Đạo lý Một vài tìm hiểu về Lão Tử Đạo Đức Kinh

Hôm nay nhân một ngày bình thường,

Tự thấy trong xàm có nhiều anh em chia sẻ kiến thức về đạo Phật, Đạo giải thoát, hôm nay cũng mạn phép được đăng tải một số kiến thức về Lão tử Đạo Đức kinh mong các xammers nào có hứng thú cùng nhau chia sẻ và bàn luận.

Thôi không dài dòng nữa chúng ta bắt đầu .

Chương 1:
Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh

Vô Danh thiên địa chi thuỷ
Hữu Danh vạn vật chi mẫu

Cố,
Thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu
Thường hữu dục, dĩ quan kỳ kiếu

Thử lưỡng giả đồng
Xuất nhi dị danh
Đồng vị chi huyền
Huyền chi hựu huyền
Chúng diệu chi môn

Bản dịch:
Đạo mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Đạo "thường"
Danh mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Danh "thường"

Không tên, là gốc của trời đất
Có tên, là mẹ của vạn vật

Bởi vậy,
Thường không tư dục, mới nhận được chỗ huyền diệu của đạo
Thường tư dục nên chỉ thấy chỗ chia lìa của đạo

Hai cái đó đồng với nhau
Cùng một gốc, tên khác nhau
Đồng, nên gọi Huyền
Huyền rồi lại Huyền
Đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong trời đất

Phân tích: 4 câu đầu

Đạo khả đạo phi thường đạo Đạo mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Đạo "thường"
Danh khả danh phi thường danh Danh mà ta có thể gọi tên được, không còn phải là Danh "thường"

Vô Danh thiên địa chi thuỷ Không tên, là gốc của trời đất
Hữu Danh vạn vật chi mẫu Có tên, là mẹ của vạn vật



Đạo là một danh từ được dùng một cách cưỡng chế để chỉ vào cái lẽ tuyệt đối, cái bản thể của Trời đất. Vì là một lẽ tuyệt đối nên không thể dùng đến một danh từ tương đối ( mang tính chất nhị nguyên ) để mà ám chỉ. Đã dùng đến một danh từ tương đối để mà gọi tên, tức không còn phải là cái Đạo vĩnh cửu, bất biến, tuyệt đối nữa. "Thường" có nghĩa là vĩnh cửu bất biến.

Câu " Danh khả danh phi thường danh " đồng một ý nghĩa với như câu trên. Đây là nguyên lý đẻ ra Thuyết "vô danh" của Lão tử. Danh từ, bất luận để ám chỉ vật gì, đều có cái nghĩa hạn định của nó, cho nên không thể nào dùng đến một tiếng gì trong giới nhị nguyên tương đối để trỏ vào cái lẽ tuyệt đối thường tồn và bất biến.

Tại sao Lão tử chủ trương Vô danh ? là vì như sau đây
Theo Lão Tử đã có thiện là phải có ác, có trên là có dưới, ... Như vậy ta thấy trong các mặt của thế giới tương đối không có cái gì là tuyệt đối là nhất nên không thể nào chỉ rõ cụ thể cái tuyệt đối là cái gì bằng một danh từ tương đối. Theo ông hễ được gọi tên là nó đã bị hạn định trong chính cái tên đó rồi.

"Vô Danh" dịch ra là "Không tên" ám chỉ cái bản thể tuyệt đối của Đạo, cái lẽ tuyệt đối trường tồn, lúc này nó chưa hiển lộ ra bên ngoài nên không thể nào gọi tên cho được là vậy.
"Hữu Danh" dịch ra là "Có tên" chỉ về thời kỳ Cái bản thể tuyệt đối của Đạo xoay chuyển, hiển lộ ra ngoài qua hình tướng của các sự vật, sự việc,những thứ tập hợp thành toàn bộ thế giới vũ trụ mà chúng ta đang sống.

"còn tiếp"
 
T sẽ diễn 1 chút về 1 số đoạn trong âm phù:
“Lòng người là máy móc, định xem đạo trời là để biết con người tiến bộ đến đâu”
“ cứ bắt trước trời mà hành động thì muôn việc đều hay”
Nghĩa là:
M hãy xem trời mà hành động. Trời có nắng mưa gió tuyết bão. Như vậy ta phải bắt trước trời.
Khi cần mưa phải mưa khi cần nắng phải nắng. Khi ko cần mưa có thể mưa, khi k cần nắng có thể nắng. Hợp vs đạo trời là đc.
Lòng người là máy móc nghĩa là: hành động, suy nghĩ của m đều là thói quen và dục vọng thúc đẩy. Những thứ j lặp đi lặp lại mà k biến hoá thánh nhân sẽ xem là một thứ máy móc. Cần phải học trời mà hành sự.
Uhm. Nói theo một cách khác mọi việc trên đời này dù có phát triển thế nào đều phải thuận theo hai chữ "thiên đạo" (hiểu đơn giản là cái đích đến cuối cùng của mọi sự ) , nhìn vào "thiên đạo" mà hành động ắt mọi việc sẽ được như ý. Nói sao nhỉ, trong lòng tao còn rất nhiều điều muốn type ra nhưng kbt type kiểu gì. Nhưng tất cả những điều đó đều quy về một câu hỏi thôi, làm thế nào để nhận biết "thiên đạo" và phải bắt đầu từ đâu. Mày có gợi ý gì k , nếu tự cảm ngộ thì phải cảm ngộ từ đâu ,vấn đề này tao tìm kiếm khá lâu r mà chưa có câu trl. Nhiều lúc nghĩ nhanh thành thạo tiếng Trung r bay cmn sang TQ tìm kiếm câu trả lời quá. Nó xuất phát từ đâu thì tao nghĩ ở đó sẽ có câu trl hoặc ít nhất là khi t sẵn sàng học thì sẽ có thầy ss dạy :too_sad:
 
Uhm. Nói theo một cách khác mọi việc trên đời này dù có phát triển thế nào đều phải thuận theo hai chữ "thiên đạo" (hiểu đơn giản là cái đích đến cuối cùng của mọi sự ) , nhìn vào "thiên đạo" mà hành động ắt mọi việc sẽ được như ý. Nói sao nhỉ, trong lòng tao còn rất nhiều điều muốn type ra nhưng kbt type kiểu gì. Nhưng tất cả những điều đó đều quy về một câu hỏi thôi, làm thế nào để nhận biết "thiên đạo" và phải bắt đầu từ đâu. Mày có gợi ý gì k , nếu tự cảm ngộ thì phải cảm ngộ từ đâu ,vấn đề này tao tìm kiếm khá lâu r mà chưa có câu trl. Nhiều lúc nghĩ nhanh thành thạo tiếng Trung r bay cmn sang TQ tìm kiếm câu trả lời quá. Nó xuất phát từ đâu thì tao nghĩ ở đó sẽ có câu trl hoặc ít nhất là khi t sẵn sàng học thì sẽ có thầy ss dạy :too_sad:
Hãy để tâm chăm sóc 1 cái cây
Hãy ngắm nhìn 1 chiếc lá vàng úa
Hãy ngắm nhìn bình minh và hoàng hôn.
Hãy cảm nhận tự nhiên xung quanh bro
Mọi chất liệu đã có sẵn bên trong và bên ngoài rồi. Đừng tìm đâu xa.
 
Top