Thằng
@Olineasdf trước khi về Việt Nam làm nghề gõ đầu trẻ thì nó có 5 năm theo đuổi triết học ở đại học Harvard, thì nó có chia sẻ với tao là:
Nó chỉ thấy triết học là khởi nguồn của sự phát triển của xã hội loài người và cũng là đích đến ( thứ được rút ra ) của mọi hoạt động. Tại sao Châu Âu lại vượt quá xa châu Á , chủ yếu là do nền tảng triết học của nó phát triển, trong khi tư tưởng Á Đông bị kìm hãm quá nhiều bởi nhiều đạo giáo không hề đề cao sự phát triển cá nhân. Theo tao thì con người ở đâu IQ cũng ngang nhau cả thôi, cái quan trọng nhất là triết học , hay sâu hơn là ý thức hệ có làm con người phát triển được không
Cũng tương tự 1 loại tôn giáo: Trong khi tôn giáo sử dụng thần thánh, và những thứ siêu hình, không thể tìm hiểu được đúng sai, để giải thích mọi thứ (tựa như thiên đàng, địa ngục, God, các thánh thần, nguồn gốc thế giới, con người...) thì triết học dùng kinh nghiệm quan sát theo dạng "từ nhỏ suy ra lớn", và từ cái nhỏ bé để giải thích cái tận cùng.
Vấn đề là "tận cùng" của triết học, cũng sẽ hướng con người ta tới 1 loại tôn giáo. nhưng loại tôn giáo này khác biệt với loại tôn giáo "tao không biết, nhưng tao tin" . Nó hướng người ta tới loại tôn giáo giống như "thiền" trong đạo phật:
- Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông.
- Khi đang học đạo, thấy núi chẳng phải núi, sông chẳng phải sông.
- Tới khi đạt đạo, lại thấy núi là núi, sông là sông.
Cũng có thằng đọc tới đây sẽ phản bác và cho rằng:
Trước khi ngộ, núi là núi, sông là sông.
Ngộ 1 phần, núi là 1 tảng đá to, sông là dòng nước lưu động từ địa hình cao xuống địa hình thấp.
Ngộ hơn nữa, thì núi có thành phần chính là CaCO3, sông được gom góp từ nhiều dòng suối nhỏ, bản chất là những phân tử H2O dạng lỏng.
......
Và có thể nói là nó không có giới hạn, cứ theo xã hội phát triển, nhiều vấn đề đc giải quyết, thì lại có thêm nhiều vấn đề mới.
Thì tao nói thẳng là tụi bây chỉ đang ở đoạn giữa của việc học. chưa học xong, tận cùng của việc học triết thì tụi bây phải hiểu được câu nói của Socrates nói khi người ta hỏi ông ta
"Ngài là người thông thái nhất Hy Lạp. Ngài biết gì ?"
"Tôi chỉ biết 1 điều. đó là tôi không biết gì hết."
Hiểu thực sự, nghĩa là trải qua câu nói đó, và chính mình thốt ra được câu nói đó. không phải hiểu qua tài liệu, phân tích, hay tưởng tượng.