Đạo lý Một vài tìm hiểu về Lão Tử Đạo Đức Kinh

Hôm nay nhân một ngày bình thường,

Tự thấy trong xàm có nhiều anh em chia sẻ kiến thức về đạo Phật, Đạo giải thoát, hôm nay cũng mạn phép được đăng tải một số kiến thức về Lão tử Đạo Đức kinh mong các xammers nào có hứng thú cùng nhau chia sẻ và bàn luận.

Thôi không dài dòng nữa chúng ta bắt đầu .

Chương 1:
Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh

Vô Danh thiên địa chi thuỷ
Hữu Danh vạn vật chi mẫu

Cố,
Thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu
Thường hữu dục, dĩ quan kỳ kiếu

Thử lưỡng giả đồng
Xuất nhi dị danh
Đồng vị chi huyền
Huyền chi hựu huyền
Chúng diệu chi môn

Bản dịch:
Đạo mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Đạo "thường"
Danh mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Danh "thường"

Không tên, là gốc của trời đất
Có tên, là mẹ của vạn vật

Bởi vậy,
Thường không tư dục, mới nhận được chỗ huyền diệu của đạo
Thường tư dục nên chỉ thấy chỗ chia lìa của đạo

Hai cái đó đồng với nhau
Cùng một gốc, tên khác nhau
Đồng, nên gọi Huyền
Huyền rồi lại Huyền
Đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong trời đất

Phân tích: 4 câu đầu

Đạo khả đạo phi thường đạo Đạo mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Đạo "thường"
Danh khả danh phi thường danh Danh mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Danh "thường"

Vô Danh thiên địa chi thuỷ Không tên, là gốc của trời đất
Hữu Danh vạn vật chi mẫu Có tên, là mẹ của vạn vật



Đạo là một danh từ được dùng một cách cưỡng chế để chỉ vào cái lẽ tuyệt đối, cái bản thể của Trời đất. Vì là một lẽ tuyệt đối nên không thể dùng đến một danh từ tương đối ( mang tính chất nhị nguyên ) để mà ám chỉ. Đã dùng đến một danh từ tương đối để mà gọi tên, tức không còn phải là cái Đạo vĩnh cửu, bất biến, tuyệt đối nữa. "Thường" có nghĩa là vĩnh cửu bất biến.

Câu " Danh khả danh phi thường danh " đồng một ý nghĩa với như câu trên. Đây là nguyên lý đẻ ra Thuyết "vô danh" của Lão tử. Danh từ, bất luận để ám chỉ vật gì, đều có cái nghĩa hạn định của nó, cho nên không thể nào dùng đến một tiếng gì trong giới nhị nguyên tương đối để trỏ vào cái lẽ tuyệt đối thường tồn và bất biến.

Tại sao Lão tử chủ trương Vô danh ? là vì như sau đây
Theo Lão Tử đã có thiện là phải có ác, có trên là có dưới, ... Như vậy ta thấy trong các mặt của thế giới tương đối không có cái gì là tuyệt đối là nhất nên không thể nào chỉ rõ cụ thể cái tuyệt đối là cái gì bằng một danh từ tương đối. Theo ông hễ được gọi tên là nó đã bị hạn định trong chính cái tên đó rồi.

"Vô Danh" dịch ra là "Không tên" ám chỉ cái bản thể tuyệt đối của Đạo, cái lẽ tuyệt đối trường tồn, lúc này nó chưa hiển lộ ra bên ngoài nên không thể nào gọi tên cho được là vậy.
"Hữu Danh" dịch ra là "Có tên" chỉ về thời kỳ Cái bản thể tuyệt đối của Đạo xoay chuyển, hiển lộ ra ngoài qua hình tướng của các sự vật, sự việc,những thứ tập hợp thành toàn bộ thế giới vũ trụ mà chúng ta đang sống.

"còn tiếp"
 
kẻ biết đạo thì k nói, nếu nói là k biết
đạo lão sâu xa k thể nghị bàn, k dùng lời nói mà diễn tả đạo được
đạo đức kinh chỉ là lão cố ép ra thành văn chỉ để khêu gợi thôi , do vậy rất tối
chính sự rất tối đó mới giúp cho ng ta hiểu đạo
tóm lại là bất khả tương nghị, tùy tâm tính từng người mà phản ứng khác nhau, 1 cách hiểu khác nhau.
Có kẻ nghe đến mà cười, có kẻ nửa tin nửa ngờ, có kẻ gắng sức thi hành.
Kẻ cười chưa chắc đã là hạ sĩ như trong kinh
Mà kẻ gắng sức thi hành chưa chắc là thượng sĩ như trong kinh
ncl cuốn này viết có mấy trăm chữ mà đọc cả đời k hết.
Còn m cố ép ra từng câu mà phân tích nó có ý gì thì trong sách viết rõ rồi "Tiến về đạo dường như thoái lui".
Trả lời cho câu gượng ép mà phân tích.

Quả thật là vậy, càng cố giải thích về Đạo thì càng xa đạo.

Ở đây không mong giải thích đạo, chỉ cố gắng góp nhặt kiến giải của bậc tiền nhân về Đạo Đức Kinh. Khi hoàn thành hết 81 chương thì cũng thỏa mãn.

Đạo đức kinh không chỉ đọc 1 lần, mỗi lần đọc lại sẽ có 1 cảm nhận rất khác.
 
Đúng đúng; đồng ý đồng ý.
Đạo khả đạo phi thường đạo kkkk
kẻ biết đạo thì k nói, nếu nói là k biết
đạo lão sâu xa k thể nghị bàn, k dùng lời nói mà diễn tả đạo được
đạo đức kinh chỉ là lão cố ép ra thành văn chỉ để khêu gợi thôi , do vậy rất tối
chính sự rất tối đó mới giúp cho ng ta hiểu đạo
tóm lại là bất khả tương nghị, tùy tâm tính từng người mà phản ứng khác nhau, 1 cách hiểu khác nhau.
Có kẻ nghe đến mà cười, có kẻ nửa tin nửa ngờ, có kẻ gắng sức thi hành.
Kẻ cười chưa chắc đã là hạ sĩ như trong kinh
Mà kẻ gắng sức thi hành chưa chắc là thượng sĩ như trong kinh
ncl cuốn này viết có mấy trăm chữ mà đọc cả đời k hết.
Còn m cố ép ra từng câu mà phân tích nó có ý gì thì trong sách viết rõ rồi "Tiến về đạo dường như thoái lui".
Tam giáo đồng nguyên khiến quan điểm này của Lão Tử ăn rất sâu vào Thiền Tông hiện nay (Zen Buddhism).
 
Chỉ cầu tụi mày hiểu hai câu đầu ở Đạo đức kinh là ăn tiền r
Hai câu đầu tiên nó như 1 sự phủ định ngay lúc đầu của cả quyển sách.

Lối nói đối lập mâu thuẫn này khá thú vị

Đạo không thể nói, nói ra thì không là Đạo. Vậy cả quyển Đạo Đức Kinh này gì,

ồ vậy nó là 1 sự gợi ý mà thôi
 
Hôm nay nhân một ngày bình thường,

Tự thấy trong xàm có nhiều anh em chia sẻ kiến thức về đạo Phật, Đạo giải thoát, hôm nay cũng mạn phép được đăng tải một số kiến thức về Lão tử Đạo Đức kinh mong các xammers nào có hứng thú cùng nhau chia sẻ và bàn

Triết học của Đạo Bà La Môn (Ấn Độ) mà đỉnh cao là tư tưởng triết học Upanishad là nền tảng cho rất nhiều tư tưởng triết học khác sau này, trong đó có triết học của Thích Ca (Phật giáo) và tư tưởng trong Đạo Đức Kinh.

Có thể dùng cụm từ “Thực Tại Tối Cao Brahman” để search các nội dung rồi so sánh với khái niệm “Đạo”

Cơ bản, Lão Tử và Đạo Đức Kinh chẳng liên quan gì đến Đạo Giáo tu tiên luyện đan…cầu trường sinh bất lão. Tổ sư của các vị Đạo sĩ nên là Trang Tử với tác phẩm Nam Hoa Chân Kinh. Cần nhìn nhận nhân vật Lão Tử (nếu có thật) là một triết gia, một nhà tư tưởng. Nhìn nhận Đạo Đức Kinh là tài liệu Triết học, không phải kinh sách tôn giáo. Đạo và Đức là “Danh” và “Sắc” của Vũ Trụ. Con người có thể học hỏi theo để phát triển từ Phàm sang Thánh, xây dựng xã hội từ chỗ không hoàn mỹ trở nên hoàn mỹ nhờ noi theo Đạo.

Không có Thần Tiên Ma Quỷ Thần Thông Bùa Chú Ngọc Đế Ngộ Không Thái Thượng Lão Quân nào ở Đạo Đức Kinh, thưa các đạo hữu.

Phúc sinh Vô Lượng Thiên Tôn 🙏

Từ Ai Cập qua Lưỡng Hà tới Trung Á xuống Ấn Độ sang Trung Hoa, Nam Đảo, Chân Lạp, Giao Chỉ… không nơi nào không có vết chân của những kẻ phiêu lưu. Lụa, đồ gốm, trang sức…tiêu vong theo thời gian. Triết học, Toán học, Thiên Văn học, Lịch pháp, phương pháp chế tác…thì còn mãi và phát triển rực rỡ hơn. Lão Tử tương truyền là người trông coi kho sách (thủ thư thư viện).
 
Sửa lần cuối:
Lấy vô để học hỏi, lấy hữu thấy chia lìa
Lấy hữu để thành hình, lấy vô để thành dụng
Đọc 3 4 năm vẫn nhớ. Hiểu ý quên lời
 
Phật thì triệt tham triệt cả dục
còn vô vi của Lão thì chỉ triệt tham không triệt dục
 
Triết học của Đạo Bà La Môn (Ấn Độ) mà đỉnh cao là tư tưởng triết học Upanishad là nền tảng cho rất nhiều tư tưởng triết học khác sau này, trong đó có triết học của Thích Ca (Phật giáo) và tư tưởng trong Đạo Đức Kinh.

Có thể dùng cụm từ “Thực Tại Tối Cao Brahman” để search các nội dung rồi so sánh với khái niệm “Đạo”

Cơ bản, Lão Tử và Đạo Đức Kinh chẳng liên quan gì đến Đạo Giáo tu tiên luyện đan…cầu trường sinh bất lão. Tổ sư của các vị Đạo sĩ nên là Trang Tử với tác phẩm Nam Hoa Chân Kinh. Cần nhìn nhận nhân vật Lão Tử (nếu có thật) là một triết gia, một nhà tư tưởng. Nhìn nhận Đạo Đức Kinh là tài liệu Triết học, không phải kinh sách tôn giáo. Đạo và Đức là “Danh” và “Sắc” của Vũ Trụ. Con người có thể học hỏi theo để phát triển từ Phàm sang Thánh, xây dựng xã hội từ chỗ không hoàn mỹ trở nên hoàn mỹ nhờ noi theo Đạo.

Không có Thần Tiên Ma Quỷ Thần Thông Bùa Chú Ngọc Đế Ngộ Không Thái Thượng Lão Quân nào ở Đạo Đức Kinh, thưa các đạo hữu.

Phúc sinh Vô Lượng Thiên Tôn 🙏

Từ Ai Cập qua Lưỡng Hà tới Trung Á xuống Ấn Độ sang Trung Hoa, Nam Đảo, Chân Lạp, Giao Chỉ… không nơi nào không có vết chân của những kẻ phiêu lưu. Lụa, đồ gốm, trang sức…tiêu vong theo thời gian. Triết học, Toán học, Thiên Văn học, Lịch pháp, phương pháp chế tác…thì còn mãi và phát triển rực rỡ hơn. Lão Tử tương truyền là người trông coi kho sách (thủ thư thư viện).
Kiến thức này của bro rất độc đáo.

Sự liên hệ giữa triết học cổ đại ấn độ với Lão tử rất độc đáo. Quả thật có đôi nét giống nhau.

Biết đâu Lão tử đã đọc được ở đâu đó và nhìn nhận được vấn đề.

Bro nói đúng 81 chương của Đạo Đức Kinh chỉ bàn về con người chỉ xoay quanh mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, mối liên hệ giữa người với người.

Hoặc chân lý của loài người chỉ có 1 bất kể là ai cảm nhận được thì đều giống nhau.
 
"thường" bỏ chữ này ớ 2 câu dịch đầu đi
Bản dịch này Tham khảo của Thu Giang, mặc dù tự tiện thêm vào nhưng có lẽ nó thoát được ý.

Cảm ơn bro đã chia sẻ. Ghi nhận.
 
Phật nào triệt dục? Vẫn ăn uống đái ỉa, cư sĩ vẫn lấy vợ sinh con bình thường. Chỉ ko tham dục thôi. Thành phật thì nhịn ăn nhịn ỉa hả?
phật giáo nguyên thuỷ là chì có đi ăn xin thôi nhé ngoài ăn uống thuốc thang là xung quanh ko còn gì, nếu mà bỏ ăn bỏ uống đc là có khi cũng bỏ cmnl
còn Lão thì theo đuổi dục vọng nào cũng được hết chứ ko có khắt khe tới cực đoan như Phật
 
Đây sẽ là một chương khá hay của Đạo Đức Kinh bàn về cái cách trị nước an dân của bậc thánh nhân


A. Bất thượng hiền
Sử dân bất tranh
Bất quý nan đắc chi hoá
Sử dân bất vi đạo
Bất kiến khả dục
Sử dân tâm bất loạn

B. Thị dĩ thánh nhân chi trị
Hư kỳ tâm
Thực kỳ phúc
Nhược kỳ chí
Cường kỳ cốt
Thường sử dân vô tri vô dục
Sử phù trí giả bất cảm vi dã

C. Vi vô vi
Tắc vô bất trị.
A. Không tôn bật hiền tài
Khiến dân không tranh dành
Không quý của khó đặng
Khiến cho dân không trộm cướp
Không phô điều ham muốn
Khiến cho lòng dân không loạn

Vì vậy, cái trị của thánh nhân
Hư lòng,
No dạ
Yếu chí
Mạnh xương
Thường khiến cho dân không biết, không ham
Khiến cho kẻ trí không dám dùng đến cái khôn của mình

C. Làm theo vô vi
Ắt không gì là không trị

Đàm luận:
A. Trọng " bậc hiền tài", tức là xúi dục lòng dân tranh giành làm bậc hiền tài để được người người quý trọng.

Quý "của khó đặng", tức là xúi giục lòng dân tranh giành chiếm đoạt để được người người thèm muốn món đồ sở hữu khó kiếm của mình. Trộm cướp nhân đó mà nổi lên vì bậc trị nước đã gợi được lòng tham của con người.

Tóm lại, hễ còn đem những gì làm cho người người thèm muốn mà tranh giành nhau, là khơi nguồn cho trộm cướp, chiến tranh.

Bậc hiền tài, cũng như của khó đặng, là những cái "mồi" làm cho lòng dân sinh loạn. Nó khác nào những chất củi khô làm bồi cho ngọn lửa tham dục dấy lên. Vậy trị loạn sao bằng phòng loạn: rút củi ra thì lửa tắt đi.

"Không tôn bậc hiền tài", "Không quý của khó đặng" , không phô trương những điều mà lòng người tham muốn, đó là phép dứt nguồn tham muốn của dân.

Mở rộng ra một chút:
Ở đây lời khuyên của Lão tử mâu thuẫn đối với sự phát triển về kinh tế và xã hội của con người hiện đại ngày nay, bởi vì sự tham muốn sự giàu sang, phú quý của tự thân mỗi người mà người ta tìm đủ mọi cách làm ăn, từ chính đáng cho đến lừa lọc lẫn nhau mới làm cho kinh tế phát triển đời sống của con người mới càng ngày càng phát triển.


Và điển hình là mô hình kinh tế thị trường, đặc trưng cho một xã hội tư bản chủ nghĩa, nơi vận hành bằng quy luật cung cầu trong sản xuất và tiêu dùng.
Mình không bàn đến mô hình kinh tế tập trung của chủ nghĩa xã hôi, bởi lịch sử đã chứng minh mô hình này không hiệu quả ở mức độ nhận thức cũng như tinh thần của đại đa số con người trên trái đất hiện nay.


Cũng khó trách cho Lão Tử, ông sống trong cái thời mà bậc vua chúa là nền tảng phát triển cho cả một đất nước, cho nên lời khuyên này có lẽ ông dành khuyên cho vua cho quan lại thời xưa, vào cái hoàn cảnh và bối cảnh xã hội mà Vua và Quan chính là luật pháp và cái cảm tính cá nhân được đặt lên trên luật pháp.

B. "Hư kỳ tâm, thực kỳ phúc"
"Hư lòng"
là "lòng không không", là lòng không tham dục vì không bận mắc trong thị phi, thiện ác, vinh nhục... nữa.

"No dạ", khiến cho người ấm no, không vì cơ hàn mà sanh ra tham dục

"Nhược kỳ chí": "yếu chí". Chí ở đây là sức cố gắng, là ám chỉ tham vọng, để chiếm đoạt cho kỳ được tham vọng. "Yếu chí" là làm cho lòng tham đoạt không có chỗ dùng mà yếu đi. Kẻ biết hành động theo vô vi thì thuận với tự nhiên mà làm. Thuận với tự nhiên mà làm thì không hay là có làm, đâu cần gì ý chí? Lấy nhân lực, dụng tư tâm mà cưỡng lại với tự nhiên thì phải dùng đến chí. Không dụng tư tâm, hợp nhân lực với thiên lực mà thuận với tự nhiên thì đâu phải dùng đến chí nữa. Cá và nước, thuận với nhau nên cá không hay là có nước, cá đâu cần phải cố gắng? Hành động mà đến chỗ hoàn toàn, là làm mà không hay là mình làm, làm một cahs tự nhiên, mà nhà phật gọi là hành động "vô tâm"

"Cường kỳ cốt" : Mạnh xương là được dồi dào sức khoẻ. Kẻ bạc nhược thường có tâm cảm thấy tự ti, cho nên dễ có nhiều lòng tham vọng.

"Sử dân vô tri", vô dục" : Khiến cho dân không biết, không tham": Biết đây là ám chỉ sự hiểu biết thông thường, cái biết về thị phi, thiện ác... nguồn gốc của sự đèo bòng tham muốn, đó là cái mà trang tử gọi là "tiểu tri" cái biết vụn vặt chi ly của lý trí, chứ không phải là cái "Đại tri", cái biết bao gồm tổng quát của trực giác.

Nếu đã "vô tri" thì sẽ "vô dục" vì không đèo bòng tham muốn do so sánh phân chia vinh nhục, lợi hại.. mà có

Dân mà trở lại thuần phác, không trọng hiền, không quý của khó đặng, không bị ngoại vật lôi cuốn... thì kẻ trí mưu xảo quyệt nương đâu mà dám dùng đến cái "khôn" của họ? kẻ đã tuyệt lòng tham vọng thì còn lấy cái gì để làm rối loạn được lòng? và đây cũng đồng một ý với câu "Vì ta không tranh, nên không ai tranh nổi với ta" của Lão tử.

Lạm bàn

Chương này nêu lên cái cách lão tử khuyên bậc vua chúa cách trị quốc dựa trên "vô vi" nhưng đây cũng là điểm yếu của triết học Lão Tử, bởi thực tế trong lịch sử con người, dùng "Đức" trị chưa bao giờ được dài lâu và bền vững. Nhưng đây có lẽ cũng là khát vọng của Lão Tử về một quốc gia mà ở đó con người đã dần hoàn thiện bản thân đến mức độ rất cao về Đạo Đức, biết noi gương tốt, sống vì mọi người. Như một quốc gia CS thật sự nào đấy thì sao.


Còn nữa...
 
Sửa lần cuối:
Đây sẽ là một chương khá hay của Đạo Đức Kinh bàn về cái cách trị nước an dân của bậc thánh nhân


A. Bất thượng hiền
Sử dân bất tranh
Bất quý nan đắc chi hoá
Sử dân bất vi đạo
Bất kiến khả dục
Sử dân tâm bất loạn

B. Thị dĩ thánh nhân chi trị
Hư kỳ tâm
Thực kỳ phúc
Nhược kỳ chí
Cường kỳ cốt
Thường sử dân vô tri vô dục
Sử phù trí giả bất cảm vi dã

C. Vi vô vi
Tắc vô bất trị.
A. Không tôn bật hiền tài
Khiến dân không tranh dành
Không quý của khó đặng
Khiến cho dân không trộm cướp
Không phô điều ham muốn
Khiến cho lòng dân không loạn

Vì vậy, cái trị của thánh nhân
Hư lòng,
No dạ
Yếu chí
Mạnh xương
Thường khiến cho dân không biết, không ham
Khiến cho kẻ trí không dám dùng đến cái khôn của mình

C. Làm theo vô vi
Ắt không gì là không trị

Đàm luận:
A. Trọng " bậc hiền tài", tức là xúi dục lòng dân tranh giành làm bậc hiền tài để được người người quý trọng.

Quý "của khó đặng", tức là xúi giục lòng dân tranh giành chiếm đoạt để được người người thèm muốn món đồ sở hữu khó kiếm của mình. Trộm cướp nhân đó mà nổi lên vì bậc trị nước đã gợi được lòng tham của con người.

Tóm lại, hễ còn đem những gì làm cho người người thèm muốn mà tranh giành nhau, là khơi nguồn cho trộm cướp, chiến tranh.

Bậc hiền tài, cũng như của khó đặng, là những cái "mồi" làm cho lòng dân sinh loạn. Nó khác nào những chất củi khô làm bồi cho ngọn lửa tham dục dấy lên. Vậy trị loạn sao bằng phòng loạn: rút củi ra thì lửa tắt đi.

"Không tôn bậc hiền tài", "Không quý của khó đặng" , không phô trương những điều mà lòng người tham muốn, đó là phép dứt nguồn tham muốn của dân.

Mở rộng ra một chút:
Ở đây lời khuyên của Lão tử mâu thuẫn đối với sự phát triển về kinh tế và xã hội của con người hiện đại ngày nay, bởi vì sự tham muốn sự giàu sang, phú quý của tự thân mỗi người mà người ta tìm đủ mọi cách làm ăn, từ chính đáng cho đến lừa lọc lẫn nhau mới làm cho kinh tế phát triển đời sống của con người mới càng ngày càng phát triển.


Và điển hình là mô hình kinh tế thị trường, đặc trưng cho một xã hội tư bản chủ nghĩa, nơi vận hành bằng quy luật cung cầu trong sản xuất và tiêu dùng.
Mình không bàn đến mô hình kinh tế tập trung của chủ nghĩa xã hôi, bởi lịch sử đã chứng minh mô hình này không hiệu quả ở mức độ nhận thức cũng như tinh thần của đại đa số con người trên trái đất hiện nay.


Cũng khó trách cho Lão Tử, ông sống trong cái thời mà bậc vua chúa là nền tảng phát triển cho cả một đất nước, cho nên lời khuyên này có lẽ ông dành khuyên cho vua cho quan lại thời xưa, vào cái hoàn cảnh và bối cảnh xã hội mà Vua và Quan chính là luật pháp và cái cảm tính cá nhân được đặt lên trên luật pháp.

B. "Hư kỳ tâm, thực kỳ phúc"
"Hư lòng"
là "lòng không không", là lòng không tham dục vì không bận mắc trong thị phi, thiện ác, vinh nhục... nữa.

"No dạ", khiến cho người ấm no, không vì cơ hàn mà sanh ra tham dục

"Nhược kỳ chí": "yếu chí". Chí ở đây là sức cố gắng, là ám chỉ tham vọng, để chiếm đoạt cho kỳ được tham vọng. "Yếu chí" là làm cho lòng tham đoạt không có chỗ dùng mà yếu đi. Kẻ biết hành động theo vô vi thì thuận với tự nhiên mà làm. Thuận với tự nhiên mà làm thì không hay là có làm, đâu cần gì ý chí? Lấy nhân lực, dụng tư tâm mà cưỡng lại với tự nhiên thì phải dùng đến chí. Không dụng tư tâm, hợp nhân lực với thiên lực mà thuận với tự nhiên thì đâu phải dùng đến chí nữa. Cá và nước, thuận với nhau nên cá không hay là có nước, cá đâu cần phải cố gắng? Hành động mà đến chỗ hoàn toàn, là làm mà không hay là mình làm, làm một cahs tự nhiên, mà nhà phật gọi là hành động "vô tâm"

"Cường kỳ cốt" : Mạnh xương là được dồi dào sức khoẻ. Kẻ bạc nhược thường có tâm cảm thấy tự ti, cho nên dễ có nhiều lòng tham vọng.

"Sử dân vô tri", vô dục" : Khiến cho dân không biết, không tham": Biết đây là ám chỉ sự hiểu biết thông thường, cái biết về thị phi, thiện ác... nguồn gốc của sự đèo bòng tham muốn, đó là cái mà trang tử gọi là "tiểu tri" cái biết vụn vặt chi ly của lý trí, chứ không phải là cái "Đại tri", cái biết bao gồm tổng quát của trực giác.

Nếu đã "vô tri" thì sẽ "vô dục" vì không đèo bòng tham muốn do so sánh phân chia vinh nhục, lợi hại.. mà có

Dân mà trở lại thuần phác, không trọng hiền, không quý của khó đặng, không bị ngoại vật lôi cuốn... thì kẻ trí mưu xảo quyệt nương đâu mà dám dùng đến cái "khôn" của họ? kẻ đã tuyệt lòng tham vọng thì còn lấy cái gì để làm rối loạn được lòng? và đây cũng đồng một ý với câu "Vì ta không tranh, nên không ai tranh nổi với ta" của Lão tử.

Lạm bàn

Chương này nêu lên cái cách lão tử khuyên bậc vua chúa cách trị quốc dựa trên "vô vi" nhưng đây cũng là điểm yếu của triết học Lão Tử, bởi thực tế trong lịch sử con người, dùng "Đức" trị chưa bao giờ được dài lâu và bền vững. Nhưng đây có lẽ cũng là khát vọng của Lão Tử về một quốc gia mà ở đó con người đã dần hoàn thiện bản thân đến mức độ rất cao về Đạo Đức, biết noi gương tốt, sống vì mọi người. Như một quốc gia CS thật sự nào đấy thì sao.


Còn nữa...
Đạo lão thiên về biến hoá quyền mưu nhiều hơn là răn đe ép dân chúng để vào khuôn khổ như phật hay các hệ tôn giáo khác.
Chỉ có điều đạo lão lại bị hiểu lầm sang đạo tu tiên (theo t nghĩ vì chính quyền họ sợ đạo lão)
Những nhân vật kế thừa đạo lão kinh điển:
+ gia cát lượng: biến hoá khôn lường như rồng. Vẫn giữ trọn chữ trung
+ trần bình: ưu âm kế hiểm hại ngươi. Nhưng lại là người giữ gìn nhà hán cho lưu bang.
+ tư mã ý: giả bệnh, âm tàng gần cả đời người. Cuối cùng hiển dương phang chết cm họ tào
Còn lão phú trọng bh theo t nghĩ cũng đang sử dụng mấy chiêu của đạo lão.
Giả lú
Giả khờ
Giả chết
Ncl ông nào học đạo lão có thể làm chính trị đc. Đi sâu vào lòng địch mà biến hoá 🤣
 
Sửa lần cuối:
Nói chung ntn:
+ Đạo học phương đông: đạo lão, nho giáo. Thiên về trí tuệ, trí nhân nhiều hơn. Cho nên nặng về biến hoá hoặc khuôn phép
+ Đạo học phương tây: thiên chúa, phật giáo thiên về từ bi, bác ái nhiều hơn. Cho nên nặng về răn đe và lợi ích hành thiện.
2 thứ con mẹ í mà lẫn vô nhau là thành cứt đái đấy. Chọn 1 cái mà hành theo thui
 
Đạo lão thiên về biến hoá quyền mưu nhiều hơn là răn đe ép dân chúng để vào khuôn khổ như phật hay các hệ tôn giáo khác.
Chỉ có điều đạo lão lại bị hiểu lầm sang đạo tu tiên (theo t nghĩ vì chính quyền họ sợ đạo lão)
Những nhân vật kế thừa đạo lão kinh điển:
+ gia cát lượng: biến hoá khôn lường như rồng. Vẫn giữ trọn chữ trung
+ trần bình: ưu âm kế hiểm hại ngươi. Nhưng lại là người giữ gìn nhà hán cho lưu bang.
+ tư mã ý: giả bệnh, âm tàng gần cả đời người. Cuối cùng hiển dương phang chết cm họ tào
Còn lão phú trọng bh theo t nghĩ cũng đang sử dụng mấy chiêu của đạo lão.
Giả lú
Giả khờ
Giả chết
Ncl ông nào học đạo lão có thể làm chính trị đc. Đi sâu vào lòng địch mà biến hoá 🤣
m có thể giải thích thêm đoạn, chính quyền sợ đạo Lão là vì sao không??
 
QUÍ SINH
貴 生​

Hán văn:
出 生 入 死. 生 之 徒, 十 有 三. 死 之 徒, 十 有 三. 人 之 生,動 之 死 地 亦 十 有 三. 夫 何 故? 以 其 生 生 之 厚. 蓋 聞 善 攝 生 者, 陸 行 不 遇 兕 虎, 入 軍 不 被 甲 兵. 兕 無 所 投 其 角; 虎 無 所 措 其 爪; 兵 無 所 容 其 刃. 夫 何 故? 以 其 無 死 地.
Phiên âm:
1 Xuất sinh nhập tử.
2. Sinh chi đồ,[1] thập hữu tam.[2] Tử chi đồ, thập hữu tam. Nhân chi sinh, động chi tử địa diệc thập hữu tam. Phù hà cố ? Dĩ kỳ sinh sinh chi hậu.
3. Cái văn thiện nhiếp sinh giả, lục hành bất ngộ hủy hổ; nhập quân bất bị giáp binh. Hủy vô sở đầu kỳ giác; hổ vô sở thố kỳ trảo; binh vô sở dung kỳ nhận. Phù hà cố ? Dĩ kỳ vô tử địa.

Dịch xuôi:
1. Bước vào cõi sinh, tức là đã vào cõi tử.
2. Có 13 duyên cớ sống, chết. Con người sinh ra đời liền bị 13 duyên do đưa vào cõi chết. Tại sao ? Vì con người muốn sống cho hết mức.
3. Nhưng ta nghe rằng người khéo giữ gìn sự sống đi trên đường không gặp tê, gặp hổ; vào trong quân lữ không cần mang giáp, mang gươm. Vì không có chỗ nào để húc; hổ không có chỗ nào để vấu; binh không có chỗ nào để chém. Tại sao ? Vì họ không có chỗ chết.

- Nguồn: trang của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ. -

Mười Ba duyên của Lão Tử trình bày trong chương 50 này là những duyên gì? Có giống hay khác biệt so với 12 nhân duyên của Đạo Phật không?

Tư tưởng của Lão Tử phải chăng muốn biến một quốc gia phàm tục thành một quốc độ thanh tịnh (tịnh độ)? Nếu vậy đây là điểm khác biệt lớn nhất so với đạo Phật thường hướng tới giải thoát cho từng trường hợp cá nhân.

Xin phép tách Lão Tử và Đạo Đức Kinh ra khỏi Đạo Giáo - Hoàng Lão. 81 chương Đ.Đ.K khuyên người ta tiết dục, quay về giản dị như Tố - Phác, thật thà không trau chuốt. Mong anh em tìm hiểu kỹ để biết mình đang nói về điều gì, tránh vô minh. Bài học của anh em Đạo sĩ đi tìm Cốc thần, Huyền tẫn ở thân thực thể - tâm phàm phu, thật như kẻ vớt trăng dưới nước.
 
QUÍ SINH
貴 生​

Hán văn:
出 生 入 死. 生 之 徒, 十 有 三. 死 之 徒, 十 有 三. 人 之 生,動 之 死 地 亦 十 有 三. 夫 何 故? 以 其 生 生 之 厚. 蓋 聞 善 攝 生 者, 陸 行 不 遇 兕 虎, 入 軍 不 被 甲 兵. 兕 無 所 投 其 角; 虎 無 所 措 其 爪; 兵 無 所 容 其 刃. 夫 何 故? 以 其 無 死 地.
Phiên âm:
1 Xuất sinh nhập tử.
2. Sinh chi đồ,[1] thập hữu tam.[2] Tử chi đồ, thập hữu tam. Nhân chi sinh, động chi tử địa diệc thập hữu tam. Phù hà cố ? Dĩ kỳ sinh sinh chi hậu.
3. Cái văn thiện nhiếp sinh giả, lục hành bất ngộ hủy hổ; nhập quân bất bị giáp binh. Hủy vô sở đầu kỳ giác; hổ vô sở thố kỳ trảo; binh vô sở dung kỳ nhận. Phù hà cố ? Dĩ kỳ vô tử địa.

Dịch xuôi:
1. Bước vào cõi sinh, tức là đã vào cõi tử.
2. Có 13 duyên cớ sống, chết. Con người sinh ra đời liền bị 13 duyên do đưa vào cõi chết. Tại sao ? Vì con người muốn sống cho hết mức.
3. Nhưng ta nghe rằng người khéo giữ gìn sự sống đi trên đường không gặp tê, gặp hổ; vào trong quân lữ không cần mang giáp, mang gươm. Vì không có chỗ nào để húc; hổ không có chỗ nào để vấu; binh không có chỗ nào để chém. Tại sao ? Vì họ không có chỗ chết.

- Nguồn: trang của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ. -

Mười Ba duyên của Lão Tử trình bày trong chương 50 này là những duyên gì? Có giống hay khác biệt so với 12 nhân duyên của Đạo Phật không?

Tư tưởng của Lão Tử phải chăng muốn biến một quốc gia phàm tục thành một quốc độ thanh tịnh (tịnh độ)? Nếu vậy đây là điểm khác biệt lớn nhất so với đạo Phật thường hướng tới giải thoát cho từng trường hợp cá nhân.

Xin phép tách Lão Tử và Đạo Đức Kinh ra khỏi Đạo Giáo - Hoàng Lão. 81 chương Đ.Đ.K khuyên người ta tiết dục, quay về giản dị như Tố - Phác, thật thà không trau chuốt. Mong anh em tìm hiểu kỹ để biết mình đang nói về điều gì, tránh vô minh. Bài học của anh em Đạo sĩ đi tìm Cốc thần, Huyền tẫn ở thân thực thể - tâm phàm phu, thật như kẻ vớt trăng dưới nước.
Bro có thể nói rõ cái ý bro muốn truyền đạt không.
Đoạn bôi đen là sự so sánh giữa triết học phật Giáo và triết học lão tử chăng??
Mình không cố gắng liên hệ trực tiếp hoặc so sánh hai tư tưởng này.
 
m có thể giải thích thêm đoạn, chính quyền sợ đạo Lão là vì sao không??
trc t đọc đc cái tài liệu nói thực dân pháp diệt hết đạo giáo, phù thủy các thứ vì tôn giáo này toàn phản động.
Đạo lão có các nhánh như tu tiên, luyện đan, đạo dẫn, võ công... các thứ thì ko nói.
Vì cái đạo này biến hóa thành cg cũng đc, hiểu theo kiểu gì cũng đc nên có thể biến thành binh pháp hay chính trị. mà nhà cầm quyền hạn chế phản động nên cũng méo thích cái đạo này.
Đa phần Trung Quốc & con vịt thích cho dân sài phật giáo(ngu để trị, lấy cái lời răn của phật ra để dọa dẫm). Còn mấy nước Phổng đạn cần những top tier như Đài loan thì thích sài đạo giáo vì nó freestyle vl. M có thể hành ác hay hành thiện kiểu j cũng đc, chỉ cần hợp vs đạo là đc
 
Sửa lần cuối:
trc t đọc đc cái tài liệu nói thực dân pháp diệt hết đạo giáo, phù thủy các thứ vì tôn giáo này toàn phản động.
Đạo lão có các nhánh như tu tiên, luyện đan, đạo dẫn, võ công... các thứ thì ko nói.
Vì cái đạo này biến hóa thành cg cũng đc, hiểu theo kiểu gì cũng đc nên có thể biến thành binh pháp hay chính trị. mà nhà cầm quyền hạn chế phản động nên cũng méo thích cái đạo này.
Đa phần Trung Quốc & con vịt thích cho dân sài phật giáo(ngu để trị, lấy cái lời răn của phật ra để dọa dẫm). Còn mấy nước Phổng đạn cần những top tier như Đài loan thì thích sài đạo giáo vì nó freestyle vl. M có thể hành ác hay hành thiện kiểu j cũng đc, chỉ cần hợp vs đạo là được
m nói rất hợp logic.
Đạo thì không phân thiện ác " đoạn này đáng sợ đấy" tùy theo cách hiểu ra sao.

Nhiều khi diệt trăm ngàn mạng sống cũng chưa hẳn là trái cái đạo trời. Nếu ai đó cố tình giảng đi 1 cái nghĩa khác thì đúng là đáng sợ.
 
m nói rất hợp logic.
Đạo thì không phân thiện ác " đoạn này đáng sợ đấy" tùy theo cách hiểu ra sao.

Nhiều khi diệt trăm ngàn mạng sống cũng chưa hẳn là trái cái đạo trời. Nếu ai đó cố tình giảng đi 1 cái nghĩa khác thì đúng là đáng sợ.
đa số ko hiểu đc đâu, t đọc đạo lão nửa thập kỷ r mãi gần đây mới ù ù cạc cạc đc 1 chút. Chứ sách tối nghĩa như mấy kinh văn đạo lão người bt đọc nửa ngày là méo muốn đọc nữa. Mà giảng cái này ra thì ko thể vì đạo mà nói ra đc thì ko còn là đạo thường
 
Top