Đạo lý Phân tích tâm lí học - Triết học A tỳ đàm

Triết học A tỳ đàm


Thông thường chúng ta thường hay nhận xét đây là người tiểu nhân, đây là quân tử.
Người này là tốt, người kia xấu, keo kiệt, đố kỵ, hiền lành, tham lam, tự cao, tự ái ....

Đó chỉ là định nghĩa chung chứ chưa phân tích rốt ráo vì đâu cấu tạo nên cái nhìn để đánh giá về con người đó. Vậy thế nào là thiện, thế nào là ác, thiện và ác gồm những gì ?

Hôm nay t sẽ mạo mụi viết bài phân tích các thành tố tâm lí để cấu tạo nên cái gọi là tính cách, trạng thái tâm lý và dẫn tới các hành động, biểu hiện.

Ở #1 sẽ là giới thiệu khái quát. Các phần sau sẽ đi chi tiết và rõ ràng.
------------------------------------------


Vi Diệu Pháp Nhập Môn
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambhuddhassa.
Cung Kính Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Ðấng Chánh Biến Tri.

1- Pháp (Dhamma) (*)​

V- Pháp là chi?

Ð- Pháp là những trạng thái riêng biệt, có tướng trạng khác nhau (như vuông, tròn, dài, ngắn, sáng, tối v.v.) tức là những tư cách riêng biệt để phân biệt được. Pháp có hai:

Là Pháp Chơn Ðế.
Là Pháp Tục Ðế.
(*) Tự trì trạng thái gọi là Pháp (Attano lakkhanaṃ dhāretīti: Dhammo); hay "Nhậm trì tự tánh; Quỷ sanh vật giải".

2- Pháp Chơn Ðế (Paramatthasacca).

V- Thế nào là Pháp Chơn Ðế?

Ð- Pháp Chơn Ðế là pháp bản thể chơn tướng, sự thật của Chế Ðịnh, không thay đổi (Pháp Chơn Ðế ví như chất vàng. Còn Pháp Tục Ðế ví như các kiểu nữ trang). Pháp Chơn Ðế có hai:

Là Chơn Ðế vô vi.
Là Chơn Ðế hữu vi.

3- Chơn Ðế Vô Vi (Asaṅkhāta).

V- Thế nào là Chơn Ðế vô vi?

Ð- Chơn Ðế vô vi là bản thể vắng lặng, hoàn toàn thanh tịnh, cứu cánh tối hậu: cũng gọi là viên tịch, Niết Bàn, Diệt Ðế v.v...


4- Chơn Ðế Hữu Vi (Saṅkhāta).

V- Thế nào là Chơn Ðế hữu vi?

Ð- Chơn Ðế hữu vi là pháp bản thể còn sanh diệt, còn tạo tác. Do các duyên trợ tạo cũng gọi là pháp hành, pháp hợp thế v.v.. có hai loại Chơn Ðế hữu vi là Sắc và Danh.


5- Sắc (Rūpā).

V- Thế nào là Sắc?

Ð- Sắc là thể chất vô tri giác, hằng tiêu hoại đổi thay. Cũng gọi là Pháp Hợp thế, Dục giới, Cảnh Lậu v.v.. bản chất của Sắc là vật biến ngại và biến hoại.


6- Danh (Nāma).

V- Thế nào là Danh?

Ð- Danh là pháp không hình sắc cũng gọi là Tâm Pháp tức là Tâm, Tánh, Trí, Thức, hiểu biết, suy nghĩ, trừu tượng v.v.. Danh có hai loại:

Tâm.
Sở Hữu Tâm.

7- Tâm (citta) (*).

V- Thế nào là Tâm?

Ð- Tâm là hiểu biết, suy nghĩ, nhận thức, tức là biết cảnh, nhận thức đối tượng, cũng gọi là Ý Thức. Tâm có hai loại:

Tâm Hợp Thế.
Tâm Siêu Thế.
(*) Tướng trạng của tâm là biết cảnh; phận sự của tâm là làm hướng đạo cho Sở hữu tâm và Sắc pháp; sự thành tựu của tâm là được sinh khởi liên tục; nhân cần thiết của tâm là Sắc, Thọ, Tưởng và Hành uẩn.

8- Tâm Hợp Thế (Lokiya citta).

V- Thế nào là Tâm Hợp Thế?

Ð- Tâm Hợp Thế là Tâm biết cảnh trong đời, tâm biết cảnh còn sanh tử, tâm biết cảnh phiền não, tâm biết cảnh còn giới hạn bởi không gian và thời gian. Tâm Hợp Thế có hai:

Tâm Dục Giới.
Tâm Ðáo Ðại.

9- Tâm Dục Giới (Kāmāvacara citta).

V- Thế nào là Tâm Dục Giới?

Ð- Tâm Dục Giới là Tâm chuyên môn bắt cảnh dục (chuyên biết cảnh Sắc, thinh, khí, vị và xúc). Tâm Dục Giới có ba:

Tâm Bất Thiện.
Tâm Vô Nhân.
Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.

0xfmivo.jpg
 
Sửa lần cuối:
---THU THÚC LỤC CĂN ---

...Nội tâm chúng sanh rất dễ bị tấn công, bị tổn thương.
👉

Cho nên, đóng cửa các căn là tốt. Buổi đầu, close the door. Giai đoạn hai là thấu suốt.

1/ Cấp 1 : Thu thúc lục căn là hạn chế nhìn, nghe, đòi hỏi của mắt tai mũi lưỡi.
2/Cấp 2 : Thấu suốt, biết tại sao không nên để tâm bực mình.


♨️

Tu Bát Quan trai là một cách đóng cửa, giữ 5 giới, vào thiền viện, chánh niệm, giới luật thiền định,… là một cách đóng cửa, buổi đầu. sẽ có ngày các vị mở mắt, thõng tay vào chợ mà vẫn ung dung.
♨️

Cho nên, 84000 pháp môn hay 37 bồ đề phần nói gọn lại nó chỉ còn trong 1 chữ thôi, Tu là làm việc với chữ Thọ, chữ Tưởng.

🔸️

Dục tưởng, thiền tưởng (người tu tập thiền định, là từ mình gọi chung còn kinh điển pali gọi 1 cái là samatha = concentration,),
🔸️

Quán tưởng (chánh niệm & trí tuệ = vipassana = insight = nội quán)
Buổi đầu chỉ là đóng cửa, dần dần thấu suốt.

♨️

Trước đây mình để 6 căn thả dàn, nhưng bây giờ thì không, chuyện quý vị không lui tới những nơi chốn nào đó vũ trường, sòng bài,.. là tu xúc, tránh tiếp xúc những người bạn buông thả,… vào chùa nhiều hơn ở nhà cũng là tu xúc.

🔸️

Tu thọ là sao ? Không biết phật pháp thì chạy theo các cảm giác. Biết Phật pháp thì biết tất cả do duyên mà có, là mầm khổ thôi

🔸️

Tu Tưởng = Dục tưởng (ảo giác, khái niệm giả lập), Thiền tưởng (đất, nước, lửa gió, xanh vàng đỏ trắng hư không ánh sáng gom hết vũ trụ trong 10 thứ này thôi)
🔸️

Quán tưởng (buổi đầu mượn.. quan sát tóc lông móng răng da,….

… Cái này là sắc, thọ, tưởng, hành thức,.. biết cái này là vô thường, khổ, vô ngã, là đất nước lửa gió, là 13, 14, 25 , biết cái này là khổ tập diệt đạo.
Hoàn toàn là chân đế.

♨️

Còn buổi đầu vẫn phải mượn cảnh tục đế (đi đứng nằm ngồi, hơi thở vào ra … là cảnh tục đế).

Tu là chỉ làm việc với 1 chữ tưởng thôi.

💥

Tu với 6 tư : Không để cho tư bất thiện có mặt. Tâm sở tư đi trong tâm tham, sân, si. Biết rõ tư thiện đang có mặt, biết rõ tư bất thiện đang có mặt. Đối với tư bất thiện có mặt biết nó thì nó mất, còn tư thiện biết nó thì nó phát triển. tư bất thiện (-) biết nó là (+) thì nó biết mất.

💥

Còn chánh niệm là +, tư thiện là (+) thì nó tăng trưởng.

💥

Cho nên ở đây, mình hoàn toàn có thể nói tu là làm việc với 1 chữ thôi : Xúc, thọ, tưởng, tư. Tùy nhận thức mỗi người mà dẫn đến hành trì.


💥

Con đường hành trì phải thiết lập trên nhận thức.


Trình độ dẫn đến thái độ
.

Như vậy trong 3 mật của người Nhật,
👉

1. Không tự giam nhốt mình trong không gian khép kín = theo Phật pháp, là không giam nhốt trong phiền não đặc biệt nào ; hoặc thành tựu thiện pháp nào.
👉

2. Tránh tiếp xúc gần.
👉

3. Tránh đám đông.


Qua mật thứ 3 là khi mình hiểu được bản chất mình là cô đơn thì không có nhu cầu tìm đến đám đông, sự xô bồ, họp mặt của nhiều cá nhân, là chỗ 6 trần quần tụ, họp mặt.

🔸️

Người sống một mình = Không hẳn đi một mình ngồi một mình mà không để 6 căn buông thả, làm chủ được 6 căn. Mắt thấy chỉ biết mắt thấy. tai nghe chỉ biết tai đang nghe. 6 trần họ không tránh được, không phải 6 trần đi kiếm. Đối với hành giả tứ niệm xứ, không đi kiếm mà sống hết mình với chánh niệm hiện tiền. thí dụ, họ ngồi yên, không xài mắt tai mũi lưỡi, họ chỉ biết 1 chuyện: hơi thở, biết nó đang vào ra, tâm trạng đang diễn ra bây giờ, tâm tham đang có mặt, thọ khổ, thọ lạc đang có mặt,… theo dõi hơi thở, oai nghi, thể trược,… họ biết cảnh không tránh được thôi. Ngoài ra họ không kiếm tìm.


☘

Người Ý có câu : ở với nhau 3 ngày thì bị sình.


☘

Tàu có câu : Cần lai thân giả sơ = gần nhau quá thì hóa dở.
☘

Tây có câu : dầu là anh hùng, vĩ nhân thì hãy xem họ như bức tranh.



🔸️

Tránh thứ có hại, và thứ có lợi thì nên tiếp xúc như thế nào.
Người tu học là phải : What = mình đang làm việc với cái gì ? Như thế nào ? How long ? How much ?
Tránh xa= không kiếm tìm, chia trí, nặng lòng.
Không có lợi không tiếp xúc đã đành.

🔸️

Có lợi cũng phải có cách tiếp cận, cách thức, khoảng cách, thời lượng.
Trước hết, đó là ai ? cách thức ? thời lượng ?
🔸️

Trú xứ cũng vậy : ở đâu ? ở như thế nào ? ở bao lâu ?
🔸️

Vật dụng : xài cái gì ? như thế nào ? xài bao lâu ?

Phải nắm rõ mấy cái này mới hiểu cái thứ 2 : what ? How ? how long ? how much ?
………
***Mật 3: tránh vật lộn, cọ xát với 6 trần.
Tiếp xúc với cùng lúc quá nhiều người chỉ thêm phiền thôi quý vị.
 
KINH TẾ NHỊ

Trong Chú Giải, nội dung bài Kinh có ý nghĩa thế này:

Chúng ta có hai cách nhìn về thế giới này, cách nhìn thứ nhất là cách nhìn trên phương diện tục đế hay là chế định, hay là thi thiết, hay là biến kế sở chấp, cách nhìn của thế trí biện thông.

Chúng ta thấy chúng ta nhìn một cái cục đất thì chúng ta gọi đó là cái tượng gốm, cái bình gốm, mà trong khi đó nói chung quy lại thì cái tượng gốm hay là cái bình gốm thì nó cũng chỉ là từ cái cục đất đi ra, mà tùy thuộc vào cái hình dáng, tùy thuộc vào cái màu sắc, tùy thuộc vào những chi tiết này nọ ở trên một cái khối đất, một miếng đá, một miếng kim loại, một miếng gỗ, một miếng nhựa, thì chúng ta mới gọi tên nó theo cái cách hiểu thường thức của thế gian.

Mình gọi đó là nam, là nữ, nhưng thật ra nó chỉ là một khối thịt, da, gân, xương thôi với một mớ lục phủ ngũ tạng là mình mới gọi đó là nam, đó là nữ, chứ còn mà mình bỏ vô cối mình quết thì ai cũng như người nấy, khi bỏ vô lò thiêu thì ai cũng như người nấy, bánh xe mà nó nghiến qua rồi thì ai cũng như người nấy thôi, nhưng tùy thuộc vào hình dáng, màu sắc và những chi tiết lớn bé của khối vật chất thì mình gọi đó là nam, là nữ, là thùng, thau, chum, chóe.

Rồi về tinh thần chúng ta cũng có những cái khái niệm, thí dụ như khái niệm về hội họa, ngoài con mắt ra, ngoài cái thị giác nó còn có cái giác quan thứ sáu nữa, rồi những khái niệm về hội họa, những khái niệm về âm nhạc, những khái niệm về kiến trúc, thì những hình dung, những liên tưởng đó mình gắn lên nó vô vàn những cái khái niệm, những cái ý niệm, những cái quan niệm, những thành kiến, những định kiến, những cái biên kiến.


Thì cái cách mình quan sát thế giới như vậy đó được gọi là quan sát theo cái phương diện tục đế hay là chế định, hay là thi thiết.
Cái cách nhìn thế giới thứ hai tức là mình nhìn ngắm nó từ góc độ bản chất, cái cách một là quan sát nó trên cái hiện tượng, nhưng mà cái cách hai là quan sát nó trên bản chất, thì cái cách quan sát này, chỉ có chư Phật mới dạy cho mình biết thôi, có chư Phật ra đời mới dạy cho mình từng bước, từng bước như là mẹ dạy con vậy đó.

Trước hết là Ngài dạy rằng cái thân này nó dơ lắm, người ta gọi là đẹp xấu, già trẻ, nam nữ gì đi nữa thì chỉ là 32 thể trược, tóc lông móng răng da, thịt gân xương tủy thận, tim gan mật đàm mủ máu mồ hôi phẩn nước tiểu gì đó, thì đó là cách một, là đối với một số người hữu duyên họ nghe vậy họ đã oải rồi, họ đã chán muốn buông rồi.

Nhưng mà có một số người thì họ không có thích nghe cái kiểu đó, mà họ thích nghe cái kiểu nó rốt ráo hơn, đó là Ngài dạy rằng nam phụ lão ấu, già trẻ, bé lớn, đẹp xấu, da trắng, da vàng gì đi nữa thì chỉ là một khối 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, chỉ là 4 đế, chỉ là 12 duyên khởi, chỉ là 24 duyên hệ, chỉ vậy thôi! Thì cái cách nhìn rốt ráo này được gọi là nhìn qua khía cạnh chân đế. ..

Kinh này, chúng tôi căn cứ vào Chú-giải mà giảng, chứ chúng tôi tuyệt đối không có giảng theo ý riêng. ..

Ở đây Đức Phật Ngài dạy rằng khi mà một vị hành giả nói chung và một vị Tỳ-kheo, ở trong bài Kinh này Đức Phật gọi Tỳ-kheo nói riêng, khi tu tập tuệ quán, khi mà vị đó quan sát sắc, thọ, tưởng, hành, mà từ cái góc độ chân đế, từ cái gốc độ rốt ráo, khi mà đã có được một cái nhìn như vậy, vị ấy không muốn quay lui.

Một cái người mà họ đã thấm thía rốt ráo cái bản chất chân đế của sắc, thọ, tưởng, hành, thì họ không còn có cái ý muốn gọi là quay lui để mà quan sát thế giới từ cái góc cạnh chế định nữa, chẳng qua là vì cái đời sống, vì cái nhu cầu trước mắt thì người ta phải tiếp tục ăn uống, tắm rữa, đi đứng, nói cười, tôi nhắc lại lần nữa, thấm thía rốt ráo, chứ còn cái kiểu mà tu cà lơ phất phơ, ầu ơ ví dầu ..., tôi muốn nói là cái người mà thấm thía thật sự, biết chán sợ cái tánh sanh diệt của danh sắc, dầu là phàm nhưng mà thấy rõ và tin chắc rằng đời sống của mỗi người chỉ là cái sự lấp ráp, ghép nối của từng cái sát na sanh diệt, mình thấy mình ngon lành, mình đẹp, mình giỏi, nhưng mà thật ra đó chỉ là một khối năm uẩn thôi.

Trích bài giảng KTC - 76
 
Kinh (48) SỰ KỊỆN KHÔNG THỂ CÓ ĐƯỢC

Kinh 48 là chuyện bất khả thi:


1. Không ai tránh được tuổi già.
2. Không thể tránh được bệnh tật.
3. Cái chết.
4. Mất mát này nọ.
5. Cái gì cũng phải có lúc kết thúc.


Phải thấy và chấp nhận những sự thật đó không phải để sống bi quan hay sợ hãi hoảng loạn mà để có những chuẩn bị thật tốt.

Tất thảy những chuyên gia cứu hộ trên hành tinh này gồm chuyên gia cứu hộ hàng không, hàng hải, đường bộ, nhân viên cứu hoả, hoặc những tai nạn lao động, tai nạn xã hội nói chung thì tất cả những chuyên gia cứu hộ họ đều có một nhận xét giống nhau là: "Trong mọi tình huống, trong mọi hoàn cảnh thì các nạn nhân bình tĩnh luôn có cơ hội sống xót cao hơn những người hoảng loạn thiếu bình tĩnh".

Đó là họ không biết đạo họ chỉ nói về chuyện thoát thôi, nhưng trong đạo Phật thì thêm một cái nữa đó là: Bên cạnh cơ hội thoát nạn mà nếu không thoát được, thì cái cơ hội đi lên của người có chuẩn bị sẽ cao hơn người không có chuẩn bị.

Là vì mỗi người phải đi đầu thai theo 1 trong 4 thứ nghiệp sau đây:

🌱
1/ Trọng nghiệp thiện ác - garukamma: là những thiện ác to tát.


- Trọng nghiệp thiện: trong đời mình đã làm những công việc lớn lao như cứu mạng nhiều người, giúp đỡ người đức độ hoặc hộ trì tam bảo bằng những Phật sự quan trọng.

- Trọng nghiệp bất thiện: làm những tội lỗi to tát tầy đình (to như cái đình), tầy liếp (to như miếng đất).

🌱
2/ Thường nghiệp thiện ác : là những cái gì đó không cần to lắm mà mình cứ làm hoài thì nó cũng có một sức mạnh kinh dị lắm.


- Là những nghiệp nào mà mình cứ làm hoài. Thí dụ như năm 15 tuổi cứ đứng bán hàng tạp hoá hoài, cứ cân đong đo đếm, le lưỡi tính tiền...suốt nhiều năm như vậy cả đời cứ đứng ra buôn bán. Hoặc cả đời cứ mò cua bắt ốc, buôn gian bán lận, bài bạc chích hút, đâm heo chuốc chó, lừa thầy phản bạn, mãi quốc cầu vinh, cả đời cứ làm hoài hoài mấy cái chuyện đó thì được gọi là thường nghiệp.

🌱
3/ Khinh thiểu nghiệp thiện ác : là những thiện ác mà mình làm lai rai lâu lâu làm 1 lần.


Thí dụ như đi chùa 1 tháng hay 3,4 tháng mới đi chùa 1 lần. Lâu lâu cũng móc túi ra làm phước cho chỗ này chỗ kia 1 lần. Hoặc lâu lâu có ai rủ đi câu, đi săn, đi đá gà, đánh bài, nhậu nhẹt gì đó thì cũng đi theo. Lâu lâu cứ làm mỗi thứ lai rai đều đều như vậy cả đời thì cái đó gọi là khinh thiểu nghiệp.

🌱
4/ Cận tử nghiệp thiện ác : trước giây phút lâm chung thì tâm mình leo lét, leo lét như cái người chết đuối gặp cái gì chụp cái nấy.


Cái nghiệp đó được gọi là cận tử, nhưng đừng coi thường nó bởi vì nghiệp cận tử là cái phao cứu sinh hay là cái trái thuỷ lôi là tuỳ theo mỗi người. Trái thuỷ lôi là loại trái nổ mà người ta để dưới nước, trên bờ gọi là mìn (lựu đạn). Thì lúc mà mình chết đuối mà chụp vào cái phao thì coi như khoẻ, còn chụp trái thuỷ lôi là coi như game over hết phim.

Ở đây cũng vậy khi mình đang chập chờn leo lét cuối đời mà khi có lời kinh tiếng kệ lọt vào tai biết đâu đó cũng là cái gợi ý để theo đó mà mình đi.

Tôi giảng cái nó hơi ngoài bài kinh nhưng rất cần thiết. Vị đệ tử của Đức Phật có học đạo nên biết rõ là già, bệnh, chết không thể nào tránh được, mọi thứ có rồi phải mất đi, có rồi phải kết thúc. Vị ấy biết rõ nhưng không phải để sống bi quan hay sợ hãi mà là để có những chuẩn bị thật là tốt.

Trích bài giảng KTC-119
 
Thế giới Thi Thiết không bao giờ vô thường

Nó chỉ là những khái niệm.
Khái niệm chỉ có thể bị lãng quên
chứ không thể vĩnh viễn biến mất.
Chỉ vì nó không là cái gì đó thực hữu.
Nó còn đó, mất đó và mất đó nhưng còn đó.
Nó mất trong niềm quên và tái hiện trong nỗi nhớ…
Nói vậy, chúng ta có thể bất tử không ?


Dĩ nhiên là được. Chính khoa học hiện đại cũng chấp nhận giả thuyết rằng người ta sẽ đạt được tốc độ ánh sáng khi trở thành cái gì đó giống hệt ánh sáng.

Theo A-Tỳ-Đàm, ta cũng có thể vĩnh sinh khi ta chỉ tồn tại trong khái niệm. Nói vậy, KHÁI NIỆM là giải pháp duy nhất cho ước mơ trường sinh.


Quá khứ có thể tái hiện trong hình hài, những khái niệm. Cả tương lai cũng vậy.

Ta không thể bất tử trong hình hài của Danh Sắc, của MỘT THỨ HIỆN HỮU Y CỨ TRÊN CÁC NĂNG LƯỢNG DUYÊN TẠO.

Còn lệ thuộc vào DUYÊN SINH
nghĩa là còn phải chấp nhận DUYÊN DIỆT.
Đó chính là căn bản của giáo lý DUYÊN KHỞI.


Trộm nghĩ, đó cũng là nguyên tắc Vật lý và cả Sinh Học. Vạn vật sinh diệt trong một sự tương ứng như vậy đó. Đến trong khói sương thì phải đi trong sương khói.
Muốn trường tại cùng hư không thì phải hoá thân vào một hình thức tồn tại giống hệt hư không.

Bài học đó là công thức căn bản cho vô số chuyện đời, cả việc tu học.
Muốn trọn kiếp không quên đạo thì phải biến những lời kinh văn tự thành một thứ SINH LỰC TRONG TÂM KHẢM.


Kinh điển bằng giấy dễ mục nát
kinh điển trong computer cũng có thể bị tẩy xoá.
Chỉ có kinh tượng trong lòng người tử vì đạo mới hằng tại một đời.
Càng lệ thuộc những nhân tố phù hư, sự tồn tại càng ngắn ngủi.
Tình yêu chỉ dựa vào bóng sắc ngoại diện sẽ tàn phai khi ngoại diện tàn úa.
Tình yêu bất tử khi nó tồn tại trên cái gì đó KHÔNG LỆ THUỘC NĂM THÁNG.
Lời xưa nói tượng đất kỵ nước, tượng gỗ kỵ lửa.
Chỉ có kim cương là lâu bền.
Nhưng hơn cả kim cương
CÁI GÌ CÀNG GIỐNG HƯ KHÔNG
thì sẽ trường tại gần như hư không.


chung quy ☞⁠
HÌNH THỨC TỒN TẠI quyết định THỜI GIAN TỒN TẠI...
 
THÂN KIẾN

Thân kiến là cái nhìn liên hệ đến ‘ngã’. Là cái nhìn cho ta thấy có sự ràng buộc giữa cái gì đang xảy ra vào ý niệm ‘ngã tính’. Hơi khó hiểu, thí dụ cái ly này giả sử nó rớt xuống bể thì chúng ta ngồi đây sẽ có hai phản ứng.
Một là cảm thấy mất mát lớn nếu ly đó là của chúng ta.
Một phản ứng khác dửng dưng hơn nếu cái ly đó không phải của chúng ta.


Cái ‘của chúng ta’ và ‘không của chúng ta’ nó tạo sự khác biệt rất lớn trong đời sống.


Thân kiến nói theo đạo Phật là cái nhìn “Ngũ uẩn là ta, ta là ngũ uẩn. Ở trong ngũ uẩn có ta và trong ta có ngũ uẩn”.
Một cảm giác, niềm vui nỗi buồn của ta có đến và có đi, nhưng thái độ của ta đối với cảm giác cảm thọ đó nó khiến ta có những phản ứng lớn. Thí dụ khi nghe ai nói nặng xúc chạm tự ái ta thấy tức giận, điều đó có nghĩa là ‘cảm thọ là ta, ta là cảm thọ, trong cảm thọ có ta’.


Chúng ta đang ngồi đây, Phật tử A nói nặng Phật tử B một câu, quí vị khác thì thấy bàng quan, ờ thì đi chùa đụng chạm nhau thôi. Nhưng ngày mai cô B ra ngoài đường bị ông Mỹ đen đánh chẳng hạn, thì chúng ta cảm thấy rất giận nói ờ người VN bị Mỹ đen ăn hiếp. Thì lúc đó chúng ta thấy cô B có quan hệ với chúng ta, cổ bị Mỹ đen ăn hiếp, trong khi cổ ở giữa những người VN chúng ta thì mình không thấy như vậy.

Tức là quan hệ giữa một người với chúng ta nó là một ý niệm, là một quan hệ hoàn toàn có tính cách quy ước.

Ở trong nhà, mình thấy anh em ruột thịt nhưng ‘chuyện của mày mày lo chuyện tao tao lo’. Chuyện ai nấy lo không thể lo cho nhau được. Nhưng nếu ra đường ai đụng tới anh em của mình thì lúc đó mình nói là ‘anh của mình em của mình’.

Thậm chí chúng ta có thể bênh vực một người tại vì người đó cùng địa phương với mình hoặc cùng màu da với mình. Trong khi cũng là những người đó nhưng ở trong hoàn cảnh bình thường khác thì mình không quan tâm tới họ, tới sự sống chết của họ. Có nghĩa lúc nào đó trong hoàn cảnh nào đó mình thấy mình với họ có sự ràng buộc.

Cái đó Phật gọi là thân kiến.
Chúng ta có vô số những sợi dây ràng buộc liên quan tới thân kiến, cụ thể là sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

💎
Sắc là những cái cụ thể thuộc vật chất, thuộc về thân chúng ta. Cái đẹp cái xấu khi nó thuộc về ta thì ta có cảm giác khác. Nếu nó của người khác thì ta có cảm giác khác. Đó là ta có thân kiến ở trong sắc uẩn hay không.

💎
Thọ uẩn cũng vậy.Nếu nghe hai người gây gổ nhau, ta thấy người này không quá đáng mà người kia phản ứng như vậy là quá đáng.
Ta nghĩ đáng lẽ họ không nên phản ứng như vậy. Nhưng nếu chúng ta là người trong cuộc thì ta sẽ nghĩ khác, vì khi đó ‘Thọ uẩn là ta, ta là thọ uẩn. Ở trong thọ uẩn có ta và trong ta có thọ uẩn’.

💎
Tưởng uẩn cũng vậy. Tưởng uẩn là sự hấp thụ giáo dục, văn hóa quá khứ của ta. Tại sao ta hãnh diện về văn hóa VN. Vì ở đó là nơi ta lớn lên, và bây giờ cái gì ta thể hiện ra ở đây tức là ta thể hiện kinh nghiệm của mình trong quá khứ. Ta quan niệm rằng cái gì đẹp thì nó phải đều, ở giữa và cả hai bên đều đẹp thì nó mới đẹp. Cái gì bên lớn bên nhỏ thì không đẹp, thì đó cũng chỉ là vấn đề văn hóa thôi. Nhưng chúng ta vẫn chấp đó là văn hóa VN, là ta có bổn phận phải bảo vệ văn hóa của mình. Tức là ta nói “Tưởng uẩn là ta, ta là tưởng uẩn. Ở trong tưởng uẩn có ta và trong ta có tưởng uẩn’.

💎
Hành uẩn là những quan niệm về thiện ác, cái đúng cái sai, đen trắng v.v…khiến ta chấp vào quan niệm thế giới này là ********, là tư bản, của tự do của dân chủ thế này thế kia. Những ý tưởng đó trở thành mật thiết trong đời sống và nếu ai động chạm chính kiến của mình thì mình lồng lộn lên. Ta phãn ứng mạnh mẽ vì ‘trong hành uẩn có ta, trong ta có hành uẩn’.

💎
Thức uẩn là cái gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Những cái này cũng gắn liền với tự ngã của mình.
Người vợ mua bức tranh về treo trong nhà mà người chống đối là vì cảm thọ về sắc của hai người không giống nhau. Nếu người vợ nghĩ treo bức tranh đó mà đụng chạm đến mình thì cái đó ta nói ‘thức uẩn là ta, ta là thức uẩn’. Mọi sự vật tồn tại độc lập hết, từ bản thân ta, con cái ta, tôn giáo ta, những người cùng một màu da…Tuy nhiên khi ta dán vào trong đó ‘cái này là của tôi’ rồi là ở đó có chuyện.

Do vậy thân kiến là một thứ kiết sử cột trói ta vào thế giới này. Kiết sử đó làm chúng ta có đôi lúc thấy rằng nó là chân lý bất di bất dịch. Trên đời này không ai sống mà không có thân kiến. Nhưng khi ở một lúc lắng đọng tâm tư nào đó ta sẽ thấy rằng cái gọi là thân kiến thật ra nó chỉ là ảo giác, nó hoàn toàn chỉ là ảo giác.

Ta có con, ta nghĩ đó là con của mình. Nhưng đến lúc nào đó con nó có cuộc sống của nó mà quan hệ giữa ta với con rất là tương đối thôi. Bởi vì nếu nó là của ta thì ta có thể an bài tất cả mọi thứ cho nó. Nhưng thực sự nó lớn lên như một cá thể độc lập mà ta không thể nào kiểm soát hoàn toàn. Ta chấp cái này là của mình, cái kia là của mình, nhưng thực sự không phải vậy.

👉
Ta sống bằng thân kiến ta khổ vì nó, và ta sẽ cảm thấy trống vắng nếu ta không có nó. Giống như ta nhìn dòng xe chạy trên đường, xe đẹp thật nhưng xe là xe của thiên hạ, không phải của mình. Nếu mình mua một chiếc xe dầu rất cũ, tuy cũ nhưng mình vẫn nâng niu vì lúc đó mình dán nhãn hiệu đó là xe của mình, mình đã cảm thấy nó khác đi.

Nhưng quan niệm về ngã tính là quan niệm không thể nào khác và chúng sanh trên đời này trầm luân vì cái sợi dây cột đầu tiên và nặng nhứt đó là ‘thân kiến’.

Chúng tôi xin dành thì giờ nói về bốn quan niệm về thân kiến: ngũ uẩn là ta, ta là ngũ uẩn, trong ngũ uẩn có ta và trong ta có ngũ uẩn. Quí vị sẽ hỏi tại sao phải nói chi tiết vậy?

Nói ‘ngũ uẩn là ta’ nó khác với ‘ta là ngũ uẩn’. Ngũ uẩn đáng lẽ nó là một thế giới khách quan nhưng ta biến nó thành thế giới chủ quan. Quí Phật tử đi chùa lâu nói chùa này là chùa của mình, mấy sư này là sư của mình. Đó là ta lấy khách quan ở ngoài làm chủ quan.

Đôi khi lấy cái chủ quan làm cái khách quan, tức là ‘ta là ngũ uẩn’, tức là một sự áp đặt lên đó. Thí dụ ta thấy người khác lấy lá cờ VN làm cái gì đó thì ta thấy quan niệm về ngã tính chúng ta áp đặt ngay lập tức. Tức lúc đó không phải ‘ngũ uẩn là ta’ mà là ‘ta là ngũ uẩn’.

“Ở trong ngũ uẩn có ta và trong ta có ngũ uẩn” tức là chúng ta nói lên sự hàm chứa. Ta không nắm thế giới này trọn vẹn nhưng trong đó có cơ sở của ngã tính. Như quí vị sống ở Houston, quí vị không thể nói Houston là tôi được. Nhưng đi đâu mà quí vị nghe ai chê Houston không ra gì là quí vị giận, là tự ái vì ‘ở trong đó có ta’
. Mà quí vị nghe người ta chửi TP Atlanta hay Miami thì ta không thấy gì, vì ‘ở trong đó không có ta’.
Đó cũng là thân kiến.
 
Cẩm Nang Tuệ Quán

Thuật ngữ Vipassanā (Tuệ Quán) phải được hiểu là tên gọi của thứ trí tuệ thấy rõ Tam Tướng trong Danh Sắc.
Sự đào dưỡng trí tuệ này chính là công phu quan trọng nhất trong Phật Giáo, mà cứu cánh rốt ráo là sự chấm dứt phiền não, chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát tất cả đau khổ.


Một hành giả muốn bắt đầu tu tập Tuệ Quán, trước hết phải biết qua những điều căn bản cần thiết như về 6 Tuệ Xứ (Vipassanābhūmi), 4 Niệm Xứ, …
Nhờ vậy trong việc tu tập sẽ không bị mơ hồ, nhầm lẩn. Tôi vừa nói là chỉ trình bày vắn tắt, nhưng nội dung vắn tắt đó chính là những gì tôi vừa giới thiệu. Trước hết, thế nào là 6 Tuệ Xứ (Vipassanābhūmi)?

Nguyên nghĩa chữ Bhūmi này là nơi chốn, địa điểm, nhưng ở đây ta có thể xem nó là chữ đồng nghĩa với Đề Mục, Án Xứ (Kammaṭṭhāna) hay cảnh sở tri – đối tượng tri nhận (Ārammana).

Người tu Tuệ Quán nhất thiết phải biết qua 6 Tuệ Xứ này.
Đó là: (1) Năm Uẩn, (2)mười hai Xứ, (3)mười tám Giới, (4)hai mươi hai Quyền, (5)Bốn Đế và (6)mười hai Duyên Khởi.


Nói gọn lại, toàn bộ 6 Tuệ Xứ này chỉ là Danh Pháp và Sắc Pháp mà thôi. Còn 4 Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna) thì là 4 chỗ an trú của Chánh Niệm. Chánh Niệm ở đây là sự ghi nhớ đặc biệt thù thắng có thể dẫn tâm chứng nghiệm Niết Bàn.

Bốn Niệm Xứ bao gồm 4 thể tài căn bản: Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ và Pháp Niệm Xứ.
A- THÂN NIỆM XỨ có 12 đề mục (pabba) để hành giả ghi nhận:

(1)Ānāpānapabba: Sự ghi nhớ từng hơi thở ra vào.
(2)Iriyāpathapabba: Sự ghi nhớ từng động tác đi, đứng, nằm, ngồi.
(3)Sampajaññapabba: Sự ghi nhớ trong từng sinh hoạt nhỏ nhặt như bước tới, bước lui, nhìn ngang liếc dọc, đắp y, mang bát, tiểu tiện, …
(4)Patikūlapabba: Quán tưởng 32 thứ uế trược trong thân thể như tóc, lông, móng, răng, da, …
(5)Dhātupabba: Quán tưởng bốn thành tố: đất, nước, lửa, gió trong thân.
(6-12) Asubhapabba: Quán tưởng thây người chết từ lúc mới tắt thở đến các giai đoạn sình trương, rĩ nước, phân hủy cho tới khi chỉ còn là xương trắng.

B- THỌ NIỆM XỨ gồm có chín đề mục để ghi nhận, mà nói gọn lại là ba cảm giác: Khổ, Lạc, Xả, của thân tâm trong các trường hợp có hay không có liên hệ đến vật dục (āmisa)

C- TÂM NIỆM XỨ gồm có 16 đề mục ghi nhận (tâm mình đang ra sao thì biết rõ như vậy):

(1)Sarāgaṃ: Tâm có ái nhiễm.
(2)Vītarāgaṃ: Tâm không có ái nhiễm.
(3)Sadosaṃ: Tâm có sân hận.
(4)Vītadosaṃ: Tâm không có sân hận.
(5)Samohaṃ: Tâm có si mê.
(6)Vītamohaṃ: Tâm không có si mê.
(7)Sankhittaṃ: Tâm có trạng thái hôn thụy.
(8)Vikkhittaṃ: Tâm phóng dật.
(9)Mahaggataṃ: Tâm đang trú trong thiền Sắc hay Vô Sắc Giới.
(10)Amahaggataṃ: Tâm không an trú trong loại thiền định nào.
(11)Sa-uttaraṃ: Tâm Dục Giới.
(12)Anuttaraṃ: Không phải tâm Dục Giới.
(13)Samāhitaṃ: Tâm có Định.
(14)Asamāhitaṃ: Tâm không có Định.
(15)Vimuttaṃ: Tâm không có phiền não.
(16)Avimuttaṃ: Tâm chưa thoát phiền não.

D- PHÁP NIỆM XỨ có 5 đề mục:

(1)Nivaranapabba: Quán xét về năm triền cái.
(2)Khandhapabba: Quán xét về năm Uẩn.
(3)Āyatanapabba: Quán xét về 12 Xứ.
(4)Bojjhangapabba: Quán xét về 7 Giác Chi.
(5)Saccapabba: Quán xét về 4 Đế.

Trong tất cả đề mục vừa kể trên đây, có những thứ chỉ có thể là án xứ cho pháp môn Tuệ Quán (Vipassanā), nhưng có những đề mục thích hợp cho cả pháp môn Chỉ Tịnh (Samatha). Ở đây, đề mục Tứ Oai Nghi (Iriyāpathapabba), đề mục Tỉnh Giác (Sampajaññāpabba) và đề mục Tứ Đại (Dhātupabba) chỉ có thể là án xứ Tuệ Quán.

Đề mục về Hơi Thở (Ānāpānapabba) có thể áp dụng cho cả Chỉ Quán. Hai đề mục Thể Trược (Patikūlapabba) và Tử Thi (Asubhapabba) cần được tu tập Chỉ trước Quán sau. Riêng về Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ và Pháp Niệm Xứ thì chỉ có thể là án xứ Tuệ Quán mà thôi.

Bốn Niệm Xứ phân tích theo năm Uẩn thì như sau:

(1)Thân Niệm Xứ thuộc về Sắc Uẩn (Sắc Pháp-Rūpadhamma).
(2)Thọ Niệm Xứ thuộc Thọ Uẩn (Danh Pháp -Nāmadhamma).
(3)Tâm Niệm Xứ thuộc Thức Uẩn (Danh Pháp).
(4)Pháp Niệm Xứ thuộc cả năm Uẩn, nên vừa là Danh Pháp vừa là Sắc Pháp.

BỐN NIỆM XỨ VÀ CÁC CƠ TÁNH (CARITA) CHÚNG SANH

Đề mục tu tập và khuynh hướng tâm lý của hành giả luôn có một quan hệ rất đáng kể.

Đó là lý do phải có thêm phần dẫn giải này.
Ở đây các ngài đặc biệt nhấn mạnh hai khuynh hướng phiền não ở các hành giả là Khát Ái và Tà Kiến.


Thân Quán Niệm Xứ rất thích hợp cho người nhiều tham ái và ít trí tuệ.
Thọ Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tham ái nhưng cũng có nhiều trí tuệ.
Tâm Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tà kiến và kém trí tuệ.
Pháp Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tà kiến nhưng cũng nhiều trí tuệ.



Cẩm Nang Tuệ Quán
Nguyên tác Thái Ngữ: Achahn Naeb
Bản dịch tiếng Việt: Tỳ khưu Giác Nguyên
 
PHÙ DU - LẮP RÁP - DO DUYÊN

Vua Pasenadi hỏi Bà Khemā:

1) Chúng sinh khi chết rồi sẽ đi về đâu?
2) Thế Tôn khi tịch rồi sẽ đi về đâu?


Bà đã trả lời thế này:

- Nếu cứ khư khư cái ý niệm cho rằng có ai đó tồn tại trong cuộc đời này thì mình mới có thắc mắc chúng sinh chết rồi đi về đâu và Thế Tôn viên tịch rồi đi về đâu?

- Nếu lìa được ý niệm đó và hiểu rằng: "Mỗi cá thể chúng sinh - chỉ là sự cộng hưởng, sự ghép nối lắp ráp của vô số thành tố, và cái khối tổng hợp ấy do các duyên tác động mà có.

Giống như một chiếc xe có rất là nhiều món linh kiện phụ tùng rời rạc nhau, và khi được lắp ráp đúng cách hợp lý thì có một chiếc xe để chạy và chúng ta gọi khối tổng hợp ấy là chiếc xe, chứ THẬT RA KHÔNG CÓ MỘT CHIẾC XE NÀO TRONG ĐỐNG PHỤ TÙNG, và trong đống phụ tùng cũng không hề có chiếc xe nào.
Cái mà gọi là CHÚNG SINH được lắp ráp từ:

- Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
- Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
- Gồm có cả những thiện, ác, buồn, vui, nhân, quả, vui buồn máu lệ...


- Khi vỏ ngoài còn nguyên vẹn thì mình còn thấy đẹp xấu, cao thấp, mập ốm...
Nhưng chia chẻ đến tận cùng thì tất cả trở về căn bản của nó: đất chỉ là cứng lạnh, nước chỉ là ngưng tụ kết dính, lửa chỉ là nhiệt độ, gió chỉ là xê dịch áp suất, tâm chỉ là thiện ác buồn vui, không có gì nữa hết.

Tất cả những cái này cộng lại mới thành ra một CHÚNG SINH.
Phải ghi nhớ nhận thức rằng:

Cái gọi là THÂN TÂM này chỉ là một khối tổng hợp - ráp nối bởi vô số thành tố, và được tác động bởi chữ DUYÊN - CÁC ĐIỀU KIỆN. Các tánh PHÙ DU - LẮP RÁP - DO DUYÊN của thân tâm này, của vũ trụ này.. phải được ghi nhận như vậy thì mới chấm dứt được phiền não.

1) Mọi thứ đều PHÙ DU - có rồi mất.
2) Mọi thứ đều là LẮP RÁP - không có gì là một.
3) Mọi thứ do DUYÊN mà có.

Khi hiểu như vậy thì mới không còn chấp, không còn thích thú đam mê gì hết nữa: không còn thích thú đam mê trong sự hiện hữu, không còn thiết tha trong sự sở hữu, không còn thiết tha trong sự hưởng thụ. Mà người nào còn kẹt trong 3 cái này, còn có cái thích thì còn có cái ghét - ghét là ngược lại cái mình thích. Chính cái thích và ghét là nhân làm nên sướng và khổ trong cuộc đời này.

Phải thường xuyên sống trong chánh niệm với nhận thừ này, thì đủ duyên sẽ chứng thánh, nếu là phàm phu thì khi đối diện với trọng bệnh nan y - giây phút cận tử thì giúp lòng sẽ thanh thản. Nghĩ rằng mọi thứ đang trong tình trạng này sang tình trạng khác, chết không phải là hết - mà là sự bắt đầu một cái mới.
 
CỘI NGUỒN

Nơi khởi đầu và nơi cuối cùng chúng ta đi về sau tất cả.

Toàn bộ đời sống của tất cả chúng sinh dầu là con ong, con kiến hay vị danh nhân thế giới cũng đều là sanh và tử, buồn vui trên nền tảng của thiện ác nhân quả, dầu muốn dầu không trong mỗi phút trôi qua chúng ta đang có mặt trên con đường dẫn về đâu đó. Trong từng phút giây trôi qua ấy, ta đang kín đáo xây dựng chỗ về cho mình.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng và chư Phật ba đời mười phương nói chung
Các Ngài có nhất thiết trí đó là: Cái gì các Ngài cũng biết trong đó có hai trí rất đặc biệt và dễ dàng tế độ cho một người chứng đạo:

1. Đức Phật Ngài biết rõ thiện căn của mỗi người dày mỏng, khác biệt ra sao
2. Ngài biết rõ ác tâm, ác căn của mỗi người khác nhau như thế nào.



✍️

TÂM PHÁP



Từ những nghiệp thiện và nghiệp ác của mỗi người khác nhau nên đã tạo ra những nền tảng tâm thức và nhân cách của mỗi người cũng khác nhau. Đó chính là nguồn gốc của chúng ta.

Nói theo A Tỳ Đàm thì mỗi một chúng sinh gồm có hai phần là DANH PHÁP và SẮC PHÁP hay còn gọi là phần HỒN phần XÁC.

-Phần XÁC (SẮC PHÁP)
là khối cơ thể vật chất mấy chục ký lô của mỗi người được cấu tạo bởi ĐẤT NƯỚC, LỬA, GIÓ và 24 SẮC Y ĐẠI SINH

-Phần HỒN( DANH PHÁP): Là phần tinh thần, buồn vui thiện ác trong tâm tư mỗi người. được phân tích và chia chẻ làm nhiều phần.

->Mỗi chúng sinh gồm có ba phần:
+ Cái biết của tâm không thiện ác và đi kèm với 3 điều kiện từ đó phân tích ra 121 hoặc 89 tâm:

•Dựa căn nào trong 6 căn

•Biết trần nào trong 6 trần

•Tâm sở nào đã cộng ghép làm nên nó.

+ Tâm sở trung tính: Là những thành tố tâm lý khi hội tụ sẽ lấp đầy những chức năng của tâm
Đời sống tâm pháp của tất cả chúng sinh đều nằm trong hai cấu trúc sau:

1. TÂM( biết)+ 13 TÂM SỞ TRUNG TÍNH + 14 TÂM SỞ TIÊU CỰC (BẤT THIỆN) -> TẠO RA TÂM ÁC ( BẤT THIỆN)
2. TÂM( biết)+ 13 TÂM SỞ TRUNG TÍNH + 25 TÂM SỞ TÍCH CỰC (THIỆN) -> TẠO RA TÂM THIỆN


Theo trong kinh Tạng đã có rất nhiều người thưa hỏi với Đức Phật rằng: “
Bạch Thế Tôn, con nghe Thế Tôn dạy lý vô ngã, vậy ai làm thiện làm ác? ai chịu sướng chịu khổ?


Đức Phật Ngài không trả lời thẳng câu hỏi mà Ngài dạy rằng: Ta không nói ai là người tạo ác, thiện. Ta không nói rằng có ai chịu quả sướng quả khổ. Ở đây Ta chỉ nói một pháp duyên khởi đó là VÔ MINH DUYÊN HÀNH, HÀNH DUYÊN THỨC, THỨC DUYÊN DANH SẮC”.

Trong Phật Pháp không có chuyện người nào tạo nghiệp người đó hưởng quả, mà do các duyên mới có tâm bất thiện, từ tâm bất thiện ấy mới tạo ra một tâm đầu thai và một hình hài để chịu quả bất thiện ấy. Đức Phật Ngài dạy không hề có một chúng sinh nào ở đây, mà tất cả đều là những khối tổng hợp được hợp lại bằng vô số những thành tố để gọi là ông A.

Khi ông A tạo ra một nghiệp thiện hay một nghiệp ác nào đó rồi từ 2 nghiệp thiện ác ấy mới tạo ra 2 loại quả là quả bình sinh và quả tái sinh. Từ 2 quả bình sinh và tái sinh có một chúng sinh được tạo ra bởi nhân thiện và nhân ác. Chúng sinh này có thể giống nhưng nó không phải là một.

Vậy khi làm thiện mà quả chưa trổ thì quả thiện ấy trốn ở đâu?
-Khi cây xoài chưa ra trái, hỏi quả xoài trốn ở đâu?
-khi hộp quẹt nằm trong túi, hỏi lửa nó ở đâu?
Lửa chỉ xuất hiện khi ngón tay, bánh xe, đá lửa, gas… kết hợp với nhau một cách hợp lý.


Đó là lý của nhân quả, khi ta đã tạo nhân mà chưa thấy quả không có nghĩa là không có, mà khi đủ điều kiện quả sẽ trổ.
Vậy nên không có người nào tạo ra nghiệp thiện ác, rồi có một người khác hưởng quả khổ hay quả vui mà tất cả khối tổng hợp này tạo ra các nghiệp thiện ác và có một khối tổng hợp khác được tạo ra từ khối tổng hợp trước.


✍️

HẠNH PHÚC VÀ ĐAU KHỔ


Hạnh phúc là có được cái mình thích và đau khổ là chịu đựng cái mình ghét. Tất cả hạnh phúc và đau khổ đều đến từ nguồn có cái gì đó và không có cái gì đó

Thích và ghét được tạo thành từ ba điều kiện đó là: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống.
Do ba điều kiện này mà sẽ đẩy cho ta làm thân phụ nữ phụ nữ, phụ nữ Việt Nam chứ không phải là phụ nữ Campuchia, phụ nữ thôn quê chứ không phải phụ nữ thành thị, người ít học chứ không học nhiều, nhà nghèo không phải nhà giàu.

Tất cả 5 điều kiện này tạo ra một sở thích và ghét không giống với người khác. Thích và ghét cũng là một giá trị ước lệ, mặc định, tương đối vậy nên hạnh phúc của chúng ta cũng là giả định ước lệ, mặc định.


Có những thứ người này thích mà người kia không thích, có những thứ hôm nay ta thích mà ngày mai ta không còn thích.

✍️

TƯƠNG QUAN NHÂN QUẢ



Tại sao hạnh phúc của người này không giống người kia?

Bởi vì cái thích và ghét của người này không giống người kia. Theo giáo lý A tỳ đàm thì toàn bộ hiện hữu của chúng sinh đều nằm trên dòng chảy của nhân và quả,

Mỗi khi có một ác niệm hay thiện niệm sẽ để lại hai thứ quả là quả tái sinh và quả bình sinh.
-Quả tái sinh là tạo ra tâm đầu thai đưa ta đi về nơi chốn nào đó.
-Quả bình sinh là tạo ra những vui buồn trong kiếp sống đó sau giây phút đầu thai. Quả bình sinh là môi trường để ta đón nhận nhiều quả khác như phải mang thân nhân loại, từ đó ta mới bị bệnh bị tai bay họa gửi, bị vu oan, thị phi, bị đâm chém…


có 4 trường hợp tương quan nhân quả:
1.Nhân tạo ra quả:
sống thiện được quả lành quả vui, sống ác được quả khổ quả xấu.

2.Quả tác động quả: Do quả nghiệp quá khứ mà ta sanh vào loài nào đó, trong thân phận đó, trong hình hài đó, trong hoàn cảnh hay điều kiện nào đó, thì ta nhận quả tương ứng với hình hài thân phận đó. với trên nền tảng đó

3.Quả tác động nhân: Khi phải chịu quả này, ta dễ dàng có tâm thiện hay tâm ác tương ứng. Do quả quá khứ mà đẩy ta vào hoàn cảnh nào đó để ta sống nhiều với ác tâm hay thiện tâm có nghĩa là khi hưởng quả khổ hay quả vui sẽ tiếp tục là điều kiện để dễ tu hơn hay khó tu hơn. Với môi trường sống đó ta trở nên thiện hơn hay ác hơn.

4.Nhân tác động nhân: có hai trường hợp kiếp trước và kiếp này hoặc ngay trong kiếp này

-Nhân quá khứ tác động nhân hiện tại( nhân tiền kiếp tác động nhân hiện tại)
Vd: Trong nhiều đời quá khứ ta đã tu tập thiền định, từ tâm, kham nhẫn đó là nhân thì kiếp này tu tập dễ hơn người khác
Hoặc tham nhiều sân nhiều thì tham sân kiếp này cũng mạnh hơn người khác mà A Tỳ đàm gọi là thường cận y duyên.

-Nhân hiện tại tác động nhân hiện tại: Là khi ta sống nhiều với bất thiện thì bất thiện trước dễ dàng làm nền cho bất thiện sau. Khi ta sống thiện thì thiện trước dễ dàng làm nền cho thiện sau.

Đây là lý do Đức Phật dạy nên ở gần người lành vì nếu chúng ta ở với người có tâm bất thiện như keo kiệt, bủn xỉn, sân giận tật đố thì ta rất dễ ảnh hưởng và giống họ vì trạng thái tâm lý của chúng ta luôn được biểu hiện qua bốn giai đoạn:

-Tâm thức đối kháng
-Thỏa hiệp
-Hòa giải
-Đồng hoá


Với bốn điều tương quan nhân quả ở trên cho ta thấy được nền tảng giữa nhân quả tác động với nhau. Nhân hay quả này sẽ làm nền cho nhân hay quả kia.


✍️

MỐI TƯƠNG QUAN CỦA THIỆN ÁC


Do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống của mỗi người khác nhau mà sinh ra thiện ác khác nhau. Có 4 sự tương quan giữa thiện và ác:


-Thiện tác động ác: Do có cái thiện này sẽ làm mất cái ác đối lập
-Ác tác động thiện: Do có cái ác này sẽ làm mất cái thiện đối lập.
-Thiện tác động thiện: Cái thiện này làm nền cho cái thiện khác.
-Ác tác động ác: Cái ác tác động làm nền cho cái ác.



✍️

BÁT CHÁNH ĐẠO



Là những thành tố tâm lý có mặt đầy đủ trong giây phút chứng đạo.
Theo như A tỳ đàm giải thích rằng ngay giây phút với tâm thấy được rốt ráo KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO là đã hội đủ Bát Chánh Đạo; thấy được Niết Bàn, thấy được bốn Đế.


1.Chánh kiến:

Là cái nhìn đúng dựa trên hai nền tảng nhận thức sau đây:

-Hiểu được lý nhân quả,
-Hiểu được lý tam tướng, hiểu rằng mọi thứ do duyên mà có, rồi do duyên mà mất đi.
Hai nhận thức này là trí tuệ hiểu biết về Tứ Thánh đế


2.Chánh tư duy:

Gồm có 3 là ly dục, vô sân và bất hại

-Ly dục: Là không có ý niệm ham thích thứ gì
-Vô sân: Là không có ý niệm bất mãn thứ gì
-Bất hại: là không có ý niệm, nhiễu hại gây tổn thương cho người khác


3.Chánh ngữ:

Là trạng thái tâm lý giúp cho ta kiêng tránh không nói lời vọng ngữ, không nói lời ác khẩu hại người, không nói lời lưỡng thiệt, không nói lời phiếm luận, không nói lời dẫn đến trầm luân, chỉ nói lời dẫn đến giải thoát sinh tử.

4.Chánh nghiệp:

Là thành tố tâm lý giúp cho ta kiêng tránh không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm

5.Chánh mạng:

Là là trạng thái tâm lý giúp cho ta chọn nghề nghiệp, sinh kế lương thiện, trong A Tỳ đàm còn gọi là tâm sở chánh mạng.

6.Chánh tinh tấn:

Là tâm sở cần, chỉ sự siêng năng nỗ lực không lui sụt, không bỏ cuộc không buông xuôi.
7.Chánh niệm:

Là khả năng ghi nhớ kịp thời, liên tục, làm việc gì biết việc đó không buông xuôi thực tại trong từng khoảnh khắc hay còn gọi là thắp sáng hiện hữu. Từng giây phút hiện hữu đều được soi rọi không bị buông xuôi, không bị lãng quên.

Chánh niệm là niệm trong Bốn Niệm xứ, là tâm sở niệm trong A tỳ đàm.


Chánh Định:

Là hiện tượng sơ thiền, tam thiền, tứ thiền. Chánh định trong A tỳ đàm được gọi là gọi là tâm sở định.
Sơ, Nhị, Tam, Tứ thiền Sắc Giới cộng thêm bốn tầng thiền Vô Sắc giới được gọi là Chánh Định.

Trong Bát Chánh Đạo có Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là những thành tố tâm lý giải quyết nhu cầu tối yếu trong cuộc sống của chúng sinh như :
-Nhu cầu vận động: vận động tay chân, bay nhảy, bơi lội…
-Nhu cầu giao tiếp
-Nhu cầu kiếm sống.


Khi ba nhu cầu này nó được thực hiện với tâm lành thì nó bèn có tên như sau:
-Nhu cầu hoạt động: Chánh nghiệp
-Nhu cầu giao tiếp: Chánh ngữ
-Nhu cầu sống: Chánh mạng. Và ngược lại khi ba nhu cầu trên được thực hiện bởi tâm ác thì bèn được thay thế bằng tên gọi như sau: Tà Nghiệp, Tà Ngữ ,Tà Mạng.



✍️

TU TẬP



Có nhiều hình thức tu tập:

-Tu theo kiểu thả chim:
Là thực hành thiện pháp với tâm buông bỏ chỉ với tâm mong mỏi với những quả lành này mình sẽ không còn gì để mong mỏi nữa.

-Tu kiểu thả diều:
Cũng là tu tập thiện pháp nhưng còn nằm níu cầu mong cõi này cảnh kia, hưởng quả lành đã tạo.

-Tu Kiểu đổ rác:
Tu cách đổ rác là luôn xem coi mình có gì xấu bất thiện là loại bỏ.

Tu tập kiểu ve chai:
Là thấy gì cũng lượm vào, cái mà gom vào đó là rác hay là đồ ta xài được.

-Tu kiểu được làm Thánh:
Là kiểu tu mục đích làm Thánh, mà ta không hiểu được rốt ráo Thánh là thế nào? Rất dễ dẫn đến lầm tưởng và nguy hại.

-Tu để không còn là phàm:
Phàm tâm ta là ngút ngàn, luôn luôn hiện hữu nên sẽ an toàn hơn tu để thành Thánh, vì ta dễ nhận biết.

Vậy nên, hãy cẩn trọng với những kiểu tu này!
 
Học về tâm pháp A Tỳ Đàm là ta có dịp nhận ra nhiều điều quan trọng cho nhận thức và hành trình tu tập của mình.

-Thông qua các diễn biến tâm thức ta sẽ có dịp thấy rằng cái gọi là hồn phách, tâm linh, tinh thần của một chúng sanh thực ra chỉ là một dòng chảy ghép nối của thiện ác buồn vui.

Trong đó, thiện ác là nhân và buồn vui là quả. Buồn khổ đời này là quả báo của bất thiện đời trước.

Tâm xấu đời này là điều kiện cho buồn khổ đời sau.
Với hạnh phúc và điều lành cũng cứ vậy mà hiểu.
Như vậy toàn bộ lộ trình tâm thức chỉ là lộ trình của nhân quả, không có gì ngoài ra nữa.
Ở đây không có ông A hay bà B như là những thực thể quan trọng ghê gớm mà ta vẫn lầm tưởng.
Đó là tánh vô ngã của tâm thức.


-Học về các dòng chảy tâm thức ta thấy không thiện ác buồn vui nào tồn tại quá một sát-na.

Nó cứ theo duyên mà vận hành đi tới. Đây chính là tánh khổ của tâm thức.

Người không học giáo lý họ chỉ hiểu khổ thí dụ như cảm giác khó chịu.

Nhưng mà chữ khổ đối với A Tỳ Đàm thì đó là sự thôi thúc không cưỡng lại được. Thấy như vậy mới đắc Thánh.

Chớ còn hiểu khổ là đau quá, buồn quá, giận quá, sợ quá, cái khổ đó thấy như vậy thì không đắc Thánh được, không nhàm chán sanh tử được. Mà phải thấy cái khổ ở đây nó là cái sự bị thúc đẩy về phía trước không cưỡng lại được.

Đó gọi là khổ (sacca).

Cái chữ sacca hay lắm! Quý vị là con của tôi, là vợ của tôi, là mẹ của tôi, tôi cũng phải không tính chữ này, bởi vì chữ này hay dữ lắm, mà tôi chưa dịp nói qua ai câu này.

Chữ dukkha là khổ.

Mà trong khi đó, nó có từ chữ “duk”, chữ “duk” là khó, là xấu, là dở, còn chữ “kha” có nghĩa là chịu đựng, trụ lại.
Cộng lại dukkha có nghĩa là cái mà bị đẩy về phía trước.
Ngày xưa chưa gặp Phật thì người ta hiểu chữ khổ ở đây có nghĩa là cái mà làm cho thân tâm khó chịu.
Nhưng mà đến thời Phật ra đời, thì chữ khổ Ngài định nghĩa là phải hiểu cái gì đó mà tự nó không có trị được, nó phải bị đẩy về phía trước thì cái khổ thấy vầy mới đúng.
...

Chữ khổ trong đạo Phật hiểu sâu lắm! Khi Phật chưa ra đời ta hiểu nghĩa một. Nhưng khi Phật ra đời mình hiểu nghĩa hai.

Bởi nên có nhiều chuyện mình tưởng mình học rồi, biết rồi nhưng mà thật ra nó kinh dị lắm.

Thí dụ như chữ bát chánh đạo nhiều người hiểu lầm nặng lắm. Thí dụ như chánh ngữ cô hiểu là gì không?

Chánh ngữ là điều kiện tâm lí nào mà khiến anh chỉ nói lời lành, không nói lời bậy thì điều kiện tâm lí ấy được gọi là chánh ngữ. Làm ơn bỏ giùm chánh ngữ là lời nói chân chánh, chánh nghiệp là bla bla bla… mà toàn bộ là điều kiện tâm lí, bốn chữ này thôi. Bát chánh đạo là điều kiện tâm lí.

Cho nên mới có cái chuyện trong một sát-na tâm mà có đủ bát chánh đạo hoặc là khi cô niệm Phật thì trong đó có đủ bát chánh đạo rồi. Mà nếu trong câu “Nam Mô Bổn Sư” mình hiểu chánh ngữ là nói lời chân chánh thì chết rồi. Nó là điều kiện tâm lí. Mỗi chánh chỉ là điều kiện tâm lí thôi, bát chánh đạo là tâm hết. Còn khi mà nói lời chân chánh hoặc là lời nói chân chánh nó đâu phải là tâm, mà nó là vấn đề tâm lí thôi.

Học về tâm pháp A Tỳ Đàm ta mới có dịp để thấy Tứ Diệu Đế và 12 duyên khởi nằm ở đâu trong đời sống hằng ngày. Cái quan trọng, rốt ráo là chỗ đó.

-Tâm tham trong 7 sát-na javana. Nhớ nãy tôi nói không? Trong 17 này có 7 cái thiện ác, 7 cái đó được gọi là javana. Tâm tham trong 7 javana chính là tập đế tạo khổ đời sau, bát chánh đạo trong 7 javana chính là đạo đế, tức con đường chấm dứt tục đế.

Tất cả các tâm còn lại đều là khổ đế. Có nghĩa javana có lúc là tâm thiện, có lúc là tâm bất thiện. Nếu chỗ số 7, khi nào nó có tâm tham thì nó là tập đế, mà khi nào trong số 7 là tâm thiện thì nó có bát chánh đạo trong đó. Tất cả các tâm còn lại đều là khổ đế do tập đế đời trước mà có. Do thiện ác đời trước tạo ra hai thứ tâm.


-Tham, si và tà kiến trong 7 javana chính là vô minh phi phúc hành, ái thủ và nghiệp hữu bất thiện trong 12 duyên khởi.

Tại sao là vô minh phi phúc hành? Tại vì ở bên pháp thiện nó là phúc hành, bất động hành.

Bấy giờ mình cứ tưởng là một hàng dọc thôi đúng không?
Tưởng là vô minh duyên hành, hành duyên thức,… nhưng mà không phải, bây giờ nó làm cho một nùi kìa.
7 cái nó đã đủ mấy cái đó rồi.

Cái này quan trọng lắm. Si là vô minh, tham là ái, tà kiến là cái ái thủ.
Ba cái này là ba cái phiền não chính của duyên khởi, còn tất cả mấy cái bỏn xẻn, ganh tị mấy thằng đó là mấy thằng ăn theo.
Ba cái tham, si và tà kiến là ba ông cố nội của dòng duyên khởi.

-25 tâm sở thiện trong 7 javana lúc làm thập thiện thì gọi là phúc hành dục giới trong giáo lí duyên khởi.

Trong duyên khởi có vô minh duyên hành. Nhớ hành không? Hành nó có nhiều hành. Bởi vì vô minh trong bốn đế mới dẫn đến nghiệp thiện ác.

Nghiệp thiện ác gồm có ba: phúc hành, phi phúc hành và bất động hành.
-25 tâm sở thiện trong 7 javana của người đắc thiền sắc giới thì gọi là phúc hành sắc giới.
-25 trong 7 javava của người đắc thiền vô sắc thì gọi là bất động hành trong giáo lí duyên khởi.


Cứ nhớ số 7 này là thiện hay bất thiện, này là hiểu sơ cơ, còn hiểu sâu nữa số 7 này là đạo đế hoặc tập đế. Nếu nó là bất thiện, là thâm tham thì nó là tập đế, mà nó là thiện của người tu tứ niệm xứ thì nó là đạo đế.
...

Mỗi niệm thiện ác có mặt tạo ra hai thứ quả đó là quả bình sinh và quả tục sinh.

Quả tục sinh là tâm đầu thai,
sau khi đầu thai rồi nó biến thành bhavanga với mấy chức năng xen kẽ giữa các dòng tâm thức khách quan bao gồm lúc mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm.

Quả bình sinh là gì? Là các cái tâm mà nó có mặt để đón nhận năm trần cảnh. Mỗi đời sống là một chuỗi tâm thức gồm nhiều chặng 17, 17, 17… Khi nào không có 17 nào hết thì bhavanga nằm ở đây. Thấy tôi vẽ ngắn như vậy nhưng mà thật ra nó dài vô tận, nó có thể tới mấy tỷ luôn. Rồi sau nhiều tỷ này nè, rồi nó tới 17, sau 17 này rồi tới tỷ, rồi nó tới 17. Hiểu không?

Cho nên thấy tôi gạch ngắn như vầy nhưng mà phải hiểu là bhavanga. Như vậy đời sống của mình thiện ác nằm ở số 7 này thôi. Ngay số 7 này là đạo đế, tập đế. Tu là tu chỗ này nè. Còn toàn bộ là quả, quả, quả… hết.

Một tâm thiện ác có mặt thì nó sẽ tạo ra một tâm đầu thai cho kiếp sau, cái tâm đó có mặt để đưa mình vô một cảnh giới nào đó rồi sau đó nó biến mất.

Lúc đó nó cũng sẽ xuất hiện một loại tâm tên là bhavanga, loại tâm này cũng cùng một gốc với tâm tục sanh. Tâm tục sanh đưa mình vào đời, còn tâm bhavanga này làm chuyện xen kẽ.

Có nghĩa là một nghiệp thiện ác được tạo ra nó sẽ cho ta tâm đầu thai, tâm đầu thai đó tồn tại trong một sát-na thôi rồi mất, thì sau đó có một loại tâm tiếp theo tên là bhavanga, tâm bhavanga cùng một gốc với tâm đầu thai.
 
KINH NGHIỆM CẬN TỬ

● Trích "Kinh Nghiệm Tuệ Quán" - (Chương IX - kinh nghiệm cận tử) - (trang 257, 258).

Trong A Tỳ Đàm có nói đến bốn thứ Nghiệp trong đời sống của chúng sanh là :

- Trọng Nghiệp (Garukamma) các nghiệp thiện ác lớn lao.
- Thường Nghiệp (Ācinnakamma) các nghiệp thiện ác được ta lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời.
- Khinh Thiểu Nghiệp (Kațattakamma) những nghiệp thiện ác rải rác ít ỏi trong đời sống
- Cận Tử Nghiệp (Āsannakamma) những nghiệp thiện ác được thực hiện ngay trước giờ mệnh chung.


Thông thường thì Thường Nghiệp và Cận Tử Nghiệp sẽ đóng vai trò quyết định việc tái sanh của người cận tử.
Mẹ tôi lúc sinh thời là một tín nữ ngoan đạo.
Bà thích bố thí, thường xuyên thọ Bát Quan Trai và tu tập thiền định với sự hướng dẫn của Chư Tăng.
Vậy mà lúc sắp lìa đời chừng đó thiện nghiệp cả đời vẫn không giúp được gì cho bà, chỉ vì bà thiếu kinh nghiệm cận tử.

Chỉ có vậy mà phải sanh làm ngạ quỷ. Mẹ tôi mất ở làng quê ngày rằm tháng tám năm 1314 (lịch Miến Điện).
Lúc đó tôi đang đi hoằng pháp ở Hukhaung. Sau khi trở về thì mới biết tin bà mất.
Các vị thấy chưa, nói là mẫu tử tình thâm vậy mà phút cuối vẫn là đường ai nấy đi.
Bà chết, một lòng đợi con về mà tôi đâu có về kịp cho bà nhìn mặt lần cuối.
Lúc về tôi được nghe kể lại Mẹ tôi đã mất ra sao.
Trong những ngày cuối cùng, bà không ăn uống gì hết, cứ nằm thoi thóp trên giường, nhìn chằm chằm lên bức ảnh của tôi treo trên đầu giường. Lúc đó nhằm mùa gió nồm, đêm thường có mưa.

Trong mưa đêm bà cứ khóc và gọi tên tôi rồi nói với mấy người xung quanh :

"Mẹ không còn dịp thấy Sư nữa rồi".
Ôi bao la thay tình Mẹ !
Khi tôi về tới chùa thì việc an táng bà cũng đã xong từ lâu. Có thương Mẹ đến mấy thì tôi cũng phải ráng mà xem như mọi sự đã qua.

Nhiều năm sau đó, tôi đã nằm mơ thấy Mẹ tôi về, vẻ mặt buồn lắm, vóc người hao gầy, đứng trước sân chùa nhìn tôi và chỉ nói một câu :
"Sư cho Mẹ xin một lá y".
Lúc choàng tỉnh dậy, nhớ lại giấc mơ tôi nghĩ có lẽ Mẹ tôi đã sanh vào cảnh giới ngạ quỷ.
Ngay sau đó tôi đưa chị cả của tôi một bộ y mới và bảo chị làm lễ cúng dường cho Chư Tăng trong ngôi chùa làng ở quê.
Tôi dặn kỹ chị tôi là trước khi lên chùa nên khấn trước với Mẹ để mời bà cùng đi.

Sau lễ Trai Tăng, chị tôi thấy Mẹ về. Chị hỏi Mẹ có nhận được thuốc hồi hướng hay chưa. Bà cho biết là vì chị tôi đã không nhớ mời bà cùng đi nên bà không thể tới chùa hôm đó được. Chị tôi phải làm thêm một lễ Trai Tăng nữa theo hướng dẫn của bà và từ sau ngày ấy không thấy bà về nữa.

Tôi phải nói là mình may mắn khi có đủ điều kiện để trả hiếu cho Mẹ tôi theo đúng lời Phật dạy là lo được cho Mẹ lúc sinh thời và cũng biết cách giúp Mẹ khi bà đã mất.

Các vị có tin là Mẹ tôi trước sau vẫn nặng lòng với mấy đứa con, nên sau khi nhận được phước hồi hướng bà quay lại gia đình tôi lần nữa, bằng cách sanh làm đứa con gái của anh cả tôi được đặt tên là Misan. Tính theo vai vế thì là cháu nội của Mẹ tôi. Chúng tôi biết được chuyện này là bởi vì bé Misan có thể kể lại tường tận những chuyện riêng tư của bà nội như là chuyện của mình. Đặc biệt khi nhìn thấy nấm mộ của bà nội thì bé khóc rất nhiều. Năm nay Misan đã 26 tuổi và lần nào tôi về làng, Misan cũng đến cúng dường thức ăn. Cô lạ lùng lắm, rất thích ngồi gần cạnh tôi và nhìn tôi hoài không chán.

Các vị thấy chưa, Tham Ái được Phật gọi là Kiết Sử (samyojana), là sợi dây trói buộc rất khó tháo cởi. Chính nó đưa ta đi tái sanh và cũng chính nó làm ta khổ :

Khổ vì thương và khổ vì ghét.
Không có thương thì không có ghét.
Mà cả hai thứ này đều tự Tham Ái mà ra.


Chuyện về Mẹ tôi cũng là một bài học chung cho quý vị.

Thường Nghiệp dĩ nhiên quan trọng, nhưng Cận Tử Nghiệp cũng quan trọng không kém.

Và cốt lõi của Kinh Nghiệm Cận Tử chính là sự tự tin vào thiện pháp (Trọng Nghiệp, Thường Nghiệp, Khinh Thiểu Nghiệp) của mình thuở bình sinh và chính sự tự tin này sẽ là Cận Tử Nghiệp cho người sắp chết.

Trong kinh có kể lại nhiều tiền kiếp của Bồ Tát và cho biết Ngài thường rất can đảm, không sợ chết, chỉ vì vững tin vào thiện nghiệp của mình mà đôi khi chính Ngài cũng không biết tại sao.

Một người bình thường đôi khi cũng có vẻ liều mạng, cứng miệng bảo mình không sợ chết, nhưng khi nhìn thấy những hình ảnh Nghiệp Tướng (kanlmmanimitta - hình ảnh sinh hoạt thuở bình sinh) hay Thú Tướng (gatinimitta - điềm báo mình sẽ sinh về đâu) thì ai cũng khiếp đảm


. Chỉ có người nhiều phước báo thì mới có thể một dạ vững tin trước mọi tình huống. Thậm chí dầu có thấy Thú Tướng bất thiện thì cũng có thể biến xấu thành tốt.
 
BIẾN THỂ CỦA PHIỀN NÃO

…Đã là phàm ai cũng có tham sân si ái mạn kiến nghi, sân tật lận hối hết. Nhưng biến thể phiền não là sao?
Trong Patisambhida ghi rất rõ: Bậc thánh hữu học còn phiền não nhưng mà trong dạng lành = bướu lành;
nhưng phiền não của họ không có khả năng biến thể, biến tướng nguy hiểm gây chết chóc như phàm phu.


…Người tâm sở ganh tỵ, tâm sở tật nhiều quá thì khó có tâm sở tùy hỷ vì 2 cái này đối lập nhau.

🔸️
Ganh tỵ
= không vui, bất mãn khi thấy nhân lành quả lành của người khác. Bất mãn nhân lành là thấy người ta tu hành, học đạo, bố thí, giữ giới, làm lành làm thiện mình khó chịu, thấy ghét. Bất mãn quả lành là thấy người ta giàu hơn, đẹp hơn,…cái gì cũng hơn mình, mình khó chịu.

🔸️
Tùy hỷ
= vui khi thấy nhân lành, quả lành người khác. Với nhân lành là thấy người ta tu, làm lành làm thiện mình vui; với quả lành là thấy người ta hưởng quả tốt mình cũng vui.

💥
Hễ tâm sở thiện có nhiều thì nó sẽ chèn ép một tâm sở bất thiện nào đó.


Thí dụ mình nhiều tánh tùy hỷ thì tánh ganh tỵ giảm đi. Tâm sở vô tham nhiều thì tần suất có mặt của bủn xỉn ít đi. Sân tâm nhiều thì vô sân ít đi. Vô sân = từ tâm, mát mẻ với chúng sinh khác. Hễ lòng từ nhiều/ vô sân nhiều thì tâm sở sân ít đi.

Đề tài tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh bữa nay - Biến thể của phàm tâm, có 2:
Biến thể của phiền não & Biến thể của thiện pháp.

🍁
1. Biến thể của phiền não


Trong kinh đức Phật dạy, người có tà kiến, làm gì cũng trên nền tảng tà kiến hết, người tham nhiều làm gì cũng trên nền tảng tâm tham, sân nhiều, si, ái mạn kiến nghi… .hành động trên nền tảng sân, si, ái, mạn, kiến, nghi. Mỗi thứ là nền tảng sống, hành động của chúng ta.

💥
Phiền não có 3 cái chánh:

- Ái (lòng thích thú trong 6 trần) ,
- Mạn (so sánh hơn thua bằng),
- Kiến (tà kiến = 3 thường kiến, 3 đoạn kiến;

3 thường kiến: tin cái tôi vĩnh hằng, một đấng chí tôn bất tử, tin thế giới bất diệt;


3 đoạn kiến:

Vô nhân kiến phủ nhận tính nhân quả, cho rằng mọi thứ hữu nhiên mà có.;
Vô hành kiến cho rằng mọi thứ tùy thích mà làm không có thiện ác.
Vô hữu kiến là phủ nhận triệt để, toàn diện những gì mình không thấy, không hiểu không chứng minh được bèn cho là không có).


Có 2 trường hợp phân biệt kỹ

: Mình không chứng minh được hay là mình chứng minh được nó không có?
Hai cái này khác nhau.
Khi tôi chứng minh được nó không có là không có là chuyện khác, mà tôi không chứng minh là nó không có được bèn phán nó không có là không được. Rất là nguy hiểm.

☘
Trong A Tỳ Đàm nói rất rõ. Tham có tà kiến đi cùng. Tham không có tà kiến đi cùng.


Tham ly tà = thích không gắn liền sự bám víu nguy hiểm, không tin cậy mong đợi thế giới vĩnh hằng, thế giới tương lai.
Tham hợp tà = tham này khó trừ.

💥
Một người có học giáo lý, tu tuệ quán còn tham thích bất mãn nhưng không nguy hiểm như người không học Phật pháp, không tu tập tuệ quán.

Tại sao tôi nhấn mạnh tuệ quán hoài? Vì, để thấm thía lời Phật thì nếu chưa kịp là thánh cũng phải là hành giả miên mật tinh tấn mới thấy cái gọi là Tôi của tôi, hắn, thị, họ… là giả niệm thôi.

Bởi vì buồn vui thiện ác nhân quả tiếp nối nhau sanh diệt trong từng giây đồng hồ. Không phải lý thuyết mà mình phải sống chánh niệm mình mới thấy.

Đang nằm tự nhiên nó muốn ngồi, tại sao nó muốn ngồi? vì lúc bấy giờ cái nằm nó làm mình không thoải mái. Ngồi được lúc rồi muốn đứng, muốn đi, lúc vui lúc buồn, lúc dễ chịu lúc khó chịu. … với chánh niệm liên tục như vậy mình mới thấy thấm thía vì đâu thân tâm này vô ngã vô thường.

💥
Cắm đầu học lý thuyết, ở đâu dạy nhào vô nghe… mà không chánh niệm thì không thấm được nhân quả, tam tướng.

Nhân quả mình nghĩ là đời sau kiếp khác. Không nó ngay bây giờ. Khi có phiền não là ngay lập tức nó bất an. Chuyện nó cho quả thì đời sau tính, nhưng ngay bây giờ. Sinh hoạt thiếu khoa học thì gây bất lợi cho mình. Đó là nhân quả chứ gì nữa.
….
💥
Có sống chánh niệm mới thấy thân tâm này là: Chuỗi dài tiếp nối của nhân và quả, của bao thứ quả thiện ác buồn vui, không phải là đường thẳng liên tục mà nó là những đốm thiện đốm ác đốm nhân đốm quả đốm buồn đốm vui. Cuối cùng thấy chỉ là những chấm thôi.

Khi hành giả sống với những chánh niệm miên mật như vậy, thấy chỉ là những chớp tắt sóng và hạt, chỉ là điện, là năng lượng thôi.

Tấm thân này gom lại chỉ là chữ CHÔN thôi = Carbonic, Hydrogen, Oxygen, Nitrogen .
Nó chớp tắt liên tục. Chỉ có hành giả sống chánh niệm mới thấy.

💥
Buổi đầu mình cảm giác hình dung liên tưởng, tượng tưởng.


Khi thấy mình là một màn sương làn khói nó nhẹ lắm.
Tôi nói không biết bao nhiêu lần.


Một cọng rơm rơi từ trên lầu xuống nó không hề hấn gì hết vì nó nhẹ lắm. Nhưng một thân người thì …

Trọng lượng + gravity .. cũng vậy khi mình chỉ là cọng rơm, tờ giấy thấy nó an lạc ghê lắm.

Khi mình thấy mình càng quan trọng lớn lao thì khả năng mình trở thành bia ngắm nó lớn lắm.

Nó khen che vinh nhục buồn vui danh hư trầm phù,… lãnh đủ. Tôi thấy tôi chỉ là cọng rơm, cây kim, sợi tóc, thì khả năng tổn thương ít lắm, vì tiết diện làm việc với đời nhỏ.

👉
Cái tôi càng lớn khả năng bị tổn thương càng lớn.


Thấy mình là nắm cát, làn sương mỏng chờ tan đi,… cái này chỉ thấy ở hành giả thứ thiệt.
…Phải nguyện thôi quý vị: Đời đời gặp chánh pháp, có chánh kiến, đời đời có khả năng suy tư. Làm phước rồi nguyện. Gặp minh sư thiện hữu là mình phải nguyện.

Tại sao?
Đâu phải ai cũng có khả năng anh ngữ để vào học đạo với các vị tăng người da trắng.
Chẳng hạn Ajahn Brahm. Mỗi người đến với nền tảng khác nhau. Có người đến với Ajahn Brahm như đến với một bác sỹ tâm lý, có người cầu quả giải thoát.

Cho nên, chính nền tảng mỗi người nó tiếp tục đẩy mỗi người về nền tảng khác.
☘
Mỗi kiếp sống do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường tôi tiếp nhận theo trình độ căn cơ sở tánh của tôi kiếp này, cộng hết lại kiến thức tôi 5 năm nữa không như bây giờ, với kiến thức đó tôi lăn ra chết, thành món hành trang tôi đi về kiếp khác, gặp thầy bà nữa, hên xui, nếu gặp minh sư thiện hữu mà gặp tà sư ác hữu là chết nữa.

Cho nên 14 của mình càng lúc càng biến thể. Như trái cầu tuyết, càng lăn càng lớn gom vào đó nào rác, tuyết, càng lăn càng lớn.

Dòng luân hồi của mình mình càng đi càng thu gom 14, 25. Tùy khuynh hướng tâm lý, các điều kiện mà chúng ta gom cái gì, tiêu hóa ra sao. Lúc bấy giờ 14 nó biến thể.

💥
Cái tham của người có tà kiến & cái tham người ít tà kiến.


Trên nền tảng đó, kiếp nào đó chúng ta gặp nhau cùng đi một chuyến, làm một nghề mà quả không giống nhau.
Vì nền tảng tâm thức không giống nhau.

🔹️
Có người đi câu được con nào thả túi lưới thả xuống nước ngâm. Có người dồn hết cá vô thùng, mấy con cá vừa nóng vừa ngộp về con sống con chết.

🔹️
Có người làm phước chỉ bỏ tiền cúng bông thôi, có người chỉ trai tăng thôi, có người thích sơn phết, có người thích làm nhà cầu nhà tắm, có người thích làm tăng xá… chính chọn lựa đó của mình mới dẫn đến chuyện đời sau có đứa giàu mà ngu, có đứa giàu mà đẹp,…

👉
Cho nên, biến thể của phiền não là vậy đó quý vị.
Ngay trong tâm tham sân của mình cộng với các chi tiết nó làm biến thể.
Mình nghèo, cần tiền nhưng bản chất mình bất nhân nên kiếm tiền trên máu lệ của người khác.
Có người thích làm giàu trong nụ cười thiên hạ cùng nhau tiến lên.

Cũng là tham hết, một đứa nó khoái tiền của nó phải thấm đẫm máu lệ mới sướng.
Có người thấy người khác rớt nước mắt họ chùn tay.
 
NĂM ĐIỀU KIỆN ĐẮC ĐẠO

Có năm điều kiện đắc đạo kiếp này :

1- Sức khỏe tốt
2- Có được nền tảng kiến thức giáo lý
3- Thầy bạn ok
4- Trú xứ thích hợp
5- Hành trì liên tục


Năm điều kiện này bà con thấy hình như mình cũng ráng có được chứ ! Nếu năm điều kiện này mình có thể làm được, cho thấy rằng ba-la-mật của mình không đến nổi xoàng. Và quí vị mở lại giùm tôi kinh Trường Bộ và kinh Trung Bộ.

Đặc biệt là Trường Bộ Kinh, trong đó bà con dò cuối kinh Tứ Niệm Xứ có ghi thế này :

“Này các tỳ kheo, một người mà tinh tấn tu tập bốn niệm xứ này thì lâu nhất là bảy năm, nhanh nhất là bảy ngày có thể chứng hai quả vị sau đây : A-la-Hán, A-na-hàm.

Hồi đó tôi đọc tôi sốc lắm, tôi nghĩ sao đắc khó mà Ngài nói có vẻ chắc chắn vậy, nhưng bây giờ tôi già rồi và tôi coi trong Chú giải mới hiểu đó là cách nói mẹo.

Anh mà ba-la-mật yếu thì làm sao có thể tu Đúng 7 năm được, chữ Đúng đó phải gạch dưới, không phải dễ đâu.
Ba-La-Mật là gì ?

-Ba la mật là có khả năng làm thiện.

Làm thiện có hai :

1- Làm thiện cầu quả nhân thiên được gọi là thiện hữu lậu, còn kẹt trong ba cõi sáu đường. Là mong cho kiếp sau sanh ra đẹp, giàu, giỏi, quyền lực, tiếng tăm ..vv. Hữu lậu có nghĩa là thiện mà nó còn dính tới con đường sanh tử.

Và tôi thường nói một trăm người Phật tử VN trong mắt của tôi chưa được một người là Phật tử thứ thiệt, là bởi vì quí vị không phải là người đến với đạo với mục đích cầu giải thoát, mà đến với đạo bằng nhiều lý do :

-Bà ngoại đi thế là má đi, má đi thế là tôi đi. Gia đình có chuyện buồn “hữu sự vái tứ phương, vô sự bất đăng tam bảo điện “, không có chuyện tới chùa tốn nhang thế là đợi coi nhà có ai lật ngang mới vô chùa nhờ tụng kinh. Từ chỗ cúng thất riết mới quen đi chùa luôn lúc nào không hay.

-Đang có tâm sự trùng trùng không biết nói ai, vô kiếm thầy chùa tâm sự khóc thút thít thỏ thẻ thủ thỉ thầm thì bèn thành Phật tử luôn.

-Người quen rủ đi vì tò mò, lúc đầu chở bạn tới chùa ngồi ngoài parking chờ bạn nhưng ngồi lâu quá muỗi chích nên chạy vô nghe pháp rồi trở thành Phật tử.

2-Làm lành, làm thiện với ý cầu quả giải thoát. Đó được gọi là ba-la-mật.
 
2.15. BỌT NƯỚC
Một thời Thế Tôn ở Ayojjhā, trên bờ sông Hằng. Ở đấy Thế Tôn nói với các tỳ-khưu:

[1. Sắc]

“Ví như, này các tỳ-khưu, sông Hằng này chảy mang theo đống bọt nước lớn. Có người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát. Do nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, đống bọt nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao lại có lõi cứng trong đống bọt nước được?
“Cũng vậy, này các tỳ-khưu, phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, vị tỳ-khưu thấy sắc, chuyên chú, như lý quán sát sắc. Do vị tỳ-khưu nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc, sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các tỳ-khưu, lại có lõi cứng trong sắc được?

[2. Thọ]

“Ví như, này các tỳ-khưu, trong mùa thu, khi trời mưa, những giọt mưa lớn rơi trên mặt nước, các bong bóng nước hiện ra rồi tan biến. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, bong bóng nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao lại có lõi cứng trong bong bóng nước được?
“Cũng vậy, này các tỳ-khưu, phàm có thọ gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tỳ-khưu nhìn chuyên chú, như lý quán sát thọ ấy. Do tỳ-khưu nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, thọ ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các tỳ-khưu, lại có lõi cứng trong thọ được?

[3. Tưởng]
“Ví như, này các tỳ-khưu, trong tháng cuối mùa hạ, vào đúng giữa trưa đứng bóng, một ráng mặt trời rung động hiện lên. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, nên ráng mặt trời ấy hiện rõ ra là trống không, rỗng không, không có lõi cứng. Làm sao lại có lõi cứng trong ráng mặt trời được?
“Cũng vậy, này các tỳ-khưu, phàm có tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tỳ-khưu nhìn chuyên chú, như lý quán sát tưởng ấy. Do tỳ-khưu nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, thọ ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các tỳ-khưu, lại có lõi cứng trong tường được?

[4. Các hành]

“Ví như, này các tỳ-khưu, một người cần có lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi tìm lõi cây, cầm cái búa sắc bén đi vào ngôi rừng. Ở đây, người ấy thấy một cụm cây chuối lớn, mọc thẳng, mới lớn, cao vút. Người ấy chặt rễ cây ấy. Sau khi chặt rễ, người ấy chặt ngọn. Sau khi chặt ngọn, người ấy lột vỏ chuối ngoài. Khi lột vỏ chuối ngoài, giác cây còn tìm không được, tìm đâu cho có được lõi cây? Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát cụm chuối ấy. Khi người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát cụm chuối ấy, cụm chuối ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao lại có lõi cây trong cụm chuối được?

“Cũng vậy, này các tỳ-khưu, phàm các hành gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tỳ-khưu nhìn chuyên chú, như lý quán sát các hành ấy. Khi người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, các hành ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các tỳ-khưu, lại có lõi cây trong các hành được?

[5. Thức]
“Ví như, này các tỳ-khưu, một ảo thuật sư hay đệ tử một ảo thuật sư, tại ngã tư đường bày trò ảo thuật. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát trò ảo thuật ấy. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, ảo thuật ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các tỳ-khưu, lại có lõi cứng trong ảo thuật được?
“Cũng vậy, này các tỳ-khưu, phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tỳ-khưu nhìn chuyên chú, như lý quán sát thức ấy. Khi người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, thức ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các tỳ-khưu, lại có lõi cây trong thức được?

[6. Giải thoát]
“Thấy vậy, này các tỳ-khưu, vị đa văn thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: ‘Ta đã giải thoát. Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa’.”

Thế Tôn thuyết như vậy. Bậc Thiện Thệ sau khi nói như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

“Sắc ví với đống bọt,
Thọ ví bong bóng nước,
Tưởng ví ráng mặt trời,
Hành ví với cây chuối,
Thức ví với ảo thuật,
Ðấng bà con mặt trời,
Ðã thuyết giảng như vậy.
“Nếu như vậy chuyên chú,
Như lý chân quán sát,
Như lý nhìn các pháp,
Hiện rõ tánh trống không.
“Bắt đầu với thân này,
Bậc Ðại Tuệ thuyết giảng,
Ðoạn tận cả ba pháp,
Thấy sắc bị quăng bỏ.
“Thân bị quăng, vô tri,
Không thọ, sức nóng, thức,
Bị quăng đi, nó nằm,
Làm đồ ăn kẻ khác.
“Cái thân liên tục này,
Ảo sư, kẻ ngu nói,
Ðược gọi kẻ sát nhân,
Không tìm thấy lõi cây.
“Hãy quán uẩn như vậy,
Vị tỳ-khưu tinh cần,
Suốt cả đêm lẫn ngày,
Tỉnh giác, chánh tư niệm.
“Hãy bỏ mọi kiết sử,
Làm chỗ mình nương tựa,
Sống như lửa cháy đầu,
Cầu chứng cảnh bất động.”


– Kinh Ví Dụ Bọt Nước (SN 22.95)
*
SIMILE OF THE LUMP OF FOAM

[1. Form]


On one occasion the Blessed One was dwelling at Ayojjhā on the bank of the Ganges River. There the Blessed One addressed the monks: “Suppose, monks, this Ganges River would carry along a great lump of foam. A clear-sighted man would see it, ponder it, and thoroughly investigate it. As he does so, it would appear to him to be void, it would appear hollow, it would appear insubstantial. For what substance could there be in a lump of foam?
“So too, monks, whatever form there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: a monk sees it, ponders it, and thoroughly investigates it. As he does so, it appears to him to be void, it appears hollow, it appears insubstantial. For what substance could there be in form?

[2. Feeling]

“Suppose, monks, in the autumn, when the sky is raining with big raindrops falling, a water bubble arises and ceases on the water’s surface. A clear-sighted man would see this, ponder it, and thoroughly investigate it. As he does so, it would appear to him to be void, it would appear hollow, it would appear insubstantial. For what substance could there be in a water bubble?
“So too, monks, whatever feeling there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: a monk sees it, ponders it, and thoroughly investigates it. As he does so, it appears to him to be void, it appears hollow, it appears insubstantial. For what substance could there be in feeling?

[3. Perception]


“Suppose, monks, in the last month of the hot season, at midday, a mirage shimmers. A clear-sighted man would see this, ponder it, and thoroughly investigate it. As he does so, it would appear to him to be void, it would appear hollow, it would appear insubstantial. For what substance could there be in a mirage?
“So too, monks, whatever perception there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: a monk sees it, ponders it, and thoroughly investigates it. As he does so, it appears to him to be void, it appears hollow, it appears insubstantial. For what substance could there be in perception?

[4. Volitional activities]

“Suppose, monks, a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering on a search for heartwood, would take a sharp axe and enter a woods. There he would see a large plantain trunk, straight, fresh, without an inflorescence. He would cut it down at the root, cut it off at the crown, and unroll the coil. As he unrolls the coil, he would not find even softwood; how then heartwood? A clear-sighted man would see this, ponder it, and thoroughly investigate it. As he does so, it would appear to him to be void, it would appear hollow, it would appear insubstantial. For what substance could there be in a plantain trunk?
“So too, monks, whatever volitional activities there are, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: a monk sees them, ponders them, and thoroughly investigates them. As he does so, they appear to him to be void, they appear hollow, they appear insubstantial. For what substance could there be in volitional activities?

[5. Consciousness]


“Suppose, monks, a magician or a magician’s apprentice were to display a magical illusion at a crossroads. A clear-sighted man would see this, ponder it, and thoroughly investigate it. As he does so, it would appear to him to be void, it would appear hollow, it would appear insubstantial. For what substance could there be in a magical illusion?
“So too, monks, whatever consciousness there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: a monk sees it, ponders it, and thoroughly investigates it. As he does so, it appears to him to be void, it appears hollow, it appears insubstantial. For what substance could there be in consciousness?

[6. Liberation]

“Thus seeing, monks, the learned noble disciple becomes disenchanted with form, disenchanted with feeling, disenchanted with perception, disenchanted with volitional activities, disenchanted with consciousness. Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion he is liberated. In regard to what is liberated, the knowledge occurs thus: ‘Liberated.’ He understands: ‘Finished is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no further for this state of being.’”

This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:

Form is like a lump of foam,
feeling like a water bubble;
perception is like a mirage,
volitions like a plantain trunk,
and consciousness like an illusion:
so explained the Kinsman of the Sun.
However one may ponder it
and thoroughly investigate it,
it appears but hollow and void
when one views it carefully.
With reference to this body
the One of Broad Wisdom has taught
that with the abandoning of three things
one sees this form discarded.
When vitality, heat, and consciousness
depart from this physical body,
then it lies there cast away:
food for others, without volition.
Such is this continuum,
this illusion, beguiler of fools.
It is taught to be a murderer;
here no substance can be found.
A monk with energy aroused
should look upon the aggregates thus,
whether by day or at night,
comprehending, ever mindful.
He should discard all the fetters
and make a refuge for himself.
Let him practice as with head ablaze,
aspiring for the imperishable state.


– Pheṇapiṇḍūpama sutta (SN 22.95)
 
NGHIỆP PHÂN THEO CÁCH CHO QUẢ
(pākadānapariyāya)

1. Trọng Nghiệp (garukakamma): Gồm những nghiệp thiện ác có khả năng mãnh liệt không thể ngăn chận được bằng bất cứ một nghiệp nào khác và chắc chắn sẽ cho Quả Dị Thục ngay đời kế tiếp.

* Trọng nghiệp bất thiện gồm Tà Kiến Cố Định (niyatamicchādiṭṭhi) và 5 tội đại nghịch còn gọi là Nghiệp vô gián (pañcānantariyakamma) là giết cha (pitughāta), giết mẹ (matughāta), giết A-lahán (arahattaghāta), chia rẽ tăng chúng
(sanghabhedana) và làm thân Phật chảy máu (lohituppāda).

* Trọng nghiệp thiện gồm có các tầng thiền Định Sắc giới, Vô sắc giới và thánh đạo (lokuttaramagga).

2. Cận Tử Nghiệp (maraṇāsannakamma): Là các nghiệp được thực hiện ngay trước giờ phút lâm chung.

3. Thường Nghiệp (āciṇṇakamma): Là những nghiệp thiện ác tuy không lớn lao nhưng được lập đi lập lại nhiều lần trong lúc bình sinh, như nghề nghiệp hoặc những việc thường làm mỗi ngày.

4. Khinh Thiểu Nghiệp (kaṭattākamma): Là những nghiệp thiện ác vặt vãnh, rơi rớt trong một đời người mà thường khi ta cũng không nhớ đến.

Nếu ta đã tạo một trong các loại Trọng nghiệp như đã kể thì chính nó sẽ đưa ta đi tái tục ngay kiếp sau ở một cảnh giới tương ứng. Trong trường hợp không có Trọng nghiệp thì Cận tử nghiệp là loại nghiệp có sức mạnh thứ hai. Nên nhớ Cận tử nghiệp luôn chịu một tác động rất lớn từ Thường nghiệp. Nghĩa là tùy thuộc vào thói quen thường ngày mà Cận tử nghiệp kia có đủ mạnh để ảnh hưởng đến việc tái sinh của ta hay không.

Kinh kể rằng ở Tích Lan ngày xưa có một vị A-la-hán tên Soṇa. Thân phụ của ngài cả đời là một thợ săn, về già đi xuất gia sống chung chùa với người con trai. Phút cận tử, vị sư già này nhìn thấy Thú tướng địa ngục hiện ra, và dĩ nhiên rất sợ hãi, đem chuyện kể lại cho con mình là ngài Soṇa. Vị thánh tăng nhờ người khiêng giường của cha đến bên cạnh ngôi đại tháp của chùa và cho trang hoàng ở đó thật nhiều bông hoa, nhang đèn. Khi nhà sư già nhìn thấy cảnh tượng này rồi khởi tâm hoan hỷ thì hình ảnh Thú Tướng kia lập tức biến mất. Thay vào đó là Thú tướng thiên giới và vị sư già được sinh thiên.

Chuyện thứ hai là của vua Tích Lan tên Duṭṭhāgamiṇi. Suốt thời bình sinh, vua là một cư sĩ thuần thành rất mực. Lần đó, vua bị đảo chánh và phải lẩn trốn trong rừng sâu, hoàn cảnh cực kỳ bi đát, trong tay chỉ còn lại một bát cơm. Nhưng vua không muốn ăn một mình, cầm bát cơm mà ông cứ thầm mong nhìn thấy được một tỳ kheo đầu đà nào đó trong rừng để cúng dường. Khi ấy một vị A-la-hán lục thông đã xuất hiện trước mặt vua, ngay trên hư không. Vua mừng rỡ và cúng hết phần cơm cho ngài. Sau đó, biết vua đang đói, vị A-la-hán lúc này đã đi mất nhưng đã dùng thần thông gởi đến vua một bát cơm đầy qua đường hư không để củng cố niềm tin của vua. Về sau cuộc nội loạn chấm dứt, vua lấy lại được ngai vàng và càng hết lòng hộ trì Phật pháp. Vua đã cho xây dựng rất nhiều đại tháp để thờ phụng Xá Lợi Phật. Tất cả công đức của vua sau đó đã được ghi lại thành sách, tức là cuốn Thūpavaṃsa là một trong những sử liệu quan trọng bậc nhất của Phật giáo Tích Lan. Sau này, lúc lâm chung, vua được nghe người ta đọc lại bộ sách này và với hồi ức mãnh liệt về chuyện cũ, vua đã sanh về cõi Đâu Suất.

Nói vậy có nghĩa là có lúc Cận tử nghiệp có thể là những Thường nghiệp được tái hiện lại trong giờ cận tử.

Ngài Buddhaghosa có đưa một ví dụ về 4 loại nghiệp trên như sau: Mỗi sáng, khi một chuồng bò được mở cửa thì con bò mạnh nhất hoặc con bò đứng gần cửa nhất sẽ có dịp chạy ra ngoài đầu tiên. Con bò mạnh nhất tượng trưng cho Trọng nghiệp. Nếu không có con bò này, thì con bò gần cửa chuồng nhất (tượng trưng cho Cận tử nghiệp) sẽ là con đầu tiên chạy ra. Loại nghiệp thứ ba đứng sau Cận tử nghiệp là Thường nghiệp. Và như đã nói loại nghiệp này cũng có thể biến thành Cận tử nghiệp khi được dàn dựng bối cảnh. Loại nghiệp yếu nhất chính là Khinh thiểu nghiệp. Tuy nói là yếu nhất nhưng đôi khi nó cũng có thể là Cận tử nghiệp để đưa người đi tái sinh.

Đó là trường hợp của hoàng hậu Mallikā. Bà suốt đời là một tín nữ thuần cố đạo tâm, là vị hoàng hậu được sũng ái nhất của vua Ba Tư Nặc (một vị Phật tương lai). Chính bà là người đã nghĩ ra buổi cúng dường Vô Song Thí (asadisadāna) đến Đức Phật nhưng phút lâm chung bà đã không nhớ gì mà chỉ có lòng hối hận vì đã có một lần nói dối gạt vua. Chuyện đó chỉ là Khinh thiểu nghiệp nhưng cũng đã trở thành Cận tử nghiệp để đưa bà xuống địa ngục trong 7 ngày (tính theo thời gian nhân loại) trước khi sanh về cõi Đâu Suất.

Trích TRIẾT HỌC A-TỲ-ĐÀM CỦA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG

oT1ltjF.jpeg
 
DUYÊN
(Condition)


Trên đời này chúng ta gặp nhau là do duyên, nhưng gặp nhau làm gì, đó lại là cái duyên khác.

- Gặp nhau để thành bạn hay gặp nhau để gây gỗ.
- Gặp nhau để hại nhau hay gặp nhau để giúp nhau.
- Giúp nhau kiểu nào và giúp nhau bao nhiêu.

Trong giáo lý A-Tỳ-Đàm (Abhidhamma) có phần quan trọng mà tôi rất là tâm đắc.

Đức Phật ngài dạy rằng: Trên đời này không có gì ngẫu nhiên mà biến mất mà cũng không có gì ngẫu nhiên mà có mặt.
Cái gì trên đời cũng do duyên mà có, mà bản thân nó cũng có thể tác động lên một cái khác.

Duyên ở đây có 2 nghĩa: Duyên trợ lực và duyên trợ sinh.
- Duyên trợ lực: Có nghĩa là cái kia nó đã có rồi, cái này nó giúp cho mạnh thêm.
- Duyên trợ sinh: Có nghĩa là cái này chưa có, mà cái kia nó trợ duyên mà cái này nó mới có.

Nhờ mẹ tạo ra, rồi nhờ ba nuôi.
Như vậy mẹ là trợ sinh, còn ba là trợ lực.


Chưa hết! Mình lớn lên bạn bè, thầy cô và xã hội, hàng xóm láng giềng, thì đó cũng gọi là nguồn trợ lực. Mọi sự ở đời này nó có cũng nhờ duyên, mà nó mất cũng nhờ duyên. Chúng ta quen nhau cũng nhờ duyên mà chúng ta hại nhau hay giúp nhau cũng khó nói.

Mình tu hành là gì? Là vận dụng các duyên để đi lên và đi ra. Đi lên có nghĩa là đừng có lè tè trong cái đám bùn nhơ sanh tử nữa. Còn đi ra là đừng có kẹt trong ngôi nhà sanh tử nữa. Tu hành là cả một quá trình vận dụng các duyên.

Vận dụng và tận dụng để mình thấy những cái khác nhau của cuộc sống.

Cái gì trong đời sống này cũng vậy. Cái nồng nhiệt cái vồn vã nó không hẳn là nó đẹp, mà cái lạnh lùng cái hờ hững, cái xua đuổi cũng không hẳn là cái xấu. Cái đẹp cái hay cái mà mình thích nó xảy đến. Đúng!
Xét về mặt nào đó thì nó là thuận duyên. Nhưng mà xét về mặt nào đó thì có thể nó lại là chướng duyên.

Hạnh phúc của người này cũng có thể bắt đầu đau khổ cho người khác,
và hạnh phúc của mình lúc này nó cũng có thể là cái nguồn đau khổ lúc khác.
Nội dung tôi nói chuyện với quí Phật tử hôm nay cũng chỉ quẩn quanh trong một chữ duyên mà thôi.
Gặp nhau do duyên. Xa nhau cũng do duyên, còn tốt hay xấu là chuyện khác.
Mình mới tu học mình cứ đi tìm những thứ thuận duyên. Ông thầy ngó được một chút, bài pháp phải vui một chút, bạn tu phải dễ thương một chút, chỗ tu hành cũng phải rộng rãi mát mẻ một chút, tu cũng phải ăn uống dễ nuốt một chút, tu tối ngủ cũng hơi mát một chút. Mình đi tìm những thứ chút chút đó.

Nhưng đến một lúc nào đó hành giả mới thấy rằng: Nóng hay mát, điều kiện sống có cơ cực hạn chế, hay là có thoải mái, như ý, thì nó không còn là vấn đề nữa. Vấn đề là mình đón nhận nó ra sao.
 

Sáu cặp tâm sở Tịnh hảo

  • Tĩnh Tánh, Tĩnh Tâm (kāyapassaddhi, cittapassaddhi): Là trạng thái vắng lặng không rung động trong tâm và tâm sở. Chữ Tánh ở đây ám chỉ cho tâm sở. Bất cứ tâm thiện nào cũng cần đến khía cạnh yên tĩnh, không bị quấy rối bởi phiền não. Hai tâm sở này đối lập lại lòng Hối Hận (kukkucca)

    Khi được tu tập một cách cố ý thì hai tâm sở này chính là Tĩnh Giác Chi (passaddhisambojjhanga) trong Thất Giác Chi. Hai tâm sở này giúp cho Hỷ (somanassa) và Lạc (sukha) của người tu thiền Chỉ tịnh được trở nên vi tế hơn. Và giúp cho Tấn quyền (viriyindriya) được ổn cố không nông nổi bồng bột. Đối với hành giả tu Tuệ quán thì hai tâm sở này giúp họ có được cái nhìn già giặn trong cảnh danh sắc. Lúc này chúng được gọi là Tĩnh Giác Chi (passaddhisambojjhanga).

  • Khinh Tánh, Khinh Tâm (kāyalahutā, cittalahutā): Là trạng thái nhẹ nhàng thanh thoát trong các tâm thiện, không bị áp lực nặng nề của tâm bất thiện. Hai tâm sở này là pháp đối lập với Hôn Thụy.

    Theo Mūlaṭīkā, thì hai tâm sở này giúp tâm hành giả Tuệ quán trở nên linh hoạt hơn trước cảnh danh sắc bằng cách hạn chế số lượng Hữu phần xen kẻ (bhavaṅgavuṭṭhāna) giữa các tâm lộ. Tốc độ suy nghĩ của mỗi người nhanh chậm khác nhau một phần là do số lượng Hữu phần xen kẻ nhiều hay ít.

  • Nhu Tánh, Nhu Tâm (kāyamudutā, cittamudutā): Là trạng thái linh hoạt, ôn nhu, không cứng cỏi (akakkhaḷatā), không ngoan cố (akathiṇatā) trong tâm thiện, giúp tâm khỏi bị Tà Kiến và Kiêu Mạn. Hai tâm sở này hỗ trợ cho tâm sở Tín và Vô Sân.
  • Thích Tánh, Thích Tâm (kāyakammaññatā, cittakammaññatā): Là trạng thái thích nghi hay tương ứng của tâm trước cảnh, cho việc ghi nhận được dễ dàng hơn.
Trong Sớ giải bộ Pháp Tụ là bộ Atthasālini giải thích rằng tâm sở này có chức năng thanh lọc đối tượng, giúp tâm có một cái nhìn trong sáng (pasāda) hơn về cảnh. Như vàng càng tinh ròng thì trong một số trường hợp sẽ dễ làm việc hơn.
Theo Mūlaṭikā, hai tâm sở này kết hợp với cặp Nhu Tánh và Nhu Tâm sẽ giúp ta đối phó với các phiền não thô thiển đặc biệt là Dục Ái (kāmachanda) và Sân Độc (byāpāda).

  • Thuần Tánh, Thuần Tâm (kāyapāguññatā, cittapāguññatā): Là trạng thái thuần thục hay lão luyện trong tâm thiện đối với cảnh. Nhiệm vụ của hai tâm sở này là loại trừ trạng thái vụng về, yếu kém của tâm thức. Người thiếu tâm sở Tín (saddha) một phần cũng do loại tâm sở này ở họ quá yếu và cũng chính vì vậy nên họ ít khi có được tâm thiện vô trợ (asaṅkhāracitta).

  • Chánh Tánh, Chánh Tâm (kāyujukatā, cittujukatā): Là trạng thái đoan chính, thẳng thắn không quanh co trong tâm thiện. Hai tâm sở này là pháp đối lập với thói quen giả trá (māyā), lừa đảo (sātheyya), lẫn tránh sự thật. Cặp tâm sở này giúp tâm hành giả Tuệ quán có can đảm nhìn vào tánh vô ngã của danh sắc, và giúp tâm sở Tư (cetana) làm việc hiệu quả hơn. Hai tâm sở này khi kết hợp với cặp tâm sở Thuần Tánh & Thuần Tâm sẽ giúp ta có nhiều tâm thiện vô trợ hơn.
Sáu cặp tâm sở trên đây có một mối tương quan rất mật thiết với nhau:
  • Tĩnh Tánh, Tĩnh Tâm (kāyapassaddhi, cittapassaddhi) và cặp Khinh Tánh, Khinh Tâm (kāyalahutā, cittalahutā) hỗ trợ lẫn nhau.
  • Nhu Tánh, Nhu Tâm (kāyamudutā, cittamudutā) hỗ trợ Thích Tánh, Thích Tâm (kāyakammaññatā, cittakammaññatā).
  • Chánh Tánh, Chánh Tâm (kāyujukatā, cittujukatā) giúp cho Khinh Tánh, Khinh Tâm và Nhu Tánh, Nhu Tâm không khoan hòa thái quá đến mức mềm yếu và 2 cặp này ngược lại giúp cho Chánh Tánh, Chánh Tâm không khắt khe đến mức quá đáng.
  • Thuần Tánh, Thuần Tâm (kāyapāguññatā, cittapāguññatā) giúp cho Khinh Tánh, Khinh Tâm sự ổn định và lâu bền. Ngược lại cặp này giúp cho Thuần Tánh, Thuần Tâm được linh hoạt và cơ động hơn.
Sáu cặp tâm sở này trong Tạng A-tỳ-đàm được nhắc đến rõ ràng như vậy, nhưng ở Kinh Tạng thì chúng cơ hồ chỉ là những khái niệm được biết tới rãi rác và thiếu hệ thống. Chẳng hạn như bên Tạng A-tỳ-đàm có chữ pāguññatā là sự thuần thục, lão luyện thì bên Kinh Tạng chỉ dùng chữ kusalatā với nghĩa tương đương.

Về các cặp Khinh Tánh & Khinh Tâm, Nhu Tánh & Nhu Tâm, Thích Tánh & Thích Tâm thì trong Kinh Tạng chỉ nhắc đến chung chung như những khía cạnh tâm lý cần có ở một người tu tập.

Cặp Chánh Tánh & Chánh Tâm trong Kinh Tạng ta thấy được nhắc đến ở một vài chỗ như trong kinh Phúng Tụng của Trường Bộ và Từ Bi Kinh của Tiểu Bộ.

Riêng cặp Tĩnh Tánh & Tĩnh Tâm (passaddhi) có thể nói là nổi tiếng nhất trong sáu cặp vì đó là một trong bảy Giác Chi (passaddhisambojjhanga).
 
VÍ DỤ VỀ TÂM LỘ NHÃN MÔN:
Hữu Phần: Người đàn ông đang nằm ngủ dưới cây xoài.
Hữu Phần Vừa Qua: Bỗng nghe tiếng xoài rụng.
Hữu Phần Rúng Động: Bị âm thanh đó kích động.
Hữu Phần Dứt Dòng: Bật dậy khỏi chỗ nằm.
Khai Ngũ Môn: Đứng lên tìm xuất xứ của tiếng động vừa rồi.
Ngũ Thức: Nhìn thấy trái xoài.
Tiếp Thâu: Bước đến nhặt lấy nó.
Quan Sát: Săm soi xem nó hư hay chưa.
Đoán Định: Quyết định lột vỏ.
Đổng Lực: Thưởng thức mùi vị bằng cách cắn ăn.
Na Cảnh: Nuốt vào bụng.
Hữu Phần: Nằm ngủ trở lại.
 
22 Quyền

Quyền (indriya) là những pháp căn bản đóng vai trò chủ yếu cho đời sống chúng sinh trong Tam Giới. Chính các pháp này đã làm nên sự khác biệt giữa Phàm với Thánh, Dục giới với Đáo đại, Nam với Nữ, đời sống tinh thần và vật chất.


Có tất cả 22 Quyền chia thành 5 nhóm như sau:

  1. Sắc Quyền (rūpa-indriya)
    • Nhãn quyền (cakkhundriya): Thần kinh thị giác (cakkhupāsada)

    • Nhĩ quyền (sotindriya): Thần kinh thính giác (sotapāsada)

    • Tỷ quyền (ghānidriya): Thần kinh khứu giác (ghānapāsada)

    • Thiệt quyền (jivhindriya): Thần kinh vị giác (jivhāpāsada)

    • Thân quyền (kāyindriya): Thần kinh xúc giác (kāyapāsada)

    • Nữ quyền (itthindriya): Sắc tố nữ (itthibhāvarūpa)

    • Nam quyền (purisindriya): Sắc tố nam (purisabhāvarūpa)
  2. Nhóm Mạng Quyền (jīvitindriya)
    • Mạng quyền (jīvitindriya): Gồm cả Danh (jīvitindriyacetasika) và Sắc mạng quyền (jīvitarūpa), tức sức sống tiềm ẩn hay nguồn năng lượng duy trì sự tồn tại.
  3. Nhóm Danh Quyền (nāma-indriya)

    • Ý quyền (manindriya): Gồm 89 hoặc 121 tâm (citta).

    • Tín quyền (saddhindriya): Niềm tin.

    • Tấn quyền (viriyindriya): Sự cố gắng.

    • Niệm quyền (satindriya): Khả năng ghi nhớ.

    • Định quyền (samādhindriya): Khả năng tập trung tư tưởng.
  4. Nhóm Thọ Quyền (vedanā-indriya)

    • Khổ quyền (dukkhindriya): Cảm giác đau đớn của thân.

    • Lạc quyền (sukhindriya): Cảm giác dễ chịu của thân.

    • Ưu quyền (domanassindriya): Cảm giác khó chịu của tâm lý.

    • Hỷ quyền (somanassindriya): Cảm giác dễ chịu của tâm lý.

    • Xả quyền (upekkhindriya): Cảm giác hững hờ, lãnh đạm của tâm lý.
  5. Nhóm Tuệ Quyền (paññā-indriya)
    • Tuệ quyền (paññindriya): Khả năng hiểu biết, nhận thức vấn đề một cách đúng đắn.

    • Vị Tri quyền (anaññātiññassāmītindriya): Tâm sở Trí Tuệ (paññā) trong tâm Sơ đạo (sotāpattimagga), được gọi như vậy vì đây là trí biết được điều mình chưa từng biết bao giờ, tức sự giác ngộ Tứ đế.

    • Dĩ Tri quyền (aññindriyapaññā): Trí biết thêm đôi phần về điều mình đã từng biết qua một lần, ở đây chỉ cho tâm sở Trí Tuệ trong 3 Đạo cao và 3 Quả thấp.

    • Cụ Tri quyền (aññātāvindriyapaññā): Trí biết được một cách rốt ráo lý Tứ đế mà mình đã từng biết qua, ở đây chỉ cho tâm sở Trí Tuệ trong tâm A-la-hán Quả (arahattaphala).
 
Căn cơ chúng sinh

Chúng sinh có nhiều hạng:


-Hạng nặng về tham thì thích tùm lum

-Hạng nằng về sân bất mãn giận hờn đủ thứ

- Hạng nặng về si thì nhớ chậm hiểu khó.


- Rồi lại thêm bản tánh lăng xăng, đụng đâu tin đó.

- Ngoài ra người có ngộ tánh thì có đủ ba điều, một là giỏi văn nghiệp biết hay, dở; hai là luôn hướng đến cái tốt hơn; ba là khả năng buông bỏ nhanh.

Chính vì thói quen thích sướng sợ khổ, công với sáu khuynh hướng trên, khiến chúng ta tạo vô số nghiệp, để rồi mai này trên đường tu hành, vừa tu vừa phải trả các nghiệp ấy.

phải tu bằng đề mục nào có thể dập tắt cái tham ấy,

Người lụy tửu sắc dính mắc vào sắc dục phải tu bằng đề mục tử thi, họ nhìn người đẹp sẽ liên tưởng tới một xác sình chương chảy nước, như ngài Achaan Chah đã từng khuyên một đệ tử ham sắc là : Hãy xin cô người yêu một vật gì bất tịnh nhất của cô ấy về để trước mặt nhìn ba ngày, ba đêm thì sẽ hết mê sắc.

Người thích ăn ngon phải tu đề mục vật thực bất tịnh, họ quán chiếu thịt, cá, tôm cua, ăn lâu ngày bao tử cũng giống như cái thùng rác, cái nghĩa trang; Dù món ăn có ngon bao nhiêu, không được bảo quản trong điều kiện thích hợp một hai ngày, ngửi còn không dám chứ đừng nói gì ăn, dù món ăn có quí hiếm bao nhiêu một khi đã cho vào miệng rồi mà nhả ra lại thì chẳng còn ai muốn ăn nữa kể cả chính mình, Những người mê thích ăn ngon phải thường xuyên quán vật thực bất tịnh như vậy mới có thể bỏ được thói quen.

Trích bài giảng Vài Nét Về Pháp Hành Thiền Quán
 
Má đéo có căn tu, còn tham sân si vl vô mấy thớt này đọc điên cmn đầu 🤣, biết khi nào mới giác ngộ đây hy vọng 20 năm nữa khi Mỹ ném bom nguyên tử miền bắc giác ngộ cũng không muộn
 
Má đéo có căn tu, còn tham sân si vl vô mấy thớt này đọc điên cmn đầu 🤣, biết khi nào mới giác ngộ đây hy vọng 20 năm nữa khi Mỹ ném bom nguyên tử miền bắc giác ngộ cũng không muộn
Không tu thì cũng ráng làm lành lánh dữ để kiếp sau éo phải sinh làm bò đỏ hay ở Nghệ An 🤣
 
Top