Phật, Chúa, Lão, là những bậc có trí tuệ siêu việt

Phật chủ trương vô thần, và đạo Phật không phải là một tôn giáo* tức là không có một đấng thần linh toàn năng nào có thể ban thưởng, trừng phạt ta, cũng không có ai đủ khả năng làm ta hạnh phúc hay khổ đau ngoài chính ta cả, kể cả Phật, chính Ngài cũng không thể và Ngài đã nhắc đi nhắc lại điều đó rất nhiều, rằng ngài chỉ là người chỉ đường còn chúng ta phải tự đi. Rất sốc đúng không, trước nay mọi người vẫn nghĩ Phật giống như một vị thần nhưng thực thụ ngài lại là một người bình thường, Ngài đã từng công nhận ngài là một người bình thường với một tín chúng khi người ấy hỏi ngài có phải thần linh hay không?
*Tôn Giáo: Định nghĩa tôn giáo tức là tin vào một đấng sáng lập, hay có một vị thần hoặc nhóm vị thần ban thưởng trừng phạt.

Tại sao lại có sự hiểu lầm này? Ví dụ như khi ta thương một cô gái, thì ta cho rằng cô gái ấy đẹp nhất trên đời, dễ thương nhất trên đời, không một cô gái nào so sánh bằng, đôi lúc thần thánh hóa cô ấy lên cả về mặt hình thức lẫn tính cách của cô gái cho dù đối với người khác cô ấy rất... bình thường . Điều này cũng đã xảy đến với Phật, đệ tử các đời về sau kính trọng ngài lắm, rất thương Ngài, khi nói về Phật thì họ luôn cho rằng Phật rất là cao siêu, cái gì liên quan tới Phật cũng là Vô thượng đẳng cả, họ không tin rằng Phật chẳng lẽ chỉ là con người cao một thước mấy thôi hay sao và vị vậy họ thần thánh hóa ngài lên nhưng không ngờ đây lại là sự tai hại cực kì lớn để lại hậu quả tới bây giờ. Trở thành một trong hai sự hiểu lầm tai hại nhất trong lịch sử Đạo Phật, tao sẽ không nói tới hiểu lầm thứ nhất vì ta phải tu tập thâm sâu mới hiểu được vấn đề này, còn hiểu lầm kinh điển thứ hai đó chính là cho rằng Phật là một vị Thần.

Nhưng thực chất ngài là một người bình thường, Ngài chỉ khác chúng ta là Ngài đã tu tập đạt tới quả vị Giác Ngộ (Boddhi-Tỉnh thức), trong sự sinh hoạt thì ngài cũng giống như một người bình thường khi thiền ngài cũng ngồi tọa cụ, ngài cũng ăn, cũng uống, và chính ngài cũng đã công nhận điều này rằng ngài là một người bình thường và bất kì ai cũng có thể đạt được tới quả vị ấy thông qua thực tập Tỉnh Thức, sau khi thực tập nhuần nhuyễn và thành công thì cũng được gọi là Người Tỉnh Thức hay chúng ta gọi là Bụt là Phật vậy. (Có một câu chuyện trích ra về sự tu hành của ngài trước khi ngài giác ngộ rất vui, khi ngài tu khổ hạnh thấy không còn phù hợp nữa thì ngài đi ra bờ sông tắm rửa để chuẩn bị vào làng khất thực, nhưng ngài mệt và yếu quá nên ngài lả đi, sau đó có một cô bé tới thấy ngài thì tưởng là thần núi nên cúng dường sữa cho ngài, sau khi uống hụm đầu tiên tỉnh sức thì câu đầu tiên ngài nói với cô bé là.... Cho ta xin hụm nữa )

Một sự vô lý nữa chính vì chủ trương của Phật là Tánh Không (vạn vật không có tự tính mình cái này tao sẽ giải thích sau), Vô Thường, Vô Ngã, cho nên sẽ thật vô lý nếu có một vị thần nào giống như chúng ta mường tượng, một đấng tạo hóa, một ai đó trừng phạt hay ban thưởng cho ta. Phật nói rằng thế gian này là Vô Thường, tất cả đều vô thường, mọi thứ luôn biến chuyển trong từng sát-na(có thể còn ít hơn cả 1/1000 giây) vậy nên nếu có vị nào tồn tại mãi mãi dưới một hình thức thì như thế thì đã trái ngược với tinh thần của Phật rồi, vậy nên thần linh trong đạo Phật là sự hiểu lầm tai hại của chúng ta mà thôi. Và nếu như, nếu như thật kì lạ, thật trống trái với cả Khoa Học lẫn những gì mà Phật dạy chúng ta thông qua kinh điển, rằng có một Đấng Tạo Hóa nào đó tồn tại thì Đấng tạo hóa đó cũng sẽ phải.... Chết và luân hồi. Nếu Ngài là một thực thể có tồn tại có hiện diện thì ngài cũng phải nương nhờ vào cái thế gian này để mà biểu hiện (không thì ngài ở đâu) và chính vì nương nhờ vào nó nên ngài cũng sẽ cùng với nó mà tan hoại rồi luân hồi. Như bông hoa, nếu ta cứ ví dụ một cái ví dụ rất vô lý rằng nó tự nhiên mà có, không cần một ngoại duyên nào hộ trợ thì nắng, mưa, ôxi hóa, yếu tố bên ngoài cũng sẽ làm nó tan hoại trước khi nó tự tan hoại. (Ai tư duy logic sẽ thấy, đây hoàn toàn dựa vào khoa học mà nói chứ không phải luận cứ riêng của tao đâu nên rất khách quan). Còn nếu như theo những người phản biện rằng Đấng Tạo Hóa, thần linh là thuộc phạm trù Vô Vi (Không hiện hữu) thì lấy gì Ngài có thể biến ra chúng ta, như là từ không có gì mà biến ra có gì chẳng hạn, rất vô lý. (Mọi thứ được hiện diện nhờ các duyên hợp lại với nhau mà thành, ví dụ như bông hoa nó phải có hạt giống, có nắng, có mưa, có đất thì mới có bông hoa, ngoài thứ đó bông hoa không bao giờ có thể tự biểu hiện, và đây cũng là Không Có Tự Tánh - cái Không của Phật giáo Bắc Tông (dựa trên Vô thường và vô ngã)

Kết lại Thần Linh, một vị Phật có quyền năng ban thưởng và trừng phạt là hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Phật - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta. Mặc dù trong Mật Tông (Một tông phái của đạo Phật phát triển) có nói tới sự gia trì của chư Phật chư Bồ Tát và chư thiên nhưng nó hoàn toàn khác với sự ban thưởng và trừng phạt như ta nghĩ, gia trì này là do ta cả, từ tâm ta mà ra cả. Ví dụ như khi chúng ta tu tập theo Đức Quan Thế Âm (vị bồ tát biểu trưng cho lòng từ bi), tu đúng pháp thì bằng sự hiểu biết của ta về ngài, một cách rất tự nhiên thì các chủng tử từ bi của ta được phát triển và các hạt giống ấy sẽ tạo ra các nhân lành để hướng ta tới quả tốt. Các ngài rất từ bi và nếu như có thể thì không còn một sự khổ đau này xót lại trên đời, các ngài không làm được, chúng ta phải cố gắng lên thôi. Các vị Bồ Tát và Phật là sau này người ta thêm vào để lôi quấn tín đồ, thực ra chỉ là các hình ảnh tượng trưng mà thôi. @dungdamchemnhau
T chỉ góp ý như này, định nghĩa về tôn giáo m nêu ra không đúng lắm. Tôn giáo là một trong ba kiểu trật tự tưởng tượng mà con người tạo ra bên cạnh chính trị và tiền. Vậy nên phật giáo hoàn toàn có thể được sếp vào hàng một tôn giáo, cụ thể là một tôn giáo điển hình tuân theo quy luật tự nhiên ( không phải độc thần hay đa thần giáo). Quy luật tự nhiên xuyên suốt của đạo phật có thể đúc kết ngắn gọn: “Đau khổ phát sinh từ tham ái, muốn không có đau khổ thì chỉ có cách loại bỏ tham ai, muốn loại bỏ tham ai thì chỉ có cách huân tập tâm trí”
 
Sửa lần cuối:
T chỉ góp ý như này, định nghĩa về tôn giáo m nêu ra không đúng lắm. Tôn giáo là một trong ba kiểu trật tự tưởng tượng mà con người tạo ra bên cạnh chính trị và tiền. Vậy lên phật giáo hoàn toàn có thể được sếp vào hàng một tôn giáo, cụ thể là một tôn giáo điển hình tuân theo quy luật tự nhiên ( không phải độc thần hay đa thần giáo). Quy luật tự nhiên xuyên suốt của đạo phật có thể đúc kết ngắn gọn: “Đau khổ phát sinh từ tham ái, muốn không có đau khổ thì chỉ có cách loại bỏ tham ai, muốn loại bỏ tham ai thì chỉ có cách huân tập tâm trí”
Định nghĩa tôn giáo theo wikipedia :

Tôn giáo hay đạo (chữ Hán: 宗教, tiếng Latinh: religio, ) là hình thái ý thức xã hộidựa trên sự tin tưởng và sùng bái các yếu tố siêu nhiên (thần linh, thiên chúa, ...) mà ở đó các yếu tố siêu nhiên được cho rằng quyết định nên số phận hay tương lai của con người, hoặc được lấy làm cơ sở để đặt nền tảng cho cuộc sống. Tôn giáo thường được cấu thành bởi một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo.[1]

Mày thấy hợp lí ko với định nghĩa này
 
M giác ngộ chưa??
t ko biết, do t chưa hiểu cái từ giác ngộ bọn m tạo ra là ám chỉ cho sự khởi đầu cho sự nhận thức hay là kết quả của sau khi nhận thức hết tất cả, t hiện giờ chỉ đang bắt đầu nhìn mọi sự việc sự vật qua bản chất của mọi thứ cũng như là sự liên kết qua lại giữa mọi thứ với nhau
 
@saigonvip định nghĩa vô thần của mày là do bọn có đức tin gán cho. Vô thần (atheism) bno ko có niềm tin, đơn giản là từ chối tin vào các vị thần của các tôn giáo do ko đủ bằng chứng.
 
@algernon vào đê vào đê :)))
bản thân giáo lý của Đức Thế Tôn -Phật Thích Ca Mâu Ni qua mồm các con giời đã thay đổi hoàn toàn vì giáo lý đúng nhưng nhìn filter "mắt- tai - mũi- lưỡi". Nên lời qua mồm thằng khác bảo đúng thì đéo nhưng sai thì không - chỉ mang tính chất tham khảo, kể cả Đại Thừa hay Tiểu Thừa =))
 
Định nghĩa tôn giáo theo wikipedia :

Tôn giáo hay đạo (chữ Hán: 宗教, tiếng Latinh: religio, ) là hình thái ý thức xã hộidựa trên sự tin tưởng và sùng bái các yếu tố siêu nhiên (thần linh, thiên chúa, ...) mà ở đó các yếu tố siêu nhiên được cho rằng quyết định nên số phận hay tương lai của con người, hoặc được lấy làm cơ sở để đặt nền tảng cho cuộc sống. Tôn giáo thường được cấu thành bởi một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo.[1]

Mày thấy hợp lí ko với định nghĩa này
Về cơ bản t nghĩ nó vẫn khớp với khái niệm trật tự tưởng tượng (cấu thành chính và phát triển dựa trên cơ sở niềm tin của số đông)
 
Về cơ bản t nghĩ nó vẫn khớp với khái niệm trật tự tưởng tượng (cấu thành chính và phát triển dựa trên cơ sở niềm tin của số đông)
PGNT chủ trương là “đến để mà thấy” , “được người trí giác hiểu” chứ không có vụ đức tin 100%
 
Thầy đừng có nhớ tui, đêm không ngủ được nha
Tại sao ai cũng đòi giải cứu Diễm My?
saostar-vn02bk1mk76esao2.png
 
Những câu nói các vị tuy giản đơn, nhưng qua hàng nghìn năm vẫn khiến ngta phải suy ngẫm.
"Quá khứ ảo ảnh, tương lai ảo ảnh, chỉ giây phút này là chân thật."
Tụi m phải hiểu thời đó đói khổ, mông muội, mê loạn. Chiến tranh liên miên, ranh giới con người và con thú rất mong manh.
Nhưng các vị đã ngộ ra, khi tuổi đời còn rất trẻ. Tầm 13 14 tuổi, Jesus trong đền, luận bàn với các học giả, rồi khi cha mẹ tới đón, đã tự nhận mình là con Chúa Cha.
"Con người sống không chỉ nhờ cơm bánh."
Nhiệm vụ của ta trên đời méo phải cày cuốc để r chết cùng số dư ngân hàng lớn. Nhiệm vụ của ta là sống có niềm tin, để tận hưởng thế giới.
Sinh thời Jesus, Phật bị bài xích ghê gớm. Có đệ tử đấy, nhưng dân chúng vô cùng hoài nghi. Jesus bị thử lòng rất nhiều, Phật cũng bị gài rất nhiều. Trí tuệ thế gian là vậy. Sống trong trại tâm thần khổng lồ, nếu m tỉnh táo, nếu m k biết giả điên, m sẽ bị lũ điên đánh chết.
Ngày nay dù thặng dư xã hội cao, nhưng vẫn vô số người sống trong cảnh địa ngục. Phật nói đơn giản: "Gió không động, cờ không động, chỉ tâm người lay động." Tức sướng khổ tại tâm.
Đời người như 1 trò Game, k có nút reset. Phật, Chúa, Lão viết ra bản hack game r. Chỉ cần tụi m muốn tải về, chấp nhận rủi ro, thì sẽ hưởng thành quả.
Mô Phật.

Không truy tìm quá khứ, không vọng tưởng tương lai, an trú trong hiện tại.
 
@saigonvip định nghĩa vô thần của mày là do bọn có đức tin gán cho. Vô thần (atheism) bno ko có niềm tin, đơn giản là từ chối tin vào các vị thần của các tôn giáo do ko đủ bằng chứng.
Đức Tin nó chỉ đơn thuần là niềm tin thuần tuý.

Còn Chánh Tín trong PG thì khác nhé.
Phải cân bằng giữa Tín và Trí
 
bản thân giáo lý của Đức Thế Tôn -Phật Thích Ca Mâu Ni qua mồm các con giời đã thay đổi hoàn toàn vì giáo lý đúng nhưng nhìn filter "mắt- tai - mũi- lưỡi". Nên lời qua mồm thằng khác bảo đúng thì đéo nhưng sai thì không - chỉ mang tính chất tham khảo, kể cả Đại Thừa hay Tiểu Thừa =))
Chuẩn luôn. Trên này toàn thợ đọc kinh, thợ tu :)))) thằng nào thì tự thằng đấy biết.
 
Chuẩn luôn. Trên này toàn thợ đọc kinh, thợ tu :)))) thằng nào thì tự thằng đấy biết.
Cá nhân tao nghĩ, nếu muốn tin 1 cái gì đó; ít nhất nên đi tìm bằng chứng xác thực...
còn không thì cũng nên tìm hiểu nhiều thứ khác nhau, so sánh;
chứ chỉ chăm chăm 1 cái không, thì với tao đó là phiến diện
 
Người vô thần: @Olineasdf , @dungdamchemnhau

Ở đây nói rằng người vô thần không phải là sự chỉ trích hay phản bác gì, những người vô thần họ thật sự là biểu trưng cho một xã hội khoa học phát triển, một xã hội mà con người luôn cần những dẫn chứng đàng hoàng chứ không phải chỉ biết ngồi đó và đặt niềm tin vô cớ, tao rất thích những người vô thần như thế này và cũng chính nhờ họ có rất nhiều điều được làm sáng tỏ cho chúng ta hôm nay và họ là những người đáng hoan nghênh.

Người vô thần thường chia ra làm hai dạng người, dạng người thứ nhất như trên tao đề cập là những người có cái nhìn cấp tiến hơn thật sự và họ là những người đáng tôn trọng, dạng người thứ hai thuộc dạng bảo thủ và chỉ để cố tỏ ra mình hiện đại và khoa học hơn mà thôi chứ thực chất họ không hiểu biết gì cả và họ cũng rất... Mê tín đấy (tao sẽ giải thích sau), dạng người thứ hai này thật ra lại rất tội nghiệp, giờ chúng ta phân tích chút nhé.

Niềm tin khoa học, "tôn giáo" của người vô thần:

Chúng ta tưởng rằng chỉ có chúng ta Tin thôi? Thật ra không phải thế mà những người vô thần họ cũng có niềm tin và tôn thờ niềm tin ấy như chúng ta đối với Phật với Chúa vậy, niềm tin của họ cũng rất thiêng liêng vì thế chúng ta không nên bác bỏ, niềm tin vào khoa học, điều còn thiếu xót của một số tôn giáo. Chỉ riêng có dạng người vô thần thứ hai mà tao sẽ nói tới, họ lại rất "cuồng tín" với "tôn giáo" của họ, như tao đã nói dạng người này thì gần như không có hiểu biết gì nhiều họ vô thần đơn giản vì họ muốn tỏ ra mình là dạng người đầu tiên mà thôi, họ không có nhiều kiến thức nào về cả khoa học lẫn tôn giáo, hoặc có một chút kiến thức về khoa học nhưng lại luôn muốn chứng tỏ mình một cách thái quá, chính vì sự thiếu hiểu biết này mà dẫn đến việc họ khá là mê tín (tin mà không biết mình tin cái gì) và cuồng tín (thái quá) trong niềm tin vô thần của mình, đôi lúc họ tỏ ra rất gắt gao với tôn giáo và họ là những người rất thiệt thòi, họ luôn sống trong tâm địa của người khác và chưa bao giờ được làm chính mình, họ thiệt thòi ở chỗ chẳng được gì cả ngoài việc luôn cảm thấy có dằm trong mắt mỗi khi nghe tới hai chữ "Tôn giáo".

Tôn giáo, hoàn cảnh ra đời và tại sao chúng ta nên có một Tôn giáo hay chỉ đơn giản là một chuẩn mực đạo đức cho mình:

Giờ chúng ta phải hiểu được hoàn cảnh ra đời của một Tôn Giáo (đẹp nổi bật như Đạo Chúa hay Đạo Phật) và những người mang trong mình một niềm tin Tôn giáo trước. Đạo Phật ra đời trong một bối cảnh khi con người bị phân chia ra làm nhiều giai cấp, giai cấp hạ tiện bị đối xử tệ bạc vì những quan niệm mê tín sai lầm rất vô lý mà cho tới ngày nay nó vẫn còn xót lại ở đất nước Ấn Độ, sẽ thế nào nếu chúng ta sinh ra làm một người hạ tiện, có lẽ chắc chắn sẽ rất đau khổ vì sự phân biệt giai cấp rất hà khắc, người vào thời kỳ này họ luôn mong muốn đi tìm kiếm thứ gì đó để vượt thoát khỏi những khó khăn và nỗi khổ thế nên vào thời của Phật thì có rất nhiều tôn giáo được khai sinh, trước khi Phật bắt đầu thuyết pháp thì đã có vô vàn các triết thuyết và tôn giáo xuất hiện tại Ấn Độ mỗi người tu hành theo một kiểu không ai giống ai nhưng tất cả đều cùng chung một khát khao đó chính là tìm ra sự giải thoát. Có người tu theo phái lõa thể, người thì tu khổ hạnh vì tin rằng nỗi khổ về thân sẽ giúp họ vượt thoát các nỗi khổ khác, người tu thờ thần lửa vì quan niệm rất dễ thương, lửa bay lên trời, và vì vậy họ nghĩ rằng những ngọn lửa giúp họ trở về với thiên giới... Nhưng tất cả đều không đưa tới sự hạnh phúc và giải thoát như mong muốn, mọi hi vọng thật sự rất mơ hồ và dị đoan chỉ cho tới khi Phật ra đời, Phật là biểu trưng cho một con người hiện đại, một con người vô thần và một xã hội tự do bình đẳng bác ái không chỉ bằng lý thuyết mà cả cuộc đời ngài đã chứng minh điều đó.

Phật đã đập tan hết tất cả rào cản xã hội khi công bố rằng "Tất cả mọi người đều công bằng, máu ai cũng đỏ, nước mắt ai cũng mặn, không ai có gì đặc biệt hơn ai cả" và ngài bẻ tan đi vô số các tà kiến của những nhà triết thuyết thời bấy giờ điển hình nhất phải nói đó là ngài KHẲNG ĐỊNH không có một vị thần linh nào có đủ khả năng khiến mình hạnh phúc hay đau khổ ngoài chính mình, hạnh phúc của mình là hoàn toàn nằm trong tay mình.

Ở đây ta nhận ra rằng khi con người ta tuyệt vọng thì họ luôn đặt một niềm tin về tôn giáo hay chuẩn mực đạo đức nào đó để đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn, tao không tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của Đạo Cơ Đốc như nào nhưng tao tin chắc rằng đó cũng là một nơi nương tựa đẹp và hướng người ta tới những sự giải thoát về mặt đạo đức khiến cuộc sống của họ tươi đẹp hơn.

Điều này rất rõ ở việc Tôn giáo luôn phát triện mạnh và rực rỡ nhất sau một thời kì khủng hoảng tinh thần hoặc đau khổ. Với Phật Giáo thì như trên tao đã nói, còn với đạo Thiên Chúa tao không nhớ đã được đọc ở đâu đã ghi lại những dẫn chứng và các mốc thời gian rất rõ ràng (ai có thể xin tìm và đăng lên đây cho mọi người cùng đọc nhé), chỉ biết rằng sau sau Cái Chết Đen càn quét Châu Âu thì người ta bắt đầu có một niềm tin tâm linh mãnh liệt và bắt đầu thời kì Phục Hưng cực kì nổi tiếng trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, các tác phẩm này thể hiện rất rõ sự mộ đạo của họ, khoa học và tôn giáo luôn đi đôi và bù đắp cho nhau, khi tôn giáo quá lạc lối thì khoa học sẽ lên ngôi, khi những vấn đề tinh thần và tâm lý trở nên khủng hoảng mà khoa học không thể nào giải quyết thì tôn giáo sẽ lại phát triển và điều này đã được lặp đi lặp lại trong lịch sử không biết bao nhiêu lần rồi, nhưng mong rằng vào thời đại này, một thời đại Khoa học phát triển một cách vượt bậc sẽ có sự giao thoa giữa cả khoa học lẫn tôn giáo, khiến nó trở thành một và giúp đời sống của con người luôn phát triển cả về hai mặt mà không gặp phải trở ngại. Khi mà những vấn đề vật chất khoa học bây giờ không thể nào giải quyết được những rối loạn tâm lý thì tôn giáo lại có thể xoa dịu nó một cách dễ dàng, đây cũng là một sự đánh đổi khi khoa học đã quá cao ngạo và vội vàng, khi một số người chỉ thích chứng minh và bác bỏ mà không nghĩ đến hậu quả thì càng ngày càng có nhiều người trẻ sống xa rời đạo đức căn bản, ở phương Tây có rất nhiều người gặp phải vấn đề tâm lý dẫn đến những vụ thảm sát kinh hoàng, ở các nước phát triển như Nhật Bản và Hàn Quốc thì tỷ lệ tự tử càng ngày càng tăng cao vì không giải quyết được mâu thuẫn nội tâm, ở nước ta mặc dù không còn sự đói kém nhưng vấn đề đạo đức của giới trẻ càng ngày càng xa rời và điên đảo, đây là một thực tế đáng buồn. Niềm tin vào một chuẩn mực đạo đức luôn luôn khiến xã hội bình ổn, dù đó là niềm tin vào Chúa thì Chúa cũng sẽ biến cuộc sống của tụi bây dễ thở hơn, còn không nếu tụi bây là một người chủ trương vô thần thì tụi bây có thể tìm hiểu về Phật Giáo, Phật Giáo cũng chủ trương vô thần như tụi bây và có các hướng dẫn rõ ràng khi đối mặt với cuộc sống dành cho tụi bây.

(Quá độc ác thì quán tâm bi mẫn thương xót, thấu hiểu, hiểu được nỗi đau khổ thì sẽ tự nhiên thương xót không cần chút gượng ép nào. Quá ghen ghét hay cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống thì tu tâm Hỷ, luôn luôn vui vẻ, vui vẻ bởi vì tìm ra được những khía cảnh hạnh phúc chứ không phải một dạng tự kỉ ám thị...Rất nhiều, bất kì tụi bây gặp phải vấn đề gì thì Phật cũng có các phương pháp giúp tụi bây thoát khỏi... Còn nếu quá lười biếng, tụi bây chỉ cần tin vào Chúa hoặc Phật rồi cầu nguyện mà thôi, việc này cũng dẫn đến việc tâm tính tụi bây thay đổi trong một thời gian ngắn góp phần... Hòa bình cho thế giới )

Có một nhà khoa học gia nổi tiếng nào đó mà xin lỗi tao cũng không nhớ tên đã nói thế này
"Thời kỳ nổi bật nhất trong lịch sử nhân loại đó là khi Khoa học phương tây tiếp cận với Phật giáo"

(Tao không bao giờ ủng hộ những tôn giáo liên quan tới sự mê tín di đoan, bói toán, hiến tế hay những tôn giáo không có chút đạo đức nào, những tôn giáo này cẩn phải biến mất hoặc làm cho suy yếu bởi sự phát triển của Khoa học và những người vô thần cũng như Phật tử hay con Chiên... Thứ nhất là họ lợi dụng lòng tin để trục lợi, thứ hai là cuồng tín và mơ hồ thứ ba là những tôn giáo phục vụ mục đích chính trị, những điều này khiến cho tôn giáo đó không có phẩm chất và không đáng tin, niềm tin mà giúp chúng ta hoàn thiện đạo đức.)

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].

"Nếu có một tôn giáo nào thích nghi được với những nhu cầu khoa học tân tiến thì đó là Phật Giáo." (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).[Albert Einstein]

Thoạt nhiên tụi bây nghĩ rằng tao đang chuyền đạo nhưng không phải thế đâu, tao chỉ đua ra những lợi ích về đời sống tinh thần mà tôn giáo có thể mang lại cho tụi bây mà thôi, mỗi khi tụi bây thấy thất vọng và có các vấn đề trong cuộc sống mà quá bế tắc không thể giải quyết nổi thì tụi bây thử tìm hiểu về tôn giáo xem sao, đạo Phật hay đạo Chúa cũng được. Còn nếu như tụi bây cảm thấy cần một thứ gì đó khoa học và có thể kiểm chứng thì lơi khuyên của riêng tao là Phật giáo, đây là lời khuyên của riêng tao thôi nhé, chúc tụi bây có một cuộc sống thoải mái về tinh thần lẫn vật chất.🙏🙏🙏
Mày thần tượng hóa Đức Phật quá rồi. Đạo Phật không ra đời vì nỗi khổ giai cấp, vì người tạo ra đạo Phật cũng như những người đệ tử đầu tiên của đạo Phật đều có xuất thân là tầng lớp thượng lưu, sau khi họ đi tu thì họ không còn bị khái niệm tầng lớp chi phối nữa, văn hóa Ấn Độ thời đó khác bây giờ. Đức Phật tìm thấy đạo Phật vì những con đường khác mà Ngài đã tiếp cận không có cách nào đưa Ngài đến đích đến mà ngài mong muốn, cõi bất tử, sự giải thoát khỏi sinh lão. Sau khi đạt được giải thoát Đức Phật chỉ chia sẽ và dạy cho những người có rất ít bụi trong mắt, giáo pháp để lại cũng hướng đến những người có ít bụi trong mắt chứ không hướng đến tất cả mọi người.
PS: Đạo Phật vô thần theo nghĩa không thật sự có một vị thần hay ngã tự tồn tại và là khởi nguồn của vạn vật.
 
Cá nhân tao nghĩ, nếu muốn tin 1 cái gì đó; ít nhất nên đi tìm bằng chứng xác thực...
còn không thì cũng nên tìm hiểu nhiều thứ khác nhau, so sánh;
chứ chỉ chăm chăm 1 cái không, thì với tao đó là phiến diện
Mày nói ko sai đâu. Nhưng cũng ko đúng. Tin hay Đức Tin ko phải 1 sớm 1 chiều mà hình thành, nó đc huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp mà nên. Đức Phật xưa đã tu tập trc đó rất lâu, nhưng đến kiếp vô Niết Bàn, vẫn phải tự mình tìm tòi, dõ dẫm các kiểu thể loại... k thấy ko thể biết.
... hôm qua t đi du lịch, chợt có vào 1 hang động bé bé, nhưng k gian trong đó im phăng phắc , k 1 tiếng động. T thử thiền định 1 lúc, rồi chợt thấy và hiểu ra, tại sao mấy cao tăng lại phải chui vào hang cốc thể thực hành.
hơi khó tả cảm nhận trạng thái bằng ngôn từ nhưng rất dễ nhập định
 
Mày thần tượng hóa Đức Phật quá rồi. Đạo Phật không ra đời vì nỗi khổ giai cấp, vì người tạo ra đạo Phật cũng như những người đệ tử đầu tiên của đạo Phật đều có xuất thân là tầng lớp thượng lưu, sau khi họ đi tu thì họ không còn bị khái niệm tầng lớp chi phối nữa, văn hóa Ấn Độ thời đó khác bây giờ. Đức Phật tìm thấy đạo Phật vì những con đường khác mà Ngài đã tiếp cận không có cách nào đưa Ngài đến đích đến mà ngài mong muốn, cõi bất tử, sự giải thoát khỏi sinh lão. Sau khi đạt được giải thoát Đức Phật chỉ chia sẽ và dạy cho những người có rất ít bụi trong mắt, giáo pháp để lại cũng hướng đến những người có ít bụi trong mắt chứ không hướng đến tất cả mọi người.
PS: Đạo Phật vô thần theo nghĩa không thật sự có một vị thần hay ngã tự tồn tại và là khởi nguồn của vạn vật.
T đồng ý vs m. Giờ chúng nó đọc nhiều quá. Mà ít thực hành Pháp. Nhiều chữ trong đầu thì bao giờ mới buông đc chữ đây =)))))
 
Chuẩn luôn. Trên này toàn thợ đọc kinh, thợ tu :)))) thằng nào thì tự thằng đấy biết.
thời đại này thằng nào có căn cơ thì sẽ tự ngộ thôi. Chứ chông chờ cho người ngoài khó lắm. T đã phát nguyện đi theo Thiên Ma Tam Sát và xin được thọ ký rồi, cố gắng tu tăng trưởng tâm linh thôi. Hẹn cõi Phật lúc khác.
 
thời đại này thằng nào có căn cơ thì sẽ tự ngộ thôi. Chứ chông chờ cho người ngoài khó lắm. T đã phát nguyện đi theo Thiên Ma Tam Sát và xin được thọ ký rồi, cố gắng tu tăng trưởng tâm linh thôi. Hẹn cõi Phật lúc khác.
Chúc các hạ thượng lộ bình an. Mỗi chúng sanh đều có tâm nguyện ko giống nhau. Tại hạ cũng đã tìm thấy nguyện của mình. Ko về cõi Phật, ko về cõi Ma, tại hạ chỉ đi một mình và tự lực cánh sinh. Đi như nào, Đức Thế Tôn đã chỉ rõ. Cũng ko rõ tại sao mình lựa chọn con đường cô độc thế này. Chỉ biết và thấy trực giác mách bảo mày phải tiếp tục đi tiếp con đường xưa .
Nam mô Lạy Chúa Amen
 
Đức Tin nó chỉ đơn thuần là niềm tin thuần tuý.

Còn Chánh Tín trong PG thì khác nhé.
Phải cân bằng giữa Tín và Trí
Mày ko hiểu gì về đức tin và tăng trưởng đức tin rồi. Dùng từ Phải lại càng ko sai bét.
 
Top