Đạo lý Một vài tìm hiểu về Lão Tử Đạo Đức Kinh

Hôm nay nhân một ngày bình thường,

Tự thấy trong xàm có nhiều anh em chia sẻ kiến thức về đạo Phật, Đạo giải thoát, hôm nay cũng mạn phép được đăng tải một số kiến thức về Lão tử Đạo Đức kinh mong các xammers nào có hứng thú cùng nhau chia sẻ và bàn luận.

Thôi không dài dòng nữa chúng ta bắt đầu .

Chương 1:
Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh

Vô Danh thiên địa chi thuỷ
Hữu Danh vạn vật chi mẫu

Cố,
Thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu
Thường hữu dục, dĩ quan kỳ kiếu

Thử lưỡng giả đồng
Xuất nhi dị danh
Đồng vị chi huyền
Huyền chi hựu huyền
Chúng diệu chi môn

Bản dịch:
Đạo mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Đạo "thường"
Danh mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Danh "thường"

Không tên, là gốc của trời đất
Có tên, là mẹ của vạn vật

Bởi vậy,
Thường không tư dục, mới nhận được chỗ huyền diệu của đạo
Thường tư dục nên chỉ thấy chỗ chia lìa của đạo

Hai cái đó đồng với nhau
Cùng một gốc, tên khác nhau
Đồng, nên gọi Huyền
Huyền rồi lại Huyền
Đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong trời đất

Phân tích: 4 câu đầu

Đạo khả đạo phi thường đạo Đạo mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Đạo "thường"
Danh khả danh phi thường danh Danh mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Danh "thường"

Vô Danh thiên địa chi thuỷ Không tên, là gốc của trời đất
Hữu Danh vạn vật chi mẫu Có tên, là mẹ của vạn vật



Đạo là một danh từ được dùng một cách cưỡng chế để chỉ vào cái lẽ tuyệt đối, cái bản thể của Trời đất. Vì là một lẽ tuyệt đối nên không thể dùng đến một danh từ tương đối ( mang tính chất nhị nguyên ) để mà ám chỉ. Đã dùng đến một danh từ tương đối để mà gọi tên, tức không còn phải là cái Đạo vĩnh cửu, bất biến, tuyệt đối nữa. "Thường" có nghĩa là vĩnh cửu bất biến.

Câu " Danh khả danh phi thường danh " đồng một ý nghĩa với như câu trên. Đây là nguyên lý đẻ ra Thuyết "vô danh" của Lão tử. Danh từ, bất luận để ám chỉ vật gì, đều có cái nghĩa hạn định của nó, cho nên không thể nào dùng đến một tiếng gì trong giới nhị nguyên tương đối để trỏ vào cái lẽ tuyệt đối thường tồn và bất biến.

Tại sao Lão tử chủ trương Vô danh ? là vì như sau đây
Theo Lão Tử đã có thiện là phải có ác, có trên là có dưới, ... Như vậy ta thấy trong các mặt của thế giới tương đối không có cái gì là tuyệt đối là nhất nên không thể nào chỉ rõ cụ thể cái tuyệt đối là cái gì bằng một danh từ tương đối. Theo ông hễ được gọi tên là nó đã bị hạn định trong chính cái tên đó rồi.

"Vô Danh" dịch ra là "Không tên" ám chỉ cái bản thể tuyệt đối của Đạo, cái lẽ tuyệt đối trường tồn, lúc này nó chưa hiển lộ ra bên ngoài nên không thể nào gọi tên cho được là vậy.
"Hữu Danh" dịch ra là "Có tên" chỉ về thời kỳ Cái bản thể tuyệt đối của Đạo xoay chuyển, hiển lộ ra ngoài qua hình tướng của các sự vật, sự việc,những thứ tập hợp thành toàn bộ thế giới vũ trụ mà chúng ta đang sống.

"còn tiếp"
 
đa số ko hiểu đc đâu, t đọc đạo lão nửa thập kỷ r mãi gần đây mới ù ù cạc cạc đc 1 chút. Chứ sách tối nghĩa như mấy kinh văn đạo lão người bt đọc nửa ngày là méo muốn đọc nữa. Mà giảng cái này ra thì ko thể vì đạo mà nói ra đc thì ko còn là đạo thường
t đọc cũng khá lâu rồi. Đọc đi đọc lại liên tục.
Nhưng quả thật gần đây mới có chút cảm nhận thôi.
Nhưng t tin rằng nếu thực hành thoát khổ thì học theo Đức Phật.

Đọc 37 phẩm trợ đạo mà t thấy đức Phật ổng giảng vô cùng kỹ lưỡng.

Tiếc rằng các cao tăng ở chùa không có mấy vị làm theo. Học một bụng đầy kinh sách nhưng hạn chế thực hành.
 
đa số ko hiểu đc đâu, t đọc đạo lão nửa thập kỷ r mãi gần đây mới ù ù cạc cạc đc 1 chút. Chứ sách tối nghĩa như mấy kinh văn đạo lão người bt đọc nửa ngày là méo muốn đọc nữa. Mà giảng cái này ra thì ko thể vì đạo mà nói ra đc thì ko còn là đạo thường
Ngay câu đầu tiên nó đã thể hiện cái trí tuệ của Lão tử rồi.
 
Đạo tức là Chaos. Thế giới này tuy random nhưng nếu quy về 1 vài mẫu hình thì vẫn (có thể?) dự đoán dc. Sai lầm của con người là nghĩ cuộc đời chỉ gói gọn trong 1 số mẫu hình mà kb bản chất nó vẫn là Chaos
Bản thân người thì chất phác hồn nhiên, vô tư trong sáng thì hòa hợp với Đạo. Càng thiên lệch, định kiến, tự trọng, vị ngã, lại càng tách rời Đạo. Xa rời Đạo làm lòng người mê loạn.
Hòa hợp đạo là trạng thái Flow, giống như bơi xuôi dòng, vẫn đến đích mà tự nhiên k tốn sức. Còn càng cố gắng khổ sở thì là bơi ngược dòng. Giống cá đang leo cây.
Hỗn độn là bản nguyên, khai mở ra đạo
 
phật giáo nguyên thuỷ là chì có đi ăn xin thôi nhé ngoài ăn uống thuốc thang là xung quanh ko còn gì, nếu mà bỏ ăn bỏ uống đc là có khi cũng bỏ cmnl
còn Lão thì theo đuổi dục vọng nào cũng được hết chứ ko có khắt khe tới cực đoan như Phật
Thực ra thuyết vô vi của Lão và tính không của Bát Nhã là một . Chỉ có chưa hiểu thấu mới phân chia thôi
 
t thấy có 1 điểm khác là Lão cho phép theo đuổi dục vọng còn Phật thì ko
Đạo Lão không có khuôn phép nào hết. Đạo đức kinh chương đầu đã nói rõ:
Cố,
Thường vô dục dĩ quan kỳ diệu
Thường hữu dục, dĩ quan kỳ kiếu
.
Dịch:
Vậy nên:
Thường không tư dục, mới thấy chỗ huyền diệu.
Thường tư dục, chỉ thấy chỗ chia lìa.
 
Đạo Lão không có khuôn phép nào hết. Đạo đức kinh chương đầu đã nói rõ:
Cố,
Thường vô dục dĩ quan kỳ diệu
Thường hữu dục, dĩ quan kỳ kiếu
.
Dịch:
Vậy nên:
Thường không tư dục, mới thấy chỗ huyền diệu.
Thường tư dục, chỉ thấy chỗ chia lìa.
ngẫm lại "tư dục" mới ngộ thêm điểm cuối là ở sinh diệt chứ ko phải dục vọng
Phật thì ngừng sinh diệt luôn còn Lão thì vòng luân hồi vẫn quay
 
ngẫm lại "tư dục" mới ngộ thêm điểm cuối là ở sinh diệt chứ ko phải dục vọng
Phật thì ngừng sinh diệt luôn còn Lão thì vòng luân hồi vẫn quay
Hai cái này nên tách ra không nên cố gắng nhập lại.
Lão tử không bàn kiếp sau, chỉ cố gắng để chỉ rõ cái bản thể của đạo.
Sống hòa hợp với đạo, tự nhiên sẽ tiến gần về chân lý
 
Đó giờ tao tưởng đạo lão là tu tiên
Sau này được các thế hệ sau diễn dịch mà nên.
Nhưng phạm vi ở đây t chỉ bàn đến con người và mọi thứ xung quanh thôi.
Mà m nghĩ là tu tiên cũng được, sống hòa hợp với đạo thì tự khắc thành tiên. Haha
 
Còn một cuốn nữa là âm phù kinh. Mày nghiên cứu lâu r có thể diễn giải qua cuốn này được không. Pls :too_sad:
 

Thiên địa bất nhân,
Dĩ vạn vật vi sô cẩu
Thánh nhân bất nhân
Dĩ bách tính vi sô cẩu

Trời đất không có nhân
Coi vạn vật như loài chó rơm
Thánh nhân không có nhân
Coi trăm họ như loài chó rơm


Bình luận:

Bậc thánh nhân, cũng như Đạo, không tư vị ai cả, nên gọi là “bất nhân”. Đạo là cái
luật lạnh lùng của Tạo hoá, không vì kẻ rét mà dẹp mùa đông. Đang thời thì dùng sai thời thì bỏ, coi vạn vật như loài chó rơm. Chó rơm là vật dùng trong khi cúng tế. Lúc đang dùng thì quý. Dùng xong thì bỏ.

Trời đất đối với vạn vật chí công vô tư, không hề có sự thiên tư thiên vị, mọi thứ trong thế giới này, hoặc nói rộng ra là cả vũ trụ này đều được chi phối bằng những định luật vĩnh cửu và bất biến, chính vì vậy mới có thể tồn tại dài lâu.

Mùa xuân vạn vật sinh sôi, hoa cỏ đua tươi, khí hậu đầm ấm, lúc ấy không phải vì trời đất có lòng thương. Mùa đông khi sương giá bao phủ, lá rụng rơi, mưa phùn gió bấc, không phải là do trời đất mang lòng dạ oán hờn mà chính là chu kỳ biến dịch của tự nhiên đã tạo ra những hình thái như vậy.

Trời đất cưu mang, tạo môi trường sinh trưởng, che chở vạn vật như vậy, không phải bằng lòng nhân tầm thường của nhân thế, mà bằng một lòng nhân siêu việt. Vì siêu việt nên người ta lại cho là trời đất bất nhân.

Cũng vì có lòng nhân siêu việt như vậy, nên không thương loài nào, hơn loài nào vị loài nào hơn loài nào. Trong Xung Hư chân kinh có chép:

“Điền thị nước Tề nhà có giỗ tổ, mời thực khách có thời ngàn người. Có một người khách đem biếu cá vàng và ngỗng trời. Điền thị trông thấy, liền nói: ‘Trời đối với con người thật là hậu hĩ. Chẳng những đã sinh ra lúa gạo, lại còn sinh ra chim, cá cho con người dùng. Các thực khách đều đồng thanh hưởng ứng. Duy có con ông Bào thị, mới mười hai tuổi, tiến ra và nói với Điền thị rằng: Điều ông vừa nói đó không đúng. Trời đất muôn vật và ta đều là các loài như nhau, chẳng có hơn kém. Các loài khôn, các loài mạnh, ăn thịt các loài ngu, các loài yếu, chứ chẳng phải loài này vì loài kia mà sinh ra. Người bắt loài vật mà ăn thịt, chứ đâu phải trời vốn vì người mà sinh vật. Cũng như muỗi, mòng hút máu người, hổ lang ăn thịt, nhưng không phải là trời đã vì muỗi mòng mà sinh ra người, vì hổ lang mà sinh ra thịt.

Cho nên đối với đất trời, không có loài nào tuyệt đối là trọng, loài nào tuyệt đối là khinh; mà khinh trọng đều là tương đối, đều là tùy theo thời gian, không gian, nhu cầu, công dụng nhất thời. Y như con chó cỏ trước khi hành lễ, thì được nâng niu, quí báu; sau khi hành lễ rồi, thì bị vứt ra đường, cho mọi người mặc tình chà đạp. [8]

Thật đúng là:

“Có thì có tự mảy may,

Không thì cả thế gian này cũng không.”
 
Sửa lần cuối:
Còn một cuốn nữa là âm phù kinh. Mày nghiên cứu lâu r có thể diễn giải qua cuốn này được không. Pls :too_sad:
Phạm vi ở đây t cũng chỉ có thể gắng gượng mà diễn bày một chút ít của Đạo Đức Kinh mà thôi, t không thể và cũng không có đủ sức để đi xa hơn nữa.
Nếu m có thể thì hãy đọc rồi cho cảm nhận của riêng m. Thứ duy nhất mà m không thể bị ai đánh cắp được đó là những cảm nhận của riêng m.
 
t thấy có 1 điểm khác là Lão cho phép theo đuổi dục vọng còn Phật thì ko
Đã là tính không thì làm gì có dục vọng để mà theo. Đừng bị mấy cái truyện tu tiên tầm xàm của mấy thằng tác giả tào lao nó ám
 
Đã là tính không thì làm gì có dục vọng để mà theo. Đừng bị mấy cái truyện tu tiên tầm xàm của mấy thằng tác giả tào lao nó ám
sắc tức thị không
không tức thị sắc
 
Còn một cuốn nữa là âm phù kinh. Mày nghiên cứu lâu r có thể diễn giải qua cuốn này được không. Pls :too_sad:
T sẽ diễn 1 chút về 1 số đoạn trong âm phù:
“Lòng người là máy móc, định xem đạo trời là để biết con người tiến bộ đến đâu”
“ cứ bắt trước trời mà hành động thì muôn việc đều hay”
Nghĩa là:
M hãy xem trời mà hành động. Trời có nắng mưa gió tuyết bão. Như vậy ta phải bắt trước trời.
Khi cần mưa phải mưa khi cần nắng phải nắng. Khi ko cần mưa có thể mưa, khi k cần nắng có thể nắng. Hợp vs đạo trời là đc.
Lòng người là máy móc nghĩa là: hành động, suy nghĩ của m đều là thói quen và dục vọng thúc đẩy. Những thứ j lặp đi lặp lại mà k biến hoá thánh nhân sẽ xem là một thứ máy móc. Cần phải học trời mà hành sự.
 
Sửa lần cuối:
Chương 8

A.
Thượng thiện nhược thuỷ
Thuỷ thiện lợi vạn vật nhi bất tranh
Xử chúng nhân chi sở ố,
Cố cơ ư Đạo
B.
Cư thiện địa
Tâm thiện uyên
Dữ thiện nhân
Ngôn thiện tín
Chánh thiện trị
Sự thiện năng
Động thiện thời
C.
Phù duy bất tranh
Cố vô vưu
A.
Bậc thượng thiện giống như nước
Nước thì hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh
Ở chỗ mà người người đều ghét
Nên gần với Đạo
B.
Ở thì hay lựa chỗ thấp
Lòng thì chịu chỗ thâm sâu
Xử thế thì thích dùng đến lòng nhân
Nói ra thì trung thành không sai chạy
Sửa trị thì chịu làm cho được thái bình
Làm việc thì hợp với tài năng
Cử động thì hợp với thời buổi
C.
Ôi và không tranh
Nên không sao lỗi lầm


Dịch thơ:

Người trọn hảo giống in làn nước

Nuôi muôn loài chẳng chút cạnh tranh

Ở nơi nhân thế rẻ khinh

Nên cùng Đạo cả mặc tình thảnh thơi

Lòng trong veo, cố giữ đức nhân

Những là thành tín nói năng

Ra tài bình trị chúng dân trong ngoài

Mọi công việc an bài khéo léo

Lại hành vi mềm dẻo hợp thời

Vì không tranh chấp với ai

Muôn đời thanh thản, ai người trách ta​

Bình luận và chú giải:

Tánh của nước là yếu mềm: gặp chỗ trống, thiếu thì chảy vào dư thì chảy ra, lánh cao mà tìm thấp, ngày đêm chảy mãi không ngừng… để lấp đầy những gì trống trên mặt đất. Nó là tượng trưng thực hiện luật quân bình của tự nhiên, lên trên thì làm mưa, làm sương, trên mặt đất thì sinh sông sinh lạch, ao hồ, dưới lòng đất thì sinh nước ngầm… Đâu đâu cũng tưới gội thấm nhuần, luôn luôn tùng thuận, chẳng hề kháng cự: bị cản thì dừng mở đường thì chảy, ống thẳng, bầu tròn, nhưng không mất bản chất bao giờ. Vì vậy mới gọi “hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh”.

Thiên hạ đều ham danh mà ghét nhục, thích ở trên cao mà ghét ở dưới thấp, nước trái lại lánh cao mà tìm thấp đây cùng một ý nghĩa với câu: “hậu kỳ thân nhi thân tiên”, chứ không phải như phần đông đã hiểu sai, cho rằng triết học của Lão Tử chủ trương thoái hoá và yếu hèn.

Chữ thiện đây có là ưu thích, thuận chịu

Cư thiện địa: chọn nơi ăn chốn ở, vì chỗ ăn ở ảnh hưởng rất nhiều đến toàn thể con người

Tâm thiện uyên: sống thâm trầm không phù phiếm, xốc nổi hoặc có thể giải nghĩa đối với lòng thì ưa sự hư không, vắng lặng.

Dữ thiện nhân: đối với người thì yêu thương tất cả, không có tình thương riêng tư

Ngôn thiện tín: lời nói thì thành thực trung hậu

Chánh thiện trị: trị thiên hạ thì vụ sự làm cho lòng người đừng loạn

Sự thiện năng: làm việc thì hợp với khả năng hoặc tỏ ra mình là có khả năng

Động thiện thời: hành vi cử động đều hợp thời vừa lúc

Đây là cái hạnh và đạo đức của bậc Thánh Nhân

Tóm lược: Nước bỏ chỗ cao, mà chảy xuống chỗ thấp – ngày đêm, nước làm việc chẳng ngừng, trên trời, nước làm mưa, làm sương. Dưới đất, nước sinh sông, sinh lạch, đâu đâu nước cũng thấm nhuần, tắm gối, nước làm ích cho mọi loài, nước luôn biết cách thay đổi cho hợp với điều kiện hiện có, đắp đê thời nước ngừng, mở của cống cho thoát thì thời nước chảy, nhưng nước cũng chính là thứ vô cùng khó khắc trị nhất, đắp đê mà nước tích luỹ quá nhiều cũng gây vỡ đê,… nước cũng thay đổi hình thù vuông tròn tuỳ theo bình chứa, con người thường có khuynh hướng khác hẳn con người luôn ưa lợi lộc, luôn luôn vị kỷ, vì thế con người phải bắt chước làm nước, kẻ nào hạ mình để phục vụ người, sẽ được mọi người thương mến, và không bị ai chống đối.

Đôi lời lạm bàn:


Điểm này cũng là một cái hay của triết học của Lão Tử, nó khuyến khích con người nên biết sống mềm dẻo, cũng như có sự thích ứng phù hợp với thời đại điều kiện và môi trường sống khác nhau. Giống như các đặc tính của nước đã giải thích ở trên, nguồn tư tưởng này đã xuyên suốt nền văn hoá Á Đông cả hàng ngàn năm và đến tận bây giờ vẫn còn giá trị tham khảo cho các thế hệ sau này.

Mặc dù ở thế kỷ 21 nơi mà các nền văn hoá cũng như giá trị phương tây thường được đại chúng xem là chuẩn mực của văn minh, nhưng với riêng cá nhân tôi vẫn cho rằng giá trị của Đạo Đức Kinh sẽ luôn có chỗ đứng của nó trong tiến trình phát triển của nhân loại bằng một cách nào đấy việc hoà hợp với tự nhiên là phương thức cứu lấy môi trường sống của chính con người hôm nay và cho cả thế hệ mai sau nữa.

Tôi không đề cập đến vấn đề kinh tế trên thế giới, cũng như là vấn đề an ninh lương thực, tôi chắc chắn sống thuận với tự nhiên và áp dụng các công nghệ hiện đại và con người tràn đầy lòng trắc ẩn với nhau mọi chuyện đều sẽ tiến đến chiều hướng tốt đẹp cho chính chúng ta, đất nước nơi chúng ta sinh ra và sinh sống và rộng hơn đó là nhân loại và thế giới mà tất cả các sinh vật đang sinh sống.
 
hay quá, trước đọc Mao Sơn Tróc Quỷ nhân nói rất nhiều về đạo mà không hiểu lắm, nào là âm cực phản dương, đạo khả đạo phi thường đạo,... đọc thớt này mới khai sáng một ít.
 
Top