Đạo lý Một vài tìm hiểu về Lão Tử Đạo Đức Kinh

Hôm nay nhân một ngày bình thường,

Tự thấy trong xàm có nhiều anh em chia sẻ kiến thức về đạo Phật, Đạo giải thoát, hôm nay cũng mạn phép được đăng tải một số kiến thức về Lão tử Đạo Đức kinh mong các xammers nào có hứng thú cùng nhau chia sẻ và bàn luận.

Thôi không dài dòng nữa chúng ta bắt đầu .

Chương 1:
Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh

Vô Danh thiên địa chi thuỷ
Hữu Danh vạn vật chi mẫu

Cố,
Thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu
Thường hữu dục, dĩ quan kỳ kiếu

Thử lưỡng giả đồng
Xuất nhi dị danh
Đồng vị chi huyền
Huyền chi hựu huyền
Chúng diệu chi môn

Bản dịch:
Đạo mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Đạo "thường"
Danh mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Danh "thường"

Không tên, là gốc của trời đất
Có tên, là mẹ của vạn vật

Bởi vậy,
Thường không tư dục, mới nhận được chỗ huyền diệu của đạo
Thường tư dục nên chỉ thấy chỗ chia lìa của đạo

Hai cái đó đồng với nhau
Cùng một gốc, tên khác nhau
Đồng, nên gọi Huyền
Huyền rồi lại Huyền
Đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong trời đất

Phân tích: 4 câu đầu

Đạo khả đạo phi thường đạo Đạo mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Đạo "thường"
Danh khả danh phi thường danh Danh mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Danh "thường"

Vô Danh thiên địa chi thuỷ Không tên, là gốc của trời đất
Hữu Danh vạn vật chi mẫu Có tên, là mẹ của vạn vật



Đạo là một danh từ được dùng một cách cưỡng chế để chỉ vào cái lẽ tuyệt đối, cái bản thể của Trời đất. Vì là một lẽ tuyệt đối nên không thể dùng đến một danh từ tương đối ( mang tính chất nhị nguyên ) để mà ám chỉ. Đã dùng đến một danh từ tương đối để mà gọi tên, tức không còn phải là cái Đạo vĩnh cửu, bất biến, tuyệt đối nữa. "Thường" có nghĩa là vĩnh cửu bất biến.

Câu " Danh khả danh phi thường danh " đồng một ý nghĩa với như câu trên. Đây là nguyên lý đẻ ra Thuyết "vô danh" của Lão tử. Danh từ, bất luận để ám chỉ vật gì, đều có cái nghĩa hạn định của nó, cho nên không thể nào dùng đến một tiếng gì trong giới nhị nguyên tương đối để trỏ vào cái lẽ tuyệt đối thường tồn và bất biến.

Tại sao Lão tử chủ trương Vô danh ? là vì như sau đây
Theo Lão Tử đã có thiện là phải có ác, có trên là có dưới, ... Như vậy ta thấy trong các mặt của thế giới tương đối không có cái gì là tuyệt đối là nhất nên không thể nào chỉ rõ cụ thể cái tuyệt đối là cái gì bằng một danh từ tương đối. Theo ông hễ được gọi tên là nó đã bị hạn định trong chính cái tên đó rồi.

"Vô Danh" dịch ra là "Không tên" ám chỉ cái bản thể tuyệt đối của Đạo, cái lẽ tuyệt đối trường tồn, lúc này nó chưa hiển lộ ra bên ngoài nên không thể nào gọi tên cho được là vậy.
"Hữu Danh" dịch ra là "Có tên" chỉ về thời kỳ Cái bản thể tuyệt đối của Đạo xoay chuyển, hiển lộ ra ngoài qua hình tướng của các sự vật, sự việc,những thứ tập hợp thành toàn bộ thế giới vũ trụ mà chúng ta đang sống.

"còn tiếp"
 
Cố, Bởi vậy,
Thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu Thường không tư dục, mới nhận được chỗ huyền diệu của đạo
Thường hữu dục, dĩ quan kỳ kiếu Thường tư dục nên chỉ thấy chỗ chia lìa của đạo


Không tư dục tức là không bị cái tư tâm (cái tâm sai biệt) sai sử, không phân nhĩ ngã... thì mới nhận thấy được chỗ Một của vạn sự vạn vật trên đời, tức là chỗ nhất nguyên huyền diệu của Đao.

"Bị tư dục" tức là bị tư tâm khu xử... thì chỉ nhìn thấy vạn thù sai biệt bên ngoài của sự vật trên đời.
Chức "dục" của Lão Tử dùng đây là ám chỉ tư dục do nhãn kiến nhị nguyên gây ra.
Diệu nghĩa là tinh vi, rất nhỏ đến không thể phân biệt được ranh giới; chữ kiếu nghĩa là sai biệt cái chỗ chia phân ranh giới, đồng nghĩa với chữ khúc là vụn vặt

Hai cái đó đồng với nhau
Cùng một gốc, tên khác nhau
Đồng, nên gọi Huyền
Huyền rồi lại Huyền
Đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong trời đất

Đoạn này thêm ý cho đoạn trên lại cũng là đoạn cực kỳ quan trọng nói lên sự bình đẳng của hai nguyên lý âm dương, nghĩa là của tất cả mọi cặp mâu thuẫn trên đời.


Kết luận: cả chương này đề cao giá trị của sự LẶNG THINH , của công dụng chữ Tịnh, nền tảng của Đạo học Đông Phương vượt khỏi lý trí và văn tự.

Tịnh, là nắm vững luật quân bình ( Đạo) để mà " ở thế không suy chuyển, mà đối phó với sự biến hoá di chuyển khôn cùng "

Câu " Đạo khả đạo, phi thường đạo" thường được so sánh với câu

" le tout ne peut être defini, puisqu'il cesserait d'être le tout. Le defini est fini; seul l'indefini s'ouvre vers l'infini " dịch nghĩa: "Không thể xác định mọi thứ, vì nếu làm như vậy, mọi thứ sẽ mất đi tính toàn vẹn và tự nhiên của nó. Định nghĩa là việc giới hạn, chỉ có điều không rõ ràng mới mở ra cánh cửa về vô hạn và vô biên."



 
Đạo tức là Chaos. Thế giới này tuy random nhưng nếu quy về 1 vài mẫu hình thì vẫn (có thể?) dự đoán dc. Sai lầm của con người là nghĩ cuộc đời chỉ gói gọn trong 1 số mẫu hình mà kb bản chất nó vẫn là Chaos
Bản thân người thì chất phác hồn nhiên, vô tư trong sáng thì hòa hợp với Đạo. Càng thiên lệch, định kiến, tự trọng, vị ngã, lại càng tách rời Đạo. Xa rời Đạo làm lòng người mê loạn.
Hòa hợp đạo là trạng thái Flow, giống như bơi xuôi dòng, vẫn đến đích mà tự nhiên k tốn sức. Còn càng cố gắng khổ sở thì là bơi ngược dòng. Giống cá đang leo cây.
 
Đạo tức là Chaos. Thế giới này tuy random nhưng nếu quy về 1 vài mẫu hình thì vẫn (có thể?) dự đoán dc. Sai lầm của con người là nghĩ cuộc đời chỉ gói gọn trong 1 số mẫu hình mà kb bản chất nó vẫn là Chaos
Bản thân người thì chất phác hồn nhiên, vô tư trong sáng thì hòa hợp với Đạo. Càng thiên lệch, định kiến, tự trọng, vị ngã, lại càng tách rời Đạo. Xa rời Đạo làm lòng người mê loạn.
Hòa hợp đạo là trạng thái Flow, giống như bơi xuôi dòng, vẫn đến đích mà tự nhiên k tốn sức. Còn càng cố gắng khổ sở thì là bơi ngược dòng. Giống cá đang leo cây.
Đạo là đường = way mà ông
Chaos = hỗn loạn; hỗn mang
 
Đạo là đường = way mà ông
Chaos = hỗn loạn; hỗn mang
Trước Lão Tử đã có khái niệm Đạo r. Đạo là con đường tư tưởng dẫn dắt con người. Đạo Chúa, Đạo Phật, Đạo Hồi. Đạo Lão chỉ là cách dẫn dắt riêng của Lão. Đạo theo Lão thì xuất phát từ hỗn mang (chaos), hiểu ở đây là toàn thể thế giới phức tạp đang vận hành
 
Trước Lão Tử đã có khái niệm Đạo r. Đạo là con đường tư tưởng dẫn dắt con người. Đạo Chúa, Đạo Phật, Đạo Hồi. Đạo Lão chỉ là cách dẫn dắt riêng của Lão. Đạo theo Lão thì xuất phát từ hỗn mang (chaos)
Đúng đúng; đồng ý đồng ý.
Đạo khả đạo phi thường đạo kkkk
 
Cố, Bởi vậy,
Thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu Thường không tư dục, mới nhận được chỗ huyền diệu của đạo
Thường hữu dục, dĩ quan kỳ kiếu Thường tư dục nên chỉ thấy chỗ chia lìa của đạo


Không tư dục tức là không bị cái tư tâm (cái tâm sai biệt) sai sử, không phân nhĩ ngã... thì mới nhận thấy được chỗ Một của vạn sự vạn vật trên đời, tức là chỗ nhất nguyên huyền diệu của Đao.

"Bị tư dục" tức là bị tư tâm khu xử... thì chỉ nhìn thấy vạn thù sai biệt bên ngoài của sự vật trên đời.
Chức "dục" của Lão Tử dùng đây là ám chỉ tư dục do nhãn kiến nhị nguyên gây ra.
Diệu nghĩa là tinh vi, rất nhỏ đến không thể phân biệt được ranh giới; chữ kiếu nghĩa là sai biệt cái chỗ chia phân ranh giới, đồng nghĩa với chữ khúc là vụn vặt

Hai cái đó đồng với nhau
Cùng một gốc, tên khác nhau
Đồng, nên gọi Huyền
Huyền rồi lại Huyền
Đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong trời đất

Đoạn này thêm ý cho đoạn trên lại cũng là đoạn cực kỳ quan trọng nói lên sự bình đẳng của hai nguyên lý âm dương, nghĩa là của tất cả mọi cặp mâu thuẫn trên đời.


Kết luận: cả chương này đề cao giá trị của sự LẶNG THINH , của công dụng chữ Tịnh, nền tảng của Đạo học Đông Phương vượt khỏi lý trí và văn tự.

Tịnh, là nắm vững luật quân bình ( Đạo) để mà " ở thế không suy chuyển, mà đối phó với sự biến hoá di chuyển khôn cùng "

Câu " Đạo khả đạo, phi thường đạo" thường được so sánh với câu

" le tout ne peut être defini, puisqu'il cesserait d'être le tout. Le defini est fini; seul l'indefini s'ouvre vers l'infini " dịch nghĩa: "Không thể xác định mọi thứ, vì nếu làm như vậy, mọi thứ sẽ mất đi tính toàn vẹn và tự nhiên của nó. Định nghĩa là việc giới hạn, chỉ có điều không rõ ràng mới mở ra cánh cửa về vô hạn và vô biên."



Hay đấy m. Bữa giờ t cứ mở youtube nghe Đạo Đức kinh mà chưa hiểu sâu lắm.
 
Đạo tức là Chaos. Thế giới này tuy random nhưng nếu quy về 1 vài mẫu hình thì vẫn (có thể?) dự đoán dc. Sai lầm của con người là nghĩ cuộc đời chỉ gói gọn trong 1 số mẫu hình mà kb bản chất nó vẫn là Chaos
Bản thân người thì chất phác hồn nhiên, vô tư trong sáng thì hòa hợp với Đạo. Càng thiên lệch, định kiến, tự trọng, vị ngã, lại càng tách rời Đạo. Xa rời Đạo làm lòng người mê loạn.
Hòa hợp đạo là trạng thái Flow, giống như bơi xuôi dòng, vẫn đến đích mà tự nhiên k tốn sức. Còn càng cố gắng khổ sở thì là bơi ngược dòng. Giống cá đang leo cây.
Bro có kiến giải rất hay.
 
Mua sách về đọc; t đc tặng 1 cuốn; thấy hay nếu áp dụng vào cuộc sống.
Nó giúp t trầm tính; cool + nonchalant
t thấy có ít người quan tâm đến Đạo của Lão, trong xàm này có mấy vị có kiến giải rất sâu về Phật học,
Nên mạn phép đưa Đạo Đức kinh vào đây, Đạo đức kinh không chỉ hướng dẫn con người ta sống sao cho hoà hợp với đạo, mà còn có phần trị nước an dân, làm thế nào để thiên hạ thái bình thịnh trị. Bậc minh quân hay là chính quyền nên thực hành thế nào.

Vài chương sau sẽ bàn về " Vô vi " cái cách thức sống và làm việc của bậc Thánh nhân.
 
A
1. Thiên hạ
Giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ;
Giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ.

2. Cố
Hữu vô tương sanh,
Nan dị tương thành,
Trường đoản tương hình,
Cao hạ tương khuynh,
Âm thinh tương hoà,
Tiền hậu tương tuỳ

B. Thị dĩ thánh nhân
Xử vô vi chi sự
a, Hành bất ngôn chi giáo
b, Vạn vật tác yên nhi bất từ
c, Sanh nhi bất hữu
d, Vi nhi bất thị
e, Công thành nhi phất cư
Phù duy phất cư,
Thị dĩ bất khứ

1. Thiên hạ đều biết tốt là tốt,Thì đã có xấu rồi
Đều biết lành là lànhThì đã có cái chẳng lành rồi

2. Bởi vậy
Có với Không cùng sanh
Khó và Dễ cùng thành
Ngắn và Dài sánh cùng nhau
Cao và Thấp cùng chiều
Giọng và Tiếng cùng hoạ
Trước và sau cùng theo

B. Vậy nên Thánh nhân
Dùng "vô vi" mà xử sự
Dùng "bất ngôn" mà dạy dỗ
Để cho vạn vật nên mà không cản
Tạo ra mà không chiếm đoạt
Làm mà không cậy công
Thành công mà không ở lại
vì bởi không ở lại,
Nên không bị bỏ đi

Đàm luận:

A. Sự vật trong cuộc sống quanh chúng ta, như tốt xấu, lớn nhỏ, dài ngắn, sướng khổ...đều do đối đãi mà phát sinh. Phàm có tốt phải có xấu, có lớn ắt có nhỏ, có dài phải có ngắn, có sướng ắt phải có khổ, việc gì cũng đều có hai mặt của nó cả.

Có tốt thì có xấu, có sướng thì có khổ ... là vì thực sự gọi rằng tốt là tốt hơn cái xấu, xấu hơn cái tốt.. mà thôi. Mà thường tình của con người thì cầu tốt bỏ xấu, nguyện sướng bỏ khổ.. nên mới sanh ra lắm sự ngang trái ở đời. Phải hay trái là một giá trị là một giá trị tương đối, không có giá trị nào tuyệt đối tồn tại trong đời sống của chúng ta cả.

Huống chi phải quấy tốt xấu, là điều kiện lẫn nhau cũng như âm dương, tối sáng,... không thể rời nhau mà đơn phương tồn tại

B. Thánh nhân biết thế nên không thiên hẳn về bên nào, lấy "vô vi" mà xử sự, lấy "bất ngôn" mà dạy đời.

Vô vi không phải là không làm như người ta thường hiểu, mà là " làm theo đạo" nghĩa là có chỉ dạy thì dùng đến phép "bất ngôn chi giáo", "để cho vạn vật nên mà không cản, sống mà không chiếm đoạt, làm mà không cậy công, thành công mà không ở lại".

a. "Bất ngôn" cũng không phải là không nói, mà không nói đến thị phi, thiện ác, bởi nói thì thị phi dấy lên, thiện ác dấy lên. " Bất ngôn chi giáo" cũng có nghĩa là giáo lý không có giáo điều cố định. Đó là nghĩa thứ nhất của vô vi.

b. "... Để cho vạn vật nên mà không cản " là để cho vạn vật yên trong chỗ sanh thành tự nhiên mà không dụng tư tâm xen vào sự tự sinh tự hoá của nó, đó là nghĩa thứ hai của vô vi.

c. " Tạo ra mà không cho là của mình ", giúp cho vạn vật sống theo chúng mà không chiếm làm của riêng; đó là nghĩa thứ ba của vô vi.

d. " Làm mà không cậy công", hành động tự nhiên giúp đỡ mọi người, giúp đỡ cuộc đời mà không cho đó là công riêng của mình, không tin tưởng rằng nếu không có mình thì trong thiên hạ sẽ không ai làm được. Đó là nghĩa thứ tư của vô vi.

e. " Thành công mà không ở lại " vì những lẽ đã nói trên. Tức là chỗ sau này Lão tử bảo: " Công toại thân thối, thiên chi Đạo". Đó là nghĩa thứ năm của vô vi

" Vì bởi không ở lại, nên không bị bỏ đi": Thánh nhân là kẻ biết rõ cái Đạo, "cao hạ tương khuynh", tức là cái Đạo "vật cùng tắc biến, vật cực tất phản" đã nói ở trên nên tác động không thể để cho nó khuynh đảo, biến thiên, phản phúc... Vì vậy mà " công thành nhi phất cư" và đã không ở lại, làm sao bị bỏ đi.

còn nữa.
 
Sư phụ của Lão tử có phải Hồng Quân lão tổ không nhỉ
Hồng quân lão tổ là một vị trong truyền thuyết của trung quốc, được đứng chung với Nguyên thủy thiên tôn.

Lão tử là 1 con người. Hay đúng hơn là 1 tư tưởng, 1 triết học của con người lý giải về vũ trụ, nhân sinh, quốc gia, dân tộc.

t mạn phép không gán ghép hai nhân vật này với nhau.
 
kẻ biết đạo thì k nói, nếu nói là k biết
đạo lão sâu xa k thể nghị bàn, k dùng lời nói mà diễn tả đạo được
đạo đức kinh chỉ là lão cố ép ra thành văn chỉ để khêu gợi thôi , do vậy rất tối
chính sự rất tối đó mới giúp cho ng ta hiểu đạo
tóm lại là bất khả tương nghị, tùy tâm tính từng người mà phản ứng khác nhau, 1 cách hiểu khác nhau.
Có kẻ nghe đến mà cười, có kẻ nửa tin nửa ngờ, có kẻ gắng sức thi hành.
Kẻ cười chưa chắc đã là hạ sĩ như trong kinh
Mà kẻ gắng sức thi hành chưa chắc là thượng sĩ như trong kinh
ncl cuốn này viết có mấy trăm chữ mà đọc cả đời k hết.
Còn m cố ép ra từng câu mà phân tích nó có ý gì thì trong sách viết rõ rồi "Tiến về đạo dường như thoái lui".
 
Sửa lần cuối:
kẻ biết đạo thì k nói, nếu nói là k biết
đạo lão sâu xa k thể nghị bàn, k dùng lời nói mà diễn tả đạo được
đạo đức kinh chỉ là lão cố ép ra thành văn chỉ để khêu gợi thôi , do vậy rất tối
chính sự rất tối đó mới giúp cho ng ta hiểu đạo
tóm lại là bất khả tương nghị, tùy tâm tính từng người mà phản ứng khác nhau
ncl cuốn này viết có mấy trăm chữ mà đọc cả đời k hết
Nên mạn phép được đàm luận và đưa ra cái ý hiểu. " Đạo " quả thật là 1 danh từ cưỡng dụng mà thôi,

Và cả bản dịch cũng như bản hán việt, mong muốn cùng nhau luận bàn và chia sẻ cái lý của thánh nhân.

Còn cái chất của thánh nhân thì đã mang theo xuống mồ rồi. Cái cặn bã thì mới để lại nhỉ.

Giống như 1 anh thợ chế tác đồ thủ công. Anh có thể chỉ cái kỹ thuật, các bước làm. Còn cái khéo léo cái thiện xảo nơi đôi bàn tay làm sao mà chỉ.
 
kẻ biết đạo thì k nói, nếu nói là k biết
đạo lão sâu xa k thể nghị bàn, k dùng lời nói mà diễn tả đạo được
đạo đức kinh chỉ là lão cố ép ra thành văn chỉ để khêu gợi thôi , do vậy rất tối
chính sự rất tối đó mới giúp cho ng ta hiểu đạo
tóm lại là bất khả tương nghị, tùy tâm tính từng người mà phản ứng khác nhau
ncl cuốn này viết có mấy trăm chữ mà đọc cả đời k hết.
Còn m cố ép ra từng câu mà phân tích nó có ý gì thì trong sách viết rõ rồi "Tiến về đạo dường như thoái lui".
Bro nếu có kiến giải gì tâm đắc, mong được chia sẻ.
 
Bro nếu có kiến giải gì tâm đắc, mong được chia sẻ.
theo t thì nếu đọc đạo đức kinh mà đọc bằng logic bằng sự phân biệt phải trái, đúng sai thì ko nắm được giềng mối của đạo.
Đạo sinh một. Một sinh hai. Hai sinh ba. 3 sinh vạn vật.
Muốn hiểu đạo phải đứng từ một.
Có một vật hỗn độn là một .
Sinh ra -> tách làm 2(phải trái, đúng sai, âm dương đây gọi là LƯỠNG NGHI)
nhờ khí xung hòa là cái thứ 3 để 2 cái đó dựa vào nhau.
Âm dương ko triệt tiêu lẫn nhau, mà là nương nhờ nhau.
Do vậy mới có trong âm có dương, trong dương có âm(Đây gọi là TỨ TƯỢNG gồm Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Dương, Thiếu Âm)
Cho nên mới có câu phúc họa nương nhau, vật cùng tất phản, vật cực tất biến. Một khi đã biến thì sẽ biến thành cái đối đích của nó. Ví dụ: Âm biến thành dương, yêu biến thành hận, nghèo biến thành giàu.
Các bậc làm nên việc lớn. VD: Hồ chí minh,..v.v bao giờ cũng ẩn thân 1 thời gian rồi mới hiển lộ(Đây gọi là Nuôi khí Dương bằng khí âm đến cùng cực)
Nếu muốn hiểu Đạo Đức Kinh khiêu gợi cái gì phải đứng từ MỘT.
Đây chính là ko phân biệt phải trái, đúng sai, thiện ác. Đứng ở 1, biết 2 và dùng 3 để hiểu đạo và thực hành ĐẠI ĐẠO
 
Sửa lần cuối:
theo t thì nếu đọc đạo đức kinh mà đọc bằng logic bằng sự phân biệt phải trái, đúng sai thì ko nắm được giềng mối của đạo.
Đạo sinh một. Một sinh hai. Hai sinh ba. 3 sinh vạn vật.
Muốn hiểu đạo phải đứng từ một.
Có một vật hỗn độn là một .
Sinh ra -> tách làm 2(phải trái, đúng sai, âm dương đây gọi là LƯỠNG NGHI)
nhờ khí xung hòa là cái thứ 3 để 2 cái đó dựa vào nhau.
Âm dương ko triệt tiêu lẫn nhau, mà là nương nhờ nhau.
Do vậy mới có trong âm có dương, trong dương có âm(Đây gọi là TỨ TƯỢNG gồm Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Dương, Thiếu Âm)
Cho nên mới có câu phúc họa nương nhau, vật cùng tất phản, vật cực tất biến. Một khi đã biến thì sẽ biến thành cái đối đích của nó. Ví dụ: Âm biến thành dương, yêu biến thành hận, nghèo biến thành giàu.
Các bậc làm nên việc lớn. VD: Hồ chí minh,..v.v bao giờ cũng ẩn thân 1 thời gian rồi mới hiển lộ(Đây gọi là Nuôi khí Dương bằng khí âm đến cùng cực)
Nếu muốn hiểu Đạo Đức Kinh khiêu gợi cái gì phải đứng từ MỘT.
Đây chính là ko phân biệt phải trái, đúng sai, thiện ác. Đứng ở 1, biết 2 và dùng 3 để hiểu đạo và thực hành ĐẠI ĐẠO
Kiến giải của bro có giá trị tham khảo rất lớn.
Tsk bro.
 
Top