
Vi đạo nhật tổn
Vi học nhật ích
Kết hợp 2 ý trên, vậy người tu Đạo làm thế nào để sự tu tập của mình có được ích lợi. Hay là chấp nhận sự thật đã rồi.

Xin mời quý vị trả lời
 
Vi đạo nhật tổn
Vi học nhật ích
Kết hợp 2 ý trên, vậy người tu Đạo làm thế nào để sự tu tập của mình có được ích lợi. Hay là chấp nhận sự thật đã rồi.

Xin mời quý vị trả lời
Thu nạp thêm kiến thức cần thiết để tu học có lợi. Và chấp nhận những thứ không thể thay đổi hoặc thay đổi được thì gây biến động theo hướng xấu.
 
Thu nạp thêm kiến thức cần thiết để tu học có lợi. Và chấp nhận những thứ không thể thay đổi hoặc thay đổi được thì gây biến động theo hướng xấu.
Chưa đúng ý
 
Em có một suy nghĩ. Những quan tham, hay những tên giàu bất lương thì không phải nhờ tiền kiếp của họ tu hành, tích đức mà có được sự thịnh vượng (sinh ra trong gia đình khá giả, khí vận tốt….) sao. Như vậy chẳng phải trong con đường tu hành, giữa xa đoạ và đắc đạo, chỉ cách nhau bởi một ý niệm của mỗi người chăng. Nói như vậy, càng phải thận trọng hơn trên con đường tu hành của bản thân, không mong tiến nhanh, chỉ mong tiến vững
 
Vi học nhật ích?
Mỗi một ngày đều học hỏi thêm, tại sao lại có ích.
Chỗ này cũng giải thích dưới kiến thức ngũ hành. Bởi lẽ khi xác định mình đang học tức là mình phải hạ xuống, đưa người thầy lên trên mình. Thầy ở đây có thể là con người, chư vị, đất núi, tự nhiên...Với hành động hạ mình và nâng thầy lên, bản thân người học sẽ được rất nhiều ích lợi
- ích lợi khi được thầy hướng dẫn
- ích lợi khi giảm bớt hiểm nguy từ bên ngoài
Vi đạo nhật tổn
Vi học nhật ích
Kết hợp 2 ý trên, vậy người tu Đạo làm thế nào để sự tu tập của mình có được ích lợi. Hay là chấp nhận sự thật đã rồi.

Xin mời quý vị trả lời
Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn
Riêng câu này phải nhìn vào cả hai mặt của vấn đề, giống như là 2 mặt của đồng xu ấy.

Xem xét trên khía cạnh của người thường thì rõ ràng là “vi học nhật ích”, càng học càng thấy ích lợi, đúng không nào?

Nhưng dưới góc nhìn của những người tu Đạo, thì điều này lại có ý nghĩa ngược lại. Những điều bạn học được hàng ngày chẳng phải đều là tích lũy của cải, tích lũy danh vọng, tích lũy công đức hay sao? Nói theo kiểu nhà Phật thì “Sắc càng thêm Sắc, Dục vọng càng ngày càng lớn hơn”.
- Bạn học được cách kiếm tiền thì lại càng muốn thực hành để kiếm nhiều tiền hơn :))
- Bạn học tiến sĩ thì lên được trưởng khoa, muốn lên giám đốc thì phải làm giáo sư :))
- Bạn làm chủ tịch phường, muốn lên quận chẳng phải đăng ký học cao cấp chính trị đó sao? :))

Như vậy là đi ngược lại giáo lý của cả hai nhà :)) Thế thì cái sự “Học” này, chẳng phải là nghịch thiên đó hay sao? :)) Làm sao có thể nói một người tu Đạo là nghịch thiên được? :))
 
Hơ. Chắc có duyên nhỉ. Mấy nay cũng nghĩ về vụ làm giàu để còn giác ngộ rồi cứu độ. Nay lại thấy thớt này.
 
Thế đã nghĩ ra được gì chưa?
Đức phật trước khi theo đạo thì cũng xuất thân từ nhà quan lại, d c hưởng nền giáo dục + đời sống ko thiếu thứ gì. Vậy nên mới có tâm trí mà nghĩ đến đạo. " có thực mới vực dc đạo" đúng y luôn.
 
Tề Hoàn công đọc sách ở thư phòng, người đóng xe tên Biển đang đẽo bánh xe ở dưới sân, thấy vậy liền bỏ cái búa cái đục, bước lên thưa rằng:
- Kính hỏi nhà vua đang đọc gì vậy?
Hoàn công đáp:
- Lời thánh nhân.
- Những thánh nhân đó còn sống không?
- Chết cả rồi.
- Vậy nhà vua đang đọc cái cặn bã của cổ nhân.
- Trẫm đương đọc sách, một tên đóng xe sao dám luận bàn? - Hoàn công mắng - Giảng mà có lí thì tha cho, vô lí thì bị xử tử.
Người đóng xe đáp:
- Tôi đây xét theo kinh nghiệm mình ra mà nói. Khi đẽo bánh xe nếu làm nhẹ nhàng quá thì không chặt, nếu làm mạnh quá thì chỗ nối không khớp. Giữa mạnh với nhẹ, bàn tay tìm ra được, mà vừa với lòng mình. Có ngón nghề ở đó mà không sao diễn tả bằng lời, không thể truyền dạy cho con cái, mà chúng cũng không thể học được từ tôi; cho nên nay tuổi đã qua bảy mươi, đã già thế này vẫn còn đẽo xe. Cái gọi là tinh túy trong lời dạy, đã cùng cổ nhân đi vào cõi chết hết rồi; cái mà nhà vua đọc đó chỉ là cặn bã của họ mà thôi.
 
Đức phật trước khi theo đạo thì cũng xuất thân từ nhà quan lại, d c hưởng nền giáo dục + đời sống ko thiếu thứ gì. Vậy nên mới có tâm trí mà nghĩ đến đạo. " có thực mới vực dc đạo" đúng y luôn.
Vừa đúng lại vừa sai

Thuyết kể đức phật xuất thân đầy đủ. Nhưng ngài đã sẵn sàng bỏ đi hết để tìm đạo.

Bước vào tầm đạo. Ngài cũng từ số o và đi theo con đường tu khổ hạnh của các sa môn đi trước (tại thời điểm đó có nhiều môn và trường phái tu rồi)

Sau một thời gian ngài thấy tu thế cũng không phải cách tầm đạo. Nên ngài thay đổi cách tu. (Có chuyển biến trong nhận thức cá nhân về tu và đường tu)
 
Vừa đúng lại vừa sai

Thuyết kể đức phật xuất thân đầy đủ. Nhưng ngài đã sẵn sàng bỏ đi hết để tìm đạo.

Bước vào tầm đạo. Ngài cũng từ số o và đi theo con đường tu khổ hạnh của các sa môn đi trước (tại thời điểm đó có nhiều môn và trường phái tu rồi)

Sau một thời gian ngài thấy tu thế cũng không phải cách tầm đạo. Nên ngài thay đổi cách tu. (Có chuyển biến trong nhận thức cá nhân về tu và đường tu)

Sau 49 ngày thiền định. Ngài ngộ đạo và đạt quả vị phật

Ngộ đạo. Là tìm ra bản chất của đạo…

Ngày nay. Nhiều người đọc xong cho rằng chỉ ngồi thiền định 49 ngày mà ngài ngộ đạo.
Nhưng không nhìn vào những tích luỹ của học tập. Tu tập. Rèn luyện của ngài. Tính từ lúc bắt đầu đi tầm đạo…
Bởi quá trình đó. Mới khiến ngài học hỏi và rèn được các bản lĩnh cho việc ngồi thiền định. (Quá trình tu khắc khổ trước đây khiến cơ thể ngài có thể nhịn 49 ngày là ví dụ)

Còn chúng ta ngày nay. Bụng phẽo đầy mỡ và rượu bia. Đầu óc đầy toan tính. Có ngồi thiền được chăng. Giả có phép gì quy định là thiền 10 ngày thì thân thể hết mọi bệnh hoặc kéo dài 10 năm sự sống…. Nhưng nếu không có quá trình tập luyện ngồi vài tiếng rồi vài ngày. Thì liệu mấy ai ngồi được một lèo 10 ngày mà đạt được cái quả kia !!!
 
Vừa đúng lại vừa sai

Thuyết kể đức phật xuất thân đầy đủ. Nhưng ngài đã sẵn sàng bỏ đi hết để tìm đạo.

Bước vào tầm đạo. Ngài cũng từ số o và đi theo con đường tu khổ hạnh của các sa môn đi trước (tại thời điểm đó có nhiều môn và trường phái tu rồi)

Sau một thời gian ngài thấy tu thế cũng không phải cách tầm đạo. Nên ngài thay đổi cách tu. (Có chuyển biến trong nhận thức cá nhân về tu và đường tu)
Xuất thân đầy đủ, thì mục đích sống mới vượt ra ngoài cõi vật chất.
Bước vào đạo, như ae mình, cũng phải đi theo tấm gương đi trước.
Sau 1 time, ngài điều chỉnh để hợp lý hơn.
Thử hỏi nếu không có điều kiện đầu tiên kia? thì kết quả có khác? t thì cho rằng khác rất nhiều đấy.
 
Top