Đạo lý Phân tích tâm lí học - Triết học A tỳ đàm

Triết học A tỳ đàm


Thông thường chúng ta thường hay nhận xét đây là người tiểu nhân, đây là quân tử.
Người này là tốt, người kia xấu, keo kiệt, đố kỵ, hiền lành, tham lam, tự cao, tự ái ....

Đó chỉ là định nghĩa chung chứ chưa phân tích rốt ráo vì đâu cấu tạo nên cái nhìn để đánh giá về con người đó. Vậy thế nào là thiện, thế nào là ác, thiện và ác gồm những gì ?

Hôm nay t sẽ mạo mụi viết bài phân tích các thành tố tâm lí để cấu tạo nên cái gọi là tính cách, trạng thái tâm lý và dẫn tới các hành động, biểu hiện.

Ở #1 sẽ là giới thiệu khái quát. Các phần sau sẽ đi chi tiết và rõ ràng.
------------------------------------------


Vi Diệu Pháp Nhập Môn
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambhuddhassa.
Cung Kính Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Ðấng Chánh Biến Tri.

1- Pháp (Dhamma) (*)​

V- Pháp là chi?

Ð- Pháp là những trạng thái riêng biệt, có tướng trạng khác nhau (như vuông, tròn, dài, ngắn, sáng, tối v.v.) tức là những tư cách riêng biệt để phân biệt được. Pháp có hai:

Là Pháp Chơn Ðế.
Là Pháp Tục Ðế.
(*) Tự trì trạng thái gọi là Pháp (Attano lakkhanaṃ dhāretīti: Dhammo); hay "Nhậm trì tự tánh; Quỷ sanh vật giải".

2- Pháp Chơn Ðế (Paramatthasacca).

V- Thế nào là Pháp Chơn Ðế?

Ð- Pháp Chơn Ðế là pháp bản thể chơn tướng, sự thật của Chế Ðịnh, không thay đổi (Pháp Chơn Ðế ví như chất vàng. Còn Pháp Tục Ðế ví như các kiểu nữ trang). Pháp Chơn Ðế có hai:

Là Chơn Ðế vô vi.
Là Chơn Ðế hữu vi.

3- Chơn Ðế Vô Vi (Asaṅkhāta).

V- Thế nào là Chơn Ðế vô vi?

Ð- Chơn Ðế vô vi là bản thể vắng lặng, hoàn toàn thanh tịnh, cứu cánh tối hậu: cũng gọi là viên tịch, Niết Bàn, Diệt Ðế v.v...


4- Chơn Ðế Hữu Vi (Saṅkhāta).

V- Thế nào là Chơn Ðế hữu vi?

Ð- Chơn Ðế hữu vi là pháp bản thể còn sanh diệt, còn tạo tác. Do các duyên trợ tạo cũng gọi là pháp hành, pháp hợp thế v.v.. có hai loại Chơn Ðế hữu vi là Sắc và Danh.


5- Sắc (Rūpā).

V- Thế nào là Sắc?

Ð- Sắc là thể chất vô tri giác, hằng tiêu hoại đổi thay. Cũng gọi là Pháp Hợp thế, Dục giới, Cảnh Lậu v.v.. bản chất của Sắc là vật biến ngại và biến hoại.


6- Danh (Nāma).

V- Thế nào là Danh?

Ð- Danh là pháp không hình sắc cũng gọi là Tâm Pháp tức là Tâm, Tánh, Trí, Thức, hiểu biết, suy nghĩ, trừu tượng v.v.. Danh có hai loại:

Tâm.
Sở Hữu Tâm.

7- Tâm (citta) (*).

V- Thế nào là Tâm?

Ð- Tâm là hiểu biết, suy nghĩ, nhận thức, tức là biết cảnh, nhận thức đối tượng, cũng gọi là Ý Thức. Tâm có hai loại:

Tâm Hợp Thế.
Tâm Siêu Thế.
(*) Tướng trạng của tâm là biết cảnh; phận sự của tâm là làm hướng đạo cho Sở hữu tâm và Sắc pháp; sự thành tựu của tâm là được sinh khởi liên tục; nhân cần thiết của tâm là Sắc, Thọ, Tưởng và Hành uẩn.

8- Tâm Hợp Thế (Lokiya citta).

V- Thế nào là Tâm Hợp Thế?

Ð- Tâm Hợp Thế là Tâm biết cảnh trong đời, tâm biết cảnh còn sanh tử, tâm biết cảnh phiền não, tâm biết cảnh còn giới hạn bởi không gian và thời gian. Tâm Hợp Thế có hai:

Tâm Dục Giới.
Tâm Ðáo Ðại.

9- Tâm Dục Giới (Kāmāvacara citta).

V- Thế nào là Tâm Dục Giới?

Ð- Tâm Dục Giới là Tâm chuyên môn bắt cảnh dục (chuyên biết cảnh Sắc, thinh, khí, vị và xúc). Tâm Dục Giới có ba:

Tâm Bất Thiện.
Tâm Vô Nhân.
Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.

0xfmivo.jpg
 
Sửa lần cuối:
🌈 CÁI BIẾT TỪ VAY MƯỢN.
(MÌNH ĐI CHÙA BAO NHIÊU NĂM, KỂ CẢ MÌNH GIỎI GIÁO LÝ ... )


Trong Kinh chia cái BIẾT ra nhiều cấp. Đó chính là nội dung tôi nói hôm nay. Miệng nói tu là phải GiácNgộ nhưng Giác Ngộ nó có nhiều cấp.

- Cấp một : GIÁC NGỘ VAY MƯỢN.

Là sao ? Copy từ cái biết của người khác.
Cho nên, chữ giác ngộ, trình độ giác ngộ chia làm ba cấp.

● Cấp một là khả năng nhận thức dựa trên cái biết của người khác, dựa trên cái gì mình nghe, mình học từ người khác.
Đa phần 99% Phật tử của mình, tôi không nhắc đến Tăng Ni ở đây vì đó là chuyện không nên, chỉ nói Phật tử thôi.

99% Phật tử của mình nếu có nhận thức, hiểu biết gì đó về đạo thì tôi e 99% là ở tầng một :

- Vay mượn từ Tăng Ni.

Như tôi nói rất nhiều lần, chúng ta có hai cách để đến với chân lý :

- Cách một - Hiểu vấn đề như nó là.

- Cách hai - Hiểu vấn đề như mình muốn.


Cho nên, ngay ở trong tầng nhận thức một, tầng nhận thức đầu tiên thấp nhất là cái biết vay mượn từ người khác, thì bản thân chúng ta đa phần lại chọn hiểu vấn đề như mình muốn chứ không phải chọn Hiểu nó như nó là.

Các vị nghĩ kỹ các vị mới khiếp.
- Một, mình chỉ chọn nghe người nào mình thích.
- Hai, gặp người đó rồi mình chọn nghe điều mình thích.
- Ba, mình lại hiểu vấn đề theo ý mình thích.
Như vậy qua ba cái thích này nó còn nước non nào nữa, có hiểu không ?

Quá dễ sợ.

- Một là chọn nghe người mình thích.
- Hai là chọn đề tài mình thích.
- Ba là chọn cách hiểu mình thích.

Chiều nay, tôi muốn gởi các vị một vài chuyện cho các vị nghĩ lại. Nếu không muốn nói là giật mình thì ra mình đi chùa bao nhiêu năm, kể cả mình giỏi giáo lý, coi chừng mình chỉ ở cấp một thôi.

Có nghĩa là chỉ biết giáo lý qua vay mượn của người khác mà đã vậy.

- Cái biết của mình là một cái biết hạn cuộc, đóng khung.
- Cái biết chúng ta đến từ những vị Thầy mình thích, đến từ những đề tài, nhận xét, ý tưởng, ý chí mà mình thích.

Và cái thứ ba mình chọn :

- Cách hiểu mà mình thích.

● Chúng ta cũng một nhóm nhưng thật ra trong đó chúng ta có nhiều điểm khác nhau ghê lắm.
Vì sao vậy ?
Như tôi vừa nói, nền tảng nhận thức của chúng ta vốn dĩ khác nhau.
Và khi nền tảng nhận thức khác nhau thì nhận thức mình không tài nào giống nhau hết và từ đó dầu là cùng chùa, cùng một Thầy, chúng ta khó có tiếng nói chung.
Thế là chúng ta cần đến tầng nhận thức thứ hai, tầng thứ hai đó chính là cái biết thông qua sự thấm thía, tiêu hóa của bản thân.

Trong bài giảng lần trước tại pháp hội này, tôi có nói giống như chuyện ăn uống thôi, một miếng ăn phải
được mình xử lý qua ba giai đoạn :
- Đưa vào mồm nhai : Giai đoạn tiêu thụ.
- Đưa vào bao tử : Giai đoạn tiêu hóa.
- Chuyển hóa các thành phần hóa chất đi khắp cơ thể : Giai đoạn tiêu dung.

Như vậy là ba giai đoạn tiêu :
- Tiêu thụ - Tiêu hóa – Tiêu dung.

1️⃣ Nhận thức cấp một :


- Cái biết do người khác trao truyền cho mình chưa qua tiêu hóa giai đoạn này là giai đoạn kiến thức tiêu thụ thôi. Bao nhiêu sách vở, bao nhiêu bài giảng của thầy, bà, Tăng Ni mình cố mình đọc thuộc lòng luôn thì cũng mới chỉ là tiêu thụ thôi.

2️⃣ Đến giai đoạn hai :

- Đó là giai đoạn tiêu hóa, nói theo từ trong nước là Tư Duy.

Quá trình mình thẩm thấu, tư duy, chắt lọc, thấm thía, và đương nhiên cũng trên nền tảng cá nhân mà chúng ta ở mỗi người có một khả năng tiêu hóa khác nhau. Không ai giống ai. Thí dụ như, cũng vấn đề đó mà ông Phật tử - Tiến sĩ ổng tiêu hóa khác. Ông Tiến sĩ vật lý ổng khác với ông Tiến sĩ văn chương, về triết học, về sử học. Chắc chắn, vì chuyên ngành của mình nó ảnh hưởng tới mình rất sâu, rất nặng, nặng lắm các vị.

Mà bên cạnh kiến thức chuyên môn nó còn có sở thích.
Còn cái gì nữa ?
Còn môi trường nữa quý vị, còn môi trường sống.
Tất cả những cái đó làm nên sự khác biệt ở chúng ta ngay cả khi chúng ta học đạo, ngay cả khi chúng ta ngồi xuống suy tư cái mình đã học.

Trong Kinh nói như thế này :
- Sự tồn tại của thế giới này chính là sự tồn tại của sáu Căn, sáu Trần.
- Hoạt động của thế giới này chính là sự hoạt động, vận hành của sáu Căn, sáu Trần.
- Tất cả những máu, lệ, nụ cười trần gian này cũng đến từ chuyện chúng ta xử lý, chuyện sáu Căn, xử lý sáu Trần.

Tây có một câu rất là hay :
- Mọi chuyện xảy đến chúng ta, chỉ có 20% là bản thân nó, 80% là do thái độ của chúng ta đối với nó.
Có tin không ?
Mọi chuyện xảy ra trên đời chúng ta cảm nhận nó ra sao thì 20% là do chính nó, chính nó như thế nào, hết 80% là do cảm nhận của mình.

● Giác ngộ có ba cấp
- Cấp một, cái biết được vay mượn từ người khác
, cái biết này thì đương nhiên khó xài, vì nó chưa qua xử lý, nó chưa qua tinh lọc của người ta sao mình bê về nguyên con như vậy.
Và tôi đã nói không biết bao nhiêu lần. Tất cả các tác giả, dịch giả, soạn giả, tất cả những diễn giả, thiền sư, pháp sư, giảng sư, lung tung sư ... khi họ truyền đạt, chuyển tải bất cứ cái gì đến cho chúng ta, luôn luôn và luôn luôn họ đính kèm và gắn kết theo đó những dấu ấn cá nhân.
Hãy cẩn thận cái đó.

3️⃣ Tầng nhận thức thứ ba.
Đó là thực nghiệm.

- Tầng một là kiến thức vay mượn, những gì chúng ta nghe, chúng ta đọc từ người khác.
- Tầng hai là chúng ta về thấm thía, suy nghĩ, nghiền ngẫm.
- Tầng ba, tôi phải thưa rõ với đại chúng, chân lý nó phải hiểu ở tầng ba - tầng thực chứng.

Thí dụ, miệng mình nói như vẹt, két, nhồng, sáo, cưỡng, mình nói đời là vô thường, chỉ có người sống chánh niệm họ mới hiểu vô thường là cái gì. Họ thấy có sự chuyển đổi rất rõ ràng từ cái vui qua cái buồn, từ cái thiện qua cái ác; từ cái hào sảng qua cái bủn xỉn, từ vị tha, độ lượng sang toan tính nhỏ mọn; chỉ có hành giả sống chánh niệm mới thấy rất rõ cái này. Còn không đa phần chúng ta chỉ là nói tưởng tượng thôi.
Và thực nghiệm này phải có ở một người thành tựu công phu cụ thể, điển hình, rõ ràng, chứ không thể nào cứ mỗi Chủ nhật vào nghe giảng, chạy về về yên chí mình đã hiểu Phật Pháp.

Cái đó không có đúng.

Bởi vì các vị không tin, tôi chứng minh. Đó là ly cafe. Chuyện đơn giản thôi. Không cần Niết Bàn, không cần giải thoát, không cần trí tuệ thánh nhân, dẹp, dẹp ...

Mình trở về với ly cà phê. Chưa có dịp nếm qua ly cà phê thì đọc cuốn sách mười ngàn trang thì chúng ta cũng không biết cà phê nó ra làm sao.
 
Trong PG cũng có Vô Vi tức Niết Bàn. Nhưng tuỳ quan điểm mà Vô Vi hiểu như thế nào. Bởi vậy Phật dạy :

Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn chớ phóng dật.

Vô vi dưới đây giống you nói ko.

-----TỨ NIỆM XỨ -----
✅…Khi anh tu Tứ Niệm Xứ anh thấy cả thế giới này nó thiên hình vạn trạng mấy đi nữa nó chỉ còn gom lại trong sáu thứ đó là những gì thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng thôi.

✅ Khi anh sống đơn giản thì tự nhiên nhu cầu của anh đơn giản. Và khi nhu cầu đơn giản thì đòi hỏi của mình sẽ đơn giản. Mà khi đòi hỏi đơn giản chúng ta không có tàn phá thiên nhiên, không có làm phiền người xung quanh. Khi mình sống thu gọn thế giới mình lại thì tự nhiên nhu cầu của mình nó đơn giản. Mà nhu cầu đơn giản thì cái đòi hỏi nó cũng đơn giản. Đòi hỏi đơn giản thì hạn chế chuyện tàn phá thế giới.

✅Cho nên một người sống chánh niệm là một người đang đóng góp rất tích cực cho thế giới. Mà khi xưa giờ mình nghĩ tôi là một cá thể, cá nhân không thấm thía gì với cái vũ trụ bao la này. Sai. Tôi hỏi quý vị, trước khi thành Phật ngài có phải là một cá thể nhỏ bé như mình không?. Và cái cá thể đó sau bao nhiêu kiếp tu hành đã để lại ảnh hưởng cho vô lượng kiếp vũ trụ đúng không? Như vậy không có cá thể nào là nhỏ đúng không. Không có cái gì là nhỏ hết. Đức Phật trước khi ngài thành Phật ngài là một cá thể rất là nhỏ bé, vô danh như mình, sau vô lượng kiếp Ngài trở thành một nhân vật có sức ảnh hưởng thiên hạ lớn như vậy. Hôm nay quý vị về quý vị nghe tôi cũng là nhờ Đức Phật vì không có lời dạy của Đức Phật chúng ta không có dịp gặp nhau để chia sẻ mấy cái này.
✅Nên pháp môn Tứ Niệm Xứ nó quan trọng vô cùng.

🔹️Thứ nhất là Thân Quán Niệm Xứ, nó là một trong bốn cách để làm chủ sáu căn, biết rõ từng cái hoạt động của thân mình từ cái nhỏ nhất là hơi thở cho đến cái lớn nhất là đi, đứng, nằm, ngồi, chạy, nhảy đều được ghi nhận đầy đủ.

🔹️Thọ Quán Niệm Xứ là biết rõ cảm giác của thân tâm ra sao. Giờ tôi đang ngồi, tôi không có làm gì hết, tôi theo dõi hơi thở, ra biết ra, vào biết vào, đó là bước đầu, giờ qua bước hai, tôi thở ra bằng sự khó chịu tôi biết rõ tôi thở ra bằng sự khó chịu, tôi đang thở ra bằng sự dễ chịu tôi biết rõ tôi đang thở ra bằng sự dễ chịu. Lúc bấy giờ tôi đang kết hợp vừa thân mà vừa thọ.

🔹️Qua đến cái thứ ba, tôi đang thở ra bằng cái tâm bực mình tôi biết rõ tôi đang thở ra bằng sự bực mình, tôi đang thở vào bằng sự bực mình tôi biết rõ tôi đang thở vào bằng sự bực mình. Tôi đang thở ra bằng sự thích thú tôi biết rõ tôi đang thở ra bằng sự thích thú. Như vậy là qua Tâm Quán Niệm Xứ.

🔹️Còn Pháp Quán Niệm Xứ là gì, là nó gom ba cái kia lại một cách Professional, khi tu Tâm Quán Niệm Xứ, tâm sân có mặt thì tôi ghi nhận là tâm sân nhưng khi tôi tu Pháp Quán Niệm Xứ tâm sân xuất hiện tôi phải ghi nhận đây là sân triền cái. Hay nói cách khác tôi ví dụ hoài mà bà con hay quên.

Vd : Bà má đang làm bếp nghe tiếng bấm chuông, kêu thằng nhóc nhỏ nhất chạy ra “ra coi ai bấm chuông con”, nó mới có bốn tuổi à, lẫm đẫm chạy vô “mom mom, cái ông nào mập ú, đen xì à”. Bà mà nghe vậy bả biết ai không. Bả mới kêu thằng tám tuổi “mày ra mày coi ai, nó nói tao không có hiểu” – “ồ, ông hàng xóm mình đó má”. Như vậy câu trả lời của thằng tám tuổi nó rõ hơn thằng kia. - Tức là cái đầu của thằng tám tuổi nó phải khá hơn cái thằng kia, nó qua khỏi cái “mập ú, đen xì” mà nó biết là hàng xóm. Bà mẹ tay bả dơ, bả vẫn đứng đó làm bếp, bả thấy thằng lớn đi xuống “mày ra mày coi hai, hai thằng này nó nói tao không hiểu. Ai vậy?”
“Ông nha sỹ vừa rồi nhổ răng cho má đó”.
⭐Qúy vị phải đồng ý với tôi, phải có kiến thức biết nha sĩ là gì, nhổ răng là gì. Không phải ai trên đời này cũng biết xài chữ nha sĩ. Ở cái tuổi nào đó với một cái trình độ nhất định nào đó người ta mới biết xài cái chữ “nha sỹ”, mới biết xài mấy cái chữ chuyên môn. Trước sau ba anh em, thằng nhóc thì “mập ú, đen xì”, thằng lớn hơn thì là “ông hàng xóm”, thằng lớn nhất là “ông nha sỹ”. Thì ở đây cũng vậy, Pháp Quán Niệm Xứ chỉ là ghi nhận tất cả nhưng nó ghi nhận chuyên nghiệp hơn. Qúy vị có biết năm triền cái không? Tham, sân, hoài nghi, trạo hối, hôn trầm. Các vị có biết Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo không?

✅Người tu Tâm Quán Niệm Xứ họ chỉ biết mình đang có niệm, đang có định thôi, nhưng qua Pháp Quán Niệm Xứ họ mới biết đây là chánh niệm, chánh định trong Bát Chánh Đạo. Tại sao bốn cái này nó quan trọng, vì nó tạo điều kiện cho quý vị biết rõ mình là ai, và mình đang như thế nào. Cái đó có cần không? Qúa cần. Các vị sẽ thấy một điều là mình an lạc hơn khi học giáo lý, tại sao mình không học sớm hơn.

✅Từ đó đến giờ mình nghĩ rằng mình phải có cái xe mình mới hạnh phúc, có một cái mái nhà mình mới hạnh phúc nhưng đến một ngày quý vị sẽ thấy hạnh phúc không phải là có được cái gì mà là hạnh phúc là do không có cái gì, hạnh phúc là do không thích cái gì. Hai cái khác nhau nhiều lắm. Có người hạnh phúc khi họ mang được đôi giày họ muốn, có người hạnh phúc vì đôi giày nào họ mang cũng được. Người Mỹ họ có câu rất là hay “Người giàu nhất không phải là người có được món mình thích mà người giàu nhất là người thích được cái mình có”. May mắn là cưới được người mình thương còn thương được người mình lỡ cưới là trình độ… Tôi nhớ có ông đó có cái bí quyết mà bảo vệ hôn nhân rất là hay, người ta nói “bà vợ của ông tánh rất là khó ưa mà tại sao ông sống chung được?. Ổng nói thế này “Lúc đầu tôi muốn sửa bả, sửa không được, thôi tui sửa tui”. Cái câu này nhiều người nghe tưởng chuyện cười nhưng nó rất là sâu, không có thích cái gì bằng “thích nghi” hết.

✅Mình thích đủ thứ nhưng vẫn không sướng bằng cái đứa “thích nghi”. Thích nghi là cỡ nào nó cũng OK hết. Cho nên mình phải tu Tứ Niệm Xứ để mình hiểu sâu về con người của mình, thì ra cái được gọi là nhu cầu của mình là do mình chế ra. Mà khi mình bịa ra nhu cầu, mình theo đuổi nhu cầu, mình khổ như trâu để mình theo cái nhu cầu đó.

✅ Tu Tứ Niệm Xứ là mình thoát kiếp trâu chuyển qua kiếp người. Tôi biết tôi nói nặng lắm. Tu Tứ Niệm Xứ để biết mình là ai, để bớt làm trâu. Nếu không cả đời mình đi trốn cái mình ghét, đi tìm cái mình thích, mình khổ cả đời như trâu vậy đó. Nhưng mà khi mình hiểu được giáo lý mình sẽ khá hơn, mình làm chủ được mình.
Vô Vi giống như dòng nước ấy, muôn hình muôn dạng; đề cao tính thích nghi, thuận tự nhiên; không có nghĩa là buông xuôi hay mặc kệ.
T nhận ra khi t bị sai vặt, t rất khó chịu; cho đến một lần t đi rửa chén như t đang chơi game, tận hưởng cảm giác của nước, xà bông, động tác chà cái dĩa cái chén thì mới ngộ ra, những cái đó nó từ thành thói quen

do bản thân t đã từng trải nhiều, nên điều tồi tệ với t t ko muốn làm với người khác; nó là bản tánh rồi không thể nói qua kinh Phật
 
Vô Vi giống như dòng nước ấy, muôn hình muôn dạng; đề cao tính thích nghi, thuận tự nhiên; không có nghĩa là buông xuôi hay mặc kệ.
T nhận ra khi t bị sai vặt, t rất khó chịu; cho đến một lần t đi rửa chén như t đang chơi game, tận hưởng cảm giác của nước, xà bông, động tác chà cái dĩa cái chén thì mới ngộ ra, những cái đó nó từ thành thói quen

do bản thân t đã từng trải nhiều, nên điều tồi tệ với t t ko muốn làm với người khác; nó là bản tánh rồi không thể nói qua kinh Phật
Đó là Khổ Đế - Tập Đế - Khổ Đế.

Đọc kĩ cái bài m vừa quote t xem có giống vậy không.
 
Đó là Khổ Đế - Tập Đế - Khổ Đế.

Đọc kĩ cái bài m vừa quote t xem có giống vậy không.
À vậy là do khác nhau ở con chữ;
Mà ý t ở đây giờ t sống nhay thời khắc này nhiều, và t ý thức được những việc t làm có khiến t cắn rứt hay không luôn, ảo lắm
 
À vậy là do khác nhau ở con chữ;
Mà ý t ở đây giờ t sống nhay thời khắc này nhiều, và t ý thức được những việc t làm có khiến t cắn rứt hay không luôn, ảo lắm
Gọi là có ba la mật.

Đơn giản là ai rồi cũng chết. Sống chết 1 cặp. Nếu phải vì có cái gọi là nhà của mình mà bán mạng cày, làm mấy chục năm trả nợ trả góp trong khi bản thân không biết chết lúc nào. Thật sự với não trạng bây giờ t không làm nổi 😂🤣
 
@dungdamchemnhau t không tự nhận mình hay, nhưng t “tỉnh” bây giờ cũng là sớm so với tuổi, ba t 5x giờ mới chia sẻ với t về mấy chuyện này cũng hợp lắm,
T hợp nói chuyện với ng lớn
 
@dungdamchemnhau t không tự nhận mình hay, nhưng t “tỉnh” bây giờ cũng là sớm so với tuổi, ba t 5x giờ mới chia sẻ với t về mấy chuyện này cũng hợp lắm,
T hợp nói chuyện với ng lớn
Chia sẻ về chuyện gì. T cũng hay chơi với người lớn tuổi hơn mình, bạn bè thì chỉ gọi là đi ăn uống vui vẻ chứ không tâm tình được.

Nhưng chơi với người lớn t có 1 suy nghĩ như vầy : Có người chỉ già nhưng không lớn. Có người thì đúng là người lớn.

Cái đó làm t nghĩ tới bài pháp này.

Có bốn hạng nghe Pháp:
  1. Hạng thứ nhất: nghe rồi trớt quớt, coi như không nghe.

  2. Hạng thứ hai: nghe rồi treo toòng teng đó. Lâu lâu đụng chuyện móc ra xài một cái, xài xong máng lên trở lại. Nghe rồi lâu lâu đi đám ma bắt đầu mới suy niệm "đúng là đời vô thường!". Nhưng mà vừa niệm xong móc cái phone ra "Hôm nay Galleria 70% off! OK! Go!" Cái hạng này là nghe rồi máng lên tường lâu lâu đụng chuyện kéo xuống xài, xong rồi móc lên trở lại.

  3. Hạng thứ ba: Học Đạo, hành Đạo và bị đốt nóng bởi những thứ mình đã học. Tức là tu thì chuyên tâm lắm nhưng mà làm khổ mình khổ người. Tôi nói hoài có nhiều người họ ăn chay mình nhìn mình khó chịu, có nhiều người họ Bát Quan mình khó chịu. Có nhiều "kiểu tu" mình nhìn thấy ghét lắm. Tu như vậy là đốt nóng mình và đốt nóng người.

  4. Hạng thứ tư: học Đạo, hành Đạo và biến nó thành suối nguồn an lạc cho mình và cho người khác. Mình tu làm sao mà bản thân mình càng ngày càng an lạc và trong mắt mọi người họ gặp mình họ muốn gần mình. Cái đó mới đúng là người tu và nếu quý vị hiểu tu là đóng khung, là khắc kĩ, thì các vị A La Hán chắc không ai gần nổi đâu. Trí tuệ, đạo hạnh cao như ngài Xá Lợi Phất chắc ở một mình luôn nhưng mà không, trong kinh nói rằng ngài Xá Lợi Phất cực kì dễ gần, cực kì dễ thương, dễ mến. Phải nói là "cực kì". Đến một lúc nào đó người ta trở nên dễ thương như người ta không biết gì. Bởi vậy ngài Ca Chiên Diên ngài mới nói là "trí nhiều làm như ngu, sức nhiều làm như yếu, có mắt làm như mù, có tai làm như điếc". Nghe nói mà nổi da gà. Rất là độc. Ngài nói trí mà thượng thừa như thằng ngu, thằng khờ. "Có mắt làm như mù" tức là không có dòm ngó ai mặc dù chuyện gì cũng biết. "Có tai như điếc", không nghe chuyện tầm bậy của đời mặc dù chuyện gì cũng nghe được, nhưng mà không ngóng. "Có sức làm như yếu" tức là không có cạnh tranh đấu đá với đời. Có trí làm như ngu, có mắt làm như mù, có tai là như điếc, có sức làm như liệt. Đó là cái pháp tu thượng thừa Đạo Phật.
Còn mình mới được có ba mớ là bắt đầu thấy ghét rồi, muốn đúc tòa sen rồi. Tôi kể hoài về mấy cái người tôi gặp khi đi dạy học. Họ gặp tôi, đặc biệt khi một mình họ với tôi thì họ không bao giờ hỏi Đạo. Họ lại luôn luôn hỏi trước đám đông. Hỏi để cho người ta biết họ đã tới "cảnh giới" đó rồi. Có nhiều lúc không phải là hỏi mà họ bắt tôi phải nghe thành tích của họ.

"Con nghe Sư về, con hoan hỷ, con tới con hỏi Sư một hai chuyện con thắc mắc từ lâu" - "Cô hỏi đi cô!" -

"Dạ con sau này con không có biết giận ai, ai nói gì con cũng thấy thương người ta quá! Mà con bố thì không có tiếc, có nhiêu bố hết vậy đó. Còn ngồi thiền coi như ba tiếng không có biết mỏi. Không biết nó là sao?".

Tôi mới nói "Cái đó giờ về mua xi măng đúc tòa ngồi chứ đâu có thắc mắc gì nữa!".

Họ nổ, kiếp trước họ làm pháo nên bây giờ họ nổ, can không kịp! Tu như vậy làm khổ người ta quá. Mình tu là phải làm cho người ta thấy dễ gần.

Tôi nói hoài: có những người sống lâu thành đồ cũ, có những người sống lâu thành đồ cổ. Cái đồ cổ càng lâu nó càng quý. Có nhiều người họ sống lâu, đem ra garage sale người ta còn không muốn lấy nữa. Có nhiều món chỉ ra tới yard sale, garage sale, nhưng có nhiều món đáng đưa vào museum, vào antique shop. Cho nên sống lâu thành đồ cũ và sống lâu thành đồ cổ, hai cái khác nhau.

Có những người đời sống của họ chỉ là sự góp mặt chứ không phải là đóng góp và từ đó có những cái chết chỉ là sự vắng mặt, không phải là sự mất mát trong đời. Lý do tại sao? Là bởi vì lúc họ sống họ chỉ là sự góp mặt thôi, chỉ là góp phần chen lấn thôi chứ không phải là sự đóng góp. Sống phải là đóng góp thì chết mới là sự mất mát và người được như vậy thì sống càng lâu mới là "đồ cổ", không được như vậy càng lâu thành "đồ cũ".
 
Chia sẻ về chuyện gì. T cũng hay chơi với người lớn tuổi hơn mình, bạn bè thì chỉ gọi là đi ăn uống vui vẻ chứ không tâm tình được.

Nhưng chơi với người lớn t có 1 suy nghĩ như vầy : Có người chỉ già nhưng không lớn. Có người thì đúng là người lớn.

Cái đó làm t nghĩ tới bài pháp này.

Có bốn hạng nghe Pháp:
  1. Hạng thứ nhất: nghe rồi trớt quớt, coi như không nghe.

  2. Hạng thứ hai: nghe rồi treo toòng teng đó. Lâu lâu đụng chuyện móc ra xài một cái, xài xong máng lên trở lại. Nghe rồi lâu lâu đi đám ma bắt đầu mới suy niệm "đúng là đời vô thường!". Nhưng mà vừa niệm xong móc cái phone ra "Hôm nay Galleria 70% off! OK! Go!" Cái hạng này là nghe rồi máng lên tường lâu lâu đụng chuyện kéo xuống xài, xong rồi móc lên trở lại.

  3. Hạng thứ ba: Học Đạo, hành Đạo và bị đốt nóng bởi những thứ mình đã học. Tức là tu thì chuyên tâm lắm nhưng mà làm khổ mình khổ người. Tôi nói hoài có nhiều người họ ăn chay mình nhìn mình khó chịu, có nhiều người họ Bát Quan mình khó chịu. Có nhiều "kiểu tu" mình nhìn thấy ghét lắm. Tu như vậy là đốt nóng mình và đốt nóng người.

  4. Hạng thứ tư: học Đạo, hành Đạo và biến nó thành suối nguồn an lạc cho mình và cho người khác. Mình tu làm sao mà bản thân mình càng ngày càng an lạc và trong mắt mọi người họ gặp mình họ muốn gần mình. Cái đó mới đúng là người tu và nếu quý vị hiểu tu là đóng khung, là khắc kĩ, thì các vị A La Hán chắc không ai gần nổi đâu. Trí tuệ, đạo hạnh cao như ngài Xá Lợi Phất chắc ở một mình luôn nhưng mà không, trong kinh nói rằng ngài Xá Lợi Phất cực kì dễ gần, cực kì dễ thương, dễ mến. Phải nói là "cực kì". Đến một lúc nào đó người ta trở nên dễ thương như người ta không biết gì. Bởi vậy ngài Ca Chiên Diên ngài mới nói là "trí nhiều làm như ngu, sức nhiều làm như yếu, có mắt làm như mù, có tai làm như điếc". Nghe nói mà nổi da gà. Rất là độc. Ngài nói trí mà thượng thừa như thằng ngu, thằng khờ. "Có mắt làm như mù" tức là không có dòm ngó ai mặc dù chuyện gì cũng biết. "Có tai như điếc", không nghe chuyện tầm bậy của đời mặc dù chuyện gì cũng nghe được, nhưng mà không ngóng. "Có sức làm như yếu" tức là không có cạnh tranh đấu đá với đời. Có trí làm như ngu, có mắt làm như mù, có tai là như điếc, có sức làm như liệt. Đó là cái pháp tu thượng thừa Đạo Phật.
Còn mình mới được có ba mớ là bắt đầu thấy ghét rồi, muốn đúc tòa sen rồi. Tôi kể hoài về mấy cái người tôi gặp khi đi dạy học. Họ gặp tôi, đặc biệt khi một mình họ với tôi thì họ không bao giờ hỏi Đạo. Họ lại luôn luôn hỏi trước đám đông. Hỏi để cho người ta biết họ đã tới "cảnh giới" đó rồi. Có nhiều lúc không phải là hỏi mà họ bắt tôi phải nghe thành tích của họ.

"Con nghe Sư về, con hoan hỷ, con tới con hỏi Sư một hai chuyện con thắc mắc từ lâu" - "Cô hỏi đi cô!" -

"Dạ con sau này con không có biết giận ai, ai nói gì con cũng thấy thương người ta quá! Mà con bố thì không có tiếc, có nhiêu bố hết vậy đó. Còn ngồi thiền coi như ba tiếng không có biết mỏi. Không biết nó là sao?".

Tôi mới nói "Cái đó giờ về mua xi măng đúc tòa ngồi chứ đâu có thắc mắc gì nữa!".

Họ nổ, kiếp trước họ làm pháo nên bây giờ họ nổ, can không kịp! Tu như vậy làm khổ người ta quá. Mình tu là phải làm cho người ta thấy dễ gần.

Tôi nói hoài: có những người sống lâu thành đồ cũ, có những người sống lâu thành đồ cổ. Cái đồ cổ càng lâu nó càng quý. Có nhiều người họ sống lâu, đem ra garage sale người ta còn không muốn lấy nữa. Có nhiều món chỉ ra tới yard sale, garage sale, nhưng có nhiều món đáng đưa vào museum, vào antique shop. Cho nên sống lâu thành đồ cũ và sống lâu thành đồ cổ, hai cái khác nhau.

Có những người đời sống của họ chỉ là sự góp mặt chứ không phải là đóng góp và từ đó có những cái chết chỉ là sự vắng mặt, không phải là sự mất mát trong đời. Lý do tại sao? Là bởi vì lúc họ sống họ chỉ là sự góp mặt thôi, chỉ là góp phần chen lấn thôi chứ không phải là sự đóng góp. Sống phải là đóng góp thì chết mới là sự mất mát và người được như vậy thì sống càng lâu mới là "đồ cổ", không được như vậy càng lâu thành "đồ cũ".
Nổ cho đời thêm vị :vozvn (17): :vozvn (17): ;
Hay quá, giờ cóp nhặt để rồi đúng lúc thực hành
Còn t thì vẫn là người bình thường ngu si hưởng thái bình thôi
:vozvn (22):, nhắm mắt lại là lại thấy yên tĩnh
 
Nổ cho đời thêm vị :vozvn (17): :vozvn (17): ;
Hay quá
Còn t thì vẫn là người bình thường ngu si hưởng thái bình thôi
:vozvn (22):, nhắm mắt lại là lại thấy yên tĩnh

Ngồi thò tay vô quần, định mở phim sex lên là thất niệm. Nhưng khi thất niệm thì sẽ có suy nghĩ : nếu mà cái nghiệp chướng nó tới ngay lúc này. Cận tử ngay lúc này mình chết bất đắc kì tử thì mình xuống địa ngục 100%.

Chánh niệm là mình làm cái này biết sẽ dẫn về đâu. Vì vậy mình mới ngăn các điều đại ác.

Có rất nhiều pháp thoại, giảng giải bài Kinh của Phật Pháp rất hay mà người Phật tử VN không biết. T thực lấy lấy làm tiếc cho họ. Uổng phí một đời cũng gọi là thờ Phật, mà giá trị nhận lại không bao nhiêu. Còn mê tín đủ điều.

Hỏi : TẠI SAO TU PHẬT CÒN ĐAU KHỔ HƠN CHƯA TU , ĐÁNH MẤT CẢ NIỂM TIN ?

Đáp:


Chắc chắn các vị nghe câu “hồng nhan bạc phận”. Thật ra, người đẹp hay người không đẹp đều có khả năng bạc phận như nhau. Nhưng tại sao người ta nói “hồng nhan bạc phận”? Là bởi vì thân phận của một người đàn bà có nhan sắc thường được chú ý nhiều hơn.

Năm nay tôi 50 ngoài dầu tôi ở trong chùa tôi cũng có dịp biết rằng Nam, nữ, đẹp và không đẹp đều có khả năng đau khổ như nhau hết nhưng mà vì nếu chúng ta là một giai nhân chúng ta thường được thiên hạ chú ý. Từ đó, nếu chúng ta may mắn, hạnh phúc thì người ta không có gì để nói. Còn nếu chúng ta sóng gió bất hạnh thì thiên hạ mới có cái để ý. Và, từ đó, có câu “hồng nhan bạc phận”.

Thưa đại chúng.

Trong Phật pháp mình có một vấn đề rất là lớn mà mình đặc biệt chú ý. Đó là, hành giả tu tập Tuệ Quán hay không phải hành giả tu tập Tuệ Quán, thì phải luôn luôn nhớ một điều đó là tuyệt đối chỉ hành thiện lánh ác và xem thiện, ác, buồn, vui là những thứ đang từng phút trôi qua đời mình, chỉ xem 4 thứ đó trôi qua đời mình thôi; đừng có ý muốn trốn khổ tìm vui thì chuyện đó chỉ đem lại thất vọng mà thôi.

Là vì 2 lý do.

🌱
Thứ nhất,
nói về tiền nghiệp quá khứ thì chúng ta luôn có nhiều ác nghiệp hơn thiện nghiệp. Cho nên, đời này chuyện chúng ta trốn khổ tìm vui rất khó.

Còn nói về hiện tại, do khuynh hướng tâm lý, mình luôn luôn trốn khổ tìm vui, cho nên, trốn được bao nhiêu khổ cũng không đủ và tìm được bao nhiêu cái vui cũng không đủ. Thế là, khi nào còn sống ở đời này với một tâm niệm trốn khổ tìm vui, thì khi đó chúng ta không thể nào an lạc được.

🌱
Chuyện thứ hai,
khi còn có lòng đầu tư, kiếm tìm, vun bồi công đức và lấy đó làm điều; tu tập hạnh lành một cách tự nhiên là khác, còn thu gom công đức theo kiểu lượm ve chai là khác.
Khi còn có lòng nhìn về cái thiện như một kiểu đầu tư, khi tìm về hạnh phúc như một kiểu đầu tư thì khi đó chúng ta chưa có thể rốt ráo được.

Giờ chúng tôi quay lại câu hỏi.

Tại sao Phật tử tu tập cách mấy vẫn đau khổ? Thì tôi xin nói rõ rằng.

Chính ngay từ bước đi đầu tiên, khi chúng ta nghĩ rằng: Hễ tu theo Phật thì sẽ được an lạc, chúng ta đã sai rồi, vì đức Phật không hứa hẹn là theo Ngài sẽ được an lạc.

Mà Ngài chỉ có dạy mình một điều, nên sống thiện, bởi vì nếu có một kiếp sau, các vị coi chánh kinh, Ngài có xài chữ “nếu”. Nếu có một kiếp sau thì người sống thiện đương nhiên có chốn về an lành; còn giả định như không có một kiếp sau thì người sống thiện đương nhiên có đời sống anh lành và có cái chết đẹp. Trong kinh có nói như vậy.


Cho nên, chuyện quan trọng nhất là người Phật tử đến với đạo Phật không phải để đi tìm niềm vui, không đi tìm hạnh phúc mà như nhiều lần tôi nói, tu để chứng thánh không giống như việc tu để không còn phàm. Hai cái khác nhau nhiều lắm. Bởi vì mình không biết thánh ra sao nhưng mà phàm thì mình biết.

Cho đến bao giờ mình thấy phàm tâm mình còn thì mình biết rằng mình còn nỗ lực.

-Chuyện thứ nhất , tu để không còn phàm tốt hơn tu để chứng thánh.

- Chuyện thứ hai, tu là để buông bỏ không phải tu để có cái chứng đắc, có cái chứng đạt.


Tôi biết tôi nói nhiều người bị sốc nhưng mà đó là sự thật. Mình tu để buông chứ không phải tu để được.
Tu với ý niệm tu để được cái này, tu để được cái kia nó rất là nguy hiểm.

Cho nên, tu để buông, không phải tu để được. Tu để không còn phàm không phải tu để chứng thánh. Đó là cốt lõi tâm niệm của người tu Phật.

Và nếu mà chúng ta đến với đạo Phật bằng tâm niệm như vậy đó thì chúng ta không có trông đợi mình sẽ là người Phật tử hạnh phúc an lạc. Mà chúng ta chỉ cần mình ngày một tốt hơn.

Tốt ở đây có nghĩa là gì? Nhiều người trong đạo Phật nói rằng, Phật pháp hôm nay là mạt pháp, không thấy ai chứng đạo chứng thánh, chứng thiền chứng thông. Tôi nói “Có chứ. Có” Ngày nào còn có người tu Phật pháp thì ngày đó còn có người thành tựu các phép lạ. Cả pháp hội rất là ngạc nhiên.

Tôi nói rằng, chúng ta tuyệt đối phải tin rằng hôm nay trong thời buổi này, người Phật Việt Nam nói riêng và Phật tử toàn cầu nói chung, chúng ta phải tuyệt đối tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể có những phép lạ.
Phép lạ đó là gì?

- Đó là những chuyện lẽ ra nó không thể xảy ra mà nó lại xảy ra. Thí dụ như trong hoàn cảnh đó không thể nào có Từ Tâm, không thể nào có bao dung vậy mà người Phật tử vẫn có từ tâm, vẫn có bao dung, vẫn có hào sảng. Thì đó là phép lạ.

- Chuyện thứ hai, lẽ ra trường hợp đó mình nổi giận nhưng người Phật tử không nổi giận. Trường hợp đó cũng là phép lạ.


Và, các vị đừng có nói tôi nói ví von, đẩy đưa, mà phải nói rằng, giả định như chúng ta có khả năng đi trên mặt nước, đi trên than hồng, tôi xin thưa đại chúng, hai khả năng đó chỉ làm cho mình vui mắt thôi. Bởi vì những khả năng đó thấy nó hay thiệt nhưng nó chỉ thỏa mãn trí tò mò ở mình thôi, chứ không đem lại lợi ích cho ai hết. Chứ mình ngược lại, nếu đại chúng trước mặt tôi mà các vị có khả năng không nổi giận trong trường hợp đáng nổi giận, hào sảng trong tình huống không có gì để hào sảng thì đối với tôi đó làphép lạ.

Nếu nói như vậy thì hôm nay, Phật tử Việt Nam nói riêng, Phật tử thế giới nói chung, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, Phật pháp vẫn còn đó với những người thành tựu phép lạ, và nếu mình tu tập với niềm tin, với nhận thức như vậy chúng ta sẽ được an lạc.

An lạc ở đây không phải hiểu theo nghĩa thế gian là được tăng phúc, tăng lộc, tăng thọ mà an lạc ở đây có nghĩa là chúng ta sống giữa dòng đời với nhận thức rất là tỉnh. Chúng ta làm ơn định nghĩa lại thế nào là hạnh phúc? Thế nào là đau khổ? Như tôi đã hàng vạn lần tôi nói. Phải định nghĩa lại. Hạnh phúc và đau khổ đến từ chuyện mình quan tâm đến cái gì, thì mỗi người có kiểu quan tâm khác nhau. Và chính vì mối quan tâm đó được thỏa mãn thì mình gọi đó là hạnh phúc. Nó không được đáp ứng mình gọi đó là đau khổ. Như vậy thì, vấn đề quý vị đau khổ hay hạnh phúc nó năm ở ngay bản thân quý vị là: Quý vị quan tâm cái gì?

Chẳng hạn như tôi, trong hình thức một tu sĩ. Các vị nghĩ nếu mà tôi có những tục niệm, tôi có những mong đợi rất là đời thì theo các vị tôi chắc chắn khổ là bởi vì trong hình thức một tu sĩ, thì những ước vọng rất đời, rất trần tục như vậy làm sao có thể thỏa mãn được.

Cho nên, muốn có nếp đời an lạc trước hết tôi phải nhìn lại:
- Tôi là ai?
- Những gì tôi trông đợi là cái gì?

Cái đó mới là quan trọng.

Còn đằng này các vị nói rằng tu tập mà không được an lạc thì làm ơn, tôi xin nhắn riêng những người đó, chuyện đầu tiên, các vị hãy xác định dùm tôi:

1/Mục đích các vị đến với đạo Phật, là để chứng thánh hay để không còn phàm?

2/ Đến với đạo Phật để buông hay để được cái gì?

3/ Và cái cuối cùng, xin các vị đó làm ơn tự tra vấn chính mình xem điều các vị trông đợi ở đạo Phật là cái gì?

-Chuyện thứ nhất Đạo Phật kêu các vị buông, các vị đủ sức buông như đức Phật đề nghị chưa?

-Chuyện thứ hai, khi các vị không làm theo lời Phật chuyện các vị bỏ Phật mà đi là chuyện sớm chiều thôi.

Khoan nói đến niềm tin tôn giáo. Khoan nói đến Chánh Tín đối với Tam Bảo. Chỉ riêng niềm tin đối với dân gian, thế tục của xã hội, khi chúng ta đến với nhau mà chưa kịp tìm hiểu nhau, đến với nhau chỉ vì bóng sắc, chỉ vì những thứ bên ngoài thì tôi nghĩ rằng sẽ có một ngày chúng ta nhanh chóng xa nhau. Chúng ta đến với nhau bằng con đường nào thì cũng bằng con đường đó chúng ta mất nhau.
 
🌈
PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :

1️⃣
Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣
Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣
Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.

Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.
Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè. Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.

Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?

Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....
Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
 
Ngồi thò tay vô quần, định mở phim sex lên là thất niệm. Nhưng khi thất niệm thì sẽ có suy nghĩ : nếu mà cái nghiệp chướng nó tới ngay lúc này. Cận tử ngay lúc này mình chết bất đắc kì tử thì mình xuống địa ngục 100%.

Chánh niệm là mình làm cái này biết sẽ dẫn về đâu. Vì vậy mình mới ngăn các điều đại ác.

Có rất nhiều pháp thoại, giảng giải bài Kinh của Phật Pháp rất hay mà người Phật tử VN không biết. T thực lấy lấy làm tiếc cho họ. Uổng phí một đời cũng gọi là thờ Phật, mà giá trị nhận lại không bao nhiêu. Còn mê tín đủ điều.

Hỏi : TẠI SAO TU PHẬT CÒN ĐAU KHỔ HƠN CHƯA TU , ĐÁNH MẤT CẢ NIỂM TIN ?

Đáp:


Chắc chắn các vị nghe câu “hồng nhan bạc phận”. Thật ra, người đẹp hay người không đẹp đều có khả năng bạc phận như nhau. Nhưng tại sao người ta nói “hồng nhan bạc phận”? Là bởi vì thân phận của một người đàn bà có nhan sắc thường được chú ý nhiều hơn.

Năm nay tôi 50 ngoài dầu tôi ở trong chùa tôi cũng có dịp biết rằng Nam, nữ, đẹp và không đẹp đều có khả năng đau khổ như nhau hết nhưng mà vì nếu chúng ta là một giai nhân chúng ta thường được thiên hạ chú ý. Từ đó, nếu chúng ta may mắn, hạnh phúc thì người ta không có gì để nói. Còn nếu chúng ta sóng gió bất hạnh thì thiên hạ mới có cái để ý. Và, từ đó, có câu “hồng nhan bạc phận”.

Thưa đại chúng.

Trong Phật pháp mình có một vấn đề rất là lớn mà mình đặc biệt chú ý. Đó là, hành giả tu tập Tuệ Quán hay không phải hành giả tu tập Tuệ Quán, thì phải luôn luôn nhớ một điều đó là tuyệt đối chỉ hành thiện lánh ác và xem thiện, ác, buồn, vui là những thứ đang từng phút trôi qua đời mình, chỉ xem 4 thứ đó trôi qua đời mình thôi; đừng có ý muốn trốn khổ tìm vui thì chuyện đó chỉ đem lại thất vọng mà thôi.

Là vì 2 lý do.

🌱
Thứ nhất,
nói về tiền nghiệp quá khứ thì chúng ta luôn có nhiều ác nghiệp hơn thiện nghiệp. Cho nên, đời này chuyện chúng ta trốn khổ tìm vui rất khó.

Còn nói về hiện tại, do khuynh hướng tâm lý, mình luôn luôn trốn khổ tìm vui, cho nên, trốn được bao nhiêu khổ cũng không đủ và tìm được bao nhiêu cái vui cũng không đủ. Thế là, khi nào còn sống ở đời này với một tâm niệm trốn khổ tìm vui, thì khi đó chúng ta không thể nào an lạc được.

🌱
Chuyện thứ hai,
khi còn có lòng đầu tư, kiếm tìm, vun bồi công đức và lấy đó làm điều; tu tập hạnh lành một cách tự nhiên là khác, còn thu gom công đức theo kiểu lượm ve chai là khác.
Khi còn có lòng nhìn về cái thiện như một kiểu đầu tư, khi tìm về hạnh phúc như một kiểu đầu tư thì khi đó chúng ta chưa có thể rốt ráo được.

Giờ chúng tôi quay lại câu hỏi.

Tại sao Phật tử tu tập cách mấy vẫn đau khổ? Thì tôi xin nói rõ rằng.

Chính ngay từ bước đi đầu tiên, khi chúng ta nghĩ rằng: Hễ tu theo Phật thì sẽ được an lạc, chúng ta đã sai rồi, vì đức Phật không hứa hẹn là theo Ngài sẽ được an lạc.

Mà Ngài chỉ có dạy mình một điều, nên sống thiện, bởi vì nếu có một kiếp sau, các vị coi chánh kinh, Ngài có xài chữ “nếu”. Nếu có một kiếp sau thì người sống thiện đương nhiên có chốn về an lành; còn giả định như không có một kiếp sau thì người sống thiện đương nhiên có đời sống anh lành và có cái chết đẹp. Trong kinh có nói như vậy.


Cho nên, chuyện quan trọng nhất là người Phật tử đến với đạo Phật không phải để đi tìm niềm vui, không đi tìm hạnh phúc mà như nhiều lần tôi nói, tu để chứng thánh không giống như việc tu để không còn phàm. Hai cái khác nhau nhiều lắm. Bởi vì mình không biết thánh ra sao nhưng mà phàm thì mình biết.

Cho đến bao giờ mình thấy phàm tâm mình còn thì mình biết rằng mình còn nỗ lực.

-Chuyện thứ nhất , tu để không còn phàm tốt hơn tu để chứng thánh.

- Chuyện thứ hai, tu là để buông bỏ không phải tu để có cái chứng đắc, có cái chứng đạt.


Tôi biết tôi nói nhiều người bị sốc nhưng mà đó là sự thật. Mình tu để buông chứ không phải tu để được.
Tu với ý niệm tu để được cái này, tu để được cái kia nó rất là nguy hiểm.

Cho nên, tu để buông, không phải tu để được. Tu để không còn phàm không phải tu để chứng thánh. Đó là cốt lõi tâm niệm của người tu Phật.

Và nếu mà chúng ta đến với đạo Phật bằng tâm niệm như vậy đó thì chúng ta không có trông đợi mình sẽ là người Phật tử hạnh phúc an lạc. Mà chúng ta chỉ cần mình ngày một tốt hơn.

Tốt ở đây có nghĩa là gì? Nhiều người trong đạo Phật nói rằng, Phật pháp hôm nay là mạt pháp, không thấy ai chứng đạo chứng thánh, chứng thiền chứng thông. Tôi nói “Có chứ. Có” Ngày nào còn có người tu Phật pháp thì ngày đó còn có người thành tựu các phép lạ. Cả pháp hội rất là ngạc nhiên.

Tôi nói rằng, chúng ta tuyệt đối phải tin rằng hôm nay trong thời buổi này, người Phật Việt Nam nói riêng và Phật tử toàn cầu nói chung, chúng ta phải tuyệt đối tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể có những phép lạ.
Phép lạ đó là gì?

- Đó là những chuyện lẽ ra nó không thể xảy ra mà nó lại xảy ra. Thí dụ như trong hoàn cảnh đó không thể nào có Từ Tâm, không thể nào có bao dung vậy mà người Phật tử vẫn có từ tâm, vẫn có bao dung, vẫn có hào sảng. Thì đó là phép lạ.

- Chuyện thứ hai, lẽ ra trường hợp đó mình nổi giận nhưng người Phật tử không nổi giận. Trường hợp đó cũng là phép lạ.


Và, các vị đừng có nói tôi nói ví von, đẩy đưa, mà phải nói rằng, giả định như chúng ta có khả năng đi trên mặt nước, đi trên than hồng, tôi xin thưa đại chúng, hai khả năng đó chỉ làm cho mình vui mắt thôi. Bởi vì những khả năng đó thấy nó hay thiệt nhưng nó chỉ thỏa mãn trí tò mò ở mình thôi, chứ không đem lại lợi ích cho ai hết. Chứ mình ngược lại, nếu đại chúng trước mặt tôi mà các vị có khả năng không nổi giận trong trường hợp đáng nổi giận, hào sảng trong tình huống không có gì để hào sảng thì đối với tôi đó làphép lạ.

Nếu nói như vậy thì hôm nay, Phật tử Việt Nam nói riêng, Phật tử thế giới nói chung, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, Phật pháp vẫn còn đó với những người thành tựu phép lạ, và nếu mình tu tập với niềm tin, với nhận thức như vậy chúng ta sẽ được an lạc.

An lạc ở đây không phải hiểu theo nghĩa thế gian là được tăng phúc, tăng lộc, tăng thọ mà an lạc ở đây có nghĩa là chúng ta sống giữa dòng đời với nhận thức rất là tỉnh. Chúng ta làm ơn định nghĩa lại thế nào là hạnh phúc? Thế nào là đau khổ? Như tôi đã hàng vạn lần tôi nói. Phải định nghĩa lại. Hạnh phúc và đau khổ đến từ chuyện mình quan tâm đến cái gì, thì mỗi người có kiểu quan tâm khác nhau. Và chính vì mối quan tâm đó được thỏa mãn thì mình gọi đó là hạnh phúc. Nó không được đáp ứng mình gọi đó là đau khổ. Như vậy thì, vấn đề quý vị đau khổ hay hạnh phúc nó năm ở ngay bản thân quý vị là: Quý vị quan tâm cái gì?

Chẳng hạn như tôi, trong hình thức một tu sĩ. Các vị nghĩ nếu mà tôi có những tục niệm, tôi có những mong đợi rất là đời thì theo các vị tôi chắc chắn khổ là bởi vì trong hình thức một tu sĩ, thì những ước vọng rất đời, rất trần tục như vậy làm sao có thể thỏa mãn được.

Cho nên, muốn có nếp đời an lạc trước hết tôi phải nhìn lại:
- Tôi là ai?
- Những gì tôi trông đợi là cái gì?

Cái đó mới là quan trọng.

Còn đằng này các vị nói rằng tu tập mà không được an lạc thì làm ơn, tôi xin nhắn riêng những người đó, chuyện đầu tiên, các vị hãy xác định dùm tôi:

1/Mục đích các vị đến với đạo Phật, là để chứng thánh hay để không còn phàm?

2/ Đến với đạo Phật để buông hay để được cái gì?

3/ Và cái cuối cùng, xin các vị đó làm ơn tự tra vấn chính mình xem điều các vị trông đợi ở đạo Phật là cái gì?

-Chuyện thứ nhất Đạo Phật kêu các vị buông, các vị đủ sức buông như đức Phật đề nghị chưa?

-Chuyện thứ hai, khi các vị không làm theo lời Phật chuyện các vị bỏ Phật mà đi là chuyện sớm chiều thôi.

Khoan nói đến niềm tin tôn giáo. Khoan nói đến Chánh Tín đối với Tam Bảo. Chỉ riêng niềm tin đối với dân gian, thế tục của xã hội, khi chúng ta đến với nhau mà chưa kịp tìm hiểu nhau, đến với nhau chỉ vì bóng sắc, chỉ vì những thứ bên ngoài thì tôi nghĩ rằng sẽ có một ngày chúng ta nhanh chóng xa nhau. Chúng ta đến với nhau bằng con đường nào thì cũng bằng con đường đó chúng ta mất nhau.
Kk đơn giản t biết Phật dạy đúng; khi làm theo t thấy tâm an yên, ai cũng muốn làm thánh thì ai làm dòi bọ :vozvn (22):
Bởi t mới hay đùa t không vào địa ngục thì ai vào, mình sống không thẹn mà chuyện gì tới cũng sẽ chẳng nuối tiếc
 
Kk đơn giản t biết Phật dạy đúng; khi làm theo t thấy tâm an yên, ai cũng muốn làm thánh thì ai làm dòi bọ :vozvn (22):
Bởi t mới hay đùa t không vào địa ngục thì ai vào, mình sống không thẹn mà chuyện gì tới cũng sẽ chẳng nuối tiếc
Uhm sống chánh niệm là để quan sát chứ không phải thích thú hay sân hận.

Vì trong PG hối hận là bất thiện, nó là nhóm sân phần chứ không tốt lành gì.
Phật Pháp chỉ có hổ thẹn với tội lỗi và biết ghê sợ với tội lỗi thôi.
 
Thầy thế này hỏng rồi ..có pháp nào không hướng tới niết bàn ? và tao không ăn chơi nữa ~
PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :

1️⃣


Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣


Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣


Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.


Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.
Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè. Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.

Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?

Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....


Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
 
Yo kho panāvuso, ābādho dukkhametaṃ vuttaṃ bhagavatā.

Imināpi kho etaṃ, āvuso, pariyāyena veditabbaṃ yathā sukhaṃ nibbānaṃ.

Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṃ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṃ upasampajja viharati, paññāya cassa disvā āsavā parikkhīṇā honti.

Imināpi kho etaṃ, āvuso, pariyāyena veditabbaṃ yathā sukhaṃ nibbānaṃ.

Này hiền giả, chính Thế Tôn đã dạy rằng bệnh nào cũng là khổ.

Qua phân tích này, này hiền giả, phải hiểu rằng Niết Bàn là an lạc.

Này hiền giả, tỷ kheo vượt khỏi phi tưởng phi phi tưởng một cách triệt để, rồi chứng trú Diệt Thọ Tưởng Định. Sau khi thấy rõ bản chất các thiền cảnh với trí tuệ, vị ấy chấm dứt tất cả các lậu hoặc.

Qua phân tích này, này hiền giả, phải hiểu rằng Niết Bàn là an lạc.

(Kinh Tăng Chi - 9 Pháp - Đại Phẩm)
 
Tà kiến

Tà kiến là Hiểu sai.
Tà kiến có nhiều lắm, nó có tới 62 lận. Mà ở đây mình gom lại thì có hai là thường kiến (sassatadiṭṭhi) và đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi) - mà cái nặng nhất là đoạn kiến.

Thường kiến sửa được. Thường kiến là tin có một cái tôi, tin có một cõi vĩnh hằng, tin có một đấng cao xanh nào đó. Cái đó sửa được.

Nhưng ớn nhất là cái anh đoạn kiến, nhất là tà kiến cố định. Là sao? Tà kiến cố định (niyatadiṭthi) gồm có 3:

1. Vô hành kiến (akiriyadiṭthi) cho rằng không có thiện ác thích thì làm không thích thì thôi chứ không có cái chuyện mà báo ứng.

2. Vô nhân kiến (ahetudiṭthi) có nghĩa là cho rằng mọi sự ở đời này là ngẫu nhiên mà có chứ không có cái nhân duyên, cái tác động của bất cứ một điều kiện nào hết. Tự nhiên nó có vậy thôi. Cái đó gọi là ahetudiṭthi.

3. Vô hữu kiến (natthikadiṭthi) có nghĩa là phủ nhận triệt để rốt ráo hoàn toàn tuyệt đối. Phủ nhận tất cả những gì mà mình không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được, thì tất cả những thứ đó theo mình là không có.

Cái Vô hữu kiến đó rất là nguy hiểm, rất nguy hiểm. Chẳng hạn như các vị tưởng tượng đi, tôi không biết chữ, tôi không biết gì hết làm sao tôi có thể hình dung ra được cái cấu trúc của một chiếc máy bay. Làm sao tôi hình dung ra được sự hiện hữu của chiếc máy bay trên cuộc đời này. Thế là tôi phán rằng không có một phương tiện nào có thể bay lên trời được hết. Mà nhất là nó nặng mấy trăm tấn lận. Nó nặng tới mấy trăm tấn. Trong khi một cục đất nó nặng chừng khoảng 100 gram thì nó không cách nào bay lên trời được. Mình cầm mình liệng thì được chứ nó bay suốt mấy tiếng đồng hồ thì không thể nào. Còn bây giờ một cái khối kim loại mấy trăm tấn mà nó bay lên trời suốt cả 10, 15, 20 tiếng đồng hồ thì tôi hỏi quý vị chứ nếu mà lấy cái não trạng của một người không biết chữ thì quý vị hiểu bằng cách nào đây? Mà nếu mình dựa vào cái biết của mình để phán đoán rằng: tôi tuyệt đối phủ nhận bất cứ cái gì tôi không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được thì đó là cách nói quá nguy hiểm. Vậy mà có, có đó. Đừng có nói người ta ngu mà rồi không có, có cái đó thiệt. Chứng minh là người ta đã nhân danh khoa học, nhân danh tri thức, nhân danh thái độ của một người tiến bộ người ta đã phủ nhận sự có mặt của thứ mà bản thân họ không cách nào hiểu được, không thể nào chứng minh được. Thí dụ như kiếp trước kiếp sau, luân hồi báo ứng, sự chứng đắc của các bậc thánh nhân và cuối cùng là cứu cánh niết bàn. Đây là những cái mà không thể nào chứng minh một cách điển hình cụ thể rõ ràng để mà có thể sờ đụng được. Đây, khi mà họ không chứng minh được họ bèn phán một câu xanh lè đó là: "Không có. Cái gì tôi không thấy, không tin, không chứng minh được thì cái ấy không có thật." Cái đó gọi là natthikadiṭthi nhé.

Thì 3 cái này được gọi là niyatadiṭthi, là tà kiến cố định. Mắc vào ba cái này chỉ có trời cứu.

9XNUIzi.jpeg
 
Được rồi ..đảo 1 tí..có pháp nào diệt sân ,si để lại tham không ?
NGAY TRONG THUỞ CÒN PHÀM PHU, CHÚNG TA CÓ NHẬN DIỆN ĐƯỢC PHIỀN NÃO CỦA MÌNH HAY KHÔNG ?

Trong room quí vị cần nghe kỹ chỗ này :

Tất cả phàm phu ai cũng sân si, kiêu căng một bụng, nhưng trong đám phàm phu ấy có một người học đạo biết đạo, họ có khả năng nhận diện, đây là một chuyện rất lớn.

Khi nào chứng thánh thì trừ được phiền não, trong đó có sân hận và kiêu mạn đó là đương nhiên. Nhưng ngay trong thuở còn phàm phu, chúng ta khác nhau một điểm là có khả năng nhận diện được phiền não của mình hay không ? Đây là chuyện quan trọng nhất.

Ngay trong Tứ Niệm Xứ, hành giả buổi đầu mình phải tựa nương vào các niệm xứ ví dụ như : Đi biết đi? thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào, nhưng dầu niệm Thân -Thọ -Tâm -Pháp rốt ráo, cuối cùng chúng ta cũng phải có khả năng nhận diện cái gì nó đang diễn ra.

Và tôi nhắc lại trong Tứ Niệm Xứ không có chuyện kiếm tìm, mong đợi, xua đuổi hay tống khứ bất cứ cái gì (thiện ác buồn vui), mà nội dung tinh thần lý tưởng rốt ráo của Tứ Niệm Xứ là nhận diện. Nhận diện đây là thiện, ác, chỉ nhận diện, chỉ nhìn thôi, nhận diện nó đang mất đi và nó vừa mất.


Khi nhận diện được thiện ác, coi như chúng ta đi được nửa đường, khi thấy được tánh sanh diệt thì chúng ta có thể đi đến chỗ rốt ráo của việc tu chứng. Bởi vì chứng thánh là gì ?

Là thấy được bốn Đế, mà Đế đầu tiên là Khổ Đế, nội dung rốt ráo của Khổ Đế là tánh sanh diệt. Tập Đế là niềm đam mê trong những thứ sanh diệt, trong bất cứ cái gì nó còn sanh diệt.

Nói như vậy ngay Bát Thánh Đạo, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy trong tâm của mình nó được gọi là Đạo Đế trong ý nghĩa, trong vai trò nó dẫn đưa mình đến cứu cánh giải thoát, trong trường hợp đó nó được gọi là Đạo Đế, nhưng bản thân Bát Thánh Đạo cũng là Khổ Đế bởi vì nó còn nằm trong vòng sanh diệt. Thí dụ như Chánh Kiến là trí tuệ, mà trí tuệ nó là tâm Sở nó đi cùng với tâm Thức, không bao giờ tâm Thức đi một mình, nó luôn luôn đi cùng với tâm Sở. Quí vị có thể ngạc nhiên tâm Thức hồi nào tới giờ chưa nghe, đây là chữ của tôi dùng dịch thế cho tâm Vương.

Chữ Nhận Diện ở đây có nghĩa là bước đầu mình nhận diện được đây là thiện, ác, buồn, vui, bước hai chỉ có thấy tánh sanh diệt, từ chỗ này mình mới thấy được bốn Đế.Thấy được bốn Đế là sao ?

-Khổ Đế là những gì đang sanh diệt
-Tập Đế là niềm đam mê trong sự sanh diệt đó
-Diệt Đế là sự vắng mặt của niềm đam mê ấy
-Đạo Đế là sống và hành động bằng ba nhận thức vừa kể.
 
NGAY TRONG THUỞ CÒN PHÀM PHU, CHÚNG TA CÓ NHẬN DIỆN ĐƯỢC PHIỀN NÃO CỦA MÌNH HAY KHÔNG ?

Trong room quí vị cần nghe kỹ chỗ này :

Tất cả phàm phu ai cũng sân si, kiêu căng một bụng, nhưng trong đám phàm phu ấy có một người học đạo biết đạo, họ có khả năng nhận diện, đây là một chuyện rất lớn.

Khi nào chứng thánh thì trừ được phiền não, trong đó có sân hận và kiêu mạn đó là đương nhiên. Nhưng ngay trong thuở còn phàm phu, chúng ta khác nhau một điểm là có khả năng nhận diện được phiền não của mình hay không ? Đây là chuyện quan trọng nhất.

Ngay trong Tứ Niệm Xứ, hành giả buổi đầu mình phải tựa nương vào các niệm xứ ví dụ như : Đi biết đi? thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào, nhưng dầu niệm Thân -Thọ -Tâm -Pháp rốt ráo, cuối cùng chúng ta cũng phải có khả năng nhận diện cái gì nó đang diễn ra.

Và tôi nhắc lại trong Tứ Niệm Xứ không có chuyện kiếm tìm, mong đợi, xua đuổi hay tống khứ bất cứ cái gì (thiện ác buồn vui), mà nội dung tinh thần lý tưởng rốt ráo của Tứ Niệm Xứ là nhận diện. Nhận diện đây là thiện, ác, chỉ nhận diện, chỉ nhìn thôi, nhận diện nó đang mất đi và nó vừa mất.


Khi nhận diện được thiện ác, coi như chúng ta đi được nửa đường, khi thấy được tánh sanh diệt thì chúng ta có thể đi đến chỗ rốt ráo của việc tu chứng. Bởi vì chứng thánh là gì ?

Là thấy được bốn Đế, mà Đế đầu tiên là Khổ Đế, nội dung rốt ráo của Khổ Đế là tánh sanh diệt. Tập Đế là niềm đam mê trong những thứ sanh diệt, trong bất cứ cái gì nó còn sanh diệt.

Nói như vậy ngay Bát Thánh Đạo, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy trong tâm của mình nó được gọi là Đạo Đế trong ý nghĩa, trong vai trò nó dẫn đưa mình đến cứu cánh giải thoát, trong trường hợp đó nó được gọi là Đạo Đế, nhưng bản thân Bát Thánh Đạo cũng là Khổ Đế bởi vì nó còn nằm trong vòng sanh diệt. Thí dụ như Chánh Kiến là trí tuệ, mà trí tuệ nó là tâm Sở nó đi cùng với tâm Thức, không bao giờ tâm Thức đi một mình, nó luôn luôn đi cùng với tâm Sở. Quí vị có thể ngạc nhiên tâm Thức hồi nào tới giờ chưa nghe, đây là chữ của tôi dùng dịch thế cho tâm Vương.

Chữ Nhận Diện ở đây có nghĩa là bước đầu mình nhận diện được đây là thiện, ác, buồn, vui, bước hai chỉ có thấy tánh sanh diệt, từ chỗ này mình mới thấy được bốn Đế.Thấy được bốn Đế là sao ?

-Khổ Đế là những gì đang sanh diệt
-Tập Đế là niềm đam mê trong sự sanh diệt đó
-Diệt Đế là sự vắng mặt của niềm đam mê ấy
-Đạo Đế là sống và hành động bằng ba nhận thức vừa kể.
Vậy là chỉ cần thông hiểu tứ niệm xứ,Tứ diệu Đế là diệt sân si đúng không? Vậy Tứ Niệm xứ và Tứ diệu đế thực hành thế nào
 
Vậy là chỉ cần thông hiểu tứ niệm xứ,Tứ diệu Đế là diệt sân si đúng không? Vậy Tứ Niệm xứ và Tứ diệu đế thực hành thế nào

https://xamvn.icu/r/thien-vipassana-tu-niem-xu.746767/

https://xamvn.icu/r/tu-dieu-de-tu-thanh-de-4-su-that-cao-quy.745555/
 
Top